Home Tìm Ca Dao Diễn Đàn Tìm Dân Ca Phổ Nhạc Tìm Câu Đố Tìm Chợ Quê Góp Ý Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Hội Vật Cù ở Thanh Chương

Theo các bậc cao niên thuộc vùng trung du tỉnh Nghệ An, hội vật cù ở đây có từ khoảng đầu thế kỷ 15. Bắt nguồn từ việc chọn những lực sĩ khỏe mạnh, nhanh nhẹn để sung vào đội quân của tướng Phan Đàn - một võ tướng của vua Lê Thái Tổ, coi việc quân ở vùng này, dần dà hội vật cù trở thành một sinh hoạt mang tính hội lễ đậm nét dân gian được mọi người ưa thích và phổ biến, đi vào đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vùng Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, mà sôi nổi, náo nhiệt hơn cả là ở những vùng dọc hai bờ sông Găng (một nhánh của sông Lam) - Thanh Chương, nơi được xem là xuất xứ của trò chơi này.

Trước ngày vào hội, người ta đã lựa tìm những gốc chuối, đặc biệt thích hợp là gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ. Dùng dao sắc đẽo củ chuối thành hình tròn có đường kính cữ 30cm, trọng lượng 5 - 7kg là có quả cù đảm bảo yêu cầu. Quả cù phải sạch nhựa và có độ dẻo cần thiết, bởi nó thường xuyên bị giành giật, quăng ném mạnh dễ vỡ trong khi chơi. Vì vậy, quả cù sau khi lược đẽo xong, được luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng khá kỹ. Lúc này quả cù có màu sẫm và rất dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi. Sân chơi cù thường là những sân cát bên bờ sông hay trong làng, chiều dài độ 50m, ngang độ 25m. Có ba hình thức chơi củ: cù gôn, cù đẩy và củ nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao 1,5m, đường kính 50cm (cù gôn, củ nước), hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm (cù đẩy). Bên nào giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương được một điềm. Để đưa được quả cù vào đích cũng không phải dễ dàng gì bởi phải giành giật, tranh cướp quyết liệt, bên nào cũng tìm mọi cách nhằm cản phá đối phương đưa cù vào sọt (hố) của mình. Hội vật cù vì thế rất sôi nổi, hào hứng, cuốn hút mọi người dự khán.

Ở cù gôn, khi vào cuộc hai bên dàn đội hình ngay giữa sân, quả cù đặt dưới đất; có hiệu lệnh của người cầm trịch (trọng tài) , hai bên bắt đầu vào cuộc tranh cướp, giành giật chuyền nhau . . . Ở cù đẩy, quả cù được chôn sâu dưới cát giữa sân, khi có hiệu lệnh hai bên tranh nhau đào moi lấy cù bằng tay không. Lúc một trong hai bên đã có cù, các cầu thủ của hai đội đứng sau đội trưởng - người cầm cù – và bắt đầu dùng sức đẩy thông qua quả cù . Bên nào qua lần đẩy này tỏ ra mạnh hơn làm cho bên đối phương phải lùi sẽ giành được quyền ôm cù, ngay sau đó rất nhanh và khéo léo chạy chuyền cù cho nhau để đưa cù tới đích.

Đặc biệt vui và hào hứng lối chơi cù nước. Sân chơi cù nước là một bãi cát ngập nước sâu độ 30 - 40cm ven sông, quả cù được chôn sâu dưới cát ngập nước; khai cuộc cả hai đội dầm mình trong nước tranh nhau moi quả cù sau đó vừa chạy vừa lội với quả cù to nặng, vừa phải luồn lách qua đối phương đang tìm mọi cách đề giành giật quả cù. Người ta tổ chức thi vật cù giữa các làng xã, thời gian mỗi cuộc chơi không qui định cụ thể, số người tham gia mỗi bên cũng không hạn chế. Có khi hội vật cù lên đến đỉnh điểm, đàn ông trai tráng trong làng đều hăng hái vào cuộc không kể tuổi tác, lúc ấy thường là vào dịp Tết Nguyên đán. Người tham gia vật cù đều cởi trần đóng khố. Đề phân biệt người của hai đội, ban tổ chức qui định rnàu sắc của khố hay dải khăn màu vấn trên đầu. Tuy từ xưa không có một điều luật cụ thể, nhưng trong hội vật cù không hề có lối chơi thô bạo, ác ý. Rất quyết liệt nhưng cũng rất trong sáng. Kết thúc cuộc chơi, đội nào có số lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng. Giải thướng chỉ mang tính tượng trưng, danh dự. Ở hội cù, người các làng xem và cổ vũ rất đông, hò reo, đánh trống chiêng cuồng nhiệt cổ vũ cho đội nhà và tán thưởng những đường chạy cù ngoạn mục... Ai đã một lần được xem hôi vật cù ở Thanh Chương hẳn sẽ vô cùng thích thú.

  Nguồn tin: Du lịch Việt Nam

Lễ Hội Miền Bắc   Lễ Hội M. Trung  Lễ Hội Miền Nam

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16