Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 
Ca Dao Về Ẩm Thực
 
Nụ cười qua chén cơm

Dân tộc ta thuộc nền văn minh lúa nước, lương thực chính là cơm gạo, nên có rất nhiều niềm vui nỗi buồn đọng lại quanh chén cơm “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Đặc biệt , dân ta ăn cơm mà tủm tỉm cười rất nhiều, cười đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, khiến cho bữa cơm giản dị thêm ngon miệng.
Đối với phái “thực như hổ”, người ta hay chê cười các anh chàng giỏi ăn hơn làm :
“Người ta lái gió lái mây
Riêng anh lái bát cơm đầy vào hang”
Ca dao có câu : “Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan”, th́ anh chàng này lại tỏ chí khí nam nhi bằng cách khác:
“Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại rày cạy niêu.
Con vợ nó cũng ráng chiều
Xắn hai tay áo cạy niêu cùng chồng.”
 
Thế nhưng anh ta lại may mắn có một người vợ đậm đà tinh thần ăn uống không kém.
Phái “thực như miêu” được dành cho những nụ cười khả ái hơn, có lẽ v́ họ dịu dàng hơn nhiều. Này là lời băn khoăn của cô gái đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân biết bao bỡ ngỡ:
“Anh ơi, em nấu cơm quên đơm vào rá
Em kho cá quên bỏ đồ mầu
Ra lấy chồng sợ khốn nỗi làm dâu
Em đây vụng đường nội trợ, sợ mai đây anh buồn.”

Chàng lập tức trấn an bằng những lời hứa vô cùng cụ thể:
“Cơm chưa đơm th́ anh đơm giùm trót lọt
Cá dẫu lạt anh cũng nói ngọt như đường
Dốc ḷng nặng một chữ thương
Nắng che mưa đậy, khổ trăm đường anh cũng cam”.

Nói vậy chớ, khi về làm vợ, bao giờ người phụ nữ cũng chịu cảnh thiệt tḥi hơn. Cái cảnh hài hước này thường xảy ra trong các gia đ́nh b́nh dân:
“Đang cơn lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đ̣i ṭm tem.”

Ca dao c̣n mượn h́nh ảnh chén cơm để cười chê đủ thứ thói hư tật xấu của người đời. Để chê trách những người trọng tiền bạc, coi thường đạo lư th́ có:
“Nghe rằng bác mẹ anh hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai”.

Nhằm phê phán nạn “đa thê” cũng có câu ca dao thật thấm thía:
“Mấy đời cơm nguội lên hơi
Cái thân làm bé thảnh thơi bao giờ”

Mấy anh chàng ham “đá lông nheo” mà không cần biết người ta đă yên bề gia thất hay chưa, cũng nhận được lời khuyên đích đáng:
“Làm trai ghẹo gái có chồng
Cơm chan nước lă, mặn nồng nào đâu”

Sao không để ư nh́n mà coi, có cô gái c̣n son đang thương thầm nhớ trộm anh đấy. Chớ vội hững hờ, cho nàng phải than:
“Thương anh bụng sát tận da
Anh không hay biết ngỡ là đói cơm!”

Chàng trai hăy lấy cơm gạo làm minh chứng bảo đảm cho hạnh phúc tương lai qua lời cầu hôn giản dị mà đằm thắm:
“Muốn ăn cơm trắng canh cần
Th́ về Đồng Lăng, đan giần với anh”

H́nh như ở địa phương nào của Việt Nam áp dụng câu này cũng được, các bạn cứ thay tên quê ḿnh vào câu ca dao trên, chắc chắn rước được nàng về dinh.

Xem thêm: Ca Dao Về Cơm


 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16