Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

  Lễ hội Bơi thuyền



Lễ hội Chùa Keo (Thái B́nh) bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 9 âm lịch. Từ xa, khách trẩy hội đă nh́n thấy cây cột cờ thần cao 25m dựng ở sân chùa.

Ngày đầu mở hội là phần tiến hành đám rước và một số tṛ vui khác. Sang ngày hôm sau là ngày cuối hội, kết thúc bằng lễ Bơi cạn Chầu Thánh.

Đội bơi gồm 12 người, đầu đội mă vơ, cởi trần, đóng khố đứng thành hai hàng trước nhang thờ tựa như hai bên mạn thuyền. Động tác bơi cạn với tay trái ngửa, tay phải úp, trông giống lúc đang nắm mái chèo. Theo nhịp trống mơ, họ cất tiếng ḥ dô nghe rất vui tai cùng với tư thế nhịp nhàng, uyển chuyển thật đẹp mắt.

Bơi chải

Hằng năm, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, làng Đào Xá, huyện Tam Thanh, Phú Thọ có tục chơi chải, từ trước cửa đền ở bờ ra giữa đầm lớn (nối sông Hồng với sông Đà). Tục này gắn liền với một chiến tích chống quân xâm lược Tống thế kỷ 11, được ghi trong bản thần phả chép năm 1573 hiện c̣n lưu ở làng. Theo bảng thần phả th́ vào năm 1076, trên đường đi kinh lư các nơi xem xét địa thế để bố trí lực lượng xây dựng phương án đánh địch, Lư Thường Kiệt đă ngược sông Hồng để nghiên cứu đường thủy nối kinh thành Thăng Long với vùng Tây Bắc, sang Vân Nam (Trung Quốc). Ông đă ghé vào làng Đào Xá nghỉ chân và xem xét nơi gặp nhau của sông Hồng và sông Đà. Các bô lăo cùng dân làng vui mừng bày tiệc đón Lư Thường Kiệt và cùng ông xây dựng pḥng tuyến đánh giặc. Xong việc, Lư Thường Kiệt vào đền cầu khẩn thần linh (đền và đ́nh Đào Xá thờ Hùng Hải Công, một bộ tướng của Hùng Vương, cùng 3 người con của ông có công giúp dân trị thủy). Thần hiện lên và đọc bốn câu thơ ca ngợi công đức của nhà vua dẹp giặc phương Bắc, thu non sông về một mối. Ngài vừa dứt lời th́ từ phía ngoài đầm hiện ra hai thuyền rồng, mỗi thuyền vài trăm người ḥ reo, bơi thuyền thưởng vào đền. Lư Thường Kiệt tưởng quân nhà Tống bèn bày quân dàn trận ra đánh. Nhưng từ trên thuyền có tiếng: "Thuyền của quan thủy quân đến cùng ông b́nh Tống, xin đừng ngại". Rồi quân từ hai thuyền lên bờ, tiến vào đền. Quân tướng Lư Thường Kiệt và quan quân trên hai chiến thuyền cùng làm lễ xuất quân đánh giặc. Giặc tan, Lư Thường Kiệt về kinh đô tâu vua, xin phong Hùng Hải Công và tam vị Đại Vương làm thưởng đấng phúc thần.

Dân làng Đào Xá mở hội ăn mừng, tổ chức bơi chải để diễn lại sự tích trên. Trước đây, từ ngày 9 đến 15 tháng 7, trai đinh bốn giáp thi bơi chải. Có hai giáp một chải: giáp Đông và giáp Bắc chải Đực, giáp Tây và giáp Nam chải Cái. Mỗi chải có 27 người: 24 người ở 12 khoang cầm chèo, một người giữa đầu chải, một người bẻ lái, một người gơ mơ. Tất cả đều mặc áo đỏ, đội khăn đỏ.

Khi hạ chải, tức bơi từ cửa đền ra th́ bơi êm ả, nhẹ nhàng không động hiệu lệnh. Đến dăy đồi Gọc, cách đền khoảng năm trăm mét th́ quay về.

Lúc này trống mơ ở trên thuyền và trên bờ mới nổi lên. Các trai đinh trên thuyền phải ra sức bơi nhanh, chải nào về tới cửa đền trước sẽ thắng cuộc. Cứ như thế, mỗi ngày phải bơi 3 lần vào buổi chiều.

Chải nào có nhiều lần về đích trước th́ năm đó, người giáp đó sẽ gặp nhiều may mắn. Chiều ngày 15, kết thúc hội, làng lập đền tế lễ ở đền hạ. Tục bơi chải của dân làng Đào Xá vừa là nghi thức lễ cầu mưa, cầu mùa của cư dân nông nghiệp vừa để thể hiện tinh thần thượng vơ.

Bơi thuyền

Hằng năm, làng Văn Trưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có tục thi bơi thuyền trên đầm Dưng trước cửa đ́nh làng. Những chiếc thuyền dự thi là những chiếc thuyền ván, dài chừng 5-6 thước, trên mỗi thuyền có 6 tay đua. Đặc biệt họ không được dùng mái chèo để bơi, mà phải bơi bằng những đĩa phố, mỗi tay cầm 1 chiếc.

Trước cuộc thi, ban tổ chức cho các đội rút thăm lấy thuyền. Thuyền sắp thành một dăy mé trước đ́nh, mỗi thuyền mang một số. Đội nào rút trúng thuyền nào th́ sẽ bơi bằng thuyền đó. Để gọn gàng trong lúc bơi, các tuyển thủ chỉ đóng một chiếc khố màu.

Mỗi đội mang khố một màu. Các tuyển thủ bước xuống thuyền, xếp hàng chờ lệnh. Trên bờ người xem đông nghịt. Một hồi trống ngũ liên nổi lên, cuộc đua bắt đầu. Những chiếc thuyền chen nhau lao vút trên mặt đầm. Mỗi chiếc thuyền đều nhắm đích-cây tre cắm ở giữa đồng. Theo nhịp tay của các tuyển thủ, những chiếc thuyền phăng phăng rẽ nước ra đi. Những đầu người cúi xuống ngẩng lên theo đà tay, nhấp nhô khiến cả đoàn thuyền trông giống như một con rồng lượn. Bơi thuyền cần phải có lối chơi đồng đội, đều tay đều nhịp, thuyền sẽ đi nhanh. Thuyền nào tới đích trước, nhổ lấy cây tre đó, mang về đ́nh lĩnh thưởng.

Nguồn: Du lịch



 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16