Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

 

ic.gif (37 bytes)
GIỖ TẾT, TẾ LỄ
  
+Giao Thừa
  
+Tục Lễ đầu Xuân
 
+Tết Nguyên Đán
  +Tết Nguyên Tiêu
 
+Tết Thanh Minh
 
+Tết Đoan Ngọ
 
+Tết Hàn Thực
 
+Tết Thương Nguyên
 
+Tết Trung Nguyên
 
+Tết Hạ Nguyên
  +Tết Trung Thu
 
+Tết Trùng Thập
 
+Tết Táo quân
 

ic.gif (37 bytes) Tết sắc tộc
ic.gif (37 bytes) Cúng giỗ
ic.gif (37 bytes) Làng phường
ic.gif (37 bytes) Giao thiệp
ic.gif (37 bytes) Cưới hỏi
ic.gif (37 bytes) Sinh dưỡng
ic.gif (37 bytes) Đạo hiếu
ic.gif (37 bytes) Lễ tang
ic.gif (37 bytes)Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes)Tết Người Mường

 

 



 

 

 

 


 

 

Tết Trung thu
(Rằm tháng Tám)

Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.

Ngay từ đầu tháng, Tết đă được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn h́nh thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn h́nh vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngơ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

* Thi cỗ và thi đèn

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái h́nh mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đ́nh bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đă khuya. 

* Hát Trống quân

Tết Trung Thu ở miền Bắc c̣n có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "th́nh thùng th́nh" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ư) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go v́ những câu đố hiểm hóc.

* Múa Sư tử (múa lân)

Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử c̣n gọi là múa Lân. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15.  Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra c̣n có thanh la, năo bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

Trẻ em th́ thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
 

Tết Trùng thập

Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dước lễ th́ ngày Mười tháng Mười (âm lịch), cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân-Hạ-Thu-Đông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến cây thuốc, thầy thuốc).

Tết Táo quân

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đ́nh trong năm qua.

Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đ́nh thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

 
Tết Trung thu ở một số nước châu Á
Cùng với Việt Nam, một số nước châu Á khác cũng đón mừng Tết Trung theo theo cách riêng của họ. Rằm tháng tám hay rằm Trung thu là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc. Người xưa cho rằng đó là ngày mà mặt trăng đạt tới độ sáng nhất và tṛn nhất. (28/9/2004)
 
Sự tích Thỏ Ngọc
Tương truyền có ba vị thần tiên hóa thành ba ông lăo tội nghiệp đi xin ăn của cáo, khỉ và thỏ. Cáo và khỉ đều có sẵn thức ăn để cứu giúp, chỉ có thỏ trong tay không có ǵ. Sau đó, thỏ nói: “Mọi người hăy ăn thịt của tôi đi!”, rồi liền nhảy ngay vào lửa, tự nướng chín ḿnh. (www.htv.com.vn - 23/9/2004)
 
Sự tích bánh trung thu
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay. (www.htv.com.vn - 23/9/2004)
 
Sự tích chị Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đă làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đă trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. (www.htv.com.vn - 23/9/2004)
 
Sự tích Ngô Cương đốn cây
Mỗi khi ngẩng đầu nh́n trăng vào những đêm trăng tṛn, chúng ta thường thấy có một cái bóng màu đen giống như một người nào đó đang đứng dưới gốc cây. Tương truyền vào đời Đường (Trung Quốc) có một truyền thuyết như thế này: trên mặt trăng có một cây quế cao đến 500 trượng. (www.htv.com.vn - 23/9/2004)
 
Sự tích đèn kéo quân
Thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. (23/9/2004)
 
Tết Trung thu
Tết Trung thu đă có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu. Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh h́nh mặt trăng c̣n gọi là bánh "đoàn viên" (www.htv.com.vn - 22/9/2004)

 

Sc Thái Tết

ic.gif (37 bytes) Lễ Chùa Đêm 30
ic.gif (37 bytes)
Bánh Chưng Bánh Dầy
ic.gif (37 bytes)
Về Với Cội Nguồn
ic.gif (37 bytes)
Phong TụcNgày Tết
ic.gif (37 bytes)
Xông Đất
ic.gif (37 bytes) Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes) Tết M'Nong
ic.gif (37 bytes) Giá Trị Tâm Linh
ic.gif (37 bytes) Câu Đối Tết
ic.gif (37 bytes) Tṛ Chơi Xuân
ic.gif (37 bytes) Xuân Và Tết
ic.gif (37 bytes) Tết Đoan Ngọ 2004

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16