Home Tìm Ca Dao Diễn Đàn Tìm Dân Ca Phổ Nhạc Tìm Câu Đố Tìm Chợ Quê Góp Ý Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 


LỄ HỘI CHÉM LỢN Ở BẮC NINH

Cứ vào mồng 6 tết âm lịch, hàng ngàn người từ các vùng lân cận lại đến thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tham dự một lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: lễ hội chém lợn tế thánh.

“Đi qua Kinh Bắc bến hồ,
Về hội đình Thượng lễ chùa Đại Bi.
Đi hội Ném Thượng cùng đi,
Hội thi xôi nếp chém thi lợn thờ”.

Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.

Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu...

Hai cụ ỉ (lợn, còn gọi là ỉn) được rước đi vòng quanh làng với các phường trống, kèn, cờ, táng lọng cùng các đội múa sênh tiền, đội tế lễ, đội dâng hương bồi bái viên...

Dân làng bày mâm cúng, góp tiền công đức khi đoàn rước lễ đi qua.

Khi lễ rước trở lại sân đình, hai thủ đao Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Đăng Mạnh- được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi - ra tay chém hai cụ ỉ tế thánh.

Người dân mang tiền, dây cột gia súc, nông cụ... ra thấm máu lợn cầu may.

Thịt lợn tế thánh được chia cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.

Nguồn tin: Tuổi Trẻ


 

 

 
 

 





 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16