Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

Phụ lục 1
 
 
Hai Mươi Lăm Năm Xây Dựng Cộng Đồng Chicago.
 
Vài lời tâm sự: Khi viết trang hồi ức Hai Mươi Lăm Năm Xây Dựng Cộng Đồng Chicago, người viết cảm thấy ái ngại vô cùng v́ không thể loại bỏ cái tôi đáng ghét như người Pháp đă nói (Le moi est haisable). Nhưng rồi muốn lưu lại bút tích cho con cháu sau nầy nhận thức được rằng: mọi sự ở trên đời nầy không phải từ trời rơi xuống mà phải từ ư chí và sự chịu đựng của chính ḿnh. Muốn được như vậy ta không thể chờ người ta làm rồi ḿnh hưởng hay mới tiếp tay, mà ḿnh phải xăn tay làm để khởi sự. Làm để mà làm,  không phải để ḿnh được hưởng kết quả, mà phải cho ích lợi chung.
 
Bài viết nầy nếu có thiếu sót, xin quư vị bổ sung; giả như tôi lỡ quên ghi công đức một vị nào đă tích cực đóng góp cho sự thịnh vượng của cộng đồng Việt Chicago, xin quư vị ấy niệm t́nh tha thứ. Bài viết nầy đúng ra phải gọi là Hồi ức của một người tỵ nạn Việt Nam tại Chicago trong 25 Năm tha hương th́ đúng hơn. Là một người tỵ nạn Việt Nam, dĩ nhiên lập trường chính trị phải dứt khoát, phải là một người quốc gia chân chính. Nội dung bài viết phải nói là hoàn toàn quốc gia. Mọi nhân vật hay  thực thể,  biến cố được nêu lên v́ tính cách thông tin trung thực.
 
Có thể nói  là người đầu tiên trong đợt tỵ nạn 1975 đến Chicago không sớm hơn cuối tháng sáu. Đa số đợt nầy do hội Công Giáo (USCC) bảo trợ. Và v́ chưa chẩn bị cho nên khi xuất trại mọi người tỵ nạn phải qua một trại tỵ nạn thứ hai sau trại Ft Chaffee hay trại Pendleton là Trường Niles trên Touhy và Harlem. Những vị khai mạc trại nầy hiện c̣n tại Chicago như gia đ́nh ông Nguyễn Văn Minh, ông Ngô Quang Minh, Ông Trần Vũ Bản, Ông Hoàng Xuân Nghị v.v.. Sau gần một tháng sống trong trại tỵ nạn nầy (được tự do ra vô không bị giam như hai trại kia) th́ được xuất trại theo người bảo trợ.
 
Cuộc sống chung đụng với người bảo trợ có đủ chuyện khóc cười. Điển h́nh là ngày ngày người bảo trợ đi làm trưa không về, ít hôm đầu,  người tỵ nạn cho là bị bỏ đói cho tới tối mới được ăn. Sự thật th́ v́ ngôn ngữ bất đồng cho nên tỵ nạn không dám lấy đồ ăn trong tủ lạnh.
 
Chicago dầu sao cũng là thành phố lớn cho nên những khúc mắc hay khó khăn được các hội bảo trợ giải quyết ngay. Chứ như những tỵ nạn được đưa về những nơi khỉ ho c̣ gáy th́ càng khốn nạn hơn nhiều. Người viết nầy đă là một trong những tỵ nạn bất hạnh đó. Tuy gia đ́nh chúng tôi không bị đi vắt sữa ḅ lương 25 Cents một giờ, làm việc mút chỉ, từ bét mắt cho đến tờ mờ tối và bị cắt đứt hết với mọi liên lạc với thế giới bên ngoài,  nhưng cũng đă từng bị đuổi về trại tỵ nạn v́ không chịu chuyển đạo.
 
Khổ hơn thế nữa chúng tôi được đưa vào sống trong rừng, trên một đỉnh núi cao, để cắt tỉa một rừng thông kỹ nghệ khoảng một triệu cây. Chúng tôi được phát cho hai khẩu súng dài để tự kiếm lấy thực phẩm hàng ngày cũng như dự trữ cho mùa đông. Nhà ở không điện, không ga, không nước, mùa đông lấy tuyết hay đá mà nấu...
 
V́ cái rắc rối của sự đời như trên mà người viết nầy đầu năm 1976 phải tạ ơn người bảo trợ, quất ngựa truy phong, chạy đến Chicago t́m đất đậu. Nhà cửa chưa có nhưng cũng phải “bắt cái job thụt nhà xí ở Water Tower Place nhờ ông An cậu của Kim Xuyến giới thiệu” ngay ngày hôm sau để cho vợ con khỏi đói (thời nầy chưa biết welfare). Nhờ cái job nầy mà chúng tôi được quen biết thêm nhiều bạn bè mới.
 
Nhu Cầu Mưu Sinh. Từ  năm 1975 hội bảo trợ nhận của chính phủ liên bang một khoản tiền là $500 để lo định cư cho người tỵ nạn Đông Dương. Số tiền nầy không phải để trực tiếp đưa cho người tỵ nạn mà là để dùng vào việc điều hành để người tỵ nạn có cơm ăn và nhà ở cho đến khi kiếm được việc làm. Với số tiền cho mỗi đầu người nầy, hội bảo trợ nếu muốn có đủ tiền nuôi những người mới tới trong lúc chờ có việc làm mà không bị thâm thụt ngân quỹ, th́ họ phải mướn nhân viên lo kiếm việc làm cho người tỵ nạn một cách cấp kỳ. Những công ty có nhiều người Việt đi làm như FelPro, SoLo Cup, Maintenance Services v.v.... Người tỵ nạn khi đă có job ở đâu th́ mách nước cho người khác đến xin. Từ chỗ ân nghĩa, cḥm xóm, cố tri hay cùng binh chủng mà những sinh hoạt có tính cách tương trợ đă xảy ra luân lưu hàng tuần để cùng nhau chén tạc chén thù, xẻ chia kinh nghiệm trả nợ áo cơm. Những nhóm điển h́nh là nhóm Potomac, nhóm Albany Park, nhóm Granville, nhóm Nhà thờ Kenmore, nhóm Rockwell, nhóm Ashland, nhóm độc thân trên đường Kenmore, nhóm Nhảy Dù v.v...
 
Nhu Cầu Bản Sắc: Vừa chớp mắt mà gần nửa năm trôi qua, lễ Giáng Sinh đă tới. Với cái lạnh buốt giá của mùa đông Chicago, với cái lạnh của  nhớ nhà nhớ quê hương, nhớ những kỷ niệm đẹp trong những ngày lễ lớn tại quê xưa. Những người tỵ nạn tiên khởi đă cùng nhau tổ chức Lễ Giáng Sinh đầu tiên. Nhờ một người bảo trợ giúp đỡ, cha xứ một nhà thờ Công Giáo ở Evanston đă đặc biệt làm lễ nửa đêm cho người tỵ nạn Việt Nam. Dù đây là một lễ nghi hoàn toàn tôn giáo thế mà những người tha hương đă tạo thành một sinh hoạt lại tràn đầy sắc thái tương trợ. Thật là cảm động và chí t́nh biết bao khi một nhóm tỵ nạn Việt Nam không phân biệt tôn giáo như ông Trần Vũ Bản, ông Trương Kha Quư, ông Trần Hữu Lợi, ông Hoàng Xuân Nghị v.v.. đă tự động hợp tác với nhau chở tre, chở gỗ,  giấy, sơn trên xe lửa Evanston đến nhà thờ để làm một hang đá nơi Chúa Giêsu sinh ra trong khó hèn 1975 năm trước đây.
 
Hang đá nầy đă lôi cuốn được sự chú ư của người bản địa nhất là giới truyền thông Hoa Kỳ.  Qua sự thành công của việc làm hang đá chung trong dịp Lễ Giáng Sinh, cũng cùng những vị đó, họ đă tổ chức một cái Tết cổ truyền Việt Nam tại nhà thờ St Thomas of Canterbury, đường Kenmore do L.M. Nguyễn Quốc Hải chủ tế. Đây là lần đầu tiên nghi lễ hương khói ông bà tổ tiên có hoa quả lễ vật, nhang trầm nghi ngút tỏa ra trong một nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Mỹ.
Trước đây mỗi nhóm đă thường xuyên họp mặt nhau để hàn huyên, tâm sự chia xẻ những nỗi buồn đau chua xót trong những chuỗi ngày sống tha hương, và bây giờ tiếp theo vụ làm hang đá Mùa Giáng Sinh và Tết cổ truyền, người Việt tỵ nạn thấy rằng họ không thể xa ĺa nhau được và Hội Người Việt tiên khởi được h́nh thành bởi các ông Trần Vũ Bản, Ngô quang Minh, ông Trần Hữu Lợi, Lê Gia Thầm, Hoàng Trọng Biểu, Nguyễn Ḥa Quang và Hoàng Sĩ B́nh, Nguyễn Cường v.v..... Sự tụ tập với nhau hàng tuần cũng như việc h́nh thành Hội Người Việt chính là chỉ dấu của t́nh bà con xa mà láng giềng gần v́ những nhu cầu thiết yếu mà chúng ta không thể thiếu được sau đây:
 
Nhu Cầu Tôn Giáo: Hoa kỳ tuy theo một đời sống cởi mở song dân chúng lại rất sùng đạo. Có lẽ v́ đời sống vật chất quá thừa mứa cho nên con người mới cảm thấy rằng: con người không phải chỉ sống bằng phương tiện vật chất mà c̣n phải nhờ đến giá trị tinh thần. Người nào đi ngược lại điều nầy sẽ cảm thấy đời vô vị và dễ mắc bệnh tâm thần. Qua việc người bảo trợ cố gắng chuyển đạo người tỵ nạn cho nên ai nấy đều lo sợ và cố gắng giữ cái ǵ mà ḿnh đang có. Đây là một vấn đề tối quan yếu. Nhiều  nhóm nhỏ xúc tiến việc tu tŕ tầm đạo. Người công giáo và Hội Thánh Tin Lành được may mắn hơn, có sẵn nhà thờ địa phương đón tiếp, trong khi đó Phật giáo không có chỗ để nương thân cho nên trong những năm đầu luôn luôn cảm thấy thiếu thốn và thèm thuồng có được một ngôi chùa. Sau đây là những sinh hoạt liên quan đến tôn giáo của người Việt tỵ nạn:
 
a.         Phật Giáo: Một vài năm sau nhờ các phật tử có liên hệ với các sắc dân khác qua giao tiếp ở nơi làm việc, mà t́m ra được các chùa của Thái Lan ở South Side, của Nhật Bản ngay ở Uptown để đến thành tâm lễ Phật. Dù ngôn ngữ và kinh kệ khác nhau nhưng những chùa nầy cũng đă giải tỏa một phần nào vấn nạn về tôn giáo cho Phật tử tỵ nạn Việt Nam.
 
 Đi chùa mà lời kinh tiếng kệ là ngôn ngữ  của người dù sao cũng khó giúp ích cho việc tu tâm và hoằng pháp cho nên năm 1979 do các bạn hữu giới thiệu, cô Liên Dư  đă mời được thầy Thích Tịnh Từ , từ  Kansas lên thuyết pháp. Nhân dịp nầy, cô Liên Dư đă tham khảo với người viết về phương thức lập hội và xây chùa. Một buổi họp sơ khởi tại nhà ông Trần Vũ Bản, ở đường Sheridan với sự hiện diện của cô Liên Dư, ông Trần Vũ Bản, bà Nhung Johnson, ông Lâm Quang, ông Nguyễn Đức Nghĩa, ông Nguyễn Cầu Hải và chúng tôi v.v.....
 
Sau đó một ủy ban lâm thời lập hội Phật Giáo tại Illinois ra đời, và hội chính thức thành lập và tạo măi được Chùa Quang Minh ở Rockwell vào vài năm sau. Chùa đầu tiên tọa lạc tại góc đường Wabansia và Rockwell, Chicago. Nhờ ông bà Nguyễn Xuân Hy, một gười công giáo,  giới thiệu đă t́m ra được ngôi nhà có đất rộng mà giá rất rẻ. Nhờ ḷng thiết tha với Phật sự, phật tử xúm nhau kẻ công người của biến ngôi nhà ở thành chùa Quang Minh.
 
Công lớn nầy phải kể đến ông Trần Thao và ông Ngô Quang Minh. Thầy Minh Tràng trụ tŕ sau khi chùa khánh thành. Thành phần lănh đạo Ban trị sự Hội Phật Giáo gồm có các ông Lâm Quang, Hội trưởng, ông Ngô Quang Minh, Tổng thư kư. Một năm sau thầy Minh Tràng đi học, Sư cụ Hộ Pháp Trương Văn Huấn trụ tŕ khoảng 3 năm th́ thầy Thiện Quang từ trại tỵ nạn qua thay thế. Khi thầy Thiện Quang đi học th́ Thầy Minh Huệ nhận trách nhiệm lo cho Phật tử  tại Chicago.
 
Chùa Quang Minh dù sao cũng quá nhỏ so với con số Phật tử quá lớn ở Chicago và vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Ban trị sự đă cho xổ số gây quỹ, lô độc đắc là một chiếc nhẫn kim cương lớn do chị Diệu Nghĩa cúng dường. Nhờ đó mà Hội đă tạo măi được một vườn trẻ tại đường Damen gần Montrose mà lập chùa Quang Minh mới.
 
Chùa Phật Bảo ở DesPlaines được thành lập vào năm 1994 để đáp ứng nhu cầu Phật sự của người Việt ở ngoại ô. Đồng thời Bà Việt Hoa đă giúp lập thêm Chùa Chánh Giác trên đường Broadway và Chùa Quan Âm ở đường Carmen.
 
Mấy năm trước đây huynh trưởng Mai Lạc Hồng và một số đạo hữu hữu tâm đă mua được một ngôi nhà thờ bỏ hoang trên đường Winthrop mà lập nên Chùa Trúc Lâm. Khi bài nầy sắp sửa lên khuôn th́ chúng tôi nhận được tin Chùa Trúc lâm đă tạo được nền móng mới tại khoảng 7000 N. Western vào ngày 30/6/2000. Sinh hoạt của các chùa đều có đông đảo Phật tử khắp thập phương về lễ Phật và nghe kinh mỗi Chúa Nhật nhất là các ngày lễ vía.
 
Thành phần lănh đạo của Hội Phật giáo Illinois, trước khi Chùa Phật Bảo chính thức ra đời gồm có các ông Phạm Dự, nhiệm kỳ 1, ông Ngô Quang Minh, nhiệm kỳ 2, Tiến Sĩ Bửu Tập, Nhiệm kỳ 3. Khi chùa thành h́nh th́ hội Phật giáo Illinois chính thức giải thể.
 
b.         Hội Thánh Tin Lành. Một số tín hữu thuộc hội thánh CMA cũng được giáo hội Tin Lành bản địa giúp đỡ trong việc thờ phượng Chúa tại Humboldt Park từ năm 1975 cho đến năm 1977 th́ tạm ngưng. Thay thế vào đó th́ Hội Thánh Baptist cưu mang và thường xuyên có lễ cầu nguyện tại Baptist Church tọa lạc tại góc đường Sheridan và Wilson, có Mục Sư Năm chăn dắt, hai năm sau th́ Mục Sư Thuận thay thế. Mục Sư Vân nối tiếp con đường Tông đồ từ tay Mục sư Thuận năm 1981 đây cũng chính là lúc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trở về với danh xưng cũ là CMA.
 
Năm 1999 mục Sư Vĩnh ra trường và chăm lo tín hữu thuộc vùng West của Chicago. Trong suốt  10  năm chăn dắt các tín hữu trong Hội Thánh, Mục sư Vân đă tích cực đem tinh thần thánh kinh đến cho những người tỵ nạn Việt Nam bằng cách hăng say bảo trợ cũng như giúp đỡ họ qua những dịch vụ cần thiết như đưa đón đến những cơ quan mà mọi người tỵ nạn đều cần đến. Cho đến nay người đă bảo trợ trên 100 gia đ́nh Việt Nam.
 
c. Tổ Tiên Chính Giáo. Một chức sắc của Tổ Tiên Chính Giáo Đà Lạt, đến định cư tại Chicago vào năm 1985 đă tạo được liên lạc với đạo hữu tại tư gia ở đường Eastwood để tiếp nhận cơ giáng của tổ tiên.
 
d. Công Giáo. Như đă nói ở trên Nhà Thờ Công Giáo St Thomas of Canterbury ở đường Kenmore lúc đầu có linh mục Nguyễn Quốc Hải được Tổng giáo phận đưa về làm linh hướng cho người công giáo tại Chicago. Thật ra trước đó thỉnh thoảng đă có linh mục Thừa hay L.M. Hàm từ giáo phận Joliet về làm lễ. Đến năm 1978 th́ L.M. Hải đi học, giáo dân Chicago đă trở thành mồ côi, Cha John Keehan, phó xứ của St Thomas of Canterbury, học đọc tiếng Việt và cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt cho giáo dân.
 
Thỉnh thoảng có L.M. Trần thuộc ḍng Chúa Cứu Thế đến giảng lễ. L.M. Trịnh Thế Hùng là một giảng sư tại một Đại Chủng Viện ở Iowa thấy giáo dân Chicago thiếu kẻ chăn dắt đă hàng tuần, lái xe đi về 8 tiếng, qua Chicago làm lễ. Đến năm 1983 th́ L.M. Hùng chính thức được Tổng Giáo Phận Chicago can thiệp đổi về Chicago và bổ nhiệm làm phó xứ tại St Thomas of Canterbury và giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Người Tỵ Nạn Đông Dương.
 
Tuy bị trắc trở về một vị chủ chăn chính thức song những sinh hoạt của giáo dân Việt Nam ngoài những lễ nghi mang những nét đặc thù của Văn hóa Việt trong việc phụng vụ, những sinh hoạt có tính cách cộng đồng đă được Ban Chấp Hành cộng đoàn hỗ trợ hay đứng ra tổ chức để đáp ứng nhu cầu chung.
 
Hội Hướng Đạo Việt Nam do ông Vơ Văn Huế và ông Nguyễn Văn Đức thành lập, đă từng là ngôi sao sáng trong hội Hướng Đạo Hoa Kỳ tại Illinois.
 
Ngoài ra trong sinh hoạt chung với cộng đồng Việt Nam, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đă tổ chức Trại Đuốc Thiêng hàng năm để hâm nóng tinh thần yêu quê hương trong những người trẻ.
 
Trong tinh thần Mẹ, ngôi vị cao quư nhất, dễ thương nhất trong mọi gia đ́nh Việt Nam. giáo dân Việt Nam, đặc biệt tôn kính Bà Maria, Mẹ của Đức Kitô. Do đó hàng năm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam thường tổ chức trọng thể lễ kiệu trên đường phố Argyle, tạo được sự chú ư và kính phục và tham dự của cộng đoàn công giáo bản địa.
 
Trú ngụ tại nhà thờ Kenmore cũng vừa tṛn 25 năm. Uptown luôn luôn là mái nhà ấm cúng của người tỵ nạn khốn cùng từ khắp nơi trên thế giới. Thánh đường bây giờ phải cưu mang thêm các sắc dân khác như, Haiti, Nigeria, Somalia, Nam Phi, Liberia, Kosovar, Bosnia cho nên các sinh hoạt thường xuyên của cộng đoàn công giáo Việt Nam gặp nhiều trở ngại về phương tiện và giờ giấc.
 
Linh mục quản nhiệm Trịnh thế Hùng đă đưa ra đề sách tạo măi một khu đất rộng lớn để làm nơi phụng vụ cũng như làm trung tâm sinh hoạt cho cộng đồng Việt đại chúng. Vị trí mới của Thánh Đường và trung tâm sinh hoạt tọa lạc khoảng 5600 N. Western. Hy vọng một buổi lễ ra mắt cộng đồng sẽ được thực hiện trước Lễ Giáng Sinh năm nay.
 
Người già luôn luôn là mối lo quan trọng của mọi người. Trung Tâm Quê Nhà được giáo dân hằng tâm đóng góp hoặc ra sức gây quỹ mua được khoảng năm 1993. Căn nhà biệt lập được giáo dân tu sửa và lập thành trung tâm sinh hoạt của người già. Đặc biệt các cụ c̣n được dùng cơm nóng sốt và hợp khẩu vị vào mỗi buổi trưaThứ Tư. Bà Việt Hoa hàng tháng đă tặng 5 bao gạo cho chương tŕnh cơm trưa nầy.
 
Có một điều mà chúng ta ít ai biết đến là cộng đoàn Việt Nam tại nhà thờ Kenmore (tiếng gọi thông dụng cho nhà thờ St Thomas of Canterbury) là trung tâm quan trọng phát xuất nhiều linh mục trẻ. Đến nay cộng đoàn công giáo đă bảo trợ và mở tay gần 20 tân linh mục.
 
e. Cao Đài và Phật Giáo Ḥa Hảo cũng có hoạt động nhưng người viết không có dịp tiếp xúc cho nên không viết được.
 
Nhu Cầu Kinh Tế. Trước năm 1978, chợ Việt chưa có, chỉ có tiệm Thái Plaza cung cấp thực phẩm gần với Việt Nam nhất. Măi đến năm 1979 mới có tiệm Việt Hoa. Thấy người Việt mỗi ngày một thêm đông tại vùng trung Tây, ông Nguyễn Huy Hân đưa ra chương tŕnh tương trợ, mua tận gốc để cung cấp nhu yếu phẩm cho người Việt với giá vốn. Chương tŕnh ở Chicago do chúng tôi và ông Trần Vũ Bản đặc trách. Sau hai năm khổ cực chạy kho, phải ra ṭa v́ hàng xóm kiện, không có người khuân vác, chương tŕnh phải ngưng với nhiều lỗ lă.
 
Nhu Cầu Xă Hội
Từ đợt tỵ nạn đầu tiên năm 1975, cả nước Mỹ chỉ có 132,000 người Việt và Cam bốt cùng Lào. Qua kinh nghiệm định cư tập trung người Cuba, th́ nhóm dân tỵ nạn Cuba măi măi vẫn là người Cuba, giới chức Hoa kỳ cảm thấy cần tạo ngay tức khắc một Melting Pot (ḥa nhập) cho nên đưa ra chính sách trải người tỵ nạn Đông dương đến từng mọi ngơ ngách trong lănh địa Hoa kỳ để họ chóng trở thành người Mỹ hơn.
 
Chính sách nầy đă trở thành một đại nạn cho người dân Việt, và gia đ́nh người viết nầy nếu không thoát ắt đă biến thành Tarzan trong một khu rừng ở Ohio, để tiếp tục chịu bao cảnh đớn đau chua xót. Ngày xuất trại tỵ nạn, chúng tôi đă trao cho nhau địa chỉ để liên lạc sau này.
 
Tôi c̣n nhớ Nữ ca sĩ Khánh Ly đă hát giă biệt đồng hương, hát để giă biệt nghệ thuật quê hương, nàng đă khóc sướt mướt. Có nghĩa là chúng tôi ai ai cũng nghĩ  rằng chúng tôi sẽ mất luôn cả nắng quê hương. Nhờ những địa chỉ đó mà chúng tôi bắt được liên lạc với nhau rồi t́m đến nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cali nắng ấm đă trở thành trung tâm điểm của người Việt t́m đến với nhau. Chicago tuy hai mùa nóng lạnh nhưng cũng đă tập trung được hơn chục ngàn người t́m định cư.
 
Trong phần nhận định về nhu cầu bản sắc đă cho chúng ta thấy, người Việt Chicago tuy trong môi trường lạnh buốt da cắt thịt nhưng t́nh người lại ấm đậm vô cùng. Từ giai đoạn đầu hợp tác với nhau v́ nhu cầu chung là cần nhau cho nên đă tạo được truyền thống đoàn kết và tương nhượng với nhau trong t́nh một bọc trăm con. Hội Người Việt đă được thành lập trong tinh thần đó. Ông Hoàng Sĩ B́nh là vị chủ tịch tiên khởi và Nội quy của hội do luật sư  Phan tự Trọng  soạn thảo.
 
Năm sau, v́ nghề nghiệp cả hai ông ông đă rời Chicago đi tiểu bang khác. Cũng như trong một trận chiến, người trước ngă gục th́ người sau đứng lên xông pha vào trận rồi Ông Nguyễn Ḥa Quang lănh trách nhiệm lo cho hội được một thời gian ngắn th́ ông Quang cũng rời bỏ Chicago đi Texas. Hai vị bạn quư của cộng Việt đồng tiên khởi tại Chicago là ông Richard Friedman giúp đỡ về mọi mặt cho hội được thành h́nh và bà Luật sư Sylvia Decker tự nguyện đóng vai cố vấn về pháp luật cũng như lo thủ tục lập hội với chính quyền Tiểu bang và soạn by-law theo luật định.
 
Hội hoạt động trong hoàn cảnh thiếu hụt nhưng luôn luôn cố gắng sinh hoạt thường xuyên. Hàng năm vẫn cố gắng tổ chức Tết chung, Lễ giỗ Tổ, Ngày Quốc Hận và Tết Nhi Đồng. Cái đẹp của Chicago là khi có sinh hoạt chung th́ mọi người không kể thuộc đoàn thể nào đều đưa vai gánh hay chia xẻ trách nhiệm.   
 
Năm 1978 sau ba năm sống dưới chế độ Cộng Sản, người dân Việt đă không chịu nổi cảnh gông cùm, hà khắc và đói khát, hơn triệu người đă đổ xô ra biển đi t́m cái sống trong cái chết. Đảo Pulau Biđông với diện tích không đầy một cây số vuông đă cưu mang hơn 75,000 người tỵ nạn. Ngày 26/8/1978 ông Trần Vũ Bản và ông Phạm Ngọc Lâm (Chương Tŕnh Anh Ngữ cho người Tỵ Nạn tại Truman College) cùng với chúng tôi đă tổ chức Ngày của Người Vượt Biển (The Boat People Day) có Ca Sĩ Châu Hà và Nhạc sĩ Văn Phụng tŕnh diễn văn nghệ giúp gây quỹ mua chén bát và đũa tặng cho đồng hương mới tới. – Chục bát tượng trưng cho cơm no áo ấm và bó đũa tượng trưng cho t́nh đoàn kết. Đặc biệt trong dịp nầy bà Sylvia Decker cố vấn về pháp luật cho HNV từ ngày sơ sinh đă nhắc lại h́nh ảnh của người cha già Việt Nam trước khi chết đă cho con bẻ từng chiếc đũa và bó đũa để mong con cái yêu thương nhau.
 
Nhân ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền Cho Người Đông Dương (The Committee for Indochinese Human Rights) được thành lập để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết về tỵ nạn, và chúng tôi được ủy thác trách nhiệm chủ tịch để tổ chức một buổi mít-tinh tại Clarendon Park với khoảng hơn 2000 người tham dự để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ nhận thêm người Tỵ nạn (Empty The Camp Now). Với sự hỗ trợ và của các tổ chức như The Anti-Defamation League of B’nai Brith, The Emergency Task-force for Indochinese Refugee, The National Conference Christians and Jews và The Indochinese Communities, Chicago.
 
Để khơi động vào tâm năo của người bản xứ, ủy ban tổ chức đă lấy tên là: “Interfaith Prayer Service for Indochinese Human Rights”. Kết quả Hoa kỳ đă nhận thêm 7,000 người một tháng nâng tổng số 144,000 một năm. Dĩ nhiên không phải chỉ do ảnh hưởng của cuộc mít-tinh trên của Chicago, mà là của toàn thể Việt Mỹ khắp toàn quốc. Phải nói đóng góp lớn lao nhất là của ông Phạm Ngọc Lâm và ông Trần Văn Dương đă bắt được ông David Block và Rabbi Yetsin (thầy cả thượng tế của Do Thái Giáo). Hai ông nầy đă vận động được trên 40 hội đoàn Do Thái đặc biệt là hội Anti-Defamine of B’nai Brith bảo trợ hoặc ủng hộ đường lối của tổ chức.
 
Trong khí thế thừa thắng xông lên và để nhắc nhở dư luận Hoa kỳ, vấn đề nhân quyền Việt Nam vẫn c̣n là một đề tài nóng sốt, Ủy ban quyết định tổ chức ngày: “Chicago Declaration on Indochinese Refugees” tại Midland Hotel ngày 8-8-1979, mà thuyết tŕnh viên danh dự là Thống Đốc của Iowa (Governor Ray of Iowa) và toàn thể các hội đoàn đă cọng tác với UBTDCNQCNĐ quan tâm đến t́nh h́nh tỵ nạn tại Đông Dương. Đây là một đại hội có chiều sâu về chính trị chống cộng.
 
Khoảng nửa tháng trước ngày đại hội, chúng tôi bắt được tin Hà Văn Lâu, đại sứ của chính quyền Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc sẽ đến Chicago, nói chuyện với giới thương gia Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 7 1979 tại Pick Congress Hotel trên đường Michigan Chicago với đề tài: Việt Nam Ngày Hôm Nay và Việt Nam Ngày Mai, chúng tôi liền liên lạc với 48 hội đoàn hỗ trợ Ủy Ban hôm Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, tổ chức một buổi hội thảo gọi là State-wide Indochinese Conference on Political Realities in Indochina Today, cùng một đề tài và cũng cùng tại Pick Congress Hotel.
 
Để cho buổi hội thảo hào hứng và có ư nghĩa, ông Phạm Ngọc Lâm đă mời được thầy cũ là cụ Nguyễn Ngọc Huy, người đă từng là trưởng phái đoàn của VNCH trong Hội Nghị Balê năm 1972, Hà Văn Lâu trưởng phái đoàn của phía CS Hà Nội. Phải nói trong 25 na8m sinh hoạt với cộng đồng tại Chicago chúng tôi chưa bao giờ thấy cộng đồng nhỏ bé Việt Nam chúng ta lại có khí thế hào hùng mănh liệt đến như vậy.
 
Chỉ trong ṿng chưa đầy một tuần lễ sau ngày họp tại tư gia ông Trần Hữu Lợi, không có bích chương, không báo chí mà có đến 3000 người tập trung tại công viên trước American Congress Hotel. Họ đến v́ tinh thần tự nguyện. Họ đến v́ bà con một bọc. Họ đến v́ muốn tŕnh bầy với thế giới dă tâm của Hà Nội. Đoàn biểu t́nh với cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ dơ cao, yêu cầu Hà nội thả chồng con của dân Việt, hiện đang bị gông cùm tủi nhục ở tại các trại tập trung cải tạo. Trước khí thế rực lửa đấu tranh Hà Văn Lâu đă trốn không dám tới địa điểm thuyết tŕnh.
 
Viết đến đây chúng tôi nhớ vào khoảng mùa đông năm 1976, nhóm Nhà thờ Kenmore được tin tiến sĩ Lê Văn Hóa (Dr Levan), tổ chức một buổi chiếu phim tuyên truyền cho chính quyền Hà Nội sau chuyến thăm Việt Nam của ông ta, tại một trung tâm sinh viên quốc tế ở South Side. Lúc nầy chưa có mấy người Việt ở Chicago cho nên chỉ có mươi gia đ́nh kéo nhau đi chống phá. Chúng tôi không nhớ hết những người có mặt. 
 
Phe ta ta gồm có ông bà Nguyễn Hữu Tùng, ông bà Đinh Tiến Vinh, nhóm Ashland, một số nữa mà chúng tôi không nhớ hết tên, và chúng tôi đă ngồi kín cả hội trường. Bà Cụ Vượng là người hăng nhất trong đám. Tuy trong điều kiện bất thần và ít ỏi nhưng cũng đă làm cho TS Levan rút vào bóng tối sau khi cố gắng cho chiếu phim ca ngợi chế độ Hà nội thêm một lần nữa vào năm 1978 bị tín hữu công giáo tại nhà thờ Kenmore do L.M. Nguyễn Quốc Hải hướng dẫn đi biểu t́nh chống đỡ.
 
Từ ngày dân ta đến Chicago nhiều, qua đợt thuyền nhân. Sinh hoạt chính trị cũng như xă hội và tôn giáo trở nên đa dạng và thường xuyên hơn. Nhiều hội đoàn đă thành lập để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm. Hội Hải Quân ra đời, Hội Không Quân có Đêm Không Gian. Nhóm Vovinam Việt Vơ Đạo do ông Phạm Văn Bảo (1976) đứng ra mở lớp dạy thanh thiếu niên Việt Nam tại Chicago. Nhiều nhóm Thái Cực Đạo Việt Nam cũng hoạt động rất tích cực.
 
Hội Nghĩa Sinh của ông Nguyễn Trung Hiếu, bây giờ là TS Nguyễn Trung Hiếu cũng ra mắt bà con tại khu Rockwell. Khoảng cuối năm 1980 đầu năm 1981, các hội tương trợ như Mân Quang, Mân Thái của anh em Đà Nẵng ra đời.
 
V́ những nỗi khổ đau triền miên của người ở lại, cũng như những nổi ê chề của kẻ ra đi, nhiều hội đoàn chính trị cũng đă thành h́nh. Nổi bật là nhóm của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh mà đại diện ở Chicago là ông Phạm Văn Bảo. Trong thời gian nầy các hoạt động hầu như chung về một mối và các sinh hoạt đều từ một trung tâm,  đó là Văn Pḥng Hội Người Việt tại đường Broadway.
 
Một năm sau, ông Hoàng Cơ Minh rời Mỹ đi lập chiến khu ở Đông Dương và thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) vào năm 1982. Mặt Trận được sự ủng hộ tối đa của toàn thể người Việt khắp thế giới và Chicago đă tưng bừng tham gia cũng như đóng góp cho quỹ kháng chiến qua Xứ Bộ Chicago hoặc Phong trào Quốc Gia Yểm trợ Kháng Chiến (BS Trần Xuân Ninh).
 
 Đến năm 1984 th́ MT có chuyện xáo trộn nội bộ và sự ủng hộ của đại chúng cũng nguôi dần. Cho đến nay MTQGTNGPVN ở Chicago vẫn c̣n hoạt động. Hàng năm Mặt Trận có hai sinh hoạt lớn là ngày Quốc Khánh (Giỗ Tổ Hùng Vương) và mừng Tết Nguyên Đán đúng ngày, mấy năm gần đây có thêm ngày Tết Nhi Đồng, tổ chức đồng thời với Tết Trung Thu của Cộng Đồng Việt Nam tại Chicago làm cho sinh hoạt của cộng đồng càng thêm khở sắc. Ngoài ra mặt trận c̣n xuất bản hàng tháng Nguyệt san Ngày Mới.
 
Sau vụ khủng hoảng lănh đạo của MTQGTNGPVN nhiều hội đoàn chính trị bắt đầu xuất đầu lộ diện hoạt động mạnh mẽ hơn. Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Tự Do, Liên Minh Việt Nam Tự Do, Chính Nghĩa, Thanh Niên Chí Nguyện, Liên Minh Dân Chủ, Đại Việt Quốc Dân Đảng v.v. Dù có nhiều hội đoàn hoạt đồng thời nhưng các sinh hoạt cộng đồng vẫn luôn luôn là trách nhiệm chung nhau gánh.
 
Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập vào khoảng năm 1982. Hội hoạt động tích cực về mặt ngoại vận. Hội là gạch nối giữa cựu chiến binh Hoa Kỳ và cựu chiến binh của cộng đồng Việt tỵ nạn. Hàng năm hội lănh trách nhiệm tổ chức ngày Quân Lực 19-6. Vị chủ tịch đầu tiên là Bác Sĩ Trần Trọng Lang. Hội không ra báo nhưng có những số đặc biệt cho Ngày Quân Lực 19-6 và số Tết.
 
Năm 1989, qua sự dàn xếp của chính phủ Hoa Kỳ, hàng trăm ngàn cựu tù nhân cải tạo của chế độ Cộng Sản Việt Nam và gia đ́nh đă được đưa thẳng từ Việt Nam đến Hoa Kỳ định cư. Chicago thêm người thêm nhân lực do đó những hoạt động chính trị và tương trợ trong cộng đồng bắt đầu vươn lên như vũ băo. Trong hoàn cảnh nầy Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị được thành lập, kết quả ông Đào Thanh Phong là vị chủ tịch tiên khởi. Hội có tờ Nguyệt san Ngày Về mang lại cho cộng đồng nhiều tin tức nóng sốt thường xuyên.
 
Hai Hội CCSVNCH và Tù Nhân Chính Trị với sự phối hợp của Vietnam War Museum của ông Joe Hertel đă tạo được sự hiện diện của lá quốc kỳ Việt Nam Quốc Gia bay thường trực trên nền trời thành phố Chicago. Một điểm son của cộng đồng Việt Tỵ Nạn tại Chicago.
 
Nói đến đây tưởng cùng nên có đôi ḍng về Vietnam War Museum. Tuy Vietnam War Museum không do cộng đồng Việt lập nên nhưng nó cũng như người anh em kết nghĩa vậy. Vào năm 1983 ông Joe Hertel, giới thiệu với thân hữu tài sản có một không hai trưng bày tại một basement ở đường Irving Park. Tài sản này là những kỷ vật mà ông đă góp nhặt hoặc mua được những kỷ vật liên quan đến chiến tranh việt Nam. Năm 1985 qua nhiều lần tiếp xúc với bạn bè Việt Nam mà ông đă dời về đường Broadway góc Argyle và gọi là Vietnam War Museum (Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam).
Khoảng mươi năm sau, v́ không đủ tiền thuê nhà ở mặt tiền, Việt NamWar Museum đă dời về 954 W. Carmen, bên cạnh Chùa Quan Âm, do nhă ư của ông Trịnh Chấn Cường, cho thuê chỗ với giá tượng trưng. Trong thời gian dù ở Broadway hay ở Carmen, các thương gia khu Argyle đóng góp phần lớn chi phí cho Viện Bảo Tàng. Đến ngày 30/4/00 th́ Viện Bảo Tàng tạm thời đóng cửa v́ không có ngân khoản điều hành. 
 
Trong 15 năm bên cạnh cộng đồng Việt, Viện đă sát cánh với người Việt tỵ nạn trong những dịp lễ lớn như Ngày Quốc Hận, Memorial Day (của Hoa Kỳ). Những đêm không ngủ trong t́nh huynh đệ chi binh đă được hai bên Mỹ Việt đón nhận rất là nồng nhiệt. Với Viện Bảo Tàng cờ vàng ba sọc đỏ luôn luôn tung bay trên phố Việt Nam.
 
Hoạt động của giới trẻ luôn luôn là những h́nh ảnh sáng chói trong cộng đồng bản địa. Đáng nói nhất là hội sinh viên học sinh. Mỗi trường từ năm 1976 đều có hội sinh viên hay học sinh Việt hoạt động. Những vị có công bồi đắp con em Việt Nam thăng tiến một cách mạnh mẽ chúng ta không thể quên công ơn của Thầy và Cô Hàn Long Toàn, Thầy Cửu, Cô Liên, Thầy Hiếu. Sau nầy khi học sinh Việt lũy tiến trên các trường trong khu vực Uptown cũng như Albany Park th́ c̣n nhiều thầy cô khác đă tận tụy dẫn dắt con em Việt đến chỗ thành công. Hầu như các trường đều cố gắng ra được một tờ báo xuân hàng năm. Trong các hội sinh viên, Hội UIC là mạnh nhất, hàng năm đều có tổ chức dạ vũ gây quỹ hoạt động.
 
Vovinam Việt Vơ Đạo do ông Phạm Văn Bảo khai phá từ năm 1976 vẫn trường tồn và hoạt động mạnh trong vùng Uptown. Khi Vơ sư Trần Văn Bé và ông Lư Hoàng Cát Long từ trại tỵ nạn qua, trung tâm sinh hoạt của Vovinam dời về sân tập của Nhà thờ Lutheran ở đường Elmdale. Có thể nói trong 25 năm, Vovinam đă đào tạo hàng trăm người trẻ Việt yêu tổ quốc Việt tận đáy ḷng. Hàng năm Vovinam thường xuất hiện với cộng đồng Việt qua chương tŕnh biểu diễn vơ thuật trong hội chợ Tết Cổ Truyền. Chúng tôi c̣n nhớ năm 1978 lần đầu tiên Vovinam biểu diễn tại trường Truman, có sự cộng tác của Bác Sĩ Phạm Gia Cổn (Hiệp Khí Đạo) đă được khán giả Mỹ Việt hoan hô nhiệt liệt. Trong thời gian cư ngụ tại Chicago, Bác sĩ Cổn cũng đă đóng góp nhiều công sức cho các sinh hoạt, gây dựng cộng đồng Việt tại đây.
 
Trong các hội tương trợ của người Việt Tỵ Nạn, Hội Huế và Quảng Trị hoạt động mạnh và con số hội viên tăng nhanh chóng. Hội được thành lập vào khoảng năm 1981. Hàng năm vào khoảng tháng 11, Hội Huế và Quảng Trị thường tổ chức đêm nhớ Huế, có ca sĩ Huế về giúp vui. Trước ngày Hội Huế ra đời, chúng tôi đă cọng tác với bà Liên Dư tổ chức đêm cho Huế tại nhà của Bà ấy hoặc nhà của Bà Phi Hồng. Con số tuy không đông nhưng đă nói lên những nét đặc biệt của người Huế hay yêu Huế.
 
Giới trẻ hoạt động trường kỳ và mạnh mẽ nhất là Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Công giáo và Đoàn Phật Tử của chùa Quang Minh và Trúc Lâm. Ngoài những ngày lễ lớn và các buổi sinh hoạt thường xuyên mỗi Thứ Bảy hay Chúa Nhật các em đă đóng góp nhiều cho các sinh hoạt của cộng đồng chung. Những đoàn thể trẻ có tính cách tôn giáo nầy đă đào tạo những người trẻ đạo đức, yêu tổ quốc và giỏi cả chữ quốc ngữ. Có ǵ đẹp nhơn và dễ thương hơn những điệu vũ cổ truyền mà các em thường xuyên luyện tập để tŕnh diễn trong ngày Tết cộng đồng. Đoàn múa lân của các em Phật Tử Trúc Lâm hàng năm đem lại nguồn vui và may mắn cho cộng đồng Việt trong ba ngày Tết cổ truyền.
 
Trong khoảng hơn nửa thập niên vừa qua, Bà Liên Dư lại tái xuất giang hồ trong chương tŕnh "Sống Để Phục Vụ" của hội Travelers and Immigrants Aid (bây giờ là Chicago Connections) đă tạo những môi trường lành mạnh cho con em Việt Nam học để tiến tới, học để phục vụ và học để lănh đạo.
 
Người Mỹ dù qua 20 năm tiếp xúc dù trực tiếp hay gián tiếp với Việt Nam thường coi người Việt là những kẻ đến từ nơi kém mở mang. Người bảo trợ đă chỉ vẽ cho người tỵ nạn từ việc đi cầu cho đến việc xử dụng bếp núc hay tắt mở TV. Chúng ta ai ai cũng  thấy sự tận tâm của người Mỹ đôi khi quá đáng, nhưng v́ thân phận ăn nhờ ở đậu  nhiều người đành phải nuốt chữ nhẫn làm ngơ.
 
Đầu năm 1979 chúng tôi đă đề nghị với Governor Office để xin thành lập Trung Tâm Cộng Đồng Đông Dương, để người tỵ nạn giúp người tỵ nạn. TS Ed Silverman, giám đốc văn pḥng Thống đốc đă triệu tập nhiều phiên họp với các giám đốc chương tŕnh của các Volags như USCC, Lutheran, IRC, TIA v.v. có cả Dr. William Liu một người Mỹ gốc Hoa có uy tín trong ngành giáo dục ở Chicago và chúng tôi để thực hành ư kiến trên, Sau 6 tháng họp hành, các hội không tin tưởng nhân viên người tỵ nạn đủ khả năng làm những công việc mà họ đang làm.
 
Hơn thế nữa họ sợ người Việt sẽ lấn mất tất cả các quyền hạn của người Cambốt và Lào cho nên đă giết chết ư tưởng trên không một chút thương tiếc. Kết luận rút ra trong lần xuất quân nầy là: nhờ người th́ phải thọ ơn người nhất là khi người giúp ḿnh mà họ bị thiệt th́ không đời nào lại chịu khó đứng ra giúp. Sau lần thất bại đó chúng tôi nghĩ đến phương thức kinh tế. Nếu có tiền th́ ta đâu cần phải nhờ ai! Tư tưởng đó đư a đến việc lập khu chợ Việt Nam.
 
Khi đi t́m người tỵ nạn đầu tư để từ từ biến khu Argyle/Uptown thành khu chợ Việt th́ chúng tôi được biết người ta không chịu cho người Việt mướn chỗ v́ họ muốn thành lập Khu New China Town. Chúng đành liên lạc với các chủ nhà người Mỹ để khuyến khích họ cho người Việt mướn với lời hứa sẽ làm cho khu vực trở nên phồn thịnh. Tiếp đó chúng tôi đă cộng tác với Sammy Luc đưa người mới tới ở trong những building trống ở khu vực. Ngược lại Sammy Luc cho người tỵ nạn mướn các căn phố trống để làm thương măi.
 
Một mặt khác chúng tôi cộng tác với chính quyền sở tại để chận đứng những vụ hiếp dâm tại góc Argyle và Winthrop. Trong thời điểm nầy những vụ hiếp dâm, cướp bóc, giựt bị, ăn trộm mà nạn nhân luôn luôn là người tỵ nạn. Mỗi ngày có từ 25 cho tới 30 vụ như trên.
 
Để chận đứng tệ nạn nầy chúng tôi đă tổ chức nhiều buổi họp với cộng đồng bạn, cơ quan chính quyền (VP Alderman Volini, Cảnh sát quận) và các vị lănh đạo tinh thần cùng các nhà hoạt động xă hội tại basement nhà thờ St Thomas of Canterbury, Trường McCutcheon, Hội TIA, VP Alderman, và Margate Park để t́m kế sách ngăn chặn. Chính quyền cố gắng bằng cách tăng cường thêm xe tuần tiễu trong vùng nhưng cũng chẳng làm thuyên giảm những vụ cướp bóc chút nào.
 
Hăy tự giúp ḿnh trước, trời sẽ giúp ta (Aide-toi toi même, le ciel t’aidera). Thấy họp hành măi vẫn không giải quyết được ǵ từ phía những người thiết tâm hay chính quyền. Chúng tôi những người vơ biền làm việc theo vơ biền. Cùng với các ông Hoàng Xuân Nghị, Nguyễn An Bảy, Phạm Văn Bảo, Nguyễn Văn Đức, và một số lớn của cư dân ở cao ốc Lake Side chúng tôi họp nhau quyết định bắt cướp. Mỗi người lănh một trách nhiệm trong kế hoạch chuẩn bị và thi hành (phục kích).
 
Chúng tôi đặc trách việc liên hệ với cảnh sát quân 20 để nhờ họ xúc lưới ngay tức khắc khi con cá vừa lọt lưới. Ông Hoàng Xuân Nghị và ông Vơ Ngọc Vân, nếu chúng tôi nhớ không nhầm, lo máy Walkie-talkie. Ông Nguyễn An Bảy lo tổ chức c̣ mồi và tiền giả (Hell Money). Ông Phạm Văn Bảo lo kế hoạch bám sát và điều động trận tuyến. Cuộc trận đă được dàn ra ngay trên đường Lake Side và Sheridan, với các trạm gác trên không ở lầu 18 và 20.
 
Đúng 6 giờ chiều Chị T... lấm la lấm lét ôm chặt chiếc ví đầm đi ra từ Currency Exchange tiến về cao ốc Lake Side. Một tên cướp lực lưỡng, từ cửa trước cao ốc tức tốc đi nhanh về hướng chị. Các trạm đă báo cho nhau biết: cá sắp cắn câu. Đúng thế khi tên nầy đi qua chị T... gạc chân chị làm chị ngă kềnh ra đất, chiếc ví văng khỏi tay chị. Tên cướp lấy ví rồi đi vội về phía hành lang bắc của cao ốc Lake Side.
 
Cuộc theo dơi bắt đầu. Cảnh sát được thông báo. Một xe cảnh sát tuần tra chận đầu ở đường Lawrence gần Clarendon, một chiếc khác chận tại đường Kenmore. Thấy vậy tên cướp đi nhanh về phía trường McCutcheon. Người theo dơi bám sát.  Khi tên gian vẫn ôm ví trong tay băng qua đường Gunnison trên Sheridan th́ bị cảnh sát phục tại đó thộp cổ. Hôm ra ṭa có gần 300 nhân chứng mà 100% là người tỵ nạn Việt, Cambốt và Lào đồng thanh chỉ mặt tên cướp: “chính nó”. Đây là lần đầu tiên một bị cáo bị 300 nhân chứng lên án...
 
Báo Chí trên đất Mỹ là một kỹ nghệ lớn, báo chí đối với người Việt chúng ta là niềm hào hănh và thú vui. Chicago có hai tờ báo lớn là tờ Tribune và tờ Sun-Times. Trong khi đó cộng đồng nho nhỏ của chúng ta lại có đến 5, 6 tờ. Ngoài tờ Bản Tin phát hành hàng tháng, chúng ta c̣n thấy các tờ Chicago Việt Báo của Bác Sĩ Lang.
 
Nguyệt san nầy vừa ngưng th́ xuất hiện tờ Thời Việt của anh Vũ Uyên Giang. Hai nguyệt san nầy sống được 3 năm th́ ngưng phát hành. Tờ Người Việt Illinois của Trần Thiện Đạt cũng chỉ sống được vài số. Sau nầy có tờ Ngày Mới của Mặt Trận (đang lưu hành). Hàng năm mỗi dịp lễ lạc lớn chúng ta được xem các tờ đặc san Huế Quảng Trị, Hồn Quê, Diệu Âm, Phật Bảo, Cựu Chiến Sĩ, Ngày Về, Quê Hương, Biển Đông, Vovinam và các báo của Sinh Viên và học sinh các trường trung và đại học. Trong năm nay chúng ta thấy tờ Chicago Việt báo của anh Vơ Nở chào làng với b́a mầu rất đẹp.
 
Điểm sáng chói nhất trong thế giới tự do là con người được tự do lập hộïi, được tự do phát biểu. Trong tinh thần đó một hội đoàn mới khai sinh trong những năm gần đây là Cộng Đồng Dân Cử Chicago. Khác với Trung Tâm Cộng Đồng Xă Hội Việt Nam được thành lập cách đây 19 năm chỉ chuyên về vấn đề an sinh cho người Việt Tỵ Nạn, Cộng Đồng Dân cử Chicago chú tâm đến góc cạnh chánh trị và đấu tranh. Cuộc bầu cử lần đầu tiên xảy ra vào Năm 1996 bà Bác Sĩ Lương Ngọc Hồ đắc cử chủ tịch và tái đắc cử vào lần bầu trong dịp Tết Canh Th́n.
 
Trung Tâm Cộng Đồng Việt Nam được h́nh thành trong một điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt. Năm 1980 ông Vĩnh Quang, chủ tịch Hội Người Việt tại Illinois v́ nhu cầu sinh kế đă rời Chicago cấp kỳ đi New York. Hội đồng quản trị tan ră. Vào mùa Thu năm 1980, người viết nầy nhận được tin chính phủ Liên Bang đă dành một ngân khoản $5,000,000 giúp cho các dự án xây dựng cộng đồng của các hội tương trợ. Khoản trợ giúp nầy không quá $50,000 cho mỗi ứng viên và chỉ trợ cấp một lần thôi.
 
V́ tin tức đến quá muộn, chỉ c̣n 15 ngày th́ hết hạn. Chúng tôi tức tốc mời các ông Trần Văn Dương, Nguyễn Đức Nghĩa, Lưu Xuân Tĩnh họp để tính kế lập dự án xin ngân khoản. Sau khi bàn thảo kế sách phải có trong dự án, các ông nêu lên trở ngại lớn là ai viết dự án đây! Nhờ người viết th́ không có tiền, hơn thế nữa hội đồng quản trị Hội Người Việt đă không c̣n nữa vậy dựa vào đâu để có chính danh? Chia tay nhau ai về nhà nấy ḷng chúng tôi nát tan. Cờ đến tay mà không phất được! Hôm nay không xin chút ngân khoản cho cộng đồng lấy trớn mà thăng tiến th́ chừng nào mới có thể làm đây?
 
Nhờ chút vốn liếng qua khóa “định trị dự án” mà chúng tôi được học với Bộ Canh Nông trước đây, chúng làm liều đêm ngồi cân hồ một ḿnh. Đồng thời với vai tṛ là cố vấn của hội, chúng tôi không có tư cách pháp nhân để làm ǵ do đó đă gọi điện thoại qua New York  yêu cầu ông Vĩnh Quang ủy quyền cho người viết nầy triệu tập đại hội bầu tân hội đồng quản trị, và yêu cầu ông trả ấn tín cho Chicago. Chỉ trong ṿng một tuần lễ sau chúng tôi đă triệu tập đại hội và các ông sau đây được bầu vào hội đồng quản trị: BS Trần Duy Tự, Chủ  tịch, DS Phạm Châu Nam, Tổng thư kư, DS Quách Đức Minh, Thủ quỹ và một số thành viên khác.
 
 Sau khi có được ban chấp hành chúng tôi cố gắng hoàn tất việc viết dự án. Khoảng năm ngày trước hạn chót nộp đơn, chúng tôi nhờ ông Trần Văn Dương xem lại cấu trúc của dự án, ông cho biết hỏng bét, không thể nộp được. Chúng tôi vào sở làm việc mà ruột gan rối bời, như người mất hồn. Ông Steve Voss, giám đốc chương tŕnh tỵ nạn của hội Travelers And Immigrants Aid thấy chúng tôi như vậy lo lắng, hỏi cớ sự. Chúng tôi cho ông ta biết nguyên do. Ông ngỏ ư muốn xem bản thảo của dự án để t́m đường giúp đỡ.
 
Sau khi xem qua, ông cho biết chỉ thiếu phần tổ chức nhân viên, ông giúp chúng tôi bổ khuyết. Về phần kế toán chúng tôi nhờ ông Lộc con của đại tá Bá viết giúp về phần cấu trúc. Ít hôm sau cô Virginia Koch, Phó giám đốc của Hội TIA giúp việc đả tự và tŕnh bày dự  án để gửi đi cho đúng giờ. Chúng tôi đă nộp dự án qua sở Bưu Điện 4:30 chiều Chúa Nhật, nửa giờ trước khi khóa sổ với ngân khoản xin trợ giúp là $49,980.
 
Vào khoảng tháng 11 năm 1980, ông Phạm Ngọc Lâm tùng sự tại Tổng Nha Định Cư (ORR), về thăm Chicago đă chúc mừng Chicago, v́ dự án đứng đầu danh sách mười dự án xuất sắc nhất. Chúng tôi hoan hỉ đón nhận tin vui và chờ giấy tờ chuẩn chi của Chính phủ Liên Bang. Dù là dự được chấm hạng nhất song cũng phải sửa đổi nhiều điều khoản cho hợp với điều kiện mà chính phủ liên bang mong muốn. Việc tu chỉnh nầy cũng kéo dài đến mấy tháng mới được chính phủ Liên Bang chính thức chấp thuận cho thành lập "Trung Tâm Dịch Vụ Xă Hội Cộng Đồng Việt Nam" (Vietnamese Community Services Center - VCSC).
 
Để cho việc tuyển chọn vị giám đốc tiên khởi của trung tâm được hợp với ḷng dân và nhu cầu đ̣i hỏi của chuyên môn, một ủy ban tuyển chọn được thành lập gồm có 5 vị: Tiến sĩ Ed Silverman, Giám đốc Văn pḥng Định Cư và Tỵ Nạn Tiểu Bang Illinois, ông Joe Tobin (đại diện cho ngành dịch vụ xă hội), ông Trần Văn Dương, Viện đại học cộng đồng Truman, BS Trần Duy Tự, chủ tịch HDQT Hội Người Việt tại Illinois và chúng tôi. Cô Lê Ngoan, một cử nhân tốt nghiệp từ viện đại học tiểu bang được ban tuyển chọn chấm trúng tuyển. Cô Ngoan là một người trẻ đă có nhiều thành tích đấu tranh cho người Cam Bốt trong hoàn cảnh bị diệt chủng từ khi c̣n trong ghế trường Đại Học.
Trong một năm đầu chúng tôi thường xuyên đến hướng dẫn thêm về đường hướng thực thi dự án và hoạch định phương thức nuôi dưỡng trung tâm được sống lâu dài. Với số tiền $49,980 chỉ đủ để mướn 3 1/2 nhân viên làm việc và phụ phí điều hành. Tất cả bàn ghế, máy móc và trang bị cho lớp học th́ chúng tôi phải đi xin hay nhờ công quả của phụ huynh có con em đến học tiếng Việt tại trung tâm đóng giúp. Trong 3 năm đầu Hội Travelers & Immigants Aid giúp đỡ khoản thuê nhà cho trung tâm cũng như cung cấp dịch vụ Fiscal agent (gần như là bảo trợ dịch vụ tài chánh)
 
Năm sau tài khóa 82 (July 1981-June 1982) cho đến nay, Trung tâm được tiểu bang tiếp tục tài trợ theo tài khóa từng năm một.
 
Hoạt động trên đất Mỹ tuy rất tự do nhưng bị ràng buộc bởi quy tắc rất nặng nề. Hội Người Việt và Trung Tâm Dịch Vụ Xă Hội Việt Nam tuy là một thực thể song danh xưng khác nhau cho nên đối với chính quyền th́ là hai thực thể do đó mỗi tài khóa phải chịu 4 lần thanh tra tài chánh. Hội người Việt là giám hộ cho trung tâm cũng phải chịu hai lần thanh tra- một lần do một cơ quan tư, phải trả tiền $1,500 lệ phí “để họ t́m cái sai của hội”. Sau đó c̣n bị chính phủ thanh tra về việc xử dụng cấp khoản mà hội đứng xin.
 
Trung tâm là đơn vị thực thi khế ước với chính phủ cho nên cũng phải minh chứng là Trung Tâm đă chi tiền đúng theo luật lệ quy định, vị chi đă tiêu thêm $1,500 phụ phí thanh tra tư nữa. Ngoài 4 đợt thanh tra tài chánh, trung tâm thường xuyên bị thanh tra chương tŕnh. Để giảm thiểu chi phí nầy, Trung Tâm Xă Hội Cộng Đồng Việt Nam (VCSC) đă nạp đơn xin cải danh thành Hội Người Việt vào vài năm sau. 
 
Như chúng ta đă thấy, ông chủ tịch Hội tuyển chọn Giám đốc Trung tâm cùng với một ủy ban 5 người cho thấy hội làm chủ Trung Tâm. Ông giám đốc và nhân viên phục vụ trong trung tâm được hưởng thù lao nhưng ngược lại Hội Đồng Quản Trị Không một ai có một chút bổng lộc nào. 
 
Khoảng giữa năm 1979 người tỵ nạn tại địa phương cần theo dơi t́nh h́nh tiến triển ở các trại tỵ nạn th́ Chicago lại không có một tờ báo nào cả. Nhờ Bà Việt Hoa giúp $90 để mua giấy, ông Nguyễn Đức Nghĩa giúp việc quay ronéo (Asian Human Services) , anh Nguyễn Cầu Hải cùng với chúng tôi đă cho ra mắt tờ Bản Tin. Số thứ hai được Hội TIA tài trợ  $500 để phổ biến tin tức liên quan đến việc nhập tịch. Sau đó tờ báo sống èo ọp v́ không có tài chánh vững chắc bởi lẽ trong thời nầy chợ Việt chưa phát triển. Vào năm 1982 Trung Tâm Xă Hội Công Đồng Việt Nam tiếp nhận nuôi dưỡng Tờ Bản Tin.
 
Trung Tâm Hội Người Việt phát triển nhanh theo nhịp độ dân Việt tại Chicago tăng qua chương tŕnh HO và Amerasian. Ngân khoản điều hành của hội qua đợt trợ giúp của Liên Bang chấm dứt sau một năm. Hội tuy hoạt động với mục đích phục vụ công đồng song “không thực th́ sao vực được đạo”, để cho hội được trường tồn, ngoài trợ cấp của chính quyền tiểu bang, hội c̣n phải t́m nhiều nguồn trợ giúp khác như: United Way và nguồn tài trợ tư (private foundation).
 
Mỗi phần cấp khoản tài chánh của hội là một kế ước với cơ quan hay thực thể tài trợ. Khi nhận trợ cấp, hội phải kư với họ một khế ước. Mỗi khế ước có những điều khoản ràng buộc riêng, nhiều hay ít tùy thuộc đ̣i hỏi của cơ quan tài trợ. Thường thường chính phủ đ̣i hỏi nhiều nhất sau đó là cơ quan United Way. Các Foundation tư đưa ra điều kiện thường rất nhẹ nhàng. Muốn được hưởng những tài trợ khác ngoài chính phủ nhất là United Way, hội phải chứng minh rằng hội có tư lợi qua việc gây quỹ, parking lot, tờ Bản Tin, nhất là sự đóng góp của nhân viên và lệ phí dịch vụ (Xin thăm trang mạng lưới: http://www.vaichicago.org để có thêm chi tiết về hội)
 
Trong hai mươi lăm qua qua hội đă trải qua bao thăng trầm. Hội luôn luôn là cái gai của những kẻ lăm le chống phá cộng đồng Người Việt Quốc Gia. Theo nguyên tắc lập hội và những điều khoản ràng buộc khi nhận ngân khoản dịch vụ của chính phủ th́ hội không được làm chính trị.
 
Bà Nguyễn T.T. hoạt động với HĐQT của hội nhưng đă kết tư t́nh với ông Trần T. Đ, nhân viên bán thời gian cho báo Bản Tin của Trung Tâm. Ông Đ. thấy mức thu nhập về quảng cáo của báo Bản tin có vẻ khả quan cho nên đ̣i tăng lương. HĐQT chưa kịp xét th́ ông đă mang hết tài sản liên quan đến tờ báo đi ra lập riêng cho ḿnh tờ “Người Việt Illinois”. Tờ báo này dùng đủ mọi luận điệu bẩn thỉu để bêu xấu Hội Người Việt tại Illinois. Nhờ sự khôn khéo và tế nhị của ông cố chủ tịch Đỗ Đăng Công và của TS Bửu Tập mà vết bợn nhơ đó đă được gột rửa trong thời gian ngắn.
 
Đến thời ông Chủ Tịch Mai Tất Đắc, cộng đồng xẩy ra vụ Lâm Tôn. Đây là một vụ nhiễu sách cộng đồng lớn có tích cách chính trị ảnh hưởng đến uy tín của toàn thể cộng đồng Việt khắp thế giới. Nguyên ông Lâm Tôn theo phái đoàn truyền thông Hoa Kỳ đi Việt Nam làm phóng sự 10 năm sau. Khi về Mỹ ông Lâm Tôn đă tuyên bố nhiều điều không có lợi cho nổ lực đấu tranh về nhân quyền cho nước Việt Nam của người Việt Quốc Gia, do đó các hội đoàn chống cộng tại Chicago đă họp tại văn pḥng của Hội Người Việt tại 4833 N. Broadway, tổ chức biểu t́nh chống hành động của ông Lâm Tôn. Những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản liền tổ chức lực lượng chống phá HNV. Họ đă tố cáo lên chính phủ tiểu bang yêu cầu chấm dứt việc cấp ngân khoản hoạt động cho HNV v́ HNV đă xử dụng ngân khoản của Tiểu bang cấp để làm chính trị.
 
Những hoạt động của Trung Tâm Hội Người Việt tại Illinois: Chủ trương của HNV là tạo một nền móng cho các sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam, do đó từ ngày trung tâm được khai sinh, trung tâm đă mặc nhiên trở thành phương tiện cho sinh hoạt của các hội đoàn; v́ lẽ đó mà những kẻ nội thù đă dùng đủ mọi cách để vô hiệu hóa ảnh hưởng, cũng như bôi nhọ trung tâm. Vụ Trần T. Đ. và vụ Lâm Tôn là điển h́nh nhất. Qua biết bao sóng gió, Trung tâm Hội Người Việt vẫn thăng tiến một cách mạnh mẽ, dù rằng chương tŕnh tỵ nạn Việt Nam mỗi ngày một giảm. Vị giám đốc Trung Tâm qua sự chỉ đạo của ủy ban điều hành hội lo điều nghiên và đi t́m nguồn tài chánh cho hội.
 
Các chương tŕnh hoạt động đều do Ủy Ban Kế Hoạch của Hội Đồng Quản Trị đề ra dựa trên nhu cầu hay đề nghị của vị Giám Đốc Trung Tâm dịch vụ của hội. Hiện nay chương tŕnh của hội gồm có: 
 
Employment. Từ năm 1996 trở về trước chương tŕnh t́m việc của hội chuyên t́m việc làm cho người tỵ nạn mà thời gian cư trú chưa quá 2 năm. Phần t́m việc cho những người có thời gian cư trú trên hai năm không được một cơ quan tài trợ nào cho, nhưng hội vẫn phải du di để thỏa đáng nhu cầu của toàn thể cộng đồng. Nay mức độ người Việt tỵ nạn đến Chicago quá ít cho nên chương tŕnh nầy do các hội thiện nguyện đảm trách. Kể từ năm 1995, vẫn giữ dịch vụ nầy qua chương tŕnh React, một chương tŕnh huấn nghệ về điện tử 6 tuần lễ.
 
Chương tŕnh tiểu thương. Chương tŕnh nầy bắt đầu hoạt động từ lúc khai sinh trung tâm. Mục đích của chương tŕnh là giúp đỡ các thương gia làm quen với hệ thống hành chánh và kỹ thuật tân tiến của Hoa kỳ, hoặc giúp người tỵ nạn khởi đầu cơ sở thương mại. Trợ giúp vay vốn làm ăn hay khuếch trương cơ sở thương mại.
 
Hội cũng hỗ trợ và đỡ đầu cho Pḥng Thương Mại Việt Nam tại Uptown.  Pḥng thương mại bắt đầu hoạt động từ năm 1984. Ông Lâm Tôn, chủ nhà hàng Mekong là vị chủ tịch tiên khởi. Trong thời gian làm chủ tịch Pḥng Thương Mại Việt Nam, ông Lâm Tôn đă vận động xây một cổng chợ với phí tổn lên tới hơn hai trăm ngh́n Đô, như ở Phố Tầu nhưng không được sự hỗ trợ của đại chúng.
 
Di trú. Di trú là một chương tŕnh khẩn yếu cho đời sống người tỵ nạn. Chương tŕnh nầy ngoài nhu cầu hành chánh liên hệ c̣n giảm thiểu được 50% thời gian chầu chực ở các cơ sở di trú. Chương trợ giúp di trú gồm có:
a. Dịch vụ thường trú. Cấp mẫu đơn, dịch giấy tờ, điền đơn và tổ chức tuyên thệ tại văn pḥng hội cũng như theo dơi và khiếu nại.
b. Dịch vụ đoàn tụ gia đ́nh. Cung cấp mẫu đơn, hướng dẫn điền đơn, dịch hồ sơ, chụp h́nh, nộp đơn và theo dơi tiến triển của đơn xin.
c. Dịch vụ công dân. Đây là dịch vụ nhiêu khê nhất trong toàn dịch vụ di trú. Thường các sắc dân khác phải chi từ hai cho tới năm ngh́n để được thành công dân Hoa kỳ. Trung tâm dịch vụ đă giảm thiểu khó khăn đến tối đa. Có nghĩa là đă cung cấp các dịch vụ giấy tờ, thông dịch, chụp h́nh điền đơn c̣n tổ chức thủ tục phỏng vấn  ngay tại văn pḥng của hội ngoại trừ lễ tuyên thệ.
ESL/Literacy. Chương tŕnh dạy Anh Ngữ cũng đă trở thành tối quan yếu cho đồng hương mới đến theo diện HO.
Chương tŕnh dạy tiếng Việt cho con em được đẩy mạnh vào những năm 1981 và 1982 tại trung tâm Hội. Sau nầy nhà thờ và Chùa có chương tŕnh thường trực nhất là vào mùa hè.
 
Các em học sinh tại các trường trung và tiểu học đă chứng tỏ khả năng học vấn và đạo đức cá nhân nhờ chương tŕnh sinh hoạt cho học sinh sau giờ tan học.
 
Người già là mối quan tâm hàng đầu của hội. Chương Tŕnh Lăo Niên được thành lập để phục vụ các cụ. Hiện nay hội có khoảng 35 nhóm, mỗi nhóm có 10 cụ. Hoạt động dành cho các cụ là pḥng đọc sách, pḥng giải trí, học Anh Ngữ cũng như du ngoạn. Qua bao nhiêu năm, các cụ đặc trách lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Đôi khi cũng để cho anh em trẻ như Vovinam Việt Vơ Đạo đặc trách để học hỏi cách tổ chức đồng thời nối chí các cụ sau nầy. Ông Trần Văn Quả là người điều hợp chương tŕnh Lăo niên từ khai thiên cho tới bây giờ.
 
 
Do nổ lực chung phần Phát Thanh bằng Việt ngữ trên làn sóng trung b́nh cũng đă đến với cộng đồng Việt gần một năm vào năm 1982. Sau đó không đủ ngân khoản thuê giờ đành phải ngưng hoạt động. Măi đến năm 1997 ông Nguyễn Văn Mai đă vận động được ngân khoản cho nửa giờ truyền h́nh trên băng tần 23. Nhưng v́ con số người Việt tại Chicago cũng chưa đủ để chợ Việt phát triển mạnh hầu tài trợ phí tổn quảng cáo trên đài Truyền H́nh cho nên chương tŕnh phát h́nh cũng ngưng sau một thời gian ngắn. Thất bại với truyền h́nh ông Nguyễn Văn Mai đă xin được tài trợ của chương tŕnh Voice of Diversity thuộc Viện Đại Học Loyola để mang lại cho cộng đồng Chicago chương tŕnh phát thanh Việt Ngữ mỗi Chúa nhật từ 11G đến 12G trên băng tần FM 88.7 cho đến nay cũng gần 2 tuổi. Chương tŕnh phát thanh nầy do các thành viên tự nguyện đóng góp. Ngân khoản được tài trợ chỉ đủ để thuê giờ trên băng tần.
 
Ngoài ra Trung tâm c̣n có các chương tŕnh khác như chương tŕnh sưởi ấm mùa đông (do chính quyền Thành phố cấp), Chương tŕnh Y Tế, Băi đậu xe, Hội chợ Argyle (Argyle Fest) v.v.
 
Trong nỗ lực bảo tồn văn hóa Việt, Trung tâm Hội Người Việt là điều hợp viên của một hội đồng điều hành chương tŕnh sinh hoạt của cộng đồng hàng năm. Như đă nêu trên, mỗi biến cố/lễ đều được hội đồng cắt cử một hội đoàn chịu trách nhiệm tổ chức và mọi thành viên đều có trách nhiệm đóng góp nhân và vật lực cho biến cố/lễ đó. Những ngày sinh hoạt chính trong lịch chung của cộng đồng là: Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Hận, Lễ Hai Bà Trưng, Pinic Cộng Đồng, Ngày Quân Lực, Tết Nhi Đồng, Ngày truyền thống Mỹ Việt (Memorial Day), Ngày Đại Hội và gây quỹ của HNV. Lợi dụng những kỳ lễ quan trọng, hội cũng đă bảo trợ và tổ chức hội thảo đặc biệt mời những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tŕnh bày cho công chúng.
 
Để đối đầu với những biến cố quan trọng ở quê nhà, hội đồng nầy luôn luôn cọng tác với nhau một cách rất là chí t́nh như tổ chức biểu t́nh ngày quốc tế nhân quyền để đấu tranh cho những người bị đày đi lao động ở Đông Âu hay Tây Bá Lợi Á hoặc tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào tỵ nạn bị áp bức ở các đảo bên Đông Nam Á.
 
Công tác quan trọng nhất và liên tục của Trung tâm Hội Người Việt là thường xuyên đấu tranh hay tư vấn cho chính quyền liên bang cũng như tiểu bang trên các chính sách về an sinh liên quan đến đời sống của người tỵ nạn. Hàng năm vị giám đốc trung tâm Hội Người Việt ít nhất một lần về thủ đô để họp tư vấn (consultation meeting) với Bộ Xă hội hay Tổng Nha Định Cư và Tỵ Nạn (DHS hay ORR). Những buổi họp nầy rất quan trọng cho việc dự phóng một chính sách về an sinh xă hội cho toàn nước Mỹ đôi khi c̣n ảnh hưởng đến chính sách tỵ nạn toàn cầu.
 
Qua những thăng trầm của cộng đồng Việt Nam tại Chicago 25 năm qua, chúng tôi nhận thấy:
 
1.         Dù rằng ta hiện diện trên phần đất của Tây bán cầu nầy mới 25 năm nhưng có thể nói ta đă vượt xa nhiều sắc dân khác về góc cạnh tổ chức xă hội. Khi chúng tôi thành h́nh cơ cấu thành lập Trung tâm hội Người Việt th́ hội CASL (Chinese American Service League) cũng bắt đầu dù rằng người Hoa đă hiện diện trên phần đất nầy trên trăm năm. Phố Tầu cũng đă sinh hoạt mạnh mẽ lâu đời. Nếu so về dân số th́ dân số  của chúng ta chỉ là một con số khiêm nhường.
 
2.         Chúng ta đă khởi sự mọi sự từ con số không, từ hai bàn tay chai ngắc của chúng ta.
 
3.         Chúng ta thường tự trách ḿnh không đoàn kết, chúng ḿnh ưa cấu xé lẫn nhau. Nếu chúng ta đi sâu vào ḷng đại chúng, chúng ta sẽ nhận thức được rằng, bệnh chia rẽ là bệnh chung của con người. Con người luôn luôn háo thắng. Người Pháp đă chẳng nói: « La raison du plus fort est toujours la meilleure». Thật ra có ai chịu cho ḿnh yếu kém thua thiệt. Ai cũng thích vỗ ngực xưng tên ḿnh là kẻ mạnh. Dù cái mạnh ở đây không đủ lư để chèn ép người khác như ư của câu ngụ ngôn LaFontaine trên.
 
Đều đáng nói là người Việt Chicago dù sao cũng hơn nhiều cộng đồng Việt ở nơi khác v́ c̣n tôn trọng cái ư của nhau để rồi ngồi chung với nhau, chung vai với nhau gánh vác trách nhiệm và để làm gương tốt cho con cái sau nầy noi theo. Cộng đồng của chúng ta vẫn có nhiều cái đẹp, cái đẹp của con cái ngoan hiền, vợ hiền, dâu thảo. Cái đẹp của các đấng trượng phu biết lo tề gia đồng thời cũng vác ngà voi không biết mệt trong t́nh bọc Mẹ Trăm con.
 
Trong phần kết luận nầy chúng tôi không quên ơn Hội Travelers & Immigrants Aid (TIA), trong hai mươi lăm năm qua đă cho nhân viên dành nhiều th́ giờ và phương tiện dấn thân hoạt động ích lợi cho cộng đồng tỵ nạn nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng. Nhờ hội TIA với chính sách và đường lối «Giúp người là tạo điều kiện cho người tự giúp ḿnh trong tinh thần ḥa hợp văn hóa» mà chúng ta mới có cơ hội viết được những trang Hai Mươi Lăm Năm Xây Dựng Cộng Đồng Chicago.
 
Nguyễn Đức Trọng
(Rằm tháng Bảy Năm Canh Th́n)
Mở 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mc Lc

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Ṿ
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi B́nh Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ

Sưu Tập

NQ Thương Hận Tập I
NQ Thương Hận Tập II
Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
 
Miếng Ngọt Quê Hương Về Trang Chủ

Friendly Links

Thực Vô Cầu Băo 25 Năm Xây Dựng CĐ Ha Huyen Chi
Cá Kho 25 years of the Community building Gia Đ́nh Vơ Bị
Món Xào Gia Phả Họ Nguyễn Diên Trường All Links
Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 07/01/16