Cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đ́nh, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ư nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đă có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xă hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên ḿnh, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.

Cũng với ư nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một ṿng đời người.

Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn ḥ
Cây đa bến cũ con đ̣ khác đưa.
Cây đa cũ, bến đ̣ xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ

Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi b́nh đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.

Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền th́ hăy lân la vào hàng

Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những tṛ chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa c̣n là nơi hẹn ḥ của trai gái:

Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.

Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt c̣n là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đ́nh chùa. Tục ngữ có câu:

"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"

Hay:

"Cây thị có ma, cây đa có thần"

Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái ḥa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dă và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù x́, rậm rạp th́ càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ ḷng tôn kính các vị thần linh dân dă hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.

Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ư nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đă tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Thu Hương (Sắc màu văn hoá)