Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

 

ic.gif (37 bytes) GIỖ TẾT, TẾ LỄ
  
+Giao Thừa
  
+Tục Lễ đầu Xuân
 
+Tết Nguyên Đán
  +Tết Nguyên Tiêu
 
+Tết Thanh Minh
 
+Tết Đoan Ngọ
 
+Tết Hàn Thực
 
+Tết Thương Nguyên
 
+Tết Trung Nguyên
 
+Tết Hạ Nguyên
  +Tết Trung Thu
 
+Tết Trùng Thập
 
+Tết Táo quân
  +Tết Cổ Truyền Mnong
 

ic.gif (37 bytes) Tết sắc tộc
ic.gif (37 bytes) Cúng giỗ
ic.gif (37 bytes) Làng phường
ic.gif (37 bytes) Giao thiệp
ic.gif (37 bytes) Cưới hỏi
ic.gif (37 bytes) Sinh dưỡng
ic.gif (37 bytes) Đạo hiếu
ic.gif (37 bytes) Lễ tang

 

 



 

 

 

 


 

 

Tục lễ đầu xuân

* Tục lễ Động thổ

Lễ Động Thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Động thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để tŕnh xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.
Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, các làng thường làm lễ Động Thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lăo và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mă. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, "tường tŕnh" với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.  

* Lễ Khai hạ

Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống.
Lễ hạ nêu c̣n được gọi là lễ Khai Hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời Đất, người ta c̣n sửa lễ cúng Gia Tiên, cúng Thổ Côngvà thần Tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.

* Lễ Thần nông

Thần nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đă dạy dân nghề làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, c̣n con trâu tượng trưng cho nghề Nông. H́nh mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần Nông giầy dép chỉnh tề, c̣n năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập Xuân tại triều đ́nh xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu và tượngThần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế, trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn.


* Lễ Tịch điền

Lễ Tịch điền c̣n gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như các nghi lễ khác, lễ Tịch Điền của người Tàu đă du nhập sang ta. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ Tịch Điền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn vơ, các chức sắc, bộ lăo sở tại cũng ra cày. Tại các tỉnh, các xă cũng có lễ Tịch Điền.. Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ Tịch Điền bằng việc cày và ở xă là vị chức sắc cao nhất trong xă.  Tùy từng triều đại việc cử hành lễ Tịch Điền có lúc   long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương  cũng có những tục lệ riêng.

* Lễ Thượng Nguyên hay Cúng rằm tháng Giêng

Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đ́nh đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này. Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Tục ta tin rằng ngày rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ ḷng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng đông người tới  lễ bái.

* Lễ Khai ấn

Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ cũng được chọn  ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ.
Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xă xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày khai ấn. và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.
 

 
Sc Thái Tết

ic.gif (37 bytes) Lễ Chùa Đêm 30
ic.gif (37 bytes)
Bánh Chưng Bánh Dầy
ic.gif (37 bytes)
Về Với Cội Nguồn
ic.gif (37 bytes)
Phong TụcNgày Tết
ic.gif (37 bytes)
Xông Đất
ic.gif (37 bytes) Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes) Tết M'Nong
ic.gif (37 bytes) Giá Trị Tâm Linh
ic.gif (37 bytes) Câu Đối Tết
ic.gif (37 bytes) Tṛ Chơi Xuân
ic.gif (37 bytes) Xuân Và Tết
ic.gif (37 bytes) Tết Đoan Ngọ 2004

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16