Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Người Dân Không C̣n Để Ư Đến Tết Đoan Ngọ "Mùng 5 Tháng 5" Nữa

  • VNN
    Đưa lên lenduong.net
    ngày 5/06/2003

(Sài G̣n - VNN) Theo báo trong nước, sáng qua 4/6/2003, hầu hết các sạp bán hàng cho ngày "giết sâu bọ" ở Sài G̣n đều không thu hút nhiều khách. Không khí ở Hà Nội tuy sôi động hơn, nhưng chủ yếu người dân chỉ mua cho có lệ mà không chú trọng đến ư nghĩa của ngày này.

Tại các chợ đầu mối ở Sài G̣n, 3 mặt hàng chính: bánh ú tro, cơm rượu, và trái cây đều ứ đọng bán không hết hàng dù chợ đă mở từ chiều hôm trước (mùng 4 tháng 5 âm lịch).

Theo giới thương buôn chợ Bến Thành, trái cây năm nay về rất nhiều, giá rẻ mà lại bán không được. Một số loại như vải, táo, xoài giá chỉ c̣n bằng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Vải chỉ c̣n 10.000 đồng/kg, táo: 18.000 đồng, xoài cát loại 1: 12.000 đồng. "Tết mọi năm giới thương buôn bán vài trăm kư mỗi loại là ít nhưng bây giờ chỉ được hơn 100. Vậy mà c̣n phải bán đại để lấy lại vốn.

Rượu nếp cũng không c̣n được ưa chuộng. Từ hai năm nay người ta chẳng c̣n mua cơm rượu với số lượng nhiều nữa. Năm nay giới thương buôn loại này làm ít, chỉ hơn 100 cân nếp, vừa đủ bán, "chứ không th́ cả nhà phải ăn trừ cơm".

Tại chợ Hoà B́nh, quận 5, bánh ú tro, mặt hàng chính tại đây cũng chịu chung số phận. Người mua đă biến đi đâu hết. B́nh thường đến 10g sáng mùng 5, không c̣n bánh để bán. "Hiện tại sắp tới giờ cúng rồi mà bánh vẫn c̣n đầy trên mâm".

Riêng tại khu vực người Hoa như Phùng Hưng (quận 5), Chợ Thiếc (quận 1, bánh lá chạn (loại bánh bột nếp bọc trứng vịt muối, lạc, thịt mỡ) thường đem cúng trong ngày lễ này, th́ lại không đủ hàng để bán.

Người dân Hà Nội thường cúng Tết Đoan Ngọ vào buổi sáng, và đồ cúng cũng đơn giản hơn. Ngay từ sáng sớm, các chợ lớn như Hàng Bè, chợ Hôm tấp nập người mua. Vải, mận được bán khá chạy nhưng giá vẫn giữ nguyên như thường ngày chỉ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg vải hoặc mận. Các loại trái cây khác cũng tiêu thụ mạnh hơn thường ngày như xoài cát giá 25.000 đồng/kg, dưa hấu 5.000 đồng/kg.

Thời xưa, Tết Đoan Ngọ được xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán, v́ vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Hiện nay, ở một số địa phương c̣n nhiều tục lưu truyền như sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́ giết sâu bọ bằng cách uống rượu (ḥa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. V́ là Đoan Ngọ nên phải cúng vào giờ ngọ (12 giờ trưa). Trong đồ cúng Tết Đoan Ngọ của người Hà thành có thể thiếu hoa quả nhưng rượu nếp th́ không. Ngay từ hôm trước, trên các đường phố xuất hiện nhiều hàng rượu nếp rong với giá 7.000 đồng/kg nhưng không được các bà các cô chuộng lắm v́ chất lượng không cao. Hàng rượu nếp ở chợ Hàng Bè và chợ Hôm trong sáng qua luôn đắt khách với giá 8.000 đồng/kg, loại hảo hạng là 10.000 đồng/kg. Một chủ hàng ở chợ Hôm cho biết, chỉ trong buổi sáng, bà bán được 10 kg rượu nếp. Tuy nhiên, hầu hết giới trẻ không biết đến Tết Đoan Ngọ mà chỉ những người có tuổi mới nhớ đến ngày này.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16