- 12. Trần Như
Không
-
-
- Đồng hồ điểm 4 giờ rưỡi, tan sở, Thanh uể oải thu xếp hồ sơ, với
thân xác mệt nhoài. Anh mệt không phải vì công việc lao lực hành hạ,
nhưng vì những nhọc nhằn của tâm não. Anh phải nặn óc tìm ra những
phương thức vẹn toàn cho một chương trình anh đề ra. Vừa có lợi cho
mục tiêu mà anh phục vụ, đồng thời cũng làm hài lòng giới chức chi
tiền.
-
- Thường thì khó mà có thể làm vừa lòng cả đôi bên. Được ông thì
hỏng bà. Thời hạn nạp dự án đã gần kề mà đầu óc anh vẫn rối như tơ vò.
Mất dự án nầy, mục tiêu phục vụ của anh sẽ phải chịu nhiều cay đắng vì
sự dằn vặt của hệ thống hành chánh Mỹ. Ngoài ra anh sẽ bị cắt giảm mất
ít nhất bốn nhân viên.
-
- Hơn tuần rồi anh ở lại sở làm việc cho tới khuya. Hôm nay anh
quyết định về sớm với vợ cho vui cửa vui nhà, vì là ngày kỷ niệm hai
mươi lăm năm thành hôn của vợ chồng anh. Thanh định lấy phần đầu của
chồng bản thảo dự án, đưa cho người thư ký nhờ đánh máy. Nhưng đến
bàn của cô ta thì anh lại bỏ ý định đó. Anh chào mọi người quay ra cửa.
Mọi người nhìn anh ngạc nhiên không hiểu anh muốn gì.
-
- Ra bãi đậu, anh uể oải nổ máy xe. Thay vì đi về nhà, anh lại lái
thẳng đến quán ăn kêu rượu uống một mình. Quán hôm nay thứ hai vắng
khách, ngoài Thanh có một lão nhân người phương phi đạo cốt, tóc và
râu trắng như tuyết vào quán sau anh chừng mươi mười lăm phút. Lão ta
kéo ghế ngồi bàn đối diện với Thanh cũng kêu rượu và một món nhậu ngồi
nhâm nhi. Thanh thấy quán vắng vẻ tẻ lạnh bèn gợi chuyện với lão. Lời
qua tiếng lại toàn chuyện mưa, gió, nóng lạnh được một lúc thì anh mời
lão qua ngồi chung bàn cho vui. Lão nhận lời ngay.
-
- Người hầu bàn chuyển chén đũa và đồ nhắm của lão qua. Thanh đứng
dậy bắt tay và tự giới thiệu:
- - Tôi là Nguyễn Thanh xin hân hạnh được hầu tiếp bác. Chắc bác là
người ở xa tới thăm Chicago.
- - Đúng thế tôi mới tới sáng nay.
- - Bác đến thăm con cháu ở đây.
- - Không tôi chỉ cu ky có một mình. Đến đây vãn cảnh mà thôi, sáng
mai lại đi tiếp. Đi cho biết đó biết đây.
- - Chắc Bác ngủ đêm ở nhà người quen?
- Không tôi ngủ khách sạn gần đây, khách sạn Americana góc đường
Foster và Sheridan.
- - Bác có thể cho biết quý danh
- - Tên tôi chẳng có gì là quý cả. Trần Không, đúng ra là Trần Như
Không. Qua Mỹ nầy họ ăn gian mất một chữ thành ra chỉ còn lại: Trần
Không .
-
- Thanh để ý thì chỉ có mình gợi truyện. Lão chỉ trả lời ngắn gọn,
đại khái cho có lệ. Nhận thức được điều đó nên Thanh ngưng hỏi để xem
phản ứng của lão. Lão vẫn ngồi yên lặng gắp mồi và nhâm nhi. Lão uống
khỏe lắm. Lão nâng ly uống một hơi cạn tới đáy. Lão không nhiễu sự mời
mọc như thường xảy ra trong các cuộc nhậu.
-
- Sau khi cạn hết ba ly lão nhìn Thanh, như một ông thầy tướng bắt
quẻ cho khách, lão chậm rãi nói:
- - Cậu có nhiều tâm sự, mắt đổ quầng thâm điều nầy chứng tỏ cậu qua
nhiều đêm không ngủ. Cậu mất sáng suốt vì những nan đề liên quan đến
việc làm. Cậu quyết định một đường, cậu lại làm một nẻo gây sự bỡ ngỡ
cho nhiều người. Ngay cả việc hôm nay cậu tự hứa làm một việc gì đó mà
rồi cậu cũng không thực hiện.
-
- Nghe tới đây Thanh giật mình, nhìn thẳng vào ông lão để dò xét.
Lão vẫn bình thản như không. Lão là ai, sao lại thấy rõ tận tim gan
phèo phế của anh. Tai anh bắt đầu ù. Anh chỉ còn văng vẳng nghe giọng
trầm trầm có chút khề khà, nhừa nhựa men rượu của lão:
- - Cậu là người tốt bụng thành ra đa mang. Cái không đáng làm, cậu
lại làm. Cái đáng làm cậu lại quên đi. Dự tính của cậu tối hôm nay cậu
bỏ là cũng điều tốt vì đối tượng của cậu không có ở nhà. Cậu đến đây
vì là chữ duyên giữa cậu và tôi. Cậu không đến cũng không được!
-
- Thanh nghe tới đây mới trực nhớ ra là bà xã anh có tiệc ở trong
sở khuya mới về. Nàng được chọn là nhân viên xuất sắc nhất trong năm.
Thanh bắt đầu toát mồ hôi lạnh. Lão già trước mặt là ai mà nhìn người
có thể biết hết những chuyện xa gần của anh. Anh buột miệng hỏi:
- - Chắc bác giỏi khoa độn số cho nên mới có thể thấu suốt được sự
thăng trầm của một người dù chỉ mới sơ giao ?
-
- Hình như để đánh lạc hướng, lão trả lời có chút lạc đề.
- - Tôi chỉ là người tầm thường, trong những người tầm thường. Chỉ
có điều là tôi biết cậu nhưng cậu không biết tôi đấy thôi!
- Quả nhiên Thanh bị hớp hồn, quên bẵng câu hỏi vừa rồi, anh hỏi lại
lão.
- - Dạ, thưa bác biết cháu từ bao giờ?
- - Lâu, có thể nói là lâu lắm rồi. Thí dụ như tôi biết cậu xuất
thân từ một gia đình có danh trong nước hồi trước 1975. Lúc nhỏ cậu có
cuộc sống cơ hàn, nheo nhóc.
-
- Thanh nghĩ rằng những gì lão nói cũng chẳng có gì là đặc biệt vì
mơ hồ, chẳng may mà trúng hoàn cảnh của anh. Cái hoàn cảnh của những
người sinh ra vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, đa số thanh niên phải ra
chiến trường do đó con cái phải chịu cảnh nheo nhóc là chuyện thường
tình. Nhưng cũng muốn biết những gì lão biết nhiều hay ít, có đúng
không; hay chỉ là những phỏng đoán có tính cách tâm lý. Thanh hỏi:
- - Theo như bác nói gia đình cháu có danh, vậy danh đó như thế nào?
- - Sở dĩ cậu nheo nhóc từ tấm bé vì chiến tranh chỉ là phần nhỏ.
Nguyên nhân chính là thân phụ của cậu đi xa gánh việc quốc gia đại sự.
- - Cha tôi có phải là tướng lãnh gì đâu mà đi làm việc lớn?
- - Danh nhân trong lịch sử dựng nước và giữ nước thiếu gì người áo
vải tầm thường mà danh thơm muôn thuở.
- Thanh biện minh:
- - Đành vậy nhưng xét trong trường hợp gia đình tôi, tôi thấy chẳng
có gì đáng nói!
- - Việc đóng góp cho quốc gia dân tộc của mọi người có giá trị
ngang nhau, tùy theo khả năng. Người nông phu suốt đời chỉ biết cầy
sâu cuốc bẫm cũng có giá trị ngang với những bậc thông thái chức trọng
quyền cao! Trước đây cậu phục vụ trong Lực Lượng Đặc Biệt vậy cậu phải
biết chuyện ai là người nhảy dù đầu tiên của Việt Nam được Vua Hàm
Nghi gắn bằng tại Alger thủ phủ của Algerie chứ gì?
- - Dạ thưa chính là thân phụ của tôi.
- - Ông già cậu chẳng những là người nhảy dù đầu tiên mà còn là
người đã nhảy dù về Việt Nam lập đội du kích đánh quân đội ngoại nhập
Nhật Bản vào năm 1944 1945, vậy đối với lịch sử của đơn vị, cậu không
cho đó là niềm hãnh diện cho chính mình hay sao?
- Thanh vẫn khiêm nhường:
- - Nhưng người có thành công đâu?
- - Thành công hay thất bại không quan trọng bằng tấm lòng và sự
quyết tâm đóng góp vào trong những chuyển động của lịch sử.
- - Vấn đề nầy theo tôi nghĩ chỉ có giá trị cho một cá nhân.
- - Nhưng cá nhân nầy đã phò vua Duy Tân làm đại cuộc cứu nước. Cũng
vì chuyện nầy mà vua Duy Tân bị tử nạn, nói đúng hơn là ngài đã bị ám
sát.
- - Tây giết ngài phải không?
- Lão chậm rãi như thầy đồ kể chuyện ngày xưa:
- - Không, tôi không nghĩ rằng Tây giết mà là Anh Quốc giết. Vì họ
sợ rằng các thuộc địa khác của Anh bắt chước ngài mà nổi lên đòi độc
lập. Cũng vì phò vua Duy Tân hồi loan cứu nước, mà cha cậu cùng một số
các đồng chí khác đã thành lập một đội quân lớn được đồng minh Anh Mỹ
Pháp huấn luyện và trang bị với vũ khí tối tân mà căn cứ đóng tại
Calcutta, Ấn Độ. Chờ ngày đổ bộ về Việt Nam đánh đuổi quân ngoại nhập
ra khỏi cõi bờ Việt Nam. Tiếc rằng vận vương đế đã cáo chung với dòng
họ Nguyễn Phước cho nên minh chúa Duy Tân bị tử nạn và Nhật đầu hàng
sau khi bị hai quả bom nguyên tử dội lên đầu ở Hiroshima và Nagazaki.
Cha cậu và một số lớn đồng chí đã được đưa về thành Omar tức Tổng Nha
Cảnh Sát Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa sau này. Và chính những người
này là hạt giống để thành lập quân đội Việt Nam Cộng Hòa .
-
- Thanh đã ngà ngà say. Giọng trầm trầm của lão rót vào tai của anh
như những trăn trối của cha anh lúc sinh tiền. Lão là ai mà lại biết
rõ những chi tiết về cuộc đời hoạt động của cha Thanh. Người trước mặt
của Thanh là ai? Người hay hồn ma bóng quế? Anh không còn tin ở chính
mình nữa. Anh nhìn xuống đất mong tìm thấy cái bóng của lão già. Bây
giờ là ban ngày, ánh đèn không đủ sáng để tạo bóng. Anh nhìn lên lão
già, nhìn xuống ly bia, lão đã uống cạn tới mấy chai rồi. Lão phải là
người thật. Thật một trăm phần trăm.
-
- Thanh đang mơ mơ hồ hồ thì nghe lão tiếp:
- - Cậu nghi ngờ tôi không phải là người thường phải không? Yên trí
đi, rồi cậu sẽ biết tôi là ai. Cậu tự hào là người bén nhạy thế mà hôm
nay cậu lại đực mặt ra không nhận ra được tôi!
- - Có lẽ tôi say rồi. Từ sáng tới giờ trong bụng mới chỉ có hai ly
cà phê đen mà thôi thành ra ba chai bia cũng đủ làm cho tôi say mà mất
mọi bén nhạy.
- - Ở trên đời thiếu gì người không uống rượu mà vẫn say ly bì. Cậu
còn tỉnh táo lắm. Cái tỉnh táo của giòng tộc mà sơ tổ từ ngoài Bắc vào
trong Quảng đã từng là Bình Tây Đại Nguyên Soái bị giặc cướp giết ở
Bình Định mất xác. Chỉ con ngựa bạch chạy về báo cho gia đình rồi cũng
ngã quay ra chết. Ngôi mộ của sơ tổ của cậu là mộ chôn xác con ngựa
bạch đó, ở chân đèo, trước khi tới Sa Huỳnh.
-
- Cha cậu ngoài ra còn làm bao nhiêu việc khác cả thể hơn dù rằng
quân sử không nhắc tới. Là một thành viên nòng cốt trong công tác
thành lập trường Đập Đá sau này dời về Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc
Gia. Rồi Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa Phú Bài, Trường Biệt Động Đội và
Thể Dục tức Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang.
-
- Thanh đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Anh ngồi yên cứng
họng.. Trong tiệm ăn các cửa đều đóng, nhưng Thanh cảm thấy một luồng
gió lạnh thổi đàng sau gáy của anh. Cả người của anh nổi gai ốc. Lão
già quái dị nầy là ai mà biết nhiều về anh và tông tộc nhà anh rõ ràng
đến như vậy. Thanh khiêm nhường nói:
- - Tôi nghĩ đó chỉ là những đóng góp bình thường của một quân nhân
cho quốc gia dân tộc mà thôi.
- - Cậu không cần phải khiêm tốn. Gió là gió, bão là bão.
- - Nếu đã là việc cả thể tại sao quân sử không nhắc tới mà bác lại
biết.
- - Tôi biết là vì tôi biết, còn quân sử không nhắc tới tại vì đường
hoạn lộ của cha cậu có số “phát dã như lôi” từ Thiếu úy lên Trung tá
chỉ trong vòng năm năm gây ra sự đố kỵ trong quan trường. Hơn thế nữa
cái trực tính của ông ta đã hại ông ta cho đến ngày nằm xuống. Có ai
trên đời lại mang một cấp bậc Trung Tá đến 21 năm!
-
- Lão nhìn thẳng vào Thanh như để hớp hồn đối phương:
- - Cậu có nhiều điểm giống cha cậu lắm. Cậu sống nhiều với lý tưởng
mà cậu cho là có ích lợi cho mọi người. Có điều cậu khác cha cậu là
cậu tin vào khả năng của mình hơn là nhờ vào sức của người khác. Bằng
chứng là đội quân phò vua Duy Tân đã tan rã sau khi Nhật đầu hàng vì
sức mạnh của nó là của Đồng minh. Những người quân nhân khi được đưa
về tới Sài Gòn năm 1946 không súng, không quân đội.
-
- Những dự tính của cậu trong những công tác giúp người, dù có ích
lợi cho họ trong mai hậu nhưng nhãn tiền cậu có rất nhiều người không
ưa cậu. Cậu nên lấy cái đạo trung dung mà sống sẽ hợp lòng người hơn.
Cậu chỉ lo giải quyết vấn nạn của người còn vấn nạn của mình ai sẽ
giúp cho. Muốn giúp người, ta cũng phải biết giúp ta. Cái đạo tu thân
là vậy đó. Thôi tôi phải về, sáng mai còn lên đường sớm.
- Thanh còn thắc mắc về lão:
- - Thưa bác tới giờ phút nầy tôi vẫn chưa nghĩ ra được liên hệ giữa
bác và thân phụ tôi.
- - Gấp gáp gì, trước sau gì cậu cũng biết mà!
-
- Bác có thể cho tôi địa chỉ hay số điện thoại để sau nầy nếu tôi có
dịp tới tiểu bang bác cư ngụ tôi sẽ ghé hầu thăm bác.
- Lão trả lời:
- - Vâng cũng được. Nếu có dịp cậu ghé chơi. Tôi hoan hỉ đón cậu.
- Lão lấy trong túi ra một cây bút máy, Thanh nhận ra ngay đó là cây
bút có ngòi thủy tinh xoắn, hiệu Kaolo. Một loại bút máy đã hết lưu
hành hơn nửa thế kỷ rồi. Thanh thán phục những người già luôn luôn kỹ
lưỡng trong mọi sự.
-
- Thanh xét lại mình, mớ dĩ vãng vàng vọt úa héo của anh với thê
thảm và đôi chút hào hùng. Anh đã tận sức, nhưng anh chưa thể lấy dĩ
vãng làm thuốc bồi cho những dự tính cho tương lai
-
- Những gì lão rỉ rả bên tai anh giúp anh thêm phấn khởi tiếp tục
dấn bước. Ở xã hội vật chất nầy, con người không có quyền nản chí. Cố
gắng nào cũng đưa đến chút bổ ích, ở bại hay thành.
-
- Đang nghĩ vơ vẩn thì lão già đã viết xong. Liếc nhìn qua tấm danh
thiếp đã ngả mầu vàng, Thanh thấy tên lão là: Trần Như Không, Đốc Phủ
Sứ thượng ngoại hạng, dưới có vài hàng điện thoại, số rất lạ. Trong
lúc ngà say, Thanh không thắc mắc, anh cám ơn lão rồi bỏ vào túi áo
trên. Đồng thời cũng trao cho lão tấm danh thiếp của anh.
-
- - Thôi tôi phải đi. Có dịp, cậu nhớ ghé thăm tôi nhé.
- - Dạ vâng!
- - Tái kiến!
- Nói xong Lão kêu người hầu bàn tính tiền. Thanh cản lại và xin
phép được khoản đãi lão gọi là duyên tri ngộ. Lão cám ơn rồi đi ra
cửa. Thanh trực nhớ là chưa cho lão ta biết địa chỉ và và số điện
thoại nhà nên hấp tấp chạy theo. Nhưng vừa mới đó, đường phố vắng tanh
mà chẳng thấy lão đâu.
- Quay trở lại bàn, Thanh suy nghĩ nhiều vừa cuộc hội ngộ có vẻ kỳ
bí vừa qua. Thanh lục lạo ký ức để kiếm một chút tương quan với lão.
Thanh kêu thêm rượu, tiếp tục uống. Càng suy nghĩ càng thấy kỳ dị và
càng hứng thú uống thêm. Thanh vẫn không thể nào tìm ra được một chút
ánh sáng nào. Anh uống thêm cho đến khi gục lên bàn rượu thiếp đi.
-
- Sáng hôm sau, Thanh thức giấc thì vợ anh còn ngủ, vì nàng làm ca
đêm. Các con anh cũng lục đục sửa soạn đến trường. Anh ra xe thì không
thấy xe. Anh vào nhà hỏi thằng con lớn thì nó cho biết hôm qua anh về
bằng Taxi và vào giường quay ra ngủ ngay chẳng ai hỏi được câu nào.
-
- Xấu hổ với con, anh chẳng nói gì thêm. Thanh ra đường kêu xe Taxi
đến sở. Ngồi trên Taxi, anh cố tìm hiểu anh đã làm gì hôm qua. Hình
ảnh lờ mờ của một ông già râu tóc bạc phơ ngồi nhậu với anh ở quán ăn.
Anh nhớ đến khách sạn mà ông ta ở. Anh bảo người tài xế cho anh đến
quán ăn. Dùng chìa khóa dự phòng, Thanh lấy xe chạy thẳng đến khách
sạn Americana, hy vọng cụ già chưa khởi hành đi tiểu bang khác.
-
- Thanh được văn phòng cho biết suốt cả tuần qua không có ai tên
Trần Như Không mướn phòng. Anh nghi ông lão không xưng danh thật. Anh
hỏi có người Việt Nam nào mướn phòng không? Vì không phân biệt được ai
là Việt ai là Tầu, Á Châu tất cả đều giống nhau, nên viên quản lý tốt
bụng đưa cả danh sách người mướn phòng cho anh xem. Suốt mấy ngày nay
chẳng có ai là người Việt mướn phòng.
-
- Thanh cám ơn ông ta rồi thui thủi lái xe đến sở. Vừa lái xe vừa
suy nghĩ đến hiện tượng quái lạ ngày hôm qua. Ông lão đến trước khi
anh say hay là lúc anh say rồi ông lão mới tới. Dù trước, dù sau thì
anh cũng đã nghe và thấy. Thấy lão rất là phương phi đạo mạo, nghe lão
nói toàn những chuyện về thân phụ của anh.
-
- Khi lái xe ngang qua tiệm ăn, thấy tiệm đã mở cửa, Thanh ghé hỏi
cho biết chuyện hư thực. Vừa bước vô cửa, Hùng ông chủ nhà hàng nói
ngay:
- Gớm hôm qua có chuyện gì mà ông uống đến say bát ngát trời xanh
luôn vậy? Một mình ông làm đến 15 chai.
- Thanh chỉ trả lời câu hỏi thứ hai:
- - Làm sao ông biết tôi uống 15 chai?
- - Theo phiếu khách hàng thì tổng cọng 15 chai.
- Hùng trao phiếu khách hàng, xâu chìa khóa xe và cái ví cho Thanh.
- Hùng nói:
- - Hôm qua vì an toàn của ông, tôi phải giữ ví của ông lại đây khi
đưa ông lên Taxi về nhà. Tôi chỉ trả đúng số tiền mà tài xế đòi.
- Thanh cầm lấy mọi thứ. Anh nhìn vào phiếu khách hàng thì thấy chỉ
có 15 chai. Thanh nhớ trong lúc ngồi với ông lão Thanh uống năm chai,
ông ta cũng uống 5 chai và sau đó Thanh uống thêm cho tới lúc say mèm.
Anh thăng lúc nào cũng không hay.
- - Ủa thế còn 5 chai của ông lão ngồi chung với tôi nữa sao không
tính luôn?
- Hùng ngạc nhiên hỏi:
- - Ông lão nào? Hôm qua ông ngồi một mình từ đầu cho tới cuối chứ
có thấy ai đâu. Hôm qua tiệm vắng khách ngoài ông ra chỉ có ba bàn Mỹ
nữa là hết.
-
- - Đâu thể nào được, tôi ngồi uống với một ông bạn già. Đây này,
còn tấm danh thiếp của lão viết cho tôi mà.
- Thanh móc túi lấy tấm danh thiếp của lão đưa cho Hùng xem.
- - Này đây tôi có nằm mơ đâu!
- Hùng cầm tấm danh thiếp xem và nói:
- - Đâu phải, đây là danh thiếp của ông mà!
- Thanh nhìn lại thì đúng, chính là danh thiếp của anh. Anh hơi
ngượng, vội lục túi trên túi dưới cũng chẳng có gì. Thanh lấy lại tấm
danh thiếp bỏ túi và nói:
- - Chắc tôi bỏ ở nhà khi thay áo sáng nay.
-
- Thanh ngẩn người ra. Những gì Thanh nghe từ miệng Hùng là thiệt.
Tấm danh thiếp là giả. Như vậy những gì anh nghe và thấy hôm qua là mơ
sao? Giấc mơ làm sao có lớp lang như thật. Thanh hết còn tin ở chính
mình. Giữa chân và giả hình như không có lằn ranh. Anh cám ơn Hùng,
thanh toán mọi thứ với Hùng rồi ra cửa.
-
- Vừa mở cửa, Thanh thò tay vào túi áo trên thì lạ thay tấm danh
thiếp của anh lại biến thành mầu ngà, với tên Trần Như Không. Thanh
định trở lui đưa cho Hùng xem, nhưng chỉ vài giây sau, tấm thiếp lại
là mầu trắng với tên anh. Thanh lắc đầu, lầm lũi đi ra xe!
-
- Chân anh bước trên nền xi măng mà tưởng như đang đi trên nệm nước.
Người anh chao đảo như cơn say còn rớt lại. Thanh nghe câu nói của Lão
già văng vẳng đâu đây:
- - Tên tôi chẳng có gì là quý cả. Trần Không, đúng ra là Trần Như
Không. Qua Mỹ nầy họ ăn gian mất một chữ thành ra chỉ còn lại: Trần
Không .
-
- “Chẳng có gì là quý cả” Câu nói này đột nhiên nhắc Thanh nhớ lại
lời viên Thượng sĩ già trong chuyến hành quân đầu đời: ”Ông không biết
đó thôi, trầm nầy là trầm bay. Loại trầm nầy không có dầu cho nên nó
cũng chỉ là gỗ mục vô dụng, dùng để chụm lửa. Đem về tới nhà cũng chỉ
là củi mục mà thôi. Chẳng có gì là quý cả”
-
- Thanh thầm nghĩ. Thì ra những đóng góp xương máu của mỗi quân dân
cho đất nước đều là trầm bay và củi mục.
-
- Hà Phương Hoài
- Trầm Bay 12 (02/03)
Để thấy rõ hơn những góc đời giữa chân và giả
mời đọc 2 bài phụ lục
Phụ
lục 1: Hai Mươi Lăm Năm Xây Dựng Cộng Đồng Chicago
Phụ
Lục 2: Người Tù Kiệt Xuất của Ký giả Lô Răng
|
| |
|