Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 
LỄ HỘI GIA LAI
LỄ CÚNG BẾN NƯỚC - GIA LAI

Lễ cúng bến nước: Đây là một trong những h́nh thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng mang nhiều ư nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên.
Nếu Lễ cầu mưa diễn ra hàng năm vào đầu mùa trồng tỉa (khoảng tháng 4 dương lịch), th́ Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Theo đúng phong tục, buổi lễ cúng bến nước thường diễn ra như một ngày hội của buôn làng. Sau một hồi chiêng ngân dài sâu thẳm và trang nghiêm, lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng lễ cúng ông bà tổ tiên để thông báo cho ông bà về sự có mặt đông đủ của con cháu trong làng, tiếp đó thầy cúng mới làm lễ cúng Yang cầu mưa. Kết thúc buổi lễ những cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi, cùng mọi người theo bước chân thầy cúng về bến nước đầu làng. Những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về trong niềm vui hân hoan. Mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên. (internet)


TƯỢNG NHÀ MỒ - GIA LAI

Tượng nhà mồ: Lên Tây Nguyên đến các làng của người Bahnar, Jrai đến những khu nghĩa địa chúng ta như lạc vào cả rừng tượng gỗ, có những ngôi mộ mới th́ tượng vẫn c̣n nguyên vẹn nhưng có những ngôi mộ cũ th́ tượng nhà mồ đă bị bỏ ngổn ngang và biến thành rừng. Đó là h́nh ảnh nhà mồ của người dân bản địa Gia Lai.
Nhà mồ được dựng lên cho người chết, để hàng ngày người thân của người chết đem cơm nước đến và quét dọn như khi c̣n sống. Tượng nhà mồ chỉ xuất hiện khi họ tổ chức lễ bỏ mả cho người chết, tại lễ bỏ mả người ta khắc tượng và trang trí xung quanh nhà mồ. Tượng nhà mồ phản ánh cuộc sống hiện thực của người dân bản địa.

Theo lời kể của tộc người Bahnar th́ tượng nhà mồ là để đưa tiễn người sang thế giới xa xăm. Bởi vậy, khi sống cuộc đời ra sao th́ khi chết đi, con người chỉ đi xa nhưng cũng là một cuộc sống không khác ǵ thế giới bên này. Họ có kiếp sống của sinh thành, giao hoan, có giải trí và đương nhiên, những súc vật cũng cần mang theo. Đến lễ hội Bỏ mả (lễ hội Pơ thi), chúng ta ngập trong rừng tượng. Tượng nhà mồ hiện lên sống động quanh những nhà mồ, thể hiện một nền nghệ thuật cổ, rực rỡ.

Tượng nhà mồ có thể xếp làm 3 lớp. Đó là thế giới sinh thành con người, có bào thai trong bụng mẹ, có giao hoan, giao phối âm dương, có bụng mang dạ chửa. Con người thuở nguyên sơ, phô bầy trong dáng khỏa thân, minh chứng sức mạnh truyền đời của loài người với nét đẽo khô ráp nhưng được cường điệu những bộ phận người cần được phô trương, bởi thế đường nét mạnh mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. Nhóm tượng thứ hai là những con vật gần gũi với người như voi, chó, trâu, ḅ... và nhóm thứ ba là những sinh hoạt cộng đồng như thể thao, săn bắn. Nhưng khi đến nhà mồ, lớp tượng cổ sơ nhất vẫn là tiêu biểu cho nghệ thuật tượng nhà mồ Tây Nguyên.

Nghệ nhân đẽo tượng bằng chiếc ŕu cứng cáp. Chỉ trên một khúc gỗ, không phác thảo và ngày này sang ngày khác, những cây gỗ to sù ś cứ hiện dần lên những dáng dấp, h́nh người, những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của người đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ... dường như tất cả đă nằm trong đầu nghệ nhân. Họ lặng lẽ từng nhát chắc chắn bổ xuống để nên h́nh, nên tượng, nên hồn.

Những bức tượng thực đó mà cũng hư hư huyền huyền đó như chính cơi "tối tăm" âm thế. Bởi thế mà trong ngôn ngữ người Bahnar các tượng mồ được gọi là "Mêu" với người Jrai gọi là "Rup", nghĩa là h́nh tượng, chứ không gọi là h́nh ảnh, cũng không gọi rơ là tượng, nó cụ thể quá. (internet)


LỄ PƠ THI
 
anh3.jpgLễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả): Hàng năm khi mùa mưa vừa chấm dứt (từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch năm sau), khi muà màng thu hoạch xong, cả hai tộc người Bahnar và Jrai ở tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ bỏ mả và họ cùng gọi là Pơ thi. Lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất, đông vui và dài ngày nhất.
Theo quan niệm của cư dân bản địa, người sống đều có hồn, khi người chết hồn biến thành ma. Hàng ngày, người thân của người chết phải đem cơm nước đến nhà mồ, quét dọn nhà mồ. Mục đích của lễ hội chính là tiễn đưa các tinh linh (ma mới) về với thế giới tổ tiên, về với "ma cũ". Chỉ sau khi làm Lễ bỏ mả người chết mới đi về với thế giới tổ tiên, chấm dứt mọi ràng buộc giữa người sống với người chết.

Nguồn: saigontoserco

Lễ pơ thi - Bản sắc hay hủ tục?

Pơ thi là tiếng Jrai để chỉ một lễ mà người Kinh ta hay gọi là lễ bỏ mả. Đây là một lễ lớn trong mấy lễ trọng của người Tây Nguyên như mừng nhà rông mới, cơm mới và pơ thi.
 
Người Tây Nguyên quan niệm thế giới vạn vật hữu linh, nhất cử nhất động hoạt động của họ đều có thần linh tham gia chứng giám và điều khiển. Khi có một người Tây Nguyên chết đi th́ đấy chưa phải là chết mà họ mới tạm rời cơi sống để chuẩn bị sang thế giới Atâu. Người chết được mang đi chôn (có thể địa táng hoặc thiên táng tùy dân tộc) nhưng có mấy điểm chung: thứ nhất là chôn chung, nhiều người trong gia đ́nh được đặt chung một quan tài (việc này nay đă bỏ), thứ hai là chia của cải cho người chết.
 
Người sống có ǵ người chết được chia như thế, kể cả tivi, xe máy, nhiều nhất là chiêng, ghè rượu... nhưng để phân biệt th́ những đồ vật chia này được làm hỏng đi, ghè th́ đục thủng, chiêng th́ đánh méo..., thứ ba là hàng ngày người sống vẫn ra mồ tiếp tế thức ăn cho người chết, họ bón cơm cho người chết thông qua một cái lỗ chừa lại trên quan tài, họ ngồi nói chuyện với người chết hàng tiếng đồng hồ, kể lể sự việc diễn ra trong ngày, trong làng có việc ǵ, ai dựng vợ gả chồng, ai say rượu đánh nhau, ai sinh con đẻ cái... như là người nằm dưới kia vẫn đang đồng hành cùng họ.

Cho đến một ngày, người sống đă chuẩn bị đủ ḅ, heo, gà, dê... họ quyết định làm lễ pơ thi, lần cuối cùng, vĩnh viễn chia tay, vĩnh viễn ai đi đằng nấy, không vướng bận chi nhau nữa.

Tượng mồ

Muốn làm lễ pơ thi, trước hết phải có tượng mồ. Mà không phải ai trong làng cũng có thể làm được tượng. Đồn rằng Yang nhập vào ai người đó mới làm được và cũng không phải lúc nào cũng có thể làm. Các giáo sư nổi tiếng như Từ Chi, Ngô Văn Doanh đă bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian nghiên cứu tượng mồ mà vẫn chưa hết kinh ngạc. Nhiều họa sĩ điêu khắc học hành bài bản cũng ngả mũ chào thua trước những pho tượng bí ẩn kia, bởi nó được làm ra từ bàn tay của những người nông dân mù chữ, cả đời chưa ra khỏi làng. Công cụ lại chỉ có một cái ŕu và một dao rựa. Thế mà tượng mồ lung linh sống động, mà mang trong nó cả nhân gian dằng dặc, mà toàn bộ thần thái đời sống, toàn bộ t́nh cảm của người sống hiển hiện trong đó.

Ŕu và rựa, chỉ duy nhất hai thứ ấy mà từ cây gỗ khổng lồ, các pho tượng ra đời. Nhiều nhất là h́nh người ngồi ôm mặt trong dáng của bào thai, h́nh trai gái giao hoan, h́nh bộ phận sinh dục nam nữ, h́nh chim, khỉ... Ngày này sang tháng khác, bao giờ tượng mồ đủ th́ lễ pơ thi mới bắt đầu.

Ngôi nhà mồ cũng là một đặc sắc kiến trúc Tây Nguyên. Với rất nhiều hoa văn tinh xảo từ trên nóc xuống mái đến hàng rào xung quanh, nó vừa ấm cúng vừa gợi lên sự xa ngái. Các tượng mồ được chôn xung quanh ngôi nhà mồ. Nên nhớ, điều trác tuyệt là ở chỗ tất cả những ǵ đẹp đẽ tinh xảo đến rợn ngợp kia, sau lễ bỏ mả là sẽ bỏ luôn, mặc nắng mưa, mặc mối mọt, người sống không bao giờ quay lại nữa, tác giả của nó, nghệ nhân siêu đẳng kia cũng không một chút luyến tiếc. Tài hoa của họ, người chết và Yang đă chứng kiến hôm bỏ mả rồi.

 Các nghệ nhân ở làng M’rông Yô đang tập cho lễ pơ thi.

Bỏ mả

Thường người ta làm vào ban đêm, kéo dài khoảng một tuần. Một đoàn vài chục người, mỗi người một ngọn đuốc cháy đùng đùng, sau lưng là những ống nứa ngất nghểu trông hùng vĩ như trong phim lịch sử. Ấy là họ đi gùi nước về để chế rượu cần. Thường th́ gia chủ chỉ chuẩn bị ḅ, heo, gà, dê và gạo nấu cơm. Dân trong làng và làng lân cận sẽ gùi rượu nhà ḿnh đến, hàng vài trăm ghè, có đám đến cả ngàn.
 
Người giết ḅ, người đập heo, người cắm rượu, người nấu cơm... rất nhiều nhóm quần tụ trong một khu đất không lớn lắm. Nếu có khách th́ bao giờ sau khi được mời ăn, họ c̣n được chia phần mang về. Phần nghi lễ th́ tất nhiên là có thầy cúng với các thủ tục rất kỹ như lấy máu sống vẩy lên cây nêu, lấy lục phủ ngũ tạng cúng Yang, lấy thịt ngon cúng người chết... và phần quan trọng là các dàn chiêng vào cuộc. Thường th́ các làng cử đến lễ bỏ mả những chàng trai cô gái giỏi nhất, khỏe mạnh nhất, đẹp nhất, chiêng hay và xoang đẹp nhất để tham gia chia sẻ trong lễ bỏ mả.
 
Những đội chiêng này ban đầu chơi chiêng Atâu (chiêng dành cho đám ma), nhưng sau đấy, đêm về khuya, là chiêng ngẫu hứng. Họ đọ chiêng, so chiêng, nói chuyện bằng chiêng. Nh́n hai chàng trai cao lớn, khỏe mạnh đọ chiêng th́ không một cô gái nào cầm ḷng được. Mỗi chàng một chiêng, họ nhảy, họ múa, rất nhịp nhàng và ăn ư, họ vờn nhau ngoài xa, rồi xáp lại, hai chiếc chiêng úp vào nhau. Họ gơ chiêng ngẫu hứng nhưng vô cùng ăn ư. Các cô gái nín thở nghe và nh́n. Bởi những điều các chàng trai đang làm là nhằm vào họ...
 
Những đuôi khố kơ tếch phất phơ, những ngực nở bụng thon chắc nịch. Những loang loáng áo ló vai trần, những khép mở gấu váy lộ những bắp chân nâu mịn màng. Những đầu mày cuối mắt, những va chạm hờ hững, những bùng nổ, những khát khao, những rạo rực, những hông, những eo, những đường cong, những khối tṛn... lúc này không c̣n liên quan ǵ đến tang ma nữa, nó là một lễ hội văn hóa. Những bài chiêng hay nhất được tấu lên, những điệu nhún (xoang) uyển chuyển nhất được phô ra, những ǵ hay nhất, đẹp nhất có thể đều được các chàng trai, cô gái phô diễn. Núi rừng rạo rực, đêm xôn xao, cây cối phập phồng...
 
Tất cả mọi người đều nhập vào như một nhu cầu tự thân, không có diễn viên, không có khán giả, tất cả là một khối quyến rũ và si mê, đắm say và nồng nhiệt. Ai say nằm lại, ai buồn ngủ th́ chợp mắt, tỉnh dậy lại vào ṿng. Thi thoảng một cặp nam nữ lại trốn khỏi cuộc vui... Tất nhiên là làng có những quy định rất khắt khe để không được đi quá giới hạn. Nhưng yêu nhau, thổ lộ với nhau, ḥ hẹn với nhau th́ ai cấm được, và sang năm, biết đâu lại có những công dân ra đời từ cái đêm pơ thi huyền diệu ấy. Vậy th́ nó c̣n là đêm của t́nh yêu, lễ của t́nh yêu và sự sống nữa.

Bản sắc hay hủ tục

Không ở đâu có một lễ hội mang tính chất nhân văn đến như thế. Bỏ mả, chia tay người chết bằng một lễ hội hoành tráng, bằng những phẩm vật cả vật chất và tinh thần vừa lộng lẫy vừa sang trọng, vừa tinh tế vừa huyền diệu. Những phẩm vật được dâng một cách thành kính, không vụ lợi.

Lễ này trở thành một hoạt động văn hóa tự thân huy động được hết khả năng sáng tạo vô tận và kỳ diệu của các nghệ nhân và toàn thể dân làng. Từ người tạc tượng đến người đánh chiêng, chỉnh chiêng, đến các cô gái xoang, đến cả những thày cúng hiểu sự đời và các bà cụ vừa khóc vừa kể rất hay.

Nhưng quả thực, với việc hàng mấy trăm con người tụ tập ăn uống ngày này qua ngày khác ở một khu đất hẹp, dưới trời nắng, dưới sương lạnh, thức ăn để qua nhiều ngày, nấu nướng mất vệ sinh, lấy nước suối pha rượu cần... th́ dịch bệnh xảy ra là điều không tránh khỏi. Rất nhiều ổ dịch, đặc biệt là dịch tả đă xuất hiện từ những lễ pơ thi như thế này, thậm chí đă có người chết...

Pơ thi là một lễ hội văn hóa lành mạnh, nó phát huy được hết sức mạnh tinh thần diệu kỳ và c̣n nhiều bí ẩn của nhân dân nếu chúng ta có cách ǵ đó giúp đồng bào giữ vệ sinh hơn khi hành lễ. Ở đây, vai tṛ của bộ đội biên pḥng là rất lớn. Một mặt ḥa đồng vào với đồng bào trong các dịp lễ, mặt khác, thông qua sự ḥa đồng ấy, hướng dẫn và giúp bà con giữ ǵn vệ sinh. Pơ thi không phải hủ tục mà là một lễ hội mang đậm tính nhân văn và tài hoa của người Tây Nguyên.        

 Văn Công Hùng

LỄ HỘI ĐÂM TRÂU - GIA LAI

Lễ hội đâm Trâu: Đồng bào Jrai, Bahnar thường tổ chức lễ hội đâm trâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng chạp năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Người Bahnar tổ chức trong 3 ngày, c̣n người Jrai tổ chức trong một ngày rưỡi. Lễ hội đâm trâu được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng , mừng thắng lợi của cộng đồng, khánh thành nhà rông, lễ cầu an, lễ xoá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng hoặc tạ ơn thần linh.
Hàng năm dân làng tổ chức một lần lễ hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ tŕ ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu. Thanh niên nam nữ đánh chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái).

Khi già làng khấn xong, tiếng chiêng, cồng bắt đầu nổi lên ḥa với tiếng hú của dân làng. Cảnh buôn làng trở nên rộn ràng, sinh động. Những ngày ở lễ hội đâm trâu, là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng v́ nhiều nhà đem bộ cồng chiêng của ḿnh tới tham dự.

Hết ngày thứ nhất, sang ngày thứ hai, tiếng cồng chiêng càng nổi lên rộn ră, những thanh niên khoẻ mạnh, đầu chít khăn đỏ, tay cầm khiên, gươm sáng loáng lao ra, vừa múa vũ khí, vừa đi ṿng tṛn để lừa dịp đâm trâu. Sau cuộc nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đă tắt thở, thầy cúng mang chiêng, nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu ḥa với rượu, bộ phận đao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu, làm thịt trâu xong, họ chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dành lại để uống rượu chung tại nhà rông. (internet)


LỄ BỎ MẢ NGƯỜI GIARAI - GIA LAI

Người Giarai Mthur thuộc một nhóm người Giarai vừa khá lớn vừa khá đặc biệt của dân tộc Giarai. Địa bàn cư trú chính của người Giarai Mthur là huyện Krông Pa và phía nam huyện Ayun Pa (xă Ia Rbol) của tỉnh Gia Lai. Nếu nh́n trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy, người Giarai Mthur sống ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai và cũng thuộc phía đông nam địa bàn cư trú của người Giarai. Nơi cư trú của người Giarai Mthur nằm gọn trong khu vực giáp ranh với hai nhóm dân tộc lớn cùng thuộc ngữ hệ Malayô - pôlinêdiêng; người Chăm ở phía đông.

Điều khá đặc biệt là, cái tên Mthur (nghĩa là nghèo nàn) không chỉ là cái tên để chỉ một nhánh của người Giarai mà cũng là cái tên chỉ một nhánh người Êđê phía đông - người Êđê Mthur. C̣n người Giarai Mthur ở giáp với người Chăm (như ở xă Đắc Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) lại tự gọi ḿnh là người Chăm Hroi. Ngoài người Êđê Mthur ra, người Êđê Ktul, Êđê Mă Laiô và Êđê Kđrắc đều có rất nhiều nét tương đồng về văn hóa với người Giarai Mthur. Do đó, có thể nói, trong văn hóa truyền thống của người Giarai Mthur có nhiều sắc thái chung cho cả người Êđê và người Chăm Hroi. Ngay trong tang ma nói chung và lễ bỏ mả nói riêng của người Giarai Mthur, theo những kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi, có không ít những yếu tố gần với người Êđê.

Theo quan niệm của người Giarai Mthur ở Đắc Bằng và Ia Rto, khi người ta chết th́ hồn người chết (m'ngắt dêi) biến thành ma (atầu). Sau khi làm lễ bỏ mả, hồn ma của người chết mới được đi tới thế giới của bà Jung, các hồn ma sinh sống và làm việc như những người sống, nghĩa là cùng ăn uống, lấy vợ, lấy chồng, ốm đau và chết. Sau khi chết, hồn ma biến thành con nhện (vak vai). Bà Jung thả con nhện lên mặt đất. Khi chết, nhện biến thành giọt sương (ia ngom) rồi tan vào đất. Bà Jung lấy đất có thấm giọt sương đó làm ra người - rồi cho nhập vào những người phụ nữ có chửa. Khi người phụ nữ sinh con th́ hồn ma lại trở về với kiếp người. Người Ê Đê cũng có những truyền thuyết và quan niệm tương tự về buôn làng tổ tiên (buôn Atao) do vợ chồng thần Băng Bơ Dung, Băng Bơ Đai cai quản. V́ thế, để cho hồn ma của người chết đến được với buôn làng của tổ tiên, người Giarai Mthur và các nhóm người Êđê phía đông đều có tục làm lễ bỏ mả cho người chết. Tập tục này đă có từ lâu và c̣n tồn tại cho đến tận hôm nay. Ngay trong các trường ca (khan) của người Giarai Mthur và người Êđê, có những đoạn nói về lễ bỏ mả thật sinh động. Ví dụ, trường ca Xing Nhă của người Êđê và Giarai mô tả việc Xing Nhă làm lễ bỏ mả cho cha ḿnh như sau: "Măn mùa lúa. Vào một buổi sáng đẹp trời, sương trốn nắng. Xing Nhă sai nô lệ vào rừng chặt cây kơnia, chặt những cây g̣n to nhất để dựng nhà mồ cho cha là Giarơ Kốt ở gần núi Bơlô. Tin ấy truyền đi buôn phía đông. Tin ấy lan sang làng phía tây. Từ người Bi Kơrông sống dọc bờ sông, tối người Mơnông cắm lông chim trên đầu ở bên bờ suối; tất cả đều nô nức mang rượu,thịt, chiêng trống đến mừng chàng Xing Nhă dựng nhà mồ cho cha". C̣n lễ bỏ mả cho Đăm Bi và Xinh Chơ Niếp được trường ca Xinh Chơ Niếp mô tả: "Về phần Chiêm Tơ Mun, th́ sau mấy mùa trăng lặn, trăng lên, sức khỏe của mẹ chàng đă phục, làn da đă trở lại như xưa. Một buổi tối đầy sao, nhiều gió, chàng gọi Chiên Mơ Nga tới nhà bàn việc làm lễ bỏ mả cho Đăm Bi và Xinh Chơ Niếp. Sau đấy, họ đem rượu ra uống suốt mấy ngày liên tiếp bên đồi Lơ Mui. Mả Xinh Chơ Niếp và Đăm Bi làm chung một chỗ, xây chung một hướng. Cây nêu cao tận trời, khắc chạm tận gốc. Bốn phía mồ đều đẽo tượng gỗ lớn. Tượng ngồi, tượng đứng, trông rất linh thiêng. Trai gái ở buôn gần dắt ḅ, ở buôn xa đem rượu tới ăn lễ. Chiêng trống không ngừng, nhảy múa không ngớt. Âm vang, chấn động cả vách núi, lưng trời".
 
Mặc dầu không c̣n những lễ bỏ mả lớn của các tù trưởng lớn mà các trường ca mô tả, nhưng người Giarai hôm nay vẫn làm cho người chết những ngôi nhà mồ kút (bơxát kut hay nok kut). Đồ sộ uy nghi và tổ chức lễ bỏ mả trọng thể, đông vui.
 
Như các nhóm Giarai khác, người Giarai Mthur vẫn giữ tục chôn chung và bỏ mả chung. Do đó, để tổ chức được lễ bỏ mả, trước đó cả tháng trời, các gia đ́nh có người chết cùng dân làng đă phải bắt tay vào chuẩn bị. Mọi người phải lên rừng chặt gỗ đem về đẽo các cột kút, kơlao, chạm khắc tượng người, tượng thú, phải chuẩn bị rượu, thịt, gạo nước cho lễ bỏ mả. Chỉ sau khi mọi thứ đă làm xong, lễ bỏ mả mới có thể tổ chức được.
 
Người Giarai Mthur thường chọn những ngày trăng sáng nhất (tuần thứ hai tức tuần trăng tṛn của tháng) để bắt đầu làm lễ bỏ mả hay ăn bỏ mả (hoă lui bơxát) như người Giarai thường gọi. Khi vầng trăng của ngày 14 đă nhô lên treo lơ lửng trên đỉnh các cây cột kút và klao của nhà mả (tức khoảng 10-11 giờ đêm) các gia đ́nh có người thân phải làm lễ bỏ mả cùng cả dân làng tấp nập đi ra khu nhà mồ đă được dọn dẹp sạch sẽ để bắt đầu lễ hội bỏ mả của làng. V́ thế mà người Giarai Mthur gọi hôm đầu tiên của lễ bỏ mả là ngày vào nhà mả (mưt bơxát).
 
Trước khi cuộc vui của lễ hội bùng lên, người chủ của lễ (người đại diện cho gia đ́nh có người chết được chôn đầu tiên ở khu nhà mả) đến bên ngôi nhà mồ mới, xụp trước bàn thờ (P'nang) đă bầy sẵn rượu, thịt cúng và đọc bài cúng với những lời mở đầu như sau: lễ bỏ mả đến ngay sau lưng rồi. Từ nay, người sống ăn cơm trắng, c̣n ma th́ ăn cơm đỏ, ăn hoa tím, hoa đỏ của các thần... Sau đấy, người chủ lễ mới bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của những người sống: "xin ma đừng gọi, đừng lại gần, đừng thương yêu con cháu nữa. Từ nay, chúng tôi sẽ không c̣n mang cơm, sẽ không c̣n mang nước cho ma nữa. Nếu muốn ăn thịt ǵ, xin ma hăy hỏi thần Trăng; nếu muốn ăn cá, ăn thịt, xin may hăy hỏi thần trên trời. Thôi, từ nay, thế là hết, như lá m'nang đă ĺa cành như lá m'tư đă tàn úa".
 
Khi tế cúng vừa xong, th́ lập tức, trong ánh lửa bập bùng của hàng chục đống lửa và dưới ánh trăng mát dịu, tiếng cồng chiêng rộn ră nổi lên. Theo nhịp âm thanh cồng chiêng mọi người ḥa vào đoàn múa diễu quanh ngôi nhà mồ nhấp nhô huyền ảo trong đêm. tiếng nhạc cồng chiêng của đêm bỏ mả, như một sức hút diệu kỳ, kéo tất cả dân làng, kéo bà con họ hàng ở buôn gần, buôn xa tới. Càng về khuya, tiếng cồng chiêng càng rộn ră, thôi thúc, các đống lửa càng bùng to hơn, nhịp chân múa nhảy càng rộn ră hơn. Hầu như suốt cả đêm cho đến sáng, cả làng quây quần bên ngôi nhà mồ: ai múa nhảy cứ múa nhảy, ai đánh cồng chiêng cứ đánh; ai uống rượu cứ uống, ai mệt th́ ngủ ngay bên những đống lửa ấm áp để sáng hôm sau bước vào ngày hội chính của lễ bỏ mả - ngày vỡ (p'chăh) hay ngày ăn lớn (hoă prong).
 
Sáng hôm hoă prong, vào khoảng 6, 7 giờ sáng, các gia đ́nh cùng chung làm lễ bỏ mả dắt trâu hoặc ḅ đến buộc quanh ngôi nhà mả; đem những ché rượu tới cột thành từng hàng dài bên nhà mả. Sau đấy, những con vật bị giết đem thui và làm thịt. Thịt, xương trâu ḅ được chế biến ra thành nhiều loại thức ăn, nhiều món thức ăn: có loại dành riêng để chia cho những người chết được gọi là thịt tế lễ (m'nong dưm), có loại để chia cho những người tới dự (chơnút m'nong). Khi thức ăn đă được chế biến xong, các bà, các chị nổi lửa đun nấu thức ăn rồi chia ra những chiếc mâm lá chuối được bày la liệt quanh ngôi nhà mồ.
 
Trong khi dân làng lo chuẩn bị cho bữa ăn lớn hay bữa cơm bỏ mả (hoă sơi bơxat), th́ các gia đ́nh có người chết đem mía (phun tbou) và chuối (phun a'tơi) đến trồng bên cạnh nấm mộ, đem gói cơm và gói thịt cùng ché rượu và con gà nhỏ (ană mnu) đặt lên mộ rồi ngồi khóc lần cuối vĩnh biệt người chết. Để không khí hôm bỏ mả đỡ buồn, dân làng và khách các nơi tới đánh cồng chiêng, múa nhảy thành đoàn đi quanh nhà mả. Đến quá trưa, cả khu nhà mả thật sự đă thành một bữa ăn cộng cảm lớn. Từng tốp, từng tốp ngồi quây quần bên các mâm cơm (mâm bằng lá chuối) cạnh những ché rượu cần vừa ăn uống vừa tṛ chuyện vui vẻ. Các bà, các cô cũng đem phần cơm, thịt và rượu vào nhà mả để những người trong các gia đ́nh có người chết ăn uống và tâm sự lần cuối với người thân đă khuất của gia đ́nh ḿnh.
 
Lúc bữa cơm cộng cảm kết thúc cũng là lúc người chủ lễ đến bên bàn thờ đọc lời cúng bỏ mả với nội dung như sau: "Xin ma đừng gọi, đừng lại gần, đừng thương yêu con cháu của ma nữa. Chúng tôi đă làm nhà mồ rồi, đă tạc những cột kút, cột klao, đă vẽ những h́nh vẽ bằng máu trâu, máu ḅ rồi. Ché rượu cúng đă đặt xuống mà rồi, con gà con đă được thả rồi. Chúng tôi đă bỏ ma rồi". Đợi cho người chủ lễ đọc lời khấn xong, mọi người vào nhà mả đưa những người góa ra sông tắm, chải đầu, mặc áo váy, khố mới cho họ rồi đưa họ về khu nhà mồ đang rộn ràng tiếng cồng chiêng và nhịp chân múa nhảy. Ai nấy đều vui vẻ, hồ hởi mời, kéo những người góa vào ṿng múa của dân làng. Lúc này, những người góa không c̣n xơa tóc, không c̣n mặc khố, váy bẩn rách của thời kỳ để tang nữa. Lúc này họ đă mặc lên người những bộ quần áo lễ hội mới, đă nở nụ cười trên môi. Khi những người góa nhập vào đoạn nhảy múa của dân làng là lúc họ đă được giải phóng, đă không c̣n phải ràng buộc ǵ với người đă chết nữa. Từ nay, họ được sống cuộc sống b́nh thường như mọi người, nghĩa là được đi ăn uống vui chơi ở các lễ hội, được quyền tái giá nếu họ muốn. Nước sông đă rửa sạch những năm tháng chịu tang trên người họ, lễ cúng cuối cùng đă cắt đứt mọi quan hệ giữa họ và những người chết. C̣n những hồn ma của người chết th́, sau lễ cũng cuối cùng, đă được con gà con đưa về buôn làng tổ tiên bắt đầu một cuộc sống mới - cuộc sống của những hồn ma để chu kỳ tiếp theo sẽ lại trở về làm người.
 
Sau những ṿng múa tưng bừng sôi nổi giữa dân làng và những người góa, lễ bỏ mả coi như đă kết thúc và mọi người ai nấy về nhà nấy, bỏ lại phía sau ngôi nhà mả xinh đẹp mà ḿnh vừa làm xong cho thời gian và thiên nhiên hủy hoại. Trước khi ra về, mọi người bốc thóc ném lên mái nhà mồ rồi tranh nhau cướp lấy một số hạt thóc từ mái nhà mồ rơi xuống đem về để được phúc và để mùa tới làm ăn thịnh vượng. Khi mọi người ném thóc lên mái nhà mồ, ông chủ lễ nói lời cuối cùng tuyên bố (p'thao) bỏ mả: Thế là xong hết tất cả rồi. Gia đ́nh và dân làng đă bỏ mả rồi. Từ nay chúng tôi không c̣n dính líu ǵ với nhà mả nữa. Từ nay, nếu xảy ra chuyện ǵ không hay, không tốt với nhà mả th́ cũng đành vậy thôi v́ chúng tôi không c̣n ǵ dính líu nữa.
 
Mặc dầu các nghi lễ đă chấm dứt, ngôi nhà mồ đă bị bỏ và các hồn ma đă ra đi, những hội lễ bỏ mả c̣n tiếp tục thêm một ngày nữa tại các gia đ́nh của những người chết vào ngày hôm sau. Hôm đó, bà con họ hàng tới thăm hỏi, ăn uống, vui chơi cùng các gia đ́nh tại nhà họ chứ không ra nhà mả nữa. Thức ăn c̣n ǵ, gia chủ đem hết ra đăi khách. V́ thế ngày cuối cùng này của lễ bỏ mả được gọi là ngày rửa nồi (săch go).

 


LỄ HỘI ĐÂM TRÂU NGƯỜI GIA RAI - GIA LAI

Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón Hội đâm Trâu.
Địa điểm: Lễ hội đâm Trâu được tổ chức tại buôn làng Gia Lai.
Đối tượng suy tôn: Giàng (thần).
Đặc điểm: Lễ hội đâm Trâu là do người Gia Rai và Bà Na tổ chức. Con Trâu được cột quanh cây nêu và có một thanh niên lực lưỡng được cử ra để lănh trách nhiệm đâm Trâu. Máu ḥa với rượu để cúng Giàng (thần).

Mỗi khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc con trai, con gái các buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón hội hè. Gặt hái xong xuôi là thời gian nghỉ ngơi, mọi nhà, buôn làng đều tổ chức các lễ hội như Hội bỏ mả (Mnăm Lui Msat), Lễ ăn cơm mới (Huă Esei Mrâo), Lễ đâm trâu (Mnăm thu)... tưng bừng, rộn rịp với các tṛ vui chơi, ăn uống no say.
 
Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Gia Rai, Bà Na ở Gia Lai tổ chức Lễ hội đâm trâu vô cùng hào hứng thu hút đông đảo mọi người cùng tham dự. Tùy theo gia cảnh và tùy theo số lượng người đến tham dự mà gia chủ có thể giết nhiều trâu để đăi khách. Và lần lượt mọi nhà có thể thay phiên nhau tổ chức những cuộc vui suốt sáng thâu đêm bên ghè rượu cần thơm ngon, bên gùi cơm lam nóng hổi và những xâu thịt nướng thơm phức...
 
Gần ngày lễ Mnăm Thu. Gia chủ cử người vào rừng chặt tre, cây blang (cây g̣n núi) đem về làm cột blang Kbâo. Cột blang Kbâo giống như cây nêu ở miền xuôi nhưng công dụng th́ khác hẳn.
 
Thầy cúng sẽ giúp gia chủ chọn chỗ để đào lỗ trồng cây nêu, thường là ở giữa sân nhà. Trong lúc đào lỗ, cả nhà ăn mặc quần áo mới đứng vây quanh, vừa la vừa hú, vừa khấn vái trời đất, xong mới chôn trụ nêu.
 
Sau khi dựng nêu xong, họ đem trâu đến cột dưới cây nêu. Dây cột trâu phải lựa dây thật mềm và chắc. Thế rồi giờ cử hành lễ bắt đầu. Người trong buôn làng kéo đến vây quanh cây blang Kbâo, khua chiêng, thúc trống rồi múa hát với giọng ê a. Trong lúc đó, thầy cúng lấy một chiếc nồi đồng đem ra đặt ở trước nhà, đứng hai chân trên miệng nồi rồi làm phép cúng vái. Một thanh niên nhanh nhẹn, thông minh và lực lưỡng nhất được cử ra để nhận lănh trách nhiệm đâm trâu.
 
Anh chạy theo con trâu quanh cột cây nêu, tay cầm con dao Kgă, vừa chạy vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện anh chém đứt khuỷu chân trái sau con trâu. Bị đau, con vật lồng lộn chạy bằng ba chân, anh rượt theo, vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện nhất anh chém tiếp chân phải của nó. Con vật ngă khuỵu hai chân sau, lết quanh chân nêu. Lúc bấy giờ anh mới dùng cây giáo dài, vừa múa vừa chạy theo con trâu trong tiếng reo ḥ cổ vũ của mọi người tham dự. Đúng lúc thuận tiện, anh đâm mạnh cây giáo vào sườn trâu, trúng thẳng vào tim con vật làm cho nó chết ngay tức khắc.
 
Qua tài đâm trâu của anh, mọi người đều nhiệt liệt tán thưởng, c̣n các cô gái th́ bàn tán xôn xao.
 
Con trâu vừa chết, các thanh niên trong buôn làng nhào ra phanh thây trong khi thầy cúng mang sẵn chiếc nồi đồng to tướng trong đó có chứa ít rượu đem đặt ngay cạnh vết thương con vật để hứng lấy máu. Máu ḥa với rượu để cúng Giàng (thần). Người thầy cúng c̣n cắt một tí tai, mũi, mắt và lông đuôi con trâu rồi lấy máu bôi vào hai que tre để xin keo. Sau đó, thầy cúng đem những thứ nói trên vào nhà làm lễ và đặt hai que tre lên mái nhà.
 
Buổi lễ kể như đă xong, mọi người cùng nhau uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng, dùng cơm lam và trứng gà...Trong khi đó, từng tốp thanh niên lực lưỡng khua chiêng, trống âm vang lan tỏa khắp buôn làng, nương rẫy, sông suối, núi rừng...
 
Nhiều bà con đến tham dự cũng mang theo các ghè rượu cần để góp vui cùng gia chủ. Rượu vào, lời ra. Các cụ già bắt đầu kể Khan Hơmon, c̣n gái trai Trường Sơn ra sức múa hát, quay cuồng bên bếp lửa hồng cho đến thâu đêm.
 
Con gái lớn lên để ngực trần
Tay tṛn trịa múa mềm ngọn lửa
Họ đâm trâu thiêng liêng tiếng hú
Đôi mắt em thăm thẳm hoang sơ
Hơmon ơi có tự bao giờ
Nghe ai hát em theo về làm bạn
Không uống rượu sao ấm nồng giữa ngực
Bài hơmon nào không có chuyện yêu đương
(Thơ Xuân Mai)
 
Người ta túm tụm xung quanh các ghè rượu cần thơm ngon. Kẻ kéo, người mời, tiếng cười nói râm ran. Người ăn cứ ăn, người uống cứ uống, ai kể khan cứ kể, ai múa hát cứ tiếp tục... nguồn vui kéo dài hầu như bất tận. Nhiều người no say quá nằm ngủ ngay tại chỗ măi đến ngày hôm sau mới trở về nhà.
 
Cứ như thế, từ gia đ́nh này đến gia đ́nh khác, từ buôn làng này đến buôn làng khác, lễ Mnăm Thu - tức lễ đâm trâu - được tổ chức suốt mùa tạnh ráo khắp buôn làng Gia Lai.

 

LỄ HỘI LÂM ĐỒNG
LỄ HỘI GIỖ TỔ NGHỀ THÊU - LÂM ĐỒNG

Theo thông lệ hàng năm, ngày 12-13/6 âm lịch tại khuôn viên "Đà Lạt Sử Quán" lại tổ chức nghi lễ tưởng nhớ Ông tổ nghề thêu là cụ Lê Công Hành. Đây là ngày hội giỗ tổ của các nghệ sĩ, nghệ nhân, người thợ của nghề thêu tay

Nghi thức giỗ tổ chia làm hai phần, trong phần lễ, du khách sẽ thấy không khí trang trọng buổi lễ hành hương về pḥng thờ Đức tổ nghề thêu của các của các nghệ sĩ, nghệ nhân, người thợ. Phần hội là phần chính trong hai ngày lễ này, rất sôi động, như lễ hội ẩm thực ba miền và những món ăn của đồng bào dân tộc ít người miền cao nguyên. Trong lễ hội hoa, mọi người tha hồ chiêm ngưỡng những hoa đẹp, độc đáo của thành phố Đà Lạt. Hay như lễ hội rượu vang, lễ hội rượu hương tri kỉ...tất cả đều mang lại một chút ấm áp cho du khách khi sương trời buông xuống. Trong dịp này du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm thêu đặc sắc, tinh tế do bàn tay người thợ thêu từ các nơi làm ra.

Về đêm, các chương tŕnh như đêm thơ, đêm nhạc, chương tŕnh biểu diễn thời trang...tạo nên không khí vui tươi. Trong chương tŕnh lễ hội giỗ tổ hàng năm, cuộc thi đôi bàn tay vàng thu hút được rất nhiều người quan tâm. Tại đây các nghệ sĩ, nghệ nhân, người thợ đến từ nhiều nơi sẽ cùng nhau thể hiện tài năng thêu thùa của ḿnh, lúc này chúng ta tận mắt chứng kiến từng công đoạn cầu kỳ, phức tạp để làm ra được một bức tranh thêu

 

 

Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16