|
Huyền thoại ngô đồng
Văn Cầm Hải - Bảo Hân
Với Huế, ngô đồng không chỉ là loài cây thơ ca c̣n
được sánh vai cùng 28 loài thân mộc khoác trên cửu đỉnh, biểu trưng cho
cỏ cây nước Việt. Loài cây di tích này giờ trở nên hiếm hoi, những cây
trồng từ thời vua Minh Mạng không c̣n nữa. Trong khuôn viên Đại Nội chỉ
c̣n chưa tới 10 cây. Cây được xem là đẹp nhất hiện nằm ở Tả Vu cao
khoảng 18m, đường kính 0,7m. Ngoài ra, chúng c̣n được trồng rải rác ở
các lăng Minh Mạng, Tự Đức, ở công viên Thương Bạc, Phú Văn Lâu, công
viên Tứ Tượng....
Cây ngô đồng cao quư như vậy nên theo Đại Nam Nhất Thống Chí, gần hai
trăm năm trước khi cây được đưa về từ Quảng Đông về trồng ở hai bên góc
điện Cần Chánh của hoàng thành Huế, vua Minh Mạng lại sai biền binh đem
lá lên các núi để t́m khắp; t́m được rồi đem về trồng ở các góc điện.
Cầm lá lên núi t́m cây ngô đồng về xuôi, khác nào mang cây ngô đồng
trong huyền sử, trong thi ca về trồng trên đất Thần Kinh.
Giữa những tàng cây xanh thắm hai bên ḍng Hương, mỗi khi hè chớm xuân
tàn, chừng trung tuần tháng 2-3 âm lịch hằng năm, hoa ngô đồng lại nở.
Trên thân cây cao, màu hoa xao xuyến tím khi mới nở, đến lúc viên măn
chuyển màu tím sẫm, từng cánh nhỏ như cánh cườm kết thành chùm nhưng
không rối cành, và ở bất kỳ góc nh́n nào, hoa ngô đồng cũng tạo ra một
nét thiền giữa không gian bởi phong thái dịu dàng thanh tao như một giấc
mơ bâng khuâng lơ lửng giữa đất trời. Nhất là khi gió đổi mùa qua sông
Hương, sắc hoa ngô đồng càng hư ảo hơn và có thể đó những mầm tím đă
khơi lên một chiều tím loang vỉa hè trong gió heo may về như Trịnh Công
Sơn từng hát lên với Huế.
H́nh như khi hạ sơn về Huế, từ chỗ khác lạ thành quen ăn vui ở lâu ngày
với đất đai với khí hậu núi Ngự sông Hương nên cây ngô đồng cũng thu
nhận và phát triển ra cái tính cách "chướng" của Huế, bởi trong khi ngô
đồng ở Trung Quốc hay Nhật Bản trổ hoa vào mùa thu, bắt đầu từ tiết Cốc
Vũ th́ ngô đồng Huế lại nở vào lúc cuối xuân chuyển hè, bất chấp cái
nắng hạ khắc nghiệt miền Trung vốn làm khiếp đảm bao loài hoa khác.
Hoa ngô đồng đẹp là vậy nhưng trong chốn dân gian không phải ai cũng
biết đến, thậm chí cả người Huế vẫn hay nhầm ngô đồng với vông đồng hoặc
vông nem (cây bă đậu)! Thực ra, giữa hai loài cây ấy rất khác nhau, hoa
vông đồng đỏ chói, lá non đem hấp cơm ăn để chữa bệnh mất ngủ c̣n hoa
ngô đồng tím nhỏ nở như buồn vương trên cao, càng nở lá càng rụng nhiều
tầng mảnh như vàng rơi, vàng rơi của Bích Khê.
Tiếng rơi mỏng của lá ngô đồng ngoài hiên vắng cũng đă làm rung động nhà
vua- thi sĩ Thiệu Trị, nên trên bi lăng vị hoàng đế đă khuất vẫn c̣n
vang tiếng ngô đồng rụng, cùng âm thanh với cúc ngoài đồng ba luống (Ly
biên tam kính cúc / Dạ bán nhất thanh ngô).
Sau cơn băo lớn 1985, cây ngô đồng cao lớn nhất ở công viên Tứ Tượng bên
bờ sông Hương bị đổ, để lại một khoảng trống trong không gian và trong
ḷng người Huế, đặc biệt là đối với nhiều thế hệ sinh viên. Bởi nơi đây
mỗi khi mùa hoa về, buổi tan trường hoặc giữa chừng buổi học, tôi và các
bạn lại trốn lớp ra ngắm và nhặt hoa rơi. Hoa ngô đồng đẹp nhất là lúc
ban mai, sương chưa kịp tan nắng chưa kịp vàng, bấy giờ hoa ngô đồng
lung linh và huyền ảo hơn. Tôi vẫn tin rằng, trong kư ức của nhiều người
màu hoa ngô đồng năm xưa vẫn nở đầy tay.
Và để nhiều thế hệ mai sau không mất mát màu hoa ngô đồng, những công
nhân của Công ty công viên cây xanh Huế đă lặng lẽ nhân giống 150 cây
ngô đồng với hy vọng không gian Huế rồi sẽ lại ngợp sắc hoa huyền thọai
này. |