Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

Nước nghĩa Việt – Mường: Ngh́n Năm Vẫn Tiễn Chân Nhau .

NDĐT - Theo truyền thuyết, làng Nam Cường (xă Thanh Uyên, Tam Nông, Phú Thọ) thờ bà Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Một năm nọ đ́nh bị cháy, làng cử một đoàn gồm các cụ già và trai tráng vào châu Thanh Sơn kiếm gỗ về dựng lại đ́nh.

Đoàn xuất phát từ băi sông Thao, lần theo sông Bứa vào rừng đại ngàn để t́m gỗ quư. Họ được bà con dân tộc Mường ở xă Thục Luyện (huyện Thanh Sơn, cách Nam Cường khoảng ba chục cây số) mời về bản nghỉ chân.

Bà con Thục Luyện đă cùng với dân Nam Cường lên núi t́m cây, ngả gỗ đóng bè thả trôi theo sông Bứa về Nam Cường. Bè trôi về đến Thác Thần thuộc địa phận thôn Hùng Nhĩ (nay thuộc phố Vàng, huyện lỵ Thanh Sơn) th́ bị mắc cạn. Mọi người ra sức đẩy thế nào bè vẫn không đi. Bỗng nhiên trên núi có nhiều tiếng cười nói, rồi xuất hiện các cô gái Mường của Hùng Nhĩ đi kiếm củi, hái măng. Thấy bè mắc cạn, các cô nói với các chàng trai Nam Cường rằng: Đây là Thác Thần, bè nào đi qua cũng mắc cạn như thế, cứ hát th́ bè sẽ qua. Rồi các cô gái xúm vào đẩy bè vượt cạn với các chàng trai Nam Cường. Trai Kinh - gái Mường vừa đẩy bè vừa hát những lời hát giao duyên t́nh tứ, trai hát một câu, gái hát một câu. Thế là chiếc bè nhích dần rồi qua thác xuôi về Nam Cường.

Vui hội Tṛ Trám ở Lâm Thao, Phú Thọ

Khi đ́nh làng Nam Cường khánh thành, cảm tạ tấm ḷng của người dân hai xă Thục Luyện và Hùng Nhĩ, dân làng Nam Cường mời họ về dự lễ. Nhớ lại lúc vừa đẩy bè, vừa ḥ hát thắm đượm nghĩa t́nh, trai làng Nam Cường và các cô gái Thục Luyện, Hùng Nhĩ lại hát những câu hát đối đáp năm xưa.

Từ đó trở đi, dân làng Nam Cường và dân làng Thục Luyện, Hùng Nhĩ kết nghĩa với nhau làm anh em. Họ tự nhận ḿnh là em và gọi bạn là anh, không phân biệt ngôi thứ. Mỗi khi có hội hè, tế lễ, họ qua lại thăm nhau như anh em ruột thịt, ca hát với nhau.

Cũng từ đó, Thác Thần được gọi là thác “Đôi ta” và những khúc hát đẩy bè trên kia được gọi là “Hát anh chị”, “Hát Ghẹo anh” hay “Hát nước nghĩa”. Người dân địa phương thường gọi là “Hát Ghẹo nước nghĩa” hay “Ghẹo Nam Cường”, c̣n sách báo th́ gọi là hát Ghẹo Phú Thọ để phân biệt với hát ghẹo của các tỉnh khác.

Hát Xoan tại đ́nh Hùng Lô, Việt Tŕ, Phú Thọ.

Hội hát Ghẹo thường bắt đầu khi làng đă tế lễ xong. Buổi hát được tổ chức ở một nhà rộng răi, mát mẻ, gia đ́nh không có chuyện buồn. Các ông trùm và quan anh ngồi ở sập, giường giữa nhà, các bà trùm, quan chị trải chiếu ngồi ở hai gian bên.

Trước ngày tế lễ một tháng, các cụ trong làng tổ chức một cuộc gặp mặt gọi là Cầu hội diện để quyết định xem có mời nước nghĩa hay không, chuẩn bị người, chọn người hát và ôn luyện ca hát. Ông trùm thường được gọi là quan trùm, các anh là quan anh, các chị là quan chị.

Trai mặc quần áo the, quần trắng, khăn xếp. Gái mặc áo năm thân, áo cánh trắng, quần lụa sồi, yếm điều, thắt lưng màu, đeo xà tích, đầu quấn khăn mỏ quạ. Do là hát đối đáp nên thường hát hai người, người hát nh́n thẳng vào mắt nhau để biểu lộ t́nh cảm và hát cho khớp. Khi hát, hai bên nước nghĩa xưng hô với nhau rất lịch thiệp, lễ phép: em thưa với anh ạ, em thưa với chị ạ.

Tŕnh tự cuộc hát Ghẹo gồm bốn phần, mà dân gian gọi là bốn giọng, đó là Ví đăi trầu, Giọng sổng, Sang giọng, Ví tiễn chân. Những câu hát Ví đăi trầu cứ được đối đáp liên tục theo lối ứng diễn, cho đến khi các quan anh nhận trầu, ăn trầu cũng là lúc kết thúc phần hát này.

Tiếp đến phần hát Giọng sổng với những bài hát có nội dung đối ư, đối lời. Giọng thứ ba gọi là Sang giọng, được hát để các quan anh, quan chị thể hiện tài nghệ đối đáp của ḿnh. Đây được coi là cao điểm của hội hát. Theo các cụ, ngày xưa Sang giọng có đến 36 giọng khác nhau, hát đến khi trời sáng chưa chắc đă xong.

Tiễn khách ra về, hai bên cùng hát giọng Ví tiễn chân. Phần hát này chủ yếu là ứng tác do t́nh cảm tự đáy ḷng mà ra, chan chứa xúc cảm và sáng tác nghệ thuật, chân đi nhưng ḷng muốn ở, cuộc hát kéo dài theo đoạn đường đưa tiễn. Ví tiễn chân hát trên suốt chặng đường đưa nhau về, có khi tới dăm bảy cây số, khi mặt trời lên cao, họ mới chia tay nhau ai về nhà nấy.

Anh về có chốn thở than

Em về ngồi tựa pḥng loan một ḿnh.

Anh về tựa bóng sao mai

Đêm khuya em biết lấy ai bạn cùng.

Hát Ghẹo không tổ chức ở đ́nh mà hát ở nhà riêng. Nó không mang nội dung khấn chúc, không có nghi lễ.

Hát Ghẹo nước nghĩa được tổ chức vào ngày khánh thành đ́nh làng Nam Cường, mồng 9 tháng 9 âm lịch. Sau khi tế lễ ở đ́nh, người ta tổ chức hát ghẹo thành những nhóm ở từng nhà dân. Các làng kết nghĩa hát với nhau, nǎm nay làng này làm chủ th́ sang nǎm lại làm khách. Đội khách bao giờ cũng chọn nam và đội chủ th́ chọn nữ.

Nam Cường tổ chức hát ghẹo vào tháng 9 âm lịch là chủ, đến lượt Thục Luyện, Hùng Nhĩ hát ghẹo tổ chức vào ngày 13 tháng 3 âm lịch, là ngày tế thần Tản Viên th́ Nam Cường lại là khách. Đoàn khách thường có 12 nam và một cụ trùm. Nếu đến hát ở Nam Cường th́ Nam Cường cử 12 nữ và hai cụ trùm nữ đi đón và hát. Hát suốt một đêm, sáng hôm sau lại đưa nhau về và hát suốt dọc đường với t́nh cảm nhớ thương lưu luyến. Các cụ dùng một chiếc đóm tre bẻ gập từng khúc một để làm dấu, gọi là bẻ c̣. Bên thua sẽ phải lấy áo, mũ… trao cho bên được, khi tan cuộc hát th́ trả lại cho nhau.

Hát Ghẹo không gắn với tín ngưỡng, không gắn với lễ nghi hội làng, nhưng nó lại là một bộ phận của hội làng. Chủ đề t́nh yêu lứa đôi, t́nh cảm nam nữ quán xuyến toàn bộ nội dung lời hát. Nếu có phản ánh về các vấn đề trong cộng đồng làng xă, th́ hát Ghẹo cũng chỉ mượn vấn đề xă hội để bộc lộ t́nh cảm lứa đôi mà thôi. Hầu hết các bài bản, làn điệu trong hát Ghẹo có lời ca bày tỏ các trạng thái t́nh cảm vui, buồn, hờn, giận. Đó là nỗi buồn nhớ thương nhau, da diết mà đằm thắm, chân thành mà giản dị của quan anh, quan chị.

Biểu diễn hát Ghẹo tại Tam Nông, Phú Thọ.

Hiện nay, không ít người nhầm tưởng có một loại h́nh dân ca mang tên Xoan Ghẹo ở Phú Thọ. Thực ra là dân ca Xoan và dân ca Ghẹo. Mặc dù hai điệu dân ca này đều là nghệ thuật bản địa độc đáo của Đất Tổ, nhưng hoàn toàn khác nhau. Làng Nam Cường không có tục hát Xoan, song lại nằm trong vùng có hát Xoan. Vùng hát Ghẹo cách các làng gốc hát Xoan khoảng 30km.

Sinh hoạt hát Xoan và sinh hoạt hát Ghẹo có nhiều điểm tương đồng như tục kết nghĩa, cách xưng hô, ứng xử, nội dung lời ca, tính chất âm nhạc... Có giả thiết đưa ra là, hát Ghẹo có thể là sự tiếp nhận và biến đổi của hát Xoan. Huyện Tam Nông có hát Xoan ở xă Hương Nộn và hát Ghẹo ở các xă Thanh Uyên, Tam Cường và Hương Nộn. Hát Ghẹo ra đời sau hát Xoan khá lâu, khi đă có thiết chế đ́nh làng. Trong khi hát Xoan lấy cửa miếu, cửa đ́nh làm không gian diễn xướng th́ hát Ghẹo được tổ chức ở nhà riêng. Hát Xoan là dân ca nghi lễ - phong tục, có nội dung tín ngưỡng với mục đích thờ thần, cầu thần ban phát phù trợ cho dân làng tứ thời tiết lập, mưa thuận gió ḥa, nhà nhà no đủ, đông đàn dài lũ, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an... C̣n hát Ghẹo là h́nh thức hát đối đáp giao duyên nam nữ, thường được tổ chức vào những ngày hội mùa xuân, mùa thu, ngày hội được mùa và những đêm trăng sáng. Hát Ghẹo không có múa và nhạc cụ đệm như hát Xoan.

Hát Ghẹo Nam Cường hay c̣n gọi là hát Ghẹo Phú Thọ đưa chúng ta trở về với cuộc sống của những người nông dân yêu ca hát, về với làng quê thanh b́nh, ḍng suối, khóm trầu, cây cau, đồng lúa. Đây là sản phẩm văn hóa và giá trị tinh thần của chung hai dân tộc Việt - Mường duy nhất chỉ thấy ở Phú Thọ. Chưa ở đâu có tục kết nghĩa hàng ngh́n năm giữa hai dân tộc Kinh - Mường mà lại bền bỉ theo thời gian như thế. Ngày nay, tục hát Ghẹo nước nghĩa không được duy tŕ như xưa, nhưng nhiều bài hát Ghẹo đă phổ biến khắp nước.

Hát Xoan đă trở thành tài sản chung của nhân loại. Thiết nghĩ, hát Ghẹo nước nghĩa Phú Thọ cũng cần được vinh danh để phát huy giá trị văn hóa cổ truyền của nó trong đời sống đương đại.

Bài: HÀ HỒNG HÀ - Ảnh: HỮU BẰNG

Post ngày: 06/27/16 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16