Lễ
hội Katê của người Chăm hàng năm được tổ chức vào 1/7 lịch Chăm (khoảng cuối
tháng 9 hoặc đầu tháng 10 dương lịch), diễn ra trong 3 ngày trên một không
gian rộng lớn tại các đền tháp Chăm thuộc xă Phước Hữu, huyện Ninh Phước,
tỉnh Ninh Thuận.
Lễ hội Katê là một
lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người
Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để những người tham dự được chiêm ngưỡng các
đền tháp cổ kính mà c̣n được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân
gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa
dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đ́nh các dân tộc Việt Nam.
Lễ
hội Katê cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: các nghi lễ cơ
bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ như lễ đón rước y phục, lễ mở
cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần, và đại lễ. Khi
điệu múa thiêng trong tháp vừa kết thúc th́ ở ngoài tháp bắt đầu mở hội.
Những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên hoà với các điệu múa
và làn điệu dân ca Chăm làm náo nức ḷng người.
Chiều
tối ngày thứ 2 lễ hội ở các tháp Chăm kết thúc và sau đó là lễ hội Katê ở
làng và từng gia đ́nh. Tại các làng Chăm không khí lễ hội lại bừng lên tuy
nhiên qui mô nhỏ hơn và phần lễ cũng đơn giản hơn. Lễ hội diễn ra trong một
ngày và sau đó là lễ hội của từng gia đ́nh. Tại các gia đ́nh các thành viên
trong gia đ́nh tụ họp đông đủ, cùng chủ tế (thường là người lớn tuổi trong
gia đ́nh hoặc trong tộc họ) cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu
làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Trong ngày hội Katê, cả làng tràn ngập
trong niềm vui, họ đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, quên đi những nỗi vất
vả, lo âu của đời thường tận hưởng những phút giây tràn đầy hạnh phúc.
|