Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

 

ic.gif (37 bytes) GIỖ TẾT, TẾ LỄ
  
+Giao Thừa
  
+Tục Lễ đầu Xuân
 
+Tết Nguyên Đán
 
+Tết Thanh Minh
 
+Tết Đoan Ngọ
 
+Tết Hàn Thực
 
+Tết Thương Nguyên
 
+Tết Trung Nguyên
 
+Tết Hạ Nguyên
 
+Tết Trung Thu

 
+Tết Trùng Thập
 
+Tết Táo quân

ic.gif (37 bytes) Tết sắc tộc
ic.gif (37 bytes) Cúng giỗ
ic.gif (37 bytes) Làng phường
ic.gif (37 bytes) Giao thiệp
ic.gif (37 bytes) Cưới hỏi
ic.gif (37 bytes) Sinh dưỡng
ic.gif (37 bytes) Đạo hiếu
ic.gif (37 bytes) Lễ tang

 

 



 

 

 

 


 

 

Tết Thanh Minh

* Thanh Minh

Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đă được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, c̣n minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đă hết, bầu trời trở nên quang đăng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).

* Tết Thanh Minh

Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Lễ tảo mộ:
Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đă khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mă hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá văng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, c̣n có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có ḷng nhân đức không khỏi mủi ḷng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mă cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa c̣n có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, băi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả th́ lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đ́nh. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.

Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Đông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả băi tha ma đều ngập nước, th́ người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đă rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào th́ việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.


Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. C̣n sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ th́ cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mă. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
 

hoadong.gif (6601 bytes) Tết Hàn Thực

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công pḥ Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Đoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vuơng) gieo ḿnh chết trôi ở sông Mịch La. Đành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà ḿnh.

hoadong.gif (6601 bytes) Tết Đoan Ngọ

Ở nước ta, tết Đoan Ngọ được coi trọng và xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. V́ vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học tṛ tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập vào hai lễ Tết đó.

Tết Đoan Dương c̣n nhiều tục truyền đến nay; Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́ giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi c̣n ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. V́ là đoan ngọ nên cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ. Tục hái thuốc mùng năm cũng bắt đầu vào giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây có thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá ǵ có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhưng các loại có độc chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... chẳng dám hái.
 

Người Dân Không C̣n Để Ư Đến Tết Đoan Ngọ "Mùng 5 Tháng 5" Nữa

  • VNN
    Đưa lên lenduong.net
    ngày 5/06/2003

(Sài G̣n - VNN) Theo báo trong nước, sáng qua 4/6/2003, hầu hết các sạp bán hàng cho ngày "giết sâu bọ" ở Sài G̣n đều không thu hút nhiều khách. Không khí ở Hà Nội tuy sôi động hơn, nhưng chủ yếu người dân chỉ mua cho có lệ mà không chú trọng đến ư nghĩa của ngày này.

Tại các chợ đầu mối ở Sài G̣n, 3 mặt hàng chính: bánh ú tro, cơm rượu, và trái cây đều ứ đọng bán không hết hàng dù chợ đă mở từ chiều hôm trước (mùng 4 tháng 5 âm lịch).

Theo giới thương buôn chợ Bến Thành, trái cây năm nay về rất nhiều, giá rẻ mà lại bán không được. Một số loại như vải, táo, xoài giá chỉ c̣n bằng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Vải chỉ c̣n 10.000 đồng/kg, táo: 18.000 đồng, xoài cát loại 1: 12.000 đồng. "Tết mọi năm giới thương buôn bán vài trăm kư mỗi loại là ít nhưng bây giờ chỉ được hơn 100. Vậy mà c̣n phải bán đại để lấy lại vốn.

Rượu nếp cũng không c̣n được ưa chuộng. Từ hai năm nay người ta chẳng c̣n mua cơm rượu với số lượng nhiều nữa. Năm nay giới thương buôn loại này làm ít, chỉ hơn 100 cân nếp, vừa đủ bán, "chứ không th́ cả nhà phải ăn trừ cơm".

Tại chợ Hoà B́nh, quận 5, bánh ú tro, mặt hàng chính tại đây cũng chịu chung số phận. Người mua đă biến đi đâu hết. B́nh thường đến 10g sáng mùng 5, không c̣n bánh để bán. "Hiện tại sắp tới giờ cúng rồi mà bánh vẫn c̣n đầy trên mâm".

Riêng tại khu vực người Hoa như Phùng Hưng (quận 5), Chợ Thiếc (quận 1, bánh lá chạn (loại bánh bột nếp bọc trứng vịt muối, lạc, thịt mỡ) thường đem cúng trong ngày lễ này, th́ lại không đủ hàng để bán.

Người dân Hà Nội thường cúng Tết Đoan Ngọ vào buổi sáng, và đồ cúng cũng đơn giản hơn. Ngay từ sáng sớm, các chợ lớn như Hàng Bè, chợ Hôm tấp nập người mua. Vải, mận được bán khá chạy nhưng giá vẫn giữ nguyên như thường ngày chỉ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg vải hoặc mận. Các loại trái cây khác cũng tiêu thụ mạnh hơn thường ngày như xoài cát giá 25.000 đồng/kg, dưa hấu 5.000 đồng/kg.

Thời xưa, Tết Đoan Ngọ được xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán, v́ vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Hiện nay, ở một số địa phương c̣n nhiều tục lưu truyền như sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́ giết sâu bọ bằng cách uống rượu (ḥa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. V́ là Đoan Ngọ nên phải cúng vào giờ ngọ (12 giờ trưa). Trong đồ cúng Tết Đoan Ngọ của người Hà thành có thể thiếu hoa quả nhưng rượu nếp th́ không. Ngay từ hôm trước, trên các đường phố xuất hiện nhiều hàng rượu nếp rong với giá 7.000 đồng/kg nhưng không được các bà các cô chuộng lắm v́ chất lượng không cao. Hàng rượu nếp ở chợ Hàng Bè và chợ Hôm trong sáng qua luôn đắt khách với giá 8.000 đồng/kg, loại hảo hạng là 10.000 đồng/kg. Một chủ hàng ở chợ Hôm cho biết, chỉ trong buổi sáng, bà bán được 10 kg rượu nếp. Tuy nhiên, hầu hết giới trẻ không biết đến Tết Đoan Ngọ mà chỉ những người có tuổi mới nhớ đến ngày này.

 

Tết Thượng Nguyên
(Tết Nguyên Tiêu)

Tết Thượng nguyên (tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tṛn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, v́ Rằm tháng Giêng c̣n là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Trung Nguyên
(Rằm tháng bảy)

Rằm tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đ́nh đều làm cỗ bàn, đốt vàng mă cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức.

* Tục cúng cháo
Xưa, tại các cầu quán, đ́nh chùa, đều có tổ chức "cúng cháo" để cúng các cô hồn không ai cúng giỗ. Các tư gia, ngoài lễ cúng Thổ Công, cúng gia tiên cũng có cúng cháo cho các cô hồn. Họ bày cúng ở trước cửa nhà. Đồ lễ đặt trên một cái mẹt thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, trầu cau, xôi chè cùng với đồ mă, vàng hương. Mọi người tin rằng các cô hồn những cô nhi yểu vong, những người chết đường chết chợ, những người chết không ai biết, không ai cúng giỗ sẽ đến hưởng lễ cúng làm phúc trong ngày "xá tội vong nhân" này.

trungnguyen3.gif (13788 bytes)

Lễ cúng tại đ́nh, chùa, cầu , quán, tổ chức có quy mô hơn. Ở những nơi này, cháo được múc ra những bồ đài lá mít cắm ở hai bên đường trước lễ đài. Đồ mă cùng trái cây và đồ lễ cũng nhiều hơn. Ngoài ra c̣n có một nồi cháo lớn. Khi cúng lễ xong những người nghèo đem liễn tới xin cháo, các mục đồng và trẻ con xô nhau vào cướp những hoa quả, bánh trái, tục gọi là cướp cháo. Những vàng mă được đem hoá và có khi có tụng kinh để cầu siêu độ cho những vong hồn vô thừa tự.  

* Tục đốt mă
trungnguyen1gif.gif (16170 bytes)Tục đốt mă từ bên Trung Hoa truyền sang ta. Nguyên đời xưa dùng đồ bạch ngọc để cúng tế. Đời sau, v́ bạch ngọc đắt và hiếm, người ta dùng tiền để thế cho bạch ngọc. Những tiền này cúng xong đều bỏ đi, rất phí tổn. Trước sự phí phạm này, vua Huyền Tôn nhà Đường ra lệnh dùng tiền giấy thay cho tiền thật.

Những thoi vàng, thoi bạc giấy được cúng thay cho vàng bạc thật, những h́nh đồng tiền vẽ trên giấy được cúng thay cho tiền quan. Đến đời vua Đường Thế Tôn, quan Từ tế sứ, lo việc tế tự là Vương Dữ, đă cho cúng toàn tiền giấy rồi đốt đi. Về sau, từ đời Ngũ Đại, có thêm tục cúng quần áo, mũ và đồ dùng bằng giấy. Ta theo ảnh hưởng đó, cũng có tục đốt mă.

Tết Hạ Nguyên
(Tết cơm mới)

Tết Hạ nguyên vào Rằm hay mồng Một tháng Mười. ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn v́ đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy.

 

 
Sc Thái Tết

ic.gif (37 bytes) Lễ Chùa Đêm 30
ic.gif (37 bytes)
Bánh Chưng Bánh Dầy
ic.gif (37 bytes)
Về Với Cội Nguồn
ic.gif (37 bytes)
Phong TụcNgày Tết
ic.gif (37 bytes)
Xông Đất
ic.gif (37 bytes) Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes) Tết M'Nong
ic.gif (37 bytes) Giá Trị Tâm Linh
ic.gif (37 bytes) Câu Đối Tết
ic.gif (37 bytes) Tṛ Chơi Xuân
ic.gif (37 bytes) Xuân Và Tết
ic.gif (37 bytes) Tết Đoan Ngọ 2004

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16