Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

SỰ TÍCH HỘI ĐUA GHE NGO KHMER NAM BỘ


Dân gian kể rằng, đã lâu lắm, cách đây bảy, tám trăm năm về trước, ghe Ngo đã xuất hiện ở đồng bằng này. Lúc đó vùng này còn hoang dại lắm, đất ẩm thấp, cây rậm rạp, có nhiều rắn rết và thú dữ...
Ông Prach – Chhum và Mom – Sun, nghệ sĩ Chom – Riêng đã từng hát câu hát dân gian nhắc lại một đoạn bài hát rất mộc mạc về nguồn gốc xuất xứ lịch sử ghe Ngo. Tôi xin tạm dịch nôm na:

 
Ngày xưa đến ở nơi đây
Rừng đầy thú dữ rắn bò thi nhau
Đi lại trên chiếc cây Sao
Con thuyền độc mộc dềnh dàng trên sông...

Con rắn bò nhanh và nhanh thật, nhất là trườn đi trên mặt nước. Hình ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước phản ảnh gần đúng hệt như chiếc ghe Ngo, và chiếc ghe Ngo được tạo dáng giống như con rắn thật.

Chiếc ghe làm bằng cây Sao phải tổ chức đi đốn tận miền xa nơi vùng núi cao mới có. Đốn xong dùng voi kéo xuống sông kết thành bè thả theo dòng nước để trôi xuôi về. Các cụ truyền nhau kể lại: hồi đó trên rừng lắm thú dữ, ở dưới sông cá sấu như bánh canh, sấu con bò lên bè gỗ như nhái con. Mỗi lần đi thế nào cũng mất năm bảy mạng cọp bắt, sấu nuốt.

Xuất phát từ hình tượng rắn bò chúng sợ bén mạng thi nhau chạy thoát thân khi người đến xục xạo khai phá đã đập vào mắt người Khmer và tư duy sáng tạo ra chiếc ghe độc mộc này.

Trải qua những năm tháng lớn lên của lịch sử thiên nhiên, phù sa biển bồi đắp ngày một lớn dần. Nhiều sông ngòi do thiên nhiên tạo ra, đổ nghiên theo chiều mặt bằng, việc đi lại rất khó khăn. Người Khmer đến cư trú vùng này lúc đó chưa ổn định, người ta chưa đủ sức đắp đường đi mà bắc cầu qua lại giao tiếp với nhau, hơn nữa mang tâm lý sợ thú dữ nên cố tạo phương tiện đi lại bằng ghe độc mộc dưới sông, đi có tập thể để đối phó với thú dữ. Từ ghe độc mộc đơn sơ ấy. Sau này do yêu cầu tự vệ và chống chiến tranh giữa các tộc người xung quanh, người Khmer nghĩ đến cách đục đẽo ra “tuk ngo” để cho gọn nhẹ dễ bơi và bơi nhanh hơn. Hình thù ghe Ngo tựa như con rắn mình thon thon thoai thoải về hai phía, đầu uốn cong và thấp hơn đằng sau lái một chút. Ghe Ngo có chiều cong và có cây đóng cặp chặt ở đáy nối dài từ đầu tới sau lái, trên cong đóng nhiều thanh cây ngang, chiều ngang độ 1,20 m vừa để cho hai người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song. Ghe Ngo thường có từ 46, 48 tới 50 chỗ cho người ngồi bơi và chỉ huy. Thân ghe người ta sơn bằng màu đỏ với độ dày khoảng 5 cm, và hai bên be trạm trổ hoặc vẽ vẩy rồng, rắn theo mô tiếp Naga. Đầu ghe vẽ các hình con thú, như con chim công, con sư tử, con cọp, con voi... vừa tượng trưng cho vẻ đẹp đồng thời biểu hiện cho sức mạnh của ghe mình.

Vì ghe thân hình thon thon thắt dài kéo về hai phía, đầu và sau lái đều cong, nên nếu bơi động tác phối hợp không ăn ý nghịp nhàng rất dễ mất thăng bằng và bị lật chìm. Nên trước khi đưa xuống nước, người ta tổ chức tập bơi cho nhuần nhuyễn động tác ở trên cạn, sau đó mới đưa xuống tập bơi dưới nước. Người được chọn để bơi phải là thanh niên trai tráng khỏe mạnh quen bơi và bơi có nghệ thuật. Người bơi đã quan trọng, người ngồi đầu đánh đều đưa nhịp xòe tay ra chỉ huy qua từng nhịp lướt sóng, người đứng giữa đánh cồng thúc giục đưa nhịp động viên và người cầm lái lại càng quan trọng hơn. Người ngồi đầu chỉ huy được chọn từ những người có uy tín và thông tạo về môn đua ghe Ngo. Công dụng ghe Ngo thời ấy được coi như là một môn thể thao quân sự. Lúc có giặc, lúc thời bình ghe Ngo được dùng để đua vui chơi giải trí biểu dương sức sống văn hóa của dân tộc vào ngày lễ Oc – om – bóc vào rằm tháng 10 theo âm lịch Khmer (xê xích ít ngày, ngày rằm tháng 10 âm lịch Việt). Vì âm lịch Khmer trong một năm nhiều tháng, có ngày thiếu và một năm thiếu tới 11 ngày, nên không vào những ngày tháng dương lịch. Nhưng ngày hội đua ghe Ngo có nằm trong các ngày tháng 11 dương lịch. Từ xa xưa hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 10 âm lịch dân tộc đồng bào Khmer tổ chức lễ cúng trăng Oc – Om – boc. Vào đêm ngày rằm này, trăng tròn đẹp, gió bấc thổi nhẹ, thời tiết mát mẻ, lúc này lúa đã no hạt và lốm đốm chín, người ta cắt những bông lúa chín đầu mùa đem về đâm cốm dẹp, tổ chức cúng trăng. Người Khmer có ý niệm về trăng, tôn thờ trăng coi trăng tượng trưng cho niềm ước mơ đẹp nhất và đem đến cho con người cuộc sống no ấm hạnh phúc, nhất là đối với tuổi trẻ. Vào những ngày tháng này họ rủ nhau ra trước sân nhà và đi trên con đường làng ngắm trăng, tắm trăng, đồng thời cũng là dịp con trai gái tâm sự tỏ tình.

Người Khmer vốn sống bằng nghề trồng lúa nước. Trồng lúa nước ngày xưa rất khó khăn, tai họa thiên nhiên thường xảy ra luôn, có khi trồng xong lúa bị gió mưa, lụt lội cuốn trôi hết, nên việc đấu tranh chinh phục thiên nhiên bằng cách đắp bờ ngăn mặn giữ người nước ngọt, chọn giống lúa để sinh trưởng phù hợp với đất và thời tiết. Từ đó, mùa vụ đầu tiên không bị gió mưa tai họa thiên nhiên hủy hoại, lúa bụi to, trỏ đều, no hạt, được gặt hái thu hoạch tốt đẹp vào những ngày tháng nói trên. Nên lễ “Óc-om-boc” mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng, mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống, mở đầu cho một mùa khô ráo sau những ngày tháng lao động vất vả.
Người ta cúng trăng vào đầu hôm ngày rằm lúc trăng vừa ló dạng. Cách cúng, người ta đem ra trước nhà một cái bàn tròn hoặc vuông tùy ý, trãi phủ lên một tấm vải màu đẹp, chưng lên đó một bình bông thật trang trọng. Sau đó người ta bưng mâm cúng lên đó, gồm đĩa cốm dẹp, chuối chín, dừa tươi vạt vỏ, khoai môn, khoai mì, mía, ... Ông bà gọi con cháu quy tụ lại, trãi chiếu quây quần ngồi xếp bằng về một phía chắp tay vái hướng về mặt trăng . Khi cúng xong, ông hoặc bà nắm một nắm cốm dẹp gọi từng đứa con cháu lên và đút cốm dẹp vào miệng cho từng cháu và hỏi: cháu muốn gì? Có cháu trả lời : cháu ước mơ kiếp sau muốn có thật nhiều vàng, bạc, châu báu, ngọc ngà, trâu bò, voi, ngựa ... có cháu trả lời : cháu ước mơ kiếp sau có vợ thật đẹp và giàu sang phú quý, một em gái nhỏ nhất trả lời câu hỏi rất ngây thơ: con chỉ mơ có nhiều cốm dẹp ăn hoài ... Sau khi cúng xong, ông bà bưng mâm cúng xuống gọi cả nhà ra ngồi quây quần cùng nhau ăn vui vẻ. Người Khmer gọi lễ này là lễ Óc-om-boc.

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc, để phục vụ ngày vui này, người ta tổ chức thi và chơi các trò chơi dân tộc như ném còn, kéo co, đấu võ, đua thuyền và biểu diễn văn nghệ,... Đặc biệt môn đua ghe Ngo và biểu diễn băn nghệ là hai môn được đồng bào ưa thích nhất. Nói đến Óc-om-boc, người ta bàn tán với nhau rất sôi nổi về ghe Ngo. Để tham gia vào cuộc đua ghe này, các địa phương thi nhau tu sửa, trang trí lại ghe của mình cho thật chắc và đẹp. Có nơi tu sửa xong họ tổ chức tập dượt cả tháng trước. Thanh nhiên nam nữ mua sắm quần áo mới để chuẩn bị đi chơi hội và xem đua ghe Ngo.
Ngày xưa có lẽ cách đây hàng trăm năm về trước, vào ngày lễ Óc-om-bóc hàng năm, người Khmer thường tổ chức đua ghe ở Peam-kên-thô, tức là Vàm Tho, thuộc huyện Mỹ Xuyên ngày nay. Ở đó, ghe Ngo của các nơi từ vùng Bạc Liêu lên, các vùng Kiên Giang xuống đều thuận tiện, vì ở đó có một đoạn sông thẳng, dòng nước chảy đều, trên bờ có chợ búa, dân chúng cất nhà ở đông vui. Những người đến xem đua ghe lúc đó thường là đi bằng ghe “Ca hâu” (tức ghe bầu) và ghe “Ca chai” (tức ghe tam bản) đậu dọc hai bên bờ, họ đem theo nồi nêu, bếp củi tự nấu ăn. Sau này, khi Tây vào, chúng bắt phải dời điểm đua từ Vàm Tho về sông Ompuyea, tức là sông Nhu Gia, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên bây giờ.

Trong thời kỳ Mỹ Ngụy, điểm đua ghe Ngo hàng năm được đời từ Nhu Gia về đua ở Kinh Xáng – Thị xã Sóc Trăng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, điểm đua ghe Ngo được đưa trở lại ở Nhu Gia và tổ chức chu đáo hơn. Mấy năm đầu cuộc đua ghe Ngo vào ngày “Óc-Om-bóc” được tổ chức ở Nhu Gia cũng rất vui, vui gấp trăm lần hơn so với các chế độ trước đây, nhưng vẫn chưa thỏa mãn đáp ứng theo nguyện vọng của khán giả. Để biểu hiện sự trân trọng và đáp ứng theo yêu cầu của quần chúng, và để tạo điều kiện cho mọi người đến xem dễ dàng, đông vui, ăn ở thuận lợi và thoải mái hơn, cuộc đua ghe Ngo lại được đưa trở lại tổ chức tại Sóc Trăng. Từ đó cứ đến ngày rằm tháng 10 âm lịch dân tộc cuộc đua ghe Ngo lại tái diễn ở Kinh Xáng thị xã Sóc Trăng (tức TP. Sóc Trăng ngày nay). Ở trung tâm thị xã Sóc Trăng vào những ngày ấy – trước ngày đua ghe một đêm, người từ khắp nơi đổ về như nước đổ về nguồn, và đêm hôm ấy, người đông chật không còn đường đi nữa. Các loại xe phải dừng lăn bánh. Đêm đó được gọi là một đêm không ngủ. Ở dưới sông ánh đèn rực sáng như hội hoa đăng. Từng cụm ghe Ngo tập kết là từng cụm hoa sáng.

 
Tiếng trống Chhay dăm đối đáp nhau
Tiếng sáo đối lại xé bầu trời
Nhạc romvoong đua đưa nụ cười
Nam nữ múa hát, từng đôi mặn mà

Và các đoàn dù kê cũng say sưa diễn suốt đêm. Mãn lớp này chuyển sang lớp khác. Khán giả cứ lũ lượt kéo vào rồi lại kéo ra như thay ca nhau vậy. Đường Giữa là đường mạch thị xã chứ đừng hòng ai mà qua nổi:

 
Ôi đẹp sao những đôi trẻ,
Kề vai nhau trổ nụ cười.

Sáng hôm sau mới thật là một ngày sôi nổi. Các ghe đua bắt đầu vào chung cuộc đọ sức thi tài. Hai bên bờ sông kéo dài trên cây số, hàng trăm người đứng chật ních không một khoảng trống, biển người như sóng lượn rực rỡ màu sắc như một vườn hoa.

Rất đáng vinh dự tự hào, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ năm 1990, Đảng – Nhà Nước đã tổ chức Hội văn hóa thể thao các dân tộc, ghe Ngo cũng được đưa lên đua ở tại Bến Nhà Rồng – sông Bạch Đằng – TP.HCM để giới thiệu với khán giả Thành Phố – khán giả cả nước đã gây tiếng vang lớn cho môn thể thao dân tộc này.

Năm nay tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào dịp lễ cúng trăng “Óc-om-bóc” sẽ đem lại niềm vui lớn cho mọi người.

Nhờ tạo được điều kiện thuận lợi hơn, nên người xem đến đông hơn. Các khán giả đến xem không chỉ gồm những người trong Tỉnh mà khách các tỉnh xa đến xem cũng nhiều. Không phải chỉ người Khmer thích xem đua ghe Ngo mà người Việt, người Hoa cũng hâm mộ. Lượng người xem so với những năm trước tổ chức ở tại Nhu Gia đông vui hơn nhiều.

Có những nơi do địa lư thiên nhiên bất lợi, ít có con sông và thuận tiện, đồng bào không sắm ghe Ngo, nhưng họ vẫn giữ truyền thống phong tục ngày hội đua ghe Ngo và lễ Óc-om-bóc của dân tộc. Họ tổ chức đua ghe theo quy mô nhỏ bằng chiếc ghe con hoặc bằng bơi giả trên cạn, bằng cách ngồi hoặc đứng xếp h́nh theo h́nh tượng ghe Ngo, trên mặt nước lấy điểm chuẩn chấm bằng nhịp bước, động tác bơi tay đưa dầm lên xuống, kỹ thuật bơi đều, khỏe mạnh, nhịp nhàng và đẹp… cũng vui, hấp dẫn và sôi nổi. H́nh tượng ấy, nay đă được cách điệu đưa lên sân khấu nghệ thuật, bổ sung cho nền múa dân tộc Khmer thêm phong phú và đa dạng.

Rơ ràng cuộc đua ghe Ngo hàng năm quy tụ ở Sóc Trăng đă trở thành ngày hội chung của ba dân tộc Khmer-Việt-Hoa, làm cho mối quan hệ cộng đồng các dân tộc ở khu vực ngày càng gần gũi nhau về tâm lư, t́nh cảm, đoàn kết gắn bó nhu hơn trong lao động sản xuất, xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ cuộc sống và xây dựng hạnh phúc chung của cộng đồng.
(ST)

 

Nguồn: Vietnam Eductourism

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16