| |
|
Hội làng Phù Đổng
Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Th́
về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại
đ́nh làng Gióng, tên chữ là làng Phù Đổng, huyện Tiên
Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Đổng Thiên
Vương, tục gọi là Đức Thánh Gióng, rất linh đ́nh và
trang trọng.Hội đền Phù Đổng Thiên Vương tục gọi là hội
Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh
giặc Ân của đức Thánh Gióng.
Sự tích
Đời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng
mạnh, không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong
nước để t́m người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy
giờ ở làng Phù Đổng, có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp
vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, cho đ̣i vào chầu.
Đứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt.
Khi ngựa và roi đúc xong th́ đứa trẻ vươn vai một cái,
tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa
cầm roi đi đánh giặc.
Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn th́
biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù
Đổng, về sau phong làm Phù Đổng Thiên Vương".
Sửa soạn ngày hội
Hội đền Phù Đổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn
xă thuộc tổng Phù Đổng cùng tổ chức với sự tham gia của
làng hội Xá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn
trọng, nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức
Thánh Gióng phá giặc Ân.
Trong bốn xă này có hai xă Phù Đồng và Phù Dực được luân
phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xă Đổng Xuyên và Đổng Viên
chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai
quân lính do thám. Mỗi xă được chia làm nhiều giáp, mỗi
giáp tựa như một ấp hiện nay.
Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng
trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này
là các ông Hiệu, hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng
điều khiển khiêng, hiệu Trống điều khiển trống. C̣n một
ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều ḥa sự tiến quân và
hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân
giặc.
Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ
12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đă lập gia
đ́nh rồi nhưng phải chay tịnh trong suốt thời gian sửa
soạn cho đến ngày hội. Quân được chọn trong dân đinh bốn
xă từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ
trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch là quân tướng nhà Ân được
tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 do hàng
tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ăn mặc sặc
sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy.
Cờ lệnh bằng lụa màu ḷng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi
và dài bảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là
cờ đức Thánh Gióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm
thay cờ lệnh một lần. Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau
dùng để luyện tập trước ngày diễn trận.
Để phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ
"Lệnh" do một tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong
mấy ngày đầu tháng tư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc
đại khoa nếu có, bằng không cũng phải mời một tay văn
học tới viết chữ "Lệnh" này với sự chứng kiến của tất cả
các ông Giáp trưởng bốn xă trong hàng tổng.
Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng Tư
Cuộc diện trận đă được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng
Tư. N_ từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đă cử hành
một đám rước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Đền Hạ, để
lấy nước lau rửa tự khí dùng trong việc diễn trận. Nước
đựng vào hai chỏe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Đổng
Thiên Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới
mặt nước để lấy nước. Người cơ binh đứng ở bậc Giếng
cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào một chiếc gáo đồng
rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với ḿnh ở trước
mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho người
đứng trước mặt ḿnh bên bậc trên, đứng kế bên người vừa
chuyển cho ḿnh...
Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữ
"CHI" cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe
sứ. Ngườ i này đổ nước vào choé, lọc qua một miếng vải
điều theo hiệu lệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng
xanh, đánh Kiểng để ra lệnh cho người cơ binh đổ nước
vào choé. Tự khí được rửa bằng nước đă lọc đựng trong
choé sứ ở n_ sân đ́nh.
Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền
Mẫu đến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng
tổng đi kiểm soát lộ tŕnh từ đền đến băi trận. Có điều
ǵ khiếm khuyết lập tức phải sửa chữa và bổ khuyết n_.
Cuộc diễn trận chính thức
Vào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ
trâu giết ḅ. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt
trận sơ sài, dưới chân Đê có một hồ sen, địch quân chiếm
đóng nơi hồ. Quân Phù Đổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ
bên này, có một khoảng đất trống với nhiều mô nhỏ. Có ba
chiếc chiếu đă trải giữa những mô đấy này. Giữa mỗi
chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờ giấy: Chiếu
tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồi núi,
Tờ giấy cho mây.
Cờ lệnh đă trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên
ba bước. Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm
vào nhau. Ông nhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên
phải xuống chiếu, bàn chân trái dẫm ra đằng trước như
h́nh chữ "Lệnh", hai tay ông phất cờ lệnh, xoay ḿnh ba
lần. Dân chúng dự cuộc lúc đó mỗi lần ông xoay ḿnh lại
đếm theo. ông đứng lùi khỏi chiếc chiếu. Lập tức mọi
người nhảy xô tới cướp lấy xé chiếc chiếu. Họ tin những
mảnh chiếu mang may mắn cho họ, và những người hiếm con
được mảnh chiếu có thể thấy được tin mừng.
Khi chiếc chiếu thứ ba được dân chúng xâu xé chia nhau
hết quân giặc cũng tan, các tướng giặc cũng rút lui hỗn
loạn. Kiệu của các cô thiếu nữ được rước về làng Phù
Đổng. Một tiệc khao quân lớn diễ n ra n_ trước cửa đền.
Trận tái chiến diễn ra ở băi Ṣi Bia thuộc làng Phù
Đổng. ở đây cũng lại có ba chiếc chiếu như ở Đồng Đàm.
Ngày mùng mười tháng Tư, hàng tổng duyệt lại đạo binh
thắng trận. Các khí giới được kiểm soát. Hàng tổng
lạilàm lễ trước đền. Quân sĩ lại được khao thưởng. Thế
là "thiên hạ Thái B́nh". Sau ngày diễn trận, hàng tổng
lại tổ chức rước nước để rửa lại khí giới, đồ thờ đă
dùng trong việc chiến trận. Và có nhiều tṛ vui cho
khách trẩy hội thưởng thức: đánh vật, hát chèo và có cô
đầu hát thờ.
Đến dự hội, người xem được chứng kiến nghi thức về một
hệ thống lễ với các động tác thuần tục, uy nghi mang
tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Đến hội, người ta có
dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữ a làng và
nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như
ḥa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền
thống yêu làng-yêu nước được giữ ǵn như một tài sản văn
hóa.
Trích Hội đ́nh đám Việt Nam - Toan Ánh
Các Bài khác:
- Hội Gióng,
-
Hội Gióng - niềm tự hào
dân tộc,
-
Hội Gióng Một Sinh Hoạt Văn Hóa Dân Gian Đặc
Sắc,
|
|
|
|
| | |