Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Trò chơi dân gian

- Chơi đu

- Chọi gà

- Cờ người

- Kéo co

- Ðánh roi múa mộc

- Ném cầu

- Tập tầm vông

- Nu na nu nống

- Tùm nụ tùm nịu

- Thả đỉa ba ba

- Thia la thìa lảy

Những lễ tục thi dân gian

 

 

 

Lịch lễ hội

Lễ hội 3 miền


CHỌI GÀ

Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam ) đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thường của nhiều người ở đô thị cũng như nông thôn.

Trước cách mạng tháng 8-1945, nhiều "trường gà" đã được thiết lập ở khắp nơi, thu hút đông đảo khách có máu mê ăn thua cờ bạc. Sách vở xưa cũng từng bàn về chọi gà và gà chọi. Từ thế kỷ thứ XII, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong bài hịch tướng sĩ cũng đã từng cảnh tỉnh những ai đắm mình vào thú vui này trong lúc "quốc gia hữu sự":"Cựa gà sắc khôn đâm giáp giặc"...

Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập v.v... Câu ngạn ngữ "Gà tại nó, chó tại ta " ý là gà trước hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc "chó giống cha, gà giống mẹ" ...

ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam bộ có gà Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa...

Chọi gà là thú vị dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng huấn luyện gà thì lại thuộc về một tầng lớp người có có điiêù kiện. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa.
 
Chọi gà - từ thú tiêu khiển đến "nghề" chơi!
(Cập nhật 07/02/2005 4:47 pm)
 

Tṛ chơi chọi gà có từ thời xa xưa. Đầu tiên đó là một cái thú tiêu khiển của những người trong tâng lớp quư tộc, giàu có; sau lan rộng thành tṛ chơi dân gian.

Đây là một thú chơi rất công phu, đ̣i hỏi người chơi phải có "nghề", biết cách chọn giống; phát hiện sức tài qua những cái vảy, sắc lông của gà; biết cách chăm sóc và nhất là cách chọn đối thủ cho gà của ḿnh.

Công phu chọn giống...

Theo những người chơi gà có nghề, để có được một con gà chọi tốt, việc đầu tiên là phải biết chọn giống. Gà mẹ phải xuất thân từ ḍng gà, có sức chịu đ̣n tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu "trả độ". Gà bố phải thuộc ḍng có chân đá hiểm hóc, nhiều đ̣n thế hay. Hội tụ những yếu tố trên, đám gà con sinh ra thế nào cũng có được ít nhất một con gà tài.

Trước đây, những ḍng gà máu "chiến" (gà dữ) tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, như ḍng gà cụ Tôn Thất Đệ ở Nha Trang, ḍng "xám rách" của ông Bảy Đệ ở Vạn Giá (Phú Yên), hay ḍng gà ở Mũi Né, Chợ Lầu (Phan Thiết)... C̣n hiện nay, do các tay chơi trao đổi với nhau nên những ḍng gà hay đă được rải đều ở khắp các địa phương trong cả nước.

Chọn gà tài

Chọn gà tài phải bắt đầu từ thuơ "sơ sanh". Trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi bắt sâu kiếm ăn một ḿnh, hoặc đêm về không "rúc" vào nách gà mẹ ngủ mà lại nằm đối mặt với gà mẹ (gọi là gà chầu mỏ).

Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhăn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).

Ngược lại, những con gà có biểu hiện "lập dị" như: chúm chân bước từng bước đi như diễu hành, mặt cứ lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi ṿng quanh lồng (gọi là gà né lồng) th́ dân chơi không bao giờ chọn. Dân chơi gà xưa nay đúc kết những điểm trên bằng mấy câu thơ sau: "Nhất thời chúm chím bỏ ra / Nh́ thời lắc mặt, thứ ba né lồng".

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, vẫn có ư kiến "kê đá, mă kỵ", phải nh́n được chân đá th́ mới xác định được gà hay gà dở, giống như chọn ngựa phải cỡi thử.

Nuôi gà chọi

Chọn được gà ưng ư rồi nhưng nếu không nuôi đúng cách, huấn luyện không bài bản th́ cũng chẳng nên gà chọi. Nhiều dân chơi gà ví von: chăm gà chẳng khác chăm một đứa con!

Chế độ ăn của gà phải được tuân thủ: một ngày chỉ cho ăn hai diều lúa, trưa cho ăn xen kẽ rau xanh, vài ngày mới cho ăn một ít mồi tươi. Nuôi quá kỹ gà sẽ bị "nục" (mập quá) cũng không tốt. Tối cho gà ngủ mùng để khỏi muỗi cắn. Khi gà đă đến tuổi chọi th́ phải được "luyện vơ", cho đá "dợt" với gà cùng "ḷ" và dùng một con gà khác nhử trên không để tập thế đá. Nếu có được một con gà chuyên cắn lưng, đá ngực hoặc đâm đùi, xỏ đĩa th́ chẳng c̣n ǵ bằng!

Muốn gà dày da để có sức chịu đ̣n, người ta dùng nghệ tươi, lá ngũ trảo với một chút phèn chua, tất cả giă nát ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho gà phơi nắng (sáng) thường xuyên.

Ngày xưa "gà chấm niên" (đúng một năm) mới cho tập tành chuẩn bị "tham chiến". Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, cho gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà v́ thế cũng ngắn hơn.

Chọi gà xưa và nay

Ngày xưa ông cha ta chơi gà mang đậm tính nghệ thuật. Tùy theo gà mà người ta có thể ấn đinh thời gian chọi (hồ chọi) ngắn hoặc dài để gà có điều kiện nghỉ dưỡng sức. Nếu gà mệt quá có thể dựa vào nhau nghỉ thoải mái, hoặc sau đó được xử huề. Để tạo độ bền cho gà, cha ông ta dùng nước ấm để áp, thoa gừng hoặc cho gà uống nước tiểu lúc chọi.

Nay người ta ấn định mỗi "hồ" là 20 phút, nghỉ cho nước 5 phút, sau đó tiếp tục chọi cho đến khi phân thắng bại. Nếu gà dựa vào nhau để nghỉ, người chơi sẽ nắm đuôi của chúng kéo ra rồi thả vào để giục cho chúng mau chóng tiếp tục cuộc đấu. Khi vào đấu, không một loại thuốc nào được đưa vào cuộc chơi để tiếp sức cho gà. Gà trong lúc chọi chỉ được ăn cơm, uống nước của trường gà.

Bởi tính chất của cuộc chơi đă trở nên "quyết tử" như vậy, nên chuyện thắng bại của trận đấu không tùy thuộc vào tài năng của gà mà tùy thuộc vào tài năng của người chủ. Điều đó thể hiện qua cách "chạng" gà. Ở miền Nam th́ "chạng" bằng cách "vô tay" (dùng tay vuốt lưng con gà đối thủ để do độ dày mỏng, cân lượng). C̣n ở miền Trung th́ không được sờ vào con gà. Khi "chạng", gà được nhốt trong hai chiếc giỏ, hai người chủ phải "chạng" gà bằng mắt. Do đó, người chơi phải biết đo, cân gà bằng cách nh́n gà.

Theo kinh nghiệm, những con gà cao, nặng thường có khoảng cách từ "chậu" (mấy ngón chân) lên đến đầu gối, từ gối lên đùi, cổ dài và ḿnh bắp chuối. C̣n ngược lại th́ gà thấp, nhẹ. Nếu chạng nhầm là cầm chắc chuyện thất bại.

Cách cho nước gà sau mỗi "hồ" đấu cũng quan trọng không kém. Nh́n cách thi đấu của gà, người chủ sẽ biết gà của ḿnh cần nước nhiều hay ít, cần được quạt hay ăn cơm. Nếu thực hiện sai sẽ làm giảm sức thi đấu của gà.

Hồng Ân

Chuyện Đá Gà

THANH VĂN  

Trước khi kể chuyện gà tôi xin rao trước là những ǵ qúy vị đọc sau đây không bảo đảm đúngcockfighting.JPG (30362 bytes) 100% bởi lẽ tôi vốn không phải là dân “trong nghề” chơi gà đá nên những ǵ viết ra chỉ là những hiểu biết mà tôi “nghe được” từ những “thầy gà” từ hồi cách nay đă trên 30 năm. Trí nhớ nay đă hao ṃn theo tuổi tác mỗi ngày mỗi tàn lụi nên có thể những điều ghi ra đây đúng, có thể sai hay thiếu sót. Dù sao năm nay cũng là năm gà, dù bây giờ đă qua Trung Thu nhưng kể chuyện về gà cũng c̣n hợp “thời trang” không đến nỗi “lạc điệu” ǵ. Bây giờ xin mời qúy vị đọc những ǵ tôi c̣n nhớ về gà trước là giải trí ít phút, sau là để biết về một môn “chơi” khá phổ biến của dân miền Nam xưa.

            Số là hồi năm 1969 tôi được lệnh đi làm việc tại quận Hương Mỹ tỉnh Kiến ḥa, nay là Bến Tre. Quận này vốn là quận tân lập được tạo thành từ 3 Tổng: 2 cắt ra từ quân Mỏ Cày ở phía Bắc, 1 cắt ra từ quận Thạnh Phú ở phía Nam . Hương Mỹ nằm giữa Mỏ Cày và Thanh Phú. Hương Mỹ có 12 xă tất cả. Quận này vốn là vùng đất bị Việt cộng kiểm soát đă nhiều năm nên rất bất an ninh. Cuối năm 1969 một chiến dịch b́nh định quân được thi hành và sau hơn 1 năm th́ chiến dịch thành công, an ninh của toàn quận được cải thiện đáng kể đến độ trước kia quận đứng hạng chót trong tổng số 9 quận của Tỉnh, sau chiến dịch b́nh định nó leo lên hạng thứ 3 về mặt an ninh trong tỉnh. Chính nhờ an ninh tốt mà các sinh hoạt khác cũng phát triển khá theo. Khu chợ quận trở nên phồn thịnh, các chợ xă cũng nhờ thế mà phồn thịnh theo. Phía Bắc có chợ An Định, tên nôm là cái quao, phía Nam có chợ Đại Điền. Chính giữa là chợ quận tức chợ Hương Mỹ. Khi kinh tế phát triển dân chúng làm ăn khá giả th́ đời sống mọi người cũng thoải mái luôn. Nhất là sau khi chiến dịch hoàn tất th́ con lộ liên tỉnh từ Thạnh Phú qua Hưong Mỹ, Mỏ Cày lên Đôn Nhơn thẳng qua Chợ Lách thuộc Tỉnh Vĩnh Long được tái lăp sau hơn 10 năm khúc đường lộ trong phạm vi từ xă Hương Mỹ đến gần Mỏ Cày đă bị đào phá rồi trồng chuối để mất dấu vết. Nhờ hàng ngày có xe đ̣ chạy thẳng từ Thạnh Phú lên Mỏ cày nên hàng hóa lưu thông, dân chúng di chuyển nhanh chóng đỡ phải đi đường đ̣ từ Thạnh Phú hay Thanh Tân thuộc Đại Diền về tỉnh mất khoảng 8-10 giờ một chuyến.

            Khi dân chúng làm ăn phát đạt th́ mọi sinh hoạt xă hội cũng phát triển theo một trong những sinh hoạt cổ truyền của dân địa phương vùng này là đá gà nhờ đó mà phục hồi nhanh chóng.

            Khi mới đến Hương Mỹ, tôi được biết ở đây có ông Trưởng Pḥng Tài Chánh quận được dân ở quanh vùng tôn là đệ nhất “thầy gà”. Tôi chưa được chứng kiến tài nghệ của ông này ra sao nhưng có nghe ông từng được Tướng Tầu Bay Nguyễn Cao Kỳ cho trực thăng xuống rước về tận Tân Sơn Nhất để xem gà của ông Tướng và cố vấn cho ông Tướng về gà. Ông này nổi tiếng là dân “cậu” ở Hương Mỹ bởi ông có chức lớn trong quận lại là “thầy gà” danh tiếng nên xài rất sang. Nghe nói quần áo của ông hàng ngày thay ra ông bỏ vô một cái rương bằng gỗ rồi cuối tuần gửi đ̣ máy qua Trà Vinh, Tỉnh Lỵ của Tỉnh Vĩnh B́nh nằm ngang với Hương Mỷ chỉ cách có con sông Cổ Chiên để mướn tiệm giặt ủi bên Trà Vinh giặt ủi xong lại gửi đ̣ máy về cho ông xài trong tuần kế. Sở dĩ ông phải cầu kỳ như thế v́ ngoài lư do nêu trên về mùa nước ṛng của sông Cửu Long nước biển theo cửa sông tràn vào sông ngược lên đến tận Tỉnh lỵ nên toàn khu vực quận Hương Mỹ không khúc sông nào c̣n nước ngọt nữa, toàn thể là nước lợ, quần áo trắng mà giặt loại nước này sẽ thâm đen hết chưa kể là khi mặc rít rịt v́ c̣n dính muối trong các sợi vải. Bên Trà Vinh có nước máy nên quần áo giặt không bị cái nạn trên.

            Đệ tử của ông Trưởng Pḥng Tài Chánh là Chín y-tế, anh này thứ chín tướng nhỏ con thấp bé nhưng mồm miệng và tay chân th́ rất nhanh nhẹn, làm nghề y-tá hương thôn vừa là nhân viên của chi y-tế quận vừa hành nghề chích dạo cho đồng bào trong xă nên dân chúng gọi anh là Chín Y-tế. Chín y-tế là thầy gà, chuyên viên “cho nước” gà. Chủ gà nào cũng muốn nhờ Chín o cho gà của ḿnh.

            Hồi đó ông Trưởng Chi Y-Tế quận lại vốn là bạn học cũ của tôi nên tôi hay ghé ngang Chi Y-Tế nói chuyện với ông Trưởng Chi, v́ thế Chín Y-Tế cũng hay đeo theo tôi để kể chuyện đá gà và giảng giải về gà cho tôi nghe.

            Gà đá hay c̣n gọi là gà chọi hoặc gà ṇi là loại gà được nuôi và săn sóc đặc biệt đề chọi ăn tiền. Người ta phân loại gà theo mầu sắc lông của gà. Có 5 loại chính: Điều (c̣n gọi là Tía) Ô (c̣n có khi gọi là ó), Vàng, Chuối (c̣n gọi là nhạn), Xám.

Theo “kinh kê diễn nghĩa” th́ : Ô ăn Tía, Tía ăn Nhạn, Nhạn ăn Xám, Xám ăn Ô và Vàng cũng ăn Ô.

            Tuy “sách” ghi như thế không phải là cứ theo sắc lông của gà là đủ để biết gà nào tốt sẽ thắng độ cá. Người ta c̣n xem tướng mặt, dáng đi, tiếng gáy, cánh, mỏ và nhất là chân, cựa và những vảy trên chân gà để có thể xác định con gà nào là hay, cáp độ là sẽ thắng. Xem tướng mặt tức là người ta xem cặp mắt gà, nếu cặp mắt hơi sâu và mí mắt hơi dầy th́ gà không chớp nháy nhanh được. Gà mắt có mí mỏng, mặt đẹp và lanh lợi th́ là gà khôn. Muốn cho gà có mí mắt dầy biến đi th́ người ta phải cho trải qua hai ba đời th́ mắt mí dầy mới biến mất, tức là người ta lựa con gà mái cũng thuộc giống gà ṇi có mắt mí mỏng và nhanh nhẹn cho con gà ṇi có mắt mí dầy đạp, gà con sinh ra lại cho con gà trống khác lựa giống tốt cho đạp th́ đời gà cháu này sinh ra sẽ mất mí dầy. Bởi có câu chó giống cha, gà giống mẹ.

Về cánh khi con gà lớn bắt đầu cất tiếng gáy th́ người ta dang đôi cánh của nó ra xem và đếm các lông cánh có cuống lông cứng, gà hay phải có từ 19 cái lông cánh trở lên mỗi cánh mới tốt, bởi có nhiều lông loại này cánh con gà sẽ mạnh giúp nó dễ dàng vỗ cánh bay cao khỏi đầu địch thủ mà đá vô đầu địch thủ. Con nào có 17 lông trở xuống mỗi bên cánh là loại dở.

Về dáng đi con gà có dáng đi hùng dũng oai nghiêm như ông tướng ra trận th́ nhất định là gà hay; tướng đi củ rủ như gà bệnh th́ chỉ có nước đem cà ri mà thôi.

Mỏ gà ngắn và cứng th́ con gà dễ mở rộng mỏ để cắn địch thủ trong trường đấu.

Chân gà th́ phải có hàng vẩy đều, tốt nhất là lớp vẩy hai bên xếp như h́nh chữ nhân (chữ Hán) th́ tốt. Cựa dài là cựa sào, cựa gốc mập nhưng thân cựa ngắn gọi là cựa chốt. Có con gà có tới 6 cựa, thực sự ra th́ không phải là 6 cựa mà phía trên cựa có thêm 3 cục u như hạt đậu xanh lồi ra, phía dưới cựa nằm giữa cựa và ngón thính (tức là ngón chân sau của gà, con gà chân có 4 ngón 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau gọi là thính) có thêm một cục u nhỏ như 3 cục u trên th́ trường hợp này người ta gọi là gà có 6 cựa, gà 6 cựa thuộc loại linh kê, đá đâu thắng đó.

Ngoài ra tiếng gáy cũng quan trọng vô cùng, gà có tiếng gáy lớn và trong là có sức mạnh. Gà có tiếng gáy đục và ngắn là gà có tiềm lực yếu. Ra trường nếu hết độ nhang đầu mà không thắng đối phương th́ thế nào nó cũng rót. Gà rót là gà bỏ chạy.

Nếu gà sinh đôi (tức là một trứng nở ra 2 con một lượt) th́ là loại “thần kê” thứ này đá mười trận thắng cả mười. Dân chơi đá gà mà biết con nào thuộc loại này th́ họ không chịu cáp độ bởi nắm chắc phần thua, nhiều khi chủ gà phải t́m cách nhuộm lông để hóa trang cho gà thành khác đi mới cáp độ được. Nhưng nhiều nơi có “luật lệ” nghiêm minh không chấp nhận trường hợp trên kể là không thành thật không cho cáp độ. Đây là trường hợp của vùng quận Hàm Long Bến Tre, gà bất cứ từ xứ nào đến Hàm Long đá mà chủ gà chơi không thành thật sẽ bị trừng phạt, nếu ăn th́ phải trả lại toàn bộ số tiền thắng và dù thắng dù thua, con gà cũng bị bắt xác cho làm thịt. Về tiếng gáy c̣n có loại gà ban đêm gáy ra lửa, tức là khi nó gáy từ mỏ nước miếng của nó có lẫn chất lân tinh nên ban đêm nh́n thấy thỉnh thoảng có đốm sáng từ mỏ gà bắn ra, đây cũng là giống linh kê rất hiếm, gà này cất tiếng gáy th́ gà khác chung quanh sợ cụp đuôi xuống hết sau hết gà ban đêm ngủ trên mặt đất chân duỗi, đầu lật ngang trên mặt đất, hai cánh x̣e ra như con gà chết th́ đây là gà “tử mị”, loại này cực hiếm và qúy, bảo đảm đá trận nào thắng trận đó.

            Gà ṇi nuôi rất tốn công phu, ngay từ khi con gà c̣n nhỏ lông cánh chỉ mới lú người ta đă bắt đầu tẩm nghệ vào hai đùi và đôi chân gà. Ngoài nghệ nhiều chủ gà c̣n cho tẩm thuốc, nói đến thuốc th́ mỗi thầy gà có một món “gia truyền” không bao giờ ai chỉ cho ai hết. Cha truyền cho con, con truyền cho cháu chứ người ngoài đừng ḥng biết đến. Khi con gà đă lớn hơn người chủ gà thường dùng cơm nếp nóng vo lại như cái hột gà chườm cho cặp đùi gà và cũng để nhổ hết các lông măng trên đùi gà.

            Cái đầu con gà ṇi có một cái mồng và hai dái tai tḥng xuống hai bên trông rất đẹp gọi là tích, nhưng ngay khi con gà c̣n nhỏ chủ gà đă phải cắt bớt mồng cho nhỏ đi và cắt bỏ hai dái tai gà gọi là lắt tích và nhổ lông đầu gà cho đầu thành trọc lóc, bởi những bộ phận này là nơi khi ra trường đấu địch thủ sẽ cắn và ghịt đầu gà xuống để đá cho mù mắt lũng cổ. Do đó người ta phải “trim” mào và cắt dái tai, nhổ lông đầu cho gà địch thù hết đường “làm ăn”.

            Những tay chơi gà chuyên nghiệp thường gây giống lấy để có gà có nhiều khả năng hay. Thí dụ như gà c̣n được phân loại làm hai thứ là gà cựa và gà đ̣n. Gà cựa là gà có cựa dài và bén, lâm trận thường đá địch thủ rách dĩa (tức là cái bầu diêu), lũng cổ, mù mắt, xệ cánh. Gà đ̣n là loại gà có cặp đùi lớn, mập như vơ sĩ Sumo, chịu đ̣n rất giỏi nhưng chậm chạp. Chủ kê nhiều người t́m cách cho lai giống bằng cách cho con gà trống đ̣n đạp gà mái, rồi con sinh ra lớn lên lại cho gà cựa đạp dể gà cháu sinh ra có đủ đức tính của cả gà đ̣n và gà cựa.

            Chuyện vỗ gà như trên đă viết sơ là nào dùng cơm nếp nóng lăn quanh đùi gà, tẩm nghệ đùi và chân gà. Nghệ để tẩm phải là loại củ nghệ thật ǵa, được mài trong cái nắp mái (tức cái nắp đậy chum lớn dùng chứa nước mưa ở thôn quê miền Nam) lật ngửa, kê nghiêng qua một bên, trong nắp mái có đổ một chai nước, 1 phần tám xị rượu, một cục phèn chua bằng ngón chân cái tán nhỏ, một chút nước tiểu của thanh niên chưa vợ và một nhúm muối. Nghệ mài cho đến khi dung dịch thành xền xệt như hồ lỏng mới được. Dung dịch này thầy gà c̣n phải nếm để biết có cần gia giảm phèn chua hay không cho thích hợp với từng loại gà. Dung dịch nghệ này được tẩm vào đùi và chân gà và phải đủ ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 3 ngày đến một tuần lễ mới thôi.

            Tóm lại là nuôi, tuyển lựa giống, gây giống gà rồi vỗ gà là việc làm tốn rất nhiều công phu và thời giờ, do đó ngày xưa chủ gà thường là những người có máu mặt ở thôn quê mới có điều kiện thực hiện c̣n đại đa số dân thường làm ǵ có tiền mướn thầy gà săn sóc gà, ngày giờ c̣n lo kiếm ăn đâu rảnh mà lo o bế gà.

            Khi gà đă sẵn sàng ra trường th́ người ta thường nhốt riêng những con sẽ đem đi đá, nhiều chủ gà cẩn thận c̣n dùng hai lớp bội lồng vào nhau để con gà không thể tḥ mỏ qua bội mổ bất cứ vật ǵ ở ngoài vừa bảo vệ mỏ gà vừa ngừa kẻ nào lén thuốc gà liệng trùng có thẩm thuốc cho gà ăn trước lúc ra trường đấu. Ngoài ra người ta c̣n dùng vải mầu xậm che kín bội gà không cho con gà nh́n thấy bên ngoài và cũng không cho ai quan sát được gà của ḿnh trước khi cáp độ.

            Trường gà là một khu đất trống bằng phẳng có thể chứa được số người vừa tham gia vừa xem, tùy trường lớn hay nhỏ khu đất có khi chứa được cả vài trăm người, thường th́ trường cỡ trung trung cũng có thể chứa khoảng trăm người. Ở giữa khu đất người ta dùng một tấm cót mỏng bề cao chừng 5 tấc dài đủ để quây thành ṿng tṛn có đường kính chừng 5-6 thước. Tấm cót đó được buộc chặt vào những cọc tre hay gỗ đóng cứng xuống đất ở phía ngoài.

Người tham gia trận đấu (gồm hai loại: 1 là loại chủ gà và 1 là loại không làm chủ gà nhưng chuyên bắt cá theo gà gọi là dân hàng xáo) và người xem ngồi, đứng chung quanh ṿng cót. Người đă đến trường gà thi ai cũng như ai, không phân biệt quan quyền thứ dân giầu nghèo hay chức tước. Giầu th́ bắt cá nhiều tiền, năm bẩy mười ngàn một độ, nghèo th́ 5 mười đồng cũng được.

Ớ một phía ngoài ṿng cót có một bàn nhỏ trên để một chiếc ghế đẩu nhỏ, trên mặt ghế có một khúc thân chuối hay móp để cắm cây nhang, cây nhang được cắm ngang với mặt đất, ngay phía dưới cây nhang là một chiếc đĩa bằng nhôm sâu ḷng dùng để hứng đồng xu. Đồng xu này được một sợi chỉ luồn qua lỗ làm thành cái ṿng rồi treo ṭng teng trên cây nhang cách đầu cây nhang chừng 5cm. Khi bắt đầu độ đá gà người trọng tài cũng là chủ trường gà ngồi bên cạnh cái bàn sẽ dùng hộp quẹt đốt cây nhang, cây nhang cháy đến chỗ có sợi chỉ buộc đồng xu sẽ đốt cháy sợi chỉ là đồng xu rớt xuống chiếc đĩa nhôm ở dưới là dứt một hiệp đấu. Thường một hiệp như thế lâu chừng 5 phút mà thôi.

            Hai con gà được hai tay chuyên môn cho nước gà săn sóc trước khi thả vào trường, cho nước gà là dùng nước phun vào mặt vào thân vào cổ gà cho con gà tỉnh táo, đôi khi c̣n vạch đít gà phun cả vào đít cho nó vươn thẳng người trước đối thủ.

            Hết một hiệp hai con gà được hai người cho nước bắt ra vỗ về xem xét, nếu bị thương th́ dùng khăn lau sạch vết máu, đôi khi c̣n phải may vết thương bằng kim và chỉ lại và dịt một chút thuốc rê. Nhiều khi sợ vết thương đọng máu đóng cục bên trong làm cho gà đau đớn người cho nước phải ghé miệng vào vết thương của gà mà hút máu bầm ra, hút vào miệng rồi nhổ ra đất trước khi may vết thuơng lại. Trận đấu chưa phân thắng bại th́ sau 5-10 phút săn sóc gà lại được thả vô trường đấu để đá tiếp tục. Gà ṇi là giống rất anh hùng, thường nhiều con thà chết tại trường chứ không chịu chạy. Bên nào có gà bị chết là thua. hoặc gà bỏ chạy ṿng quanh trường đấu 1 ṿng và kêu lên là kể như thua, hai bên cùng bắt gà ra và độ đá thế là kết thúc.

            Trong khi hai con gà đang say máu mổ, cắn, đá nhau th́ người coi và chủ gà cũng như những tay cá độ vây quanh bắt cá với nhau về thắng thua của hai con gà. Người đứng bên này dơ tay hướng về người đứng phía bên kia ṿng cót ra dấu ngón tay trỏ khoằm lại như móc câu, người bên kia bắt th́ cũng đưa tay với ngón trỏ y vậy đối lại. Người ta bắt cá có thề 10 ăn 9, mười ăn 8 thậm chí có khi chắc ăn qúa dám hạ xuống 10 ăn 1 hay năm phân. Tức lá 10 đồng ăn 9 đồng, 10 đồng ăn 8 đồng, 10 đồng ăn 1 đồng hay 10 dồng chỉ ăn năm phân là 50xu, tức năm hào là nửa đồng mà thôi. Ngày xưa thời c̣n Tây ở Việt Nam nghe nói các đại điền chủ c̣n dùng lúa ruộng hay cả chính điền đất nhà cửa để đánh cá các độ gà. Sau này thời nay người ta chỉ cá bằng tiền mặt mà thôi. Có đến trường gà mới thấy nhiều ông già trông bề ngoài những tưởng là nông dân chân lấm tay bùn, ăn mặc xập xệ, quần sắn móng lợn, đầu quấn khăn đầu ŕu hay khăn rằn nhưng lưng lận từng bó giấy bặc 500 từng cuộn ràng giây thung chặt chẽ.

            Luật chơi ở trường gà không có ǵ là nghiêm khắc hết, đôi bên không cần biết tên nhau, cũng chẳng cần giao kèo giấy tờ ǵ cho ḷng ṿng, ưng bắt cá th́ chỉ cần dơ tay móc dá dá về phía đối thủ, đối thủ chấp nhận cũng đáp lại như thế là xong giao kèo rồi. Lát nữa xong độ đá gà là người thua chung đầy đủ. Hồi nào chưa hề thấy trường hợp nào người thua bỏ chạy bao giờ. Thua th́ tự động t́m đến người thắng để chung đủ, thắng th́ đợi người thua đến chung tiền chứ không có màn kêu réo hay đ̣i hỏi. Cũng không có cảnh thua rồi đổ quặu gây lộn lẫn nhau. Tuy nhiên nếu có màn “gian lận” như cố t́nh lừa cho đối thủ cáp độ với gà ḿnh đă được ngụy trang như đă tŕnh bày ở trên th́ lập tức trọng tài ra lệnh bắt gà và bắt người có lỗi phải trả lại tiền người thua, kể cả những người ăn theo trong độ gà đó cũng phải thi hành nghiêm chỉnh. 

Tóm lại đá gà là một môn chơi cổ truyền của người dân miền Nam nước ta, tuy ngày nay nh́n cảnh hai con gà đá nhau th́ hội bảo vệ xúc vật chắc sẽ khiếu nại ngay. Luật lệ ở các nước Tây Phương hầu hết đều cấm đá gà. Riêng ở Phi Luật Tân người ta c̣n chắp cựa là lưỡi dao rất bén cho gà đá mau chấm dứt. Gà đá kiểu Phi Luật Tân chỉ chừng vài phút là có con chết ngay trong trường đấu, gà có tháp cựa dao nhiều khi chỉ nhẩy đá một cú là đứt đầu gà đối thù chấm dứt trận đấu trong chớp nháy.

Dân nuôi gà chọi ở nước ta và chơi gà thường dùng tên các nhân vật trong truyện cổ bên Tầu để đặt tên cho gà của ḿnh như gà Đơn Hùng Tín, gà Tiết Nhân Qúy, gà Tŕnh Giảo Kim v..v..

Tuy đây là một môn chơi có từ lâu đời, trong sử có kể là Đức Trần Hưng Đạo cũng là người rành về gà chọi, trong bài “Hịch Tướng Sĩ” ngài có viết:

Cựa gà sắc không đâm thủng được giáp giặc,
            Mẹo cờ bạc bàn nổi việc quân mưu?

Tả quân Lê Văn Duyệt là tay rất mê đá gà. Ông đă từng tâu với vua Gia Long rằng chính nhờ xem đá gà mà ông suy ra cách đánh thắng quân Tây Sơn khi hai bên giao chiến với nhau. Rồi chính vua Khải Định cũng đă từng từ kinh đô Huế vào tận Mỹ Tho để đá gà đấy.

Chuyện xưa kể như vậy, cũng đă lâu nay nhớ thuật lại để độc gỉa đọc cho vui ít phút, tôi hoàn toàn không nhằm khuyến khích môn chơi này cũng không đả phá v́ nếu so sánh chuyện đá gà với các vơ sĩ đấu quyền anh th́ tôi nghĩ là đấu quyền anh c̣n dă man hơn đá gà vậy.

            Ở Việt Nam trước kia những vùng có gà ṇi danh tiếng là Cao Lănh (Kiến Phong), Sầm Giang (Mỹ Tho), Hàm Long, Mỏ Cày (Bến Tre), G̣ Công, Bến Lức, Cần Đước (Long An), Sa Đéc, Long Xuyên, Sóc Trăng. Thời VNCH th́ ngoại trừ khi ông tướng tầu bay làm Thủ Tướng v́ thích chơi đá gà nên lờ đi không cấm đoán triệt để, nhưng tựu trung môn chơi này bị xếp vào hạng cờ  bạc nên có luật cấm hẳn hoi. Ngày nay th́ không biết môn chơi này có phát triển hơn không, tôi tin là dưới chế độ CHXHCN hiện nay th́ chắc là họ không những không xếp đá gà vào loại cờ bạc mà c̣n khuyến khích chơi để người dân bớt nghĩ đến chuyện chống đối nhà nước là

 Thanh Văn

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

  Hoàng Vân
Xin vui ḷng liên lạc với  Trang Chủ về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2004 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 01/27/16

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16