Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 
THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ VÀ BÀI THƠ HAY VỀ QUẢNG TRỊ

 

a. Ca dao tục ngữ câu đố

Tục ngữ và câu đố là hai thể loại suy lư phổ biến ở Quảng Trị . Cũng như ở các nơi khác, tục ngữ Quảng Trị được phân làm hai tiểu loại:

o       Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết và sản xuất.

o       Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xă hội.

Nh́n chung, kinh nghiệm của nhân dân ở đau cũng tương tự như nhau. Ở Quảng Trị có những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết như sau: Chớp ngă Cồn Tiên; Mưa liền một trộ; hoặc : Sấm Đầu mâu không cầu cũng đến.

Lại có những câu đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phưưong. Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất Quảng Trị:

-Nem chợ Săi, vải La Vang

-Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại

-Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ

- Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông

-Cá bống Bích La, gà Trại Lộc...

Kinh nghiệm về đời sống xă hội có những câu thật xác đáng và thực tế:

-Chạy lóc xóc không bằng góc vườn

-Nhiều nghề cá trê húp nác(nước)

Người miền núi cũng bày tỏ kinh nghiệm của họ:

- Đừng mau phai như hoa Toang-a-rát

- Đừng chóng bạc như vôi

- Xách bầu phải xem quai

- Địu con phải xem vải buộc

- Làm cỏ phải xem cán nắm

Về h́nh thức nghệ thuật, các câu tục ngữ ở Quảng Trị thường hợp vần theo lối yêu vận chứ không theo lối cước vận.

Câu đố Quảng Trị có thể phân thành những tiểu loại:

-Về những bộ phận cơ thể của con người

-Về những họat động của con người

-Về các con vật

-Về các loại cây trái

-Về các sự vật hiện tượng khác.

Qua những câu đố ấy, ta thấy được sự tinh vi trong những nhận xét về sự vật, con vật sống cạnh người, như đố về con gà trống:

Đầu rồng, đuôi phụng cánh tiên

Ngày năm bảy mụ tối ngủ riêng một ḿnh.

Hoặc con chó :

Khen ai nho nhỏ

Mắt tỏ như gương

Tối trời như mực

Biết người thương ra chào

Có nhiều khi sự liên tưởng vô cùng sâu sắc. Đố về cau, trầu, vội có câu:

Hai cây cao đă nên cao

Một người dưới rào xa đă nên xa

Ba người họp lại một nhà

Kết duyên phu phụ duyên đà mặn duyên

Có thể nói sự thông minh dí dỏm, óc nhận xét tinh vi của người Quảng Trị đều được thể hiện trong câu đố:

Da non mà bọc lấy xương

Lửa cháy trên đầu chúa chẳng thương

Đêm năm canh tiêu hao ḿnh thiếp

Nghĩ đến đoạn trường nước mắt nhỏ sa

( Cây đèn sáp)

Một mẹ sinh đặng ngàn con

Trai có gái có , tài khôn rơ ràng

Mặt trời đă xế vàng vàng

Con xa ngái mẹ lại càng thương thay

Cách nhau đă bốn năm ngày

Con lại gặp mẹ mừng thay là mừng

(Phiên chợ Cam Lộ)

Một số câu đố khác theo lối "đố tục giảng thanh" cũng thường được nhân dân Quảng Trị vận dụng để sáng tác.

Các loại trữ t́nh

Ca dao dân ca là thể loại trữ t́nh, phản ánh một cách trung thực tâm t́nh của người dân vùng này.

Cao dao Quảng Trị thể hiện t́nh yêu đôi lứa thường nhẹ nhàng. T́nh cảm trai gái không bộc lộ một cách lộ liễu mà kín đáo, tuy không kém phần mănh liệt:

Chập choạng bóng trăng em xem chưa rơ

Chập choạng bóng đèn em ngó chưa tường

Dáng ai như dáng người thương

Không vô đây phân giải một đôi đường cho em hay

Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến, đạo lư Khổng Mạnh vẫn là đạo lư làm cơ sở cho các cuộc hôn nhân. Họ yêu nhau nhưng người con gái không thể hoàn toàn tự ư lựa chọn ư trung nhân của ḿnh. Đó là nguyên nhân làm nảy sinh  nhiều tấn  bi kịch  trong xă hội ở Quảng Trị ngày trước:

Thốt ra tới đâu dạ thiếp sầu tới đó

Cuộc chung t́nh chàng chưa rơ bấy lâu

V́ ai xê vô lật ván tháo cầu

Trai say dọi gái, gái thảm sầu dọi duyên.

Ngoài các câu ca dao thể hiện t́nh yêu trai gái, những nội dung khác của ca dao là quan hệ gia đ́nh và các mối quan hệ phức tạp khác trong xă hội. Trong nội dung này, ca dao Quảng Trị cũng có những nét tương đồng với ca dao của những vùng khác trong nước.

Đối với quê hương, t́nh cảm của người dân Quảng Trị thật gắn bó, thiết tha. Đất Quảng Trị vốn là đất tán hơn đất tụ. Chiến tranh và hoàn cảnh lịch sử lại gây sự mất mát, qua phân trên vùng đất gian khổ này. Có lẽ v́ lư do đó nên  tâm t́nh  của người dân đối với quê nghèo thật thiết tha, cảm động:

Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ

Ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh

Ai về Triệu Phong Quảng Trị quê ḿnh

Cho em nhắn gởi chút t́nh nhớ thương.

Kháng chiến chống ngoại xâm là một nội dung khá quan trọng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm, ca dao dân ca Quảng Trị vẫn không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Cuộc kháng chiến chống Pháp đă vẽ nên những trang sử  oai hùng của dân tộc, cho Quảng Trị mà các địa danh Triệu Sơn, Ba Ḷng, Như Lệ là những nơi tiêu biểu cho phong trào kháng Pháp. Những nơi khác cũng đă từng in dấu chiến tranh tàn phá như dăy Trường Sơn, sông Thạch Hăn, Bích La Đông, An Hoà, Đại  Hào, Phương Ngạn:

Ai về Bích La Đông khỏi ḷng đau xót ruột

Ai về An Hoà khỏi hậm hực thù Tây

Mồ mả cha ông hắn cho xe xới, xe cày

Bao nhiêu oan hồn nước mắt nghĩ lại trăm đắng ngh́n cay căm thù.

Cần ghi nhận là dân ca cũng theo thời sự mà chuyển biến, phát triển. Ḥ địch vận ở Như Lệ vốn là biến điệu của ḥ mái nh́ nhưng vang xa như tiếng ngân vút cao mạnh mẽ phát ra từ con tim yêu nước nồng nàn. Tiếng ḥ Như Lệ là nét độc đáo trong  dân ca kháng chiến Quảng Trị, nó đă phát huy tác dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

.......................................

Sự hợp vần trong cac dao thường thay đổi, hết gieo vần lưng lại gieo vần chân, như quy luật hợp vần của thể lục bát và song thất lục bát, nhưng một số ít câu ca dao của Quảng Trị lại có lối gieo ở vần chân.

Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao Quảng Trị cũng khá phong phú. Ta sẽ gặp ở đây những loại từ đối nghĩa, đối ư trong dân ca đối đáp:

- Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít

Trầu cả chợ răng nói trầu không

Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi

- Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ ?

Cây không biết chữ răng gọi là thông ?

Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi

Trong lời ḥ đối đáp, lối ứng xử thật thông minh:

Ngồi buồn nói chuyện trên non

Một trăm thứ cá có con không thằng

- Thầy ơi chớ nói bao đồng

Một trăm thứ cọp có ông không bà

Khi chọc ghẹo nhau vẫn giữ lối văn nhă:

Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng

Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung

- Anh về thưa với hai họ rơ ràng

Mời thân nhân lại , em mở khuôn vàng cho coi

Quảng Trị là vùng đất thành lập sau khi nước ta đă định h́nh hàng ngh́n năm trước. Văn học dân gian vùng này là sản phẩm của những con người có gốc từ Thanh Nghệ truyền vào. Qua cuộc sống chung với dân bản địa ở vùng đất mới, dần dần con người  ở đây mới tạo được một phong cách riêng.

Sự giao lưu văn hoá thế tất phải xảy ra. Ca dao là thể loại để lại những dấu vết rơ rệt trong ngôn ngữ văn học. Câu ḥ đối đáp nam nữ ở Quảng Trị hẳn là do ảnh hưởng lời đối đáp giữa Phan Bội Châu với các cô giá phường vải:

Em trao cho anh một nắm bắp rang

Anh trỉa làm sao cho mọc, thiếp với chàng trao duyên

Đồn bên em có miếng đất hoang

Mưa ba năm không ướt, hạn chín tháng nỏ khô

Đến đây anh trỉa, trỉa vô mọc liền

Thiếp trao cho chàng một nắm ngô rang

Chàng đúc nơi mô cho mọc thiếp thắp nhang mời về

Chỗ nào mà nắng không khô

Mà mưa không ướt đúc vô mọc liền

Văn học dân gian Quảng Trị là sản phẩm của người dân ở vùng đất mới, chứng tỏ sức sống mănh liệt của ḍng văn học truyền khẩu. Xét giá trị nội dung và nghệ thuật, văn học dân gian Quảng Trị có những nét riêng, đóng góp cho văn học dân gian Việt nam thêm phần phong phú.

 

 

 

ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ
GIỚI THIỆU
 

Có những câu đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phương. Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất QT:

- Nem chợ Săi, vải La Vang

- Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại

- Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ

- Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông

- Cá bống Bích La, gà Trại Lộc...

Ḍng sông, ḍng suối có vực âu, có thơm ngon, cua rạm nắng, ruộng vườn có khoai, sắn, đậu ngô nổi tiếng.

Nưa Lạt Lạo, gạo Cá Tiêm, chiêm Biền bắn, sắn Biền Càn (ở Câu Nhi)

Nơi đồng sâu có tôm cá quanh năm, với bàn tay khéo léo và chịu khó đă tạo những nét riêng đặc sắc của Quảng Trị mà các nơi khác không có được:

- Quạt chợ Ṣng, có bống Bích La

Tôm đồng Mai Lĩnh, gạch ngói Trí Bưu

- Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ

Chợ Ngô Xá nón lá Kệ Văn (Văn Quỷ)

 

 

 

RƯỢU KIM LONG
 

Ngày nay, trong các tiệc tùng, kị  giỗ, có bia  rượu, nước ngọt, nhưng ngày trước th́ dùng thứ rượu gạo tự cất lấy hay rượu làng Kim Long. Ngoài ra, sau một ngày lao động mệt nhọc, những người già hay lực điền cũng hay dùng một li nhỏ rượu thuốc, rượu rắn hay rượu trắng cho giăn gân cốt, dễ ngủ.

Kim lung (long) chén rượu mùi hương ngát

Thạch Hăn ḍng sông sắc nước xanh và từ ư thơ nên đă có câu ca dao:

Chẳng vui cũng thể xứ dông

Chẳng ngon cũng rượu Kim Long gọi là

Chẳng thơm cũng thể hương đàn

Chẳng trong cũng thể nước nguồn Hàn (Hăn) chảy

Vài món ăn hàng quán đặc sản

Ở Quảng Trị ngày nay có nhiều món phổ biến như mọi vùng đất khác. Nhưng trước đây, các món ăn đặc sản bán ở hàng quán nông thôn thường chủ yếu là món cháo vạt giường và ḷng thả.

 

CHÁO VẠT DƯỜNG VÀ L̉NG THẢ
 

Cháo vạt giường là kiểu cháo nấu bằng sợi bột gạo (bột gạo nhồi nước sôi, ép mỏng, thái thành từng thẻ nhỏ). Ngày trước cháo thường nấu với cá tràu. Cá tràu làm kĩ, đem um hay tao với gia vị, mỡ hành cho thấm, đổ vào nồi nước, nấu cho sôi rồi mới thả bột sợi gạo vào, xong điểm thêm hành ng̣, tiêu ớt. Mùa đông se lạnh, ghé vào một quán ven chợ, tô cháo vạt giường nóng sốt là thức ăn lót dạ hấp dẫn.

Ḷng thả có nơi gọi là ḷng sả do tính chất chủ yếu của gia vị này; c̣n gọi là ḷng thả là do phương thức thả ḷng vào nồi nước. Người ta đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, nêm gia vị, thả vào nồi, sôi già  th́ múc ra tô,  vừa có chút gạo hay đậu xanh nhừ vừa có ḷng chay ḷng tạp. Kiểu cháo này người dân QT thích hơn kiểu cháo ḷng sang trọng ở những nơi khác

Các thức uống thông thường hàng ngày

Nước uống hàng ngày thường là chè xanh vùng Cùa hay chè phủ Vĩnh; mùa đông th́ dùng thứ chè khô ṿ nát. Có nơi uống nước chè rất đậm (tục gọi là uống nước chè xanh “đứng đũa”). Nhà nào có điều kiện th́ dùng chè móc câu của các vùng chè trong tỉnh. Ưa đậm đà hơn th́ uống nước lá bội (vối), nước lá mồng năm  gồm đủ  thứ lá hoang dă hái trong ngày Đoan Ngọ, phơi khô trữ sẵn để dùng. Phụ nữ lúc sinh nở thường uống lá vằng, lá ngải cứu, lá bạc thau...

Tóm lại, việc ăn uống đối với người dân QT thường đơn giản, b́nh đạm, trừ một số thuộc tầng lớp trên. Đó cũng là một thuộc tính của nông dân Việt Nam. Họ "ăn để sống chứ không phải sống để ăn", và c̣n phải luôn luôn dự  pḥng những  khi thất thu, đói kém. V́ thế, dù được mùa, nông dân vẫn thường ăn độn với các củ lương thực khác như khoai, sắn: "Được mùa chớ phụ ngô khoai". Tinh thần tiết kiệm đó là hệ quả của một hoàn cảnh khó khăn triền miên ngày xưa.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16