Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Chữ Nôm
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Ư Nghĩa Cành Thung

Ca Dao có câu:

Nhạn đậu cành thung
giương cung bắn nhạn; Con nhạn lụy rồi, làm bạn với ai
?
Vậy Cành Thung có nhĩa là ǵ?

Có 2 chữ cổ "Cành Thung" hoặc là phương ngữ mà nay chẳng c̣n ai xài;
Đây là vài tài liệu có thể phần giải thích ư nghĩa của "Cành Thung"

1. Tuyển tập các bài văn cúng cổ truyền có bài Văn khấn Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ thứ 2)

Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo,
Cao Tằng Tổ tỷ
Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ……….. Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày Giỗ Đầu (Giỗ thứ Hai) theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu ḷng thành.
Trước linh vị của: Hiển………………chân linh.
Xin kính cẩn thưa rằng:
Than rằng: Mây che núi Hổ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ) muôn dặm mơ màng Gió thổi cành Thung (nếu là cha th́ Cành Thung hoặc cành Huyên nếu là mẹ) một vùng nghi ngút
Nhớ thưở trước, một nhà sum họp, vui vầy những ước, đặng trăm năm
Mà bấy nay, đôi ngả cách xa, nông nỗi nào ngờ, nên một phút.
Ơn chín chữ, trời cao biển rộng, hiểm chưa chút công đền nghĩa trả, gánh cương thường, nghĩ nặng trên vai;
Đêm năm canh, than vắn thở dài, những mơ màng tiếng nói điều ăn, ḷng tưởng vọng, thấm đau trong ruột.
Cơi trần thế, xuân qua thu lại, ngày trời kể, chẵn một năm tṛn; (hoặc hăm bốn tháng tṛn).
Giỗ Tiểu Tường (hoặc Đại Tường) lễ bạc tâm thành, chén rượu dâng một vài tuần rót.
Nhà đơn bạc, c̣n nhiều bề khiếm khuyết, hương thơm, nến đỏ, việc lễ nghi, tạm gọi theo thời;
Bài văn ai kể mấy khúc nôm na, tâm động, thần tri, miền minh phủ, may chi thấu chút. Xin kính mời: Hiển:…………………………………………. Hiển:…………………………………………. Hiển:………………………………………….
Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.
Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho ṭan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ tŕ.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cẩn cáo!

2. Trong sách Bích Câu Kỳ Ngộ,câu 19 được học giả Hoàng Xuân Hăn đọc Nôm là “Phúc lành nhờ ấm thung huyên”.
Cụ chú thích “Thung huyên": cha mẹ. Chính âm là Xuân-huyên. Chữ thung là cối giống chữ Xuân, nên có sự sai ấy.
Nhưng sự sai có từ xưa. Tự vị Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 cũng đă chép vậy.
Và trong văn vần ta như Kiều có câu: “ở trên c̣n có nhà thung. Lượng trên trông xuống biết ḷng có thương”.

Chữ vần thung kia không thể đổi được…” Tạ Trọng Hiệp về sau c̣n bổ sung thêm các chứng cứ cho việc chữ XUÂN phải đọc là THUNG trong văn thơ Nôm như sau:
- Tống Trân số phận long đong
Lên ba bỗng bị nhà thung chầu trời. (Tống Trân Cúc Hoa, 25,26)

- Tuyết sương trắng điểm cành thung
Phan phu nhân mới rướm ḍng nước hoa
(Phan Trần, 35,36)

- Con giữ đạo tam ṭng Riêng c̣n một cội huyên thung
Muộn mằn chưa nảy chồi lan quế.
(chèo Quan Âm Thị Kính)

- Tủi thân sớm vắng nhà thung
Lấy ai dạy dỗ cậy trông sau này
(Thạch Sanh, 115,116)

- Chị nhờ em gánh hiếu trung
Chồi huyên gần cỗi gốc thung gần già (Nhị Độ Mai, 973,974).

Như vậy Cành Thung có thể là cành xuân Hoặc Cành Thung là Nhà Cha
 

Post ngày: 10/20/17 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/20/17