1.
Cuộc Lưu Đầy Không Hạn Định
- Qua những đêm dài không
ngủ được, những h́nh ảnh của ngày xưa cuồn cuộn dâng lên trong tâm khảm của
người bại binh, xa xứ. Thế nên một hôm nào đó gặp một người lính chưa từng
quen biết, cũng đủ để Thanh ngồi với họ hằng giờ để nghe và kể chuyện đời
lính chiến.
-
- Trại lính Fort Chaffee, 1975 đă trở thành trại tỵ nạn cho người Việt.
Những hàng quán của trại bỗng nhiên bộc phát mạnh v́ làn sóng ồ ạt của những
người khách mới, những người khách đă đi hơn nửa ṿng quả địa cầu hội tụ nơi
đây dở khóc dở cười. Hàng quán hầu như mở cửa 24/24 giờ mỗi ngày.
-
- Thanh lang thang từ trại Đông qua trại Tây. Từ trại Nam lên trại Bắc, Từ
bar nầy qua quán khác, mong t́m được một người cùng đơn vị với anh trước đây.
Hai tháng trôi qua anh vẫn chẳng thấy được một ai. Không kiếm được anh em
đồng đội cũ nhưng nhờ đó mà anh quen được một số chiến hữu mới.
-
- Hôm nay Bính, phi công C130, ngơ ư mời anh em tân cựu chi giao gặp nhau
ở Ozack 2 lúc một giờ trưa để anh báo một tin quan trọng. Anh em nghĩ rằng
Bính giỏi, chịu xông xáo cho nên mới nhập trại chừng nửa tháng mà đă có
“pông sô” bảo lănh để xuất trại. Hoặc anh đă kiếm được người thân, cũng có
thể anh đă t́m được một ư trung nhân trong rừng hoa lạc...
- Đúng một giờ trưa anh em tề tựu đông đủ. Bính kêu sẵn năm bốc bia lớn.
-
- Thấy vậy Thanh đùa:
- - Chà anh Bính ăn mừng lớn quá hen? Được em nào chiếu cố, tốt phước quá
vậy ?
- - Bính trả lời:Thôi nhào “dô” chuyện đâu c̣n đó. Tui có chuyện quan
trọng muốn báo cho anh em biết. Sao cái ông nầy nóng quá vậy?
-
- Mỗi người lấy một ly giấy tự rót bia cho ḿnh.
- Bính nâng ly nói:
- - Mừng cho t́nh nghĩa anh em ta.
- Bính tiếp:
- - Anh em biết rằng v́ hoàn cảnh mà chúng ta phải có mặt nơi đây. Sung
sướng ǵ mà phải sống nơi xứ lạ quê người, không cha, không mẹ, không vợ,
không con. Mồ mả tổ tiên cũng không hương khói được cho nên tôi tụ tập anh
em đến đây để báo cho anh em biết tôi quyết định trở về Việt nam.
-
- Nghe tới đây mọi người nhao nhao chẳng c̣n nghe được ai. Bính chờ mọi
người yên lặng:
- - Báo cho anh em biết. Ai muốn th́ theo tôi. Muốn được như vậy ta phải
có kế sách đấu tranh. Thằng Mỹ nó đểu lắm. Nó đă đem con bỏ chợ. Ở lại đây
mai mốt ra ngoải cũng chỉ đi làm nô lệ cho tư bản.
-
- Thanh nhăn mặt, những người anh em nầy xa vợ lạc con đâm ra nghĩ quẫn
tuy vậy anh ngồi im lặng để lượng giá t́nh h́nh. Những lời góp ư nếu đi
ngược lại suy nghĩ của đám đông th́ chỉ có mệt xác.
-
- Có người hỏi Bính:
- - Đấu tranh bằng cách nào? Có bị bắt bỏ tù không?
- Bính trấn an:
- - Ở Mỹ không có vụ đi biểu t́nh dù bất v́ lư do ǵ mà bị đi tù, nếu
chúng ta không bạo động.
- Xiêm, quan Thiết Giáp đứng dậy khoát tay ra dấu cho mọi người im lặng
rồi anh nói lớn:
- - Tất cả yên lặng. Cứ nhao nhao lên như thế này th́ làm sao mà họp bàn
ǵ được. Chúng ta hăy nghe ư kiến trọn vẹn của anh Bính.
- Quay qua Bính, Xiêm nói:
- - Nào bây giờ anh Bính cho chúng tôi biết đường lối của anh như thế nào?
- Bính đứng dậy từ tốn nói:
- - Suốt hơn tháng nay tôi không đêm nào ngủ được, v́ thương con nhớ vợ
quá chừng!
- Có vài người sốt ruột la lớn:
- - Ai mà không nhớ. Khổ quá biết rồi, nói măi!
- Xiêm lại đứng dậy khoát tay ra dấu im lặng.
- Thấy không khí có vẻ nóng, Bính không dám cà kê nữa, đi thẳng vào vấn đề:
- - Tôi và anh Xiêm tối hôm kia đă bàn với nhau lấy tuyệt thực làm phương
thức đấu tranh.
- Bỗng có tiếng vọng lại từ một bàn gần đó:
- - Địt mẹ! cũng v́ tuyệt thực, đấu tranh, đánh trâu, biểu t́nh kư giả đi
ăn mày mà chúng ông phải ngồi trên đất người.
-
- Mọi người quay qua bàn có tiếng chửi đổng. Có người định nhảy sang ẩu
đả với đối tượng.
- Thanh đứng dậy gơ bàn lôi cuốn sự chú ư của mọi người, và nói:
- - Quư vị muốn được tự do đấu tranh mà người khác mới phát biểu có một
câu khác với ư nguyện của anh em th́ anh em đă định ăn thua đủ với người ta
rồi. Thôi dẹp đi, lo chuyện của ḿnh trước đă.
-
- Bính quay qua Thanh nói:
- - Cám ơn anh ... bạn.
- Có tiếng nhắc:
- - Anh Thanh dân Biệt Kích 81 đấy.
- Bính lập lại:
- - Cám ơn anh Thanh. Anh nói đúng. Chúng ta muốn tự do th́ phải tôn trọng
sự tự do của người khác. Tôi nghĩ chúng ta phải hành động ngay. Chúa nhật
nầy tại building 1400 chúng ta sẽ bất đầu cuộc tuyệt thực. Những công tác
khẩn thiết sau đây cần nhiều người tự nguyện thực hiện:
- Thứ nhất vận động người tham gia từ các building ḿnh ở .
- Thứ hai thực hiện mấy khẩu hiệu như sau: Hunger Strike, We want to
repatriate.
- Thứ ba nhờ người soạn press release gửi lên văn pḥng trại và văn pḥng
bộ ngoại giao tại trại.
- Điểm thứ ba nầy tôi cần một người xung phong trách nhiệm.
- Có tiếng nói lớn:
- - Có anh Thanh đang làm việc tại văn pḥng bộ ngoại giao.
- Xiêm quay qua Thanh nói:
- Chúng tôi xin nhờ anh việc này vậy.
- Thanh lúc này mới có dịp phát biểu mà không bị chống đối. Anh nói:
- - Thứ nhất tôi không tham gia chiến dịch nầy của quư vị. Thứ hai quư vị
không nên hấp tấp hành sự mà thiếu đắn đo. Chắc ǵ khi quư vị về tới Việt
Nam mà được yên thân. Quư vị sẽ có nhiều mũ trên đầu lắm. Dầu vậy tôi sẽ
thảo “Press Release” và chuyển lên thẩm quyền trại hộ quư vị. Nếu chương
tŕnh hành động có ǵ thay đổi, quư vị nên cho tôi biết để tôi lo phần hành
của tôi.
-
- Sáng Chúa Nhật ngày một tháng Sáu khoảng năm sáu mươi anh em tụ tập bắt
đầu cuộc tuyệt thực đ̣i hồi hương, với biểu ngữ viết tay trên giấy cứng cắt
ra từ thùng tiếp liệu cho tỵ nạn. Người biểu t́nh th́ ít mà người hiếu kỳ
hoặc muốn khuyên lơn họ bỏ ư định hồi hương th́ nhiều. Khoảng 11 giờ th́ có
đại diện của bộ ngoại giao và quân cảnh tới chấp nhận nguyện vọng của đoàn
tuyệt thực.
- Hai tuần sau th́ có xe buưt đưa họ ra máy bay trở lại đảo Guam chờ ngày
hồi hương. Cảnh tiễn đưa cảm động không kém ngày con em lên đường nhập ngũ
năm xưa. Người bàng quan lo cho họ, nghĩ rằng họ chưa hiểu cộng sản mà quyết
định một cách thiếu suy xét cho nên xúm nhau khuyên can họ:
- “Chúng tôi không hiểu mấy ông học cao biết nhiều mà chẳng biết ǵ về
cộng sản. Mấy ông đừng nghĩ họ là người Việt. Họ là những con quỷ dữ chỉ
biết một con đường đi tới nghĩa vụ quốc tế bằng sắt máu. Các ông về họ sẽ
cho rằng, các ông đă nhận lệnh của CIA về chống lại ‘nhân dân’. và trăm thứ
tội khác .”
- Họ nói nhiều lắm, mỗi người một một lập luận, ồn ào như ong vỡ tổ. Những
người đàn bà gốc Bắc di cư năm 1954 thiết tha khuyên lơn hơn ai hết. Họ đưa
ra kinh nghiệm bản thân sống dưới chế độ cộng sản. Một số thay đổi ư định
xuống xe. Những anh em c̣n lại chửi họ là những kẻ phản thùng. Những kẻ sành
đời chỉ lắc đầu nói:
- - Đến lúc các anh hối hận th́ đă quá muộn màng.
-
- Thanh chào biệt một số anh em vừa quen. Nước mắt tuôn trào:
- - Hôm nay các chú có tự do để lựa chọn. Giá trị này c̣n, khi các chú vẫn
đứng trên phần đất của thế giới tự do. Sau khi cánh cửa xe buưt đóng lại th́
giá trị đó sẽ không c̣n tồn tại nữa. Lúc về tới Việt Nam, phải đối đầu với
thực tế phủ phàng, mất tất cả, ngay cả gia đ́nh cùng không tiếp xúc được th́
các chú sẽ nhớ lại giây phút tiễn đưa ngày hôm nay, nhớ lại những ǵ mà các
d́ các bác đă tâm t́nh. Mong rằng những ǵ anh tiên đoán là sai. Chúc các
chú thượng lộ b́nh an.
-
- Thanh bắt tay mọi người rồi buồn bă xuống xe. Khi cửa sắp đóng, có năm
anh em trẻ, xách khăn gói nhảy xuống xe theo Thanh. Dung, vợ của Thanh từ
năy giờ vẫn đứng khóc, thấy những người anh em nầy xách khăn gói xuống xe,
nàng chạy đến ôm chầm lấy họ. Một người trong bọn nói:
- - Cám ơn anh chị đă thức trắng đêm qua hàn huyên với tụi em. Chúng em
nghĩ rằng anh chị nói đúng - Khi nào bọn em c̣n tắm được ánh nắng của tự do
lo ǵ mà không gặp lại được những người thân thương. Hơn thế nữa, biết đâu
chúng em chẳng sẽ là người duy nhất có thể cứu họ ra khỏi ṿng khó nghèo!
-
- Chiếc xe buưt từ từ lăn bánh. Người đi cũng như người ở lại vẫy tay chào
nhau. Giữa kẻ đi và người ở lại ai mới là người đang bước vào thế giới lưu
đày! Mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu rọi trên từng giọt sương mai làm cho
sa mù càng thêm dày đặc. Đă vào trung tuần tháng Sáu thế mà cái lạnh của
những ngày đông giá buốt vẫn c̣n bám víu lấy những người Việt lưu đày. Họ
lạnh, lạnh từ thể xác cho tới cơi sâu của tâm hồn. Thanh trực nghĩ tới những
ngày thê thảm cuối tháng Tư, 1975.
-
- Hà Phương Hoài -
Trầm Bay 1
|
| |
|