Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 
Trích từ http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/
 
Xuân về nói chuyện Tết

Trong các Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam th́ Tết Nguyên Đán được xem là Tết chính mở đầu vào một năm mới, rất được sự quan tâm của mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi và tất nhiên kèm theo đó là sự tập trung chuẩn bị cho việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí trong những ngày Tết. Khi nói đến: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... th́ ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên Đán dù chỉ 3 ngày (mồng 1,2,3 tháng giêng âm lịch) nhưng quá t́nh chuẩn bị trước đó có thể hàng tháng và bắt đầu cao điểm từ ngày "đưa ông Táo về trời" 23 tháng chạp, những ngày ấy mọi người đă cảm nhận được không khí Tết - nô nức, hồ hởi, nhộn nhịp phố phường, chợ búa... Nói chung, để đến ngày Tết chính - Tết Nguyên Đán phải trải qua những mốc mang dáng dấp nghi lễ chuẩn bị như đưa ông Táo về Trời (hay c̣n gọi là Tết Táo Quân), đêm trừ tịch - đón giao thừa.

Tết Táo Quân hay dân gian thường nói "đưa ông Táo về trời", theo giải nghĩa từ hán: Táo là "bếp", Táo Quân hay ông Táo nghĩa là "ông Vua bếp", "ông Quản bếp". Truyền thuyết xưa có hai vợ chồng v́ quá nghèo khổ đă bỏ nhau, mỗi người mỗi nơi tha phương cầu thực. Người vợ sau này may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng chạp, người chồng trên đường đi ăn xin đă vô t́nh gặp lại người vợ cũ. V́ t́nh xưa nghĩa cũ, người vợ đưa về nhà cho tiền, cơm gạo, nhưng không may người chồng mới bắt gặp, nghi ngờ vợ thông gian. Người vợ khó xử, uất ức đă nhảy vào bếp lửa tự vẫn, người chồng mới ân hận cũng lao vào lửa nốt.!. Cảm thấy cái nghĩa của 3 người nên trời đă phong cho họ làm "Vua bếp" măi măi bên nhau. Từ tích này mà về sau bếp thường có "ba ông đầu rau" (3 ḥn đất để kê nồi đun bếp). Dân gian cũng chọn lấy ngày 23 tháng chạp hàng năm để làm "lễ Táo Quân", "lễ đưa ông Táo về trời" để ông Táo dâng sớ báo cáo với trời về những việc trong nhà suốt một năm qua. Lễ Táo Quân thường có bánh, kẹo và không thể thiếu cá chép bằng giấy để đưa Táo về trời.

Đêm trừ tịch: Theo nghĩa từ Hán th́ "Tịch" là "đêm", c̣n "trừ" theo nghĩa gốc là "qua đi, bỏ đi", như vậy đêm trừ tịch nghĩa là "đêm của năm cũ qua đi" hay đêm cuối cùng của năm cũ.

Giao thừa: Theo gốc tiếng Hán th́ "Giao" là "xen kẻ nhau, thay nhau" hoặc "nối tiếp nhau, trao đổi lẫn nhau"... c̣n "Thừa" nghĩa là "đảm nhận, thi hành" hoặc "thừa kế, kế tiếp". Do vậy, gọi giao thừa tức là vào lúc 12 giờ đêm ngày 30 tháng chạp - chính là thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới - thời điểm mà theo quan niệm dân gian là lúc hai vị thần cai quản trần gian là ông "Hành Khiển" - một cũ và một mới, thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận công việc của nhau. Vào ngày nay, nhân dân ta hay làm lễ thiên địa ở ngoài trời để cầu mong các vị thần ấy ban cho nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

Tết Nguyên Đán: theo nghĩa gốc Hán: "Nguyên" là "đứng đầu" c̣n "Đán" là "buổi sáng", do đó Tết Nguyên Đán là "Tết mừng buổi sáng đầu năm". Sáng mồng 1 tháng giêng là thời điểm quan trọng nhất đánh dấu năm mới chính thức bắt đầu, là dịp thực hiện các hoạt động nghi lễ và tập tục truyền thống như lễ gia tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi, mừng thọ, tiệc sum họp gia đ́nh... Trong những ngày Tết Nguyên Đán, mọi người ngừng các công việc lao động kiếm sống hàng ngày để thư giăn, vui chơi, gặp gỡ, thăm viếng họ hàng, bạn bè với những lời chúc mừng đầu năm hay đi cúng chùa với những cầu nguyện được ban phước lành. Ai cũng đều mặc đẹp, phong cách lịch sự, kiêng những lời nói xấu với mong muốn mọi điều trong năm mới sẽ luôn tốt đẹp, suôn sẻ. Ngày nay, với cuộc sống ngày càng hiện đại, bên cạnh các tập tục, lễ hội truyền thống trong ngày Tết, mọi người c̣n đi thưởng ngoạn, chơi vui ở các tụ điểm, khu vui chơi giải trí, khu du lịch. Dù vậy, ngày Tết Nguyên Đán - ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam vẫn không mất đi bản sắc riêng có của dân tộc Việt Nam, mang một nét văn hoá đậm đà phương Đông: hiền hoà, chân chất, luôn hướng đến những điều tốt đẹp.

N.H

 

 
Sc Thái Tết

ic.gif (37 bytes) Lễ Chùa Đêm 30
ic.gif (37 bytes)
Bánh Chưng Bánh Dầy
ic.gif (37 bytes)
Về Với Cội Nguồn
ic.gif (37 bytes)
Phong TụcNgày Tết
ic.gif (37 bytes)
Xông Đất
ic.gif (37 bytes) Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes) Tết M'Nong
ic.gif (37 bytes) Giá Trị Tâm Linh
ic.gif (37 bytes) Câu Đối Tết
ic.gif (37 bytes) Tṛ Chơi Xuân
ic.gif (37 bytes) Xuân Và Tết
ic.gif (37 bytes) Tết Đoan Ngọ 2004

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16