-
GIỖ TẾT, TẾ LỄ
+Giao
Thừa
+Tục
Lễ đầu Xuân
+Tết
Nguyên Đán
- +Tết
Nguyên Tiêu
+Tết
Thanh Minh
+Tết
Đoan Ngọ
+Tết
Hàn Thực
+Tết
Thương Nguyên
+Tết
Trung Nguyên
+Tết
Hạ Nguyên
-
+Tết
Trung Thu
+Tết
Trùng Thập
+Tết
Táo quân
-
-
Tết
sắc tộc
Cúng giỗ
Làng phường
Giao thiệp
Cưới hỏi
Sinh dưỡng
-
Đạo hiếu
Lễ tang
-
Tết
Miệt Vườn
-
Tết
Người Mường
-
-
|
|
Giỗ tết, Tế lễ Quan
niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo
hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật
cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu h́nh hay vô
h́nh, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống
đực giống cái. Đó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc
trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, ḥn đá trên chùa, cây đa đầu đ́nh, giếng nước, cửa rừng cũng được
nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần
hay nhân thần nào đó. Người ta "sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó
không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, qú trước
tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, qú trước long ngai của thần, nhưng
thần hiệu rơ ràng, chứ không phải khúc gỗ ḥn đá như tục bái vật.
Ngày nay chỉ c̣n lại vài dấu vết trong
phong tục. Thí dụ, b́nh vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là
bà chúa ǵ, nhưng b́nh vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào
cũng có b́nh vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngơ cũng mang
b́nh vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ
tay làm vỡ b́nh vôi th́ đem mảnh b́nh c̣n lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc
đưa lên đ́nh chùa, không vứt ở chỗ ô uế.
Gỗ cḥ là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đ́nh chùa,
nhà thờ. Dân không được dùng gỗ cḥ làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi
theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ cḥ, các cụ c̣n mặc áo thụng ra lạy
Tết Nguyên Đán
Tết
Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới;
giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán
Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đă tiềm tàng những giá trị nhân
văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn
mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải th́" chân chất
của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết c̣n là dịp để mọi người
Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong
quan hệ đạo lư (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và t́nh nghĩa xóm làng ...
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập
tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu
bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này,
mọi gia đ́nh người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ".
Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.
Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ
cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang
trọng để chuẩn bị đón tết.
Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần
cao quư thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền
Bắc có hoa Đào, miền Nam có hoa Mai, hoa Đào, hoa Mai tượng trưng cho
phước lộc đầu xuân của mọi gia đ́nh người Việt Nam. Ngoài cành Đào, cành
Mai, mấy ngỳa tết người ta c̣n "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng
mọng, đặt ở pḥng khách như biểu tượng cho sự sung măn, may mắn, hạnh
phúc...
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đ́nh, ngoài các thứ bành trái đều
không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải
chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. C̣n ở miền Nam,
mân ngũ quả là dừa xiêm, măng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một
loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ư niệm khát
khao của con người v́ sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều
phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái
lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau
đây là một vài phong tục đáng được duy tŕ phát triển.
Tống cựu nghênh tân:
Cuối năm quét dọn sạch
sẽ nhà cửa, sân ngơ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp
nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau
chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được
nghịch nghợm, căi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ
cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng,
vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:
Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh
khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đ́nh chùa,
nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà ḿnh
thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt,
chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đ́nh người ta xảy ra
chuyện ǵ không hay lại đổ tại ḿnh "nặng vía". Chính v́ vậy, sáng mùng
Một lại ít khách.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi
ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong
nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết
thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro th́
động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong
cái hoạ cũng t́m thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nh́n chung
trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi
ro hoặc xấu xa.
Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa t́nh cảm, học tṛ
tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu,
quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên g̣ bó
câu nệ sẽ hạn chế t́nh cảm: không có quà ngại không đến...
Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần,
bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp
mọi người đang rănh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học tṛ, sĩ phu khai
bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công,
Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm
mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui
tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt th́
chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút th́ giao thừa xong, chọn giờ
Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu
chưa ai thuê nướn đầu năm th́ cũng tự làm cho gia đ́nh một sản phẩm, một
dụng cụ ǵ đó. Người buôn bán, v́ ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ
đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần
lớn là đi chơi xuân.
Cờ bạc:
Ngày xưa các gia đ́nh có nề
nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong
dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đ́nh quây quần bên nồi bánh chưng th́
người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu,
chắn, tổ tôm... ai thích tṛ nào chơi tṛ ấy. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa
gia tiên, coi như hết Tết th́ xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ
tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.
V́ sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết:
Trong "Sưu thần kư" có chuyện người lái
buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu
tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm th́ giàu to. Một hôm, nhân
ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ
đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.
Tết Dương lịch
Tết Dương lịch hay c̣n gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan
trọng trong năm của nhiều dân tộc trên thế giới. Tết này là ngày đầu
tiên hàng năm theo dương lịch, loại lịch hiện được dùng phổ biến tại
Việt Nam, tuy âm lịch vẫn c̣n được dùng trong các lễ hội, giỗ, tết hay
sự kiện văn hóa cổ.
Tết Dương Lịch là ngày nghỉ đầu tiên trong năm, được
hầu hết các nước theo, do đó ngày này giới ngoại giao thường có nhiều lễ
nghi quan trọng. Nhất là họ có thời gian nghỉ dài cả 10 ngày. (thường
được tính bắt đầu từ lễ Giáng sinh). Người ta gửi thiệp cho nhau chúc
một năm mới an b́nh thịnh vượng.
Lịch sử
Bắt nguồn từ phương Tây, ở thời La Mă và Hy Lạp, họ biết làm lịch, đă
tạo ra Dương lịch.
Tại Việt Nam, cũng bắt nguồn từ thời Pháp thuộc, khi đó lịch Tây bắt đầu
được sử dụng, các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ
hội đón năm mới.
Hiện tại
Tết Dương lịch đă được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống.
Ngày này được nhà nước cho phép nghỉ ngơi và tổ chức nhiều lễ hội liên
quan. Đây cũng là một dịp để mọi người có thể đi chơi, thăm hỏi, gặp gỡ
nhau hoặc tổ chức đi du lịch.
Tết Nguyên Tiêu
Ở Trung
Quốc và Đài
Loan hiện nay, Tết
Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là
ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và c̣n được gọi là "Lễ hội đèn hoa"
hoặc "Hội hoa đăng", có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán
Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt
đèn, chơi lồng đèn ngũ
sắc, có thể kéo từ 13 đến 17 tháng giêng. Được yêu chuộng là
những lồng đèn có h́nh thùrồng, phượng, mười
hai con giáp hoặc
những nhân vật cổ trong truyền
thuyết, cổ
tích. Ngoài ra c̣n những tập tục khác như : cúng tế cầu an
cầu phước, ăn bánh
trôi(gọi là "thang viên" - viên tṛn trong nước), thi đoán
h́nh thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan c̣n ghi những câu ước
nguyện của ḿnh vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người c̣n coi
đây là mùa Valentine phương
Đông, tương tự như lễ Thất
Tịch. Thơ
Đường xưa đă viết: Nguyên
tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng tṛn lung linh sắc màu hoa
đăng rực rỡ cũng là dịp Ngưu
Lang Chức Nữ hiện
đại gặp gỡ se duyên.
Ở Philippines,
có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng giêng, đánh dấu khởi
đầu năm mới. Ở Việt
Nam, những nơi có đông cộng đồng người
Hoa sinh sống như Chợ
Lớn, Hội
An cũng có nhiều
sinh hoạt đặc biệt.
T́m hiểu về ngày Tết Hàn
thực (3/3 Âm lịch)
Theo Lamsao | 09/04/2013
10:36
“Hàn Thực”
nghĩa là ăn đồ nguội, Tết này vào ngày mồng 3 tháng 3 (âm lịch), xuất
phát từ tích truyện lịch sử Trung Quốc vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Hiện nay tết này phổ biến và đậm nét ở miền Bắc, nhất là quanh vùng Hà
Nội.
Nguồn gốc của
Tết Hàn thực
Tết Hàn Thực
Theo phong tục cổ truyền,
ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất
xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời
Xuân Thu có công pḥ Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi
Điền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Đoan Dương cũng xuất xứ
bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở
Hoài Vuơng) gieo ḿnh chết trôi ở sông Mịch La. Đành rằng dân ta
theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà ḿnh
Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là
lạnh, "thực " là ăn; " Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ
truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền
tụng nhiều đời.
Chuyện kể rằng vào thời Xuân
Thu (770-221) trước công nguyên, các nước thôn tính lẫn nhau, thái tử
Trùng Nhĩ nhà Tấn phải chạy lánh nạn khắp nơi, hết chạy sang nước Địch
lại trốn sang nước Vệ, nước Tề, nước Sở.
Theo hầu thái tử có người
tôi trung thành tận tuỵ là Giới Tử Thôi. Trong suốt 19 năm lận đận, gian
nan, có lúc hết lương ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi ḿnh nấu cho chủ
công ăn. Trùng Nhĩ ăn xong hỏi ra mới biết, ḷng cảm phục vô cùng.
Khi thành sự, Trùng Nhĩ phục
quốc lên vua tức Tấn Văn Công. Tấn Văn Công phong thưởng cho những người
có công rất hậu nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi là người công đầu giúp
ḿnh trong khó khăn hoạn nạn.
Thấy mọi người được ân huệ,
c̣n ḿnh th́ bị bỏ quên, Giới Tử Thôi không oán giận ǵ, cho rằng đó là
nghĩa vụ của bầy tôi rồi tủi phận về nhà dắt mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn (c̣n
có tài liệu viết núi Miên Sơn).
Hai mẹ con sống yên phận
trong rừng, không mơ giàu sang phú quư. Măi sau Vua Tấn nhớ ra cho t́m
Giới Tử Thôi nhưng không thấy. Vua cho người vào Điền Sơn t́m không được,
đoán biết Tử Thôi c̣n ở trong đó bèn sai đốt rừng để buộc Tử Thôi phải
ra.
Không ngờ Tử Thôi quyết chí,
hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua thương xót, cho lập miếu
thờ trên núi và phong cả khu rừng đó làm tự điền. Hôm Tử Thôi bị đốt
cháy là ngày 5 tháng 3 âm lịch. Về sau người ta lấy ngày 3 tháng 3 cho
tiện.
Người quanh vùng thương xót
Tử Thôi bậc trung thần, cứ mỗi năm đến ngày ấy kiêng đốt lửa 3 ngày, ăn
toàn đồ nguội, ngay cả cỗ cúng cũng làm từ hôm trước.
Chính v́ cúng và ăn đồ nguội
nên gọi là tết Hàn thực.
Người Hoa có tục làm bánh
trôi, bánh chay trong tết Hàn thực để tránh đốt lửa.
Tết Hàn thực
của người Việt Nam
Do giao lưu văn hoá lâu đời
với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn thực. Nhưng ở nước ta tết
Hàn thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ư nghĩa dân tộc sâu
sắc.
Ngày ấy các gia đ́nh làm
bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Cũng
trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.
Làng Hát Môn (PhúcThọ - Hà
Tây) có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng ngày 6 tháng 3, theo một
truyền thuyết linh dị: Khi Hai bà thua trận từ Cấm khê chạy về Hát Môn
là nơi phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà bị thương ở cổ c̣n ăn được bánh trôi
của Bà hàng mời rồi theo lời chỉ dẫn của Bà hàng (Bà hàng chính là Tiên
hiện đón Hai Bà về Trời) để gieo ḿnh xuống ḍng sông Hát tuẫn tiết.
Hoặc hơn nữa ngày giỗ Tổ
Hùng Vương ngày 10 tháng 3 hàng năm lễ hội cũng dâng cúng bánh trôi.
Trong hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu cũng thấy cúng bánh trôi.
Trong
dân gian c̣n gọi tết Hàn thực mồng 3 tháng 3 là tết bánh trôi.
Như thế rơ ràng Tết Hàn thực
của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá tŕnh dựng nước
và giữ nước.
Hai thứ bánh trôi và chay
đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong
nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước
vớt ra vừa chín tới v́ thế bà Hồ Xuân Hương viết :
Thân em vừa
trắng lại vừa tṛn
Bẩy nổi ba
ch́m với nước non
C̣n bánh chay th́ nặn tṛn
dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.
Ngày nay, cứ mỗi dịp tết Hàn
thực về, người dân mọi vùng quê đều làm bánh trôi, bánh chay. C̣n ở thị
thành, ngày xuân đi du ngoạn, khách cũng được hưởng hương vị bánh trôi,
bánh chay từ các quán hàng. Giữa thủ đô Hà Nội, trong những phố cổ du
khách có dịp được tận hưởng hương vị bánh trôi bánh chay mà tưởng đến
chuyện xưa nhiều điều thú vị
Tết Thanh Minh
*
Thanh Minh
Là tiết thứ năm
trong "nhị thập tứ khí" và đă được người phương Đông coi là một lễ tiết
hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen,
thanh là khí trong, c̣n minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những
cơn mưa bụi của trời xuân đă hết, bầu trời trở nên quang đăng, sáng sủa
là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là
đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
*
Tết Thanh Minh
Nhân ngày
Thanh Minh, cũng như nhiều
dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ
cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Lễ tảo mộ:
Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ
Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy
hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt
của người thân đă khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mă hoặc đặt
thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá văng. Bên cạnh những ngôi mộ
được trông nom, săn sóc, c̣n có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm
viếng. Những người có ḷng nhân đức không khỏi mủi ḷng thường cắm một
nén hương, đốt nắm vàng mă cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ
địa c̣n có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am
chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương
thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, băi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm
uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già
bà cả th́ lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này
mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để
biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự
kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa
cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia
đ́nh. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào
tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ
tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi
người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc
tỉnh Hà Đông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả băi tha
ma đều ngập nước, th́ người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi
nước đă rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào th́ việc thăm nom mồ mả tổ tiên
cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh
Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về.
Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi
mộ. C̣n sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia
tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh
Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ th́ cũng có đĩa xôi, con gà
cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mă. Và đồng thời với việc cúng tổ
tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
|
Tết Đoan Ngọ
Ở nước ta,
tết Đoan Ngọ được coi trọng và xếp vào hàng thứ hai sau Tết
Nguyên Đán. V́ vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học tṛ
tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập vào hai
lễ Tết đó.
Tết Đoan Dương c̣n nhiều tục truyền đến nay; Sáng sớm cho trẻ ăn
hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào
ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́ giết sâu bọ bằng
uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi c̣n ngồi
trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng
tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai
cũng chọn ngày này mà xâu. V́ là đoan ngọ nên cúng gia tiên phải
cúng vào giờ ngọ. Tục hái thuốc mùng năm cũng bắt đầu vào giờ
ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây có thu
hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các
chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá ǵ
có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhưng các
loại có độc chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... chẳng dám
hái.
Người Dân Không C̣n Để Ư Đến Tết Đoan Ngọ "Mùng 5 Tháng 5" Nữa
(Sài G̣n - VNN) Theo báo trong nước, sáng qua 4/6/2003, hầu hết
các sạp bán hàng cho ngày "giết sâu bọ" ở Sài G̣n đều không thu hút nhiều khách.
Không khí ở Hà Nội tuy sôi động hơn, nhưng chủ yếu người dân chỉ mua cho có lệ
mà không chú trọng đến ư nghĩa của ngày này.
Tại các chợ đầu mối ở Sài G̣n, 3 mặt hàng chính: bánh ú tro, cơm
rượu, và trái cây đều ứ đọng bán không hết hàng dù chợ đă mở từ chiều hôm trước
(mùng 4 tháng 5 âm lịch).
Theo giới thương buôn chợ Bến Thành, trái cây năm nay về rất
nhiều, giá rẻ mà lại bán không được. Một số loại như vải, táo, xoài giá chỉ c̣n
bằng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Vải chỉ c̣n 10.000 đồng/kg, táo: 18.000 đồng,
xoài cát loại 1: 12.000 đồng. "Tết mọi năm giới thương buôn bán vài trăm kư mỗi
loại là ít nhưng bây giờ chỉ được hơn 100. Vậy mà c̣n phải bán đại để lấy lại
vốn.
Rượu nếp cũng không c̣n được ưa chuộng. Từ hai năm nay người ta
chẳng c̣n mua cơm rượu với số lượng nhiều nữa. Năm nay giới thương buôn loại này
làm ít, chỉ hơn 100 cân nếp, vừa đủ bán, "chứ không th́ cả nhà phải ăn trừ cơm".
Tại chợ Hoà B́nh, quận 5, bánh ú tro, mặt hàng chính tại đây
cũng chịu chung số phận. Người mua đă biến đi đâu hết. B́nh thường đến 10g sáng
mùng 5, không c̣n bánh để bán. "Hiện tại sắp tới giờ cúng rồi mà bánh vẫn c̣n
đầy trên mâm".
Riêng tại khu vực người Hoa như Phùng Hưng (quận 5), Chợ Thiếc (quận
1, bánh lá chạn (loại bánh bột nếp bọc trứng vịt muối, lạc, thịt mỡ) thường
đem cúng trong ngày lễ này, th́ lại không đủ hàng để bán.
Người dân Hà Nội thường cúng Tết Đoan Ngọ vào buổi sáng, và đồ
cúng cũng đơn giản hơn. Ngay từ sáng sớm, các chợ lớn như Hàng Bè, chợ Hôm tấp
nập người mua. Vải, mận được bán khá chạy nhưng giá vẫn giữ nguyên như thường
ngày chỉ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg vải hoặc mận. Các loại trái cây khác
cũng tiêu thụ mạnh hơn thường ngày như xoài cát giá 25.000 đồng/kg, dưa hấu
5.000 đồng/kg.
Thời xưa, Tết Đoan Ngọ được xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên
Đán, v́ vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Hiện nay, ở một số địa phương
c̣n nhiều tục lưu truyền như sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc,
bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́
giết sâu bọ bằng cách uống rượu (ḥa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. V́ là
Đoan Ngọ nên phải cúng vào giờ ngọ (12 giờ trưa). Trong đồ cúng Tết Đoan Ngọ của
người Hà thành có thể thiếu hoa quả nhưng rượu nếp th́ không. Ngay từ hôm trước,
trên các đường phố xuất hiện nhiều hàng rượu nếp rong với giá 7.000 đồng/kg
nhưng không được các bà các cô chuộng lắm v́ chất lượng không cao. Hàng rượu nếp
ở chợ Hàng Bè và chợ Hôm trong sáng qua luôn đắt khách với giá 8.000 đồng/kg,
loại hảo hạng là 10.000 đồng/kg. Một chủ hàng ở chợ Hôm cho biết, chỉ trong buổi
sáng, bà bán được 10 kg rượu nếp. Tuy nhiên, hầu hết giới trẻ không biết đến Tết
Đoan Ngọ mà chỉ những người có tuổi mới nhớ đến ngày này.
|
Tết Thượng Nguyên
(Tết Nguyên Tiêu)
Tết Thượng nguyên (tết
nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tṛn đầu tiên
của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, v́ Rằm tháng
Giêng c̣n là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm
không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa mọi
người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
Tết Trung Nguyên
(Rằm tháng bảy)
Rằm
tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân,
nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó
đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đ́nh
đều làm cỗ bàn, đốt vàng mă cúng gia tiên và đồng thời
cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người
ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm
điều phúc đức.
*
Tục
cúng cháo
Xưa, tại các cầu
quán, đ́nh chùa, đều có tổ chức "cúng cháo" để cúng các
cô hồn không ai cúng giỗ. Các tư gia, ngoài lễ cúng Thổ
Công, cúng gia tiên cũng có cúng cháo cho các cô hồn. Họ
bày cúng ở trước cửa nhà. Đồ lễ đặt trên một cái mẹt
thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh
bỏng, trầu cau, xôi chè cùng với đồ mă, vàng hương. Mọi
người tin rằng các cô hồn những cô nhi yểu vong, những
người chết đường chết chợ, những người chết không ai
biết, không ai cúng giỗ sẽ đến hưởng lễ cúng làm phúc
trong ngày "xá tội vong nhân" này.
|
|
Lễ cúng tại đ́nh, chùa, cầu , quán,
tổ chức có quy mô hơn. Ở những nơi này, cháo được múc ra
những bồ đài lá mít cắm ở hai bên đường trước lễ đài. Đồ mă cùng
trái cây và đồ lễ cũng nhiều hơn. Ngoài ra c̣n có một nồi cháo
lớn. Khi cúng lễ xong những người nghèo đem liễn tới xin cháo,
các mục đồng và trẻ con xô nhau vào cướp những hoa quả, bánh
trái, tục gọi là cướp cháo. Những vàng mă được đem hoá và có khi
có tụng kinh để cầu siêu độ cho những vong hồn vô thừa tự.
*
Tục đốt mă
Tục
đốt mă từ bên Trung Hoa truyền sang ta. Nguyên đời xưa dùng đồ
bạch ngọc để cúng tế. Đời sau, v́ bạch ngọc đắt và hiếm, người
ta dùng tiền để thế cho bạch ngọc. Những tiền này cúng xong đều
bỏ đi, rất phí tổn. Trước sự phí phạm này, vua Huyền Tôn nhà
Đường ra lệnh dùng tiền giấy thay cho tiền thật.
Những thoi vàng, thoi bạc giấy được cúng thay cho vàng bạc thật,
những h́nh đồng tiền vẽ trên giấy được cúng thay cho tiền quan.
Đến đời vua Đường Thế Tôn, quan Từ tế sứ, lo việc tế tự là Vương
Dữ, đă cho cúng toàn tiền giấy rồi đốt đi. Về sau, từ đời Ngũ
Đại, có thêm tục cúng quần áo, mũ và đồ dùng bằng giấy. Ta theo
ảnh hưởng đó, cũng có tục đốt mă.
Tết Hạ Nguyên
(Tết
cơm mới)
Tết Hạ nguyên vào Rằm hay
mồng Một tháng Mười. ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn
v́ đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng
tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy.
|
|
-
Sắc
Thái
Tết
-
Lễ Chùa Đêm 30
Bánh Chưng Bánh Dầy
Về Với Cội Nguồn
Phong TụcNgày Tết
Xông Đất
-
Tết Miệt Vườn
Tết M'Nong
-
Giá Trị Tâm Linh
-
Câu Đối Tết
Tṛ Chơi Xuân
-
Xuân Và Tết
-
Tết Đoan Ngọ
2004
|