Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Di Chỉ Khảo cổ học Giồng Nối (Bến Tre)

 

Trần Anh Dũng

Thật khá hiếm hoi khi có một di chỉ khảo cổ học làm thay đổi nhận thức về lịch sử của một vùng đất, nhận thức của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đă đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về địa chất, môi sinh cổ, văn hoá thời tiền ÓC EO, về chủ nhân của vùng đất ấy. Di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi là một trong số đó. Giồng Nổi là di chỉ Khảo cổ học có niên đại sớm nhất cho tới thời điểm này được phát hiện ở Bến Tre. Những kết quả khai quật ở Giồng Nổi có ư nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với tỉnh Bến Tre mà c̣n đối với cả nước.

 

Việc phát hiện và khai quật di chỉ Giồng Nổi có thể được xem là một trong những thành tựu khảo cổ học quan trọng nhất của ngành khảo cổ học Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, bởi phát hiện này khiến cho nhiều nhà khoa học phải xem xét lại những vấn đề về lịch sử h́nh thành, kiến tạo của tỉnh Bến Tre. Di chỉ này cũng gây nên sự ngạc nhiên, hứng thú, hấp dẫn đối với giới nghiên cứu Khảo cổ học nói riêng và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học, xă hội học nói chung. Từ ḷng đất của Giồng Nổi, đă phát hiện được một khối lượng di vật, nhưng quan trọng hơn là những yếu tố, đặc trưng văn hoá mới, lạ, phong phú, đa dạng lần đầu tiên được biết đến, làm cơ sở cho việc xây dựng nên khái niệm về một văn hoá khảo cổ mới.

 

Di chỉ Giồng Nổi – Nơi có một làng cổ cách ngày nay 2500 – 2000 năm – Vốn là một giồng đất cao được thành tạo từ khá sớm, cách thành phố Bến tre 500m về phía Tây, nơi có di tích cổ được phát hiện, chủ yếu nằm trong phần đất nhà ông Đoàn Quang Trứ, thuộc ấp B́nh Thành, xă B́nh Phú, Thành phố  Bến Tre. Giồng Nổi được Bảo tàng tỉnh Bến Tre và Viện khảo cổ học Việt Nam phát hiện vào cuối năm 2003, tính đến năm 2006, đă có 3 cuộc khai quật di chỉ này, với diện tích khai quật là 437m2.

 

Về địa tầng, Giồng Nổi và các di tích cùng thời ở Long An và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, tầng văn hoá đều nằm trên nền sinh thổ là lớp sét chớm latơrit hoá và lớp cát màu trắng xám bạc. Tài liệu về địa chất của Bến Tre và đồng bằng Nam bộ cho hay “ cách ngày nay khoảng 3000 năm, trên phạm vi đồng bằng Nam bộ nói chung và Bến Tre vẫn c̣n ngập trong nước biển sâu ở độ sâu +3000m so với mực nước biển hiện tại. Đến cách ngày nay khoảng 2500 năm, biển lần nữa lùi xuống mức +2m so với ngày nay. Dấu ấn đường bờ biển của giai đoạn này được xác định ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Mỏ Cày và Bến Tre dưới dạng các giồng cát “ (Nguyễn Ngọc Hoa, Lê Ngọc Lệ - Bài tham luận tại hội thảo về kết quả khai quật di chỉ Giồng Nổi). Như vậy, trước thời điểm 2500 năm - 2700 ± 70 - 80 năm cách ngày nay, hệ thống giồng sớm nhất ở Bến Tre chưa được h́nh thành. Toàn bộ Bến Tre c̣n ch́m dưới nước biển. Các mẫu C14 của các mẫu trầm tích lấy trong các giồng nằm trong cùng hệ thống các giồng sớm nhất ở Bến Tre - không hẹn mà trùng hợp với các mẫu C14 lấy ở ở Giồng Nổi. Niên đại C14 lấy mẫu ở Giồng Nổi là từ 2.220 ± 50 năm đến 2.310 ± 70 năm cách ngày nay. Kết quả C14 ở vùng lân cận như giồng Trà Vinh là 2500 năm cách ngày nay, với mẫu lấy ở độ sâu 0,80m. Giồng Nổi có tầng văn hoá nằm dưới lớp đất latơrít là đất pha nhiều cát, màu trắng bạc. Lớp cát này cũng xuất lộ ở độ sâu khác nhau: từ 0,63m đến 0,73m, trung b́nh lớp cát xuất lộ ở độ sâu 0,68m. Điều này có nghĩa là vào thời điểm đó nhiều khả năng Giồng Nổi có thể đă nổi cao hơn chút ít so với các giồng khác.

 

Qua 3 lần khai quật các nhà khảo cổ học đă phát hiện được các di tích bếp đắp bằng đất có kết cấu h́nh tṛn, băi nung gốm ngoài trời, hàng chục vết tích xương cốt động vật mà chủ yếu là xương heo, xương rùa, một số lượng lớn công cụ sản xuất bằng đá như ŕu, bôn, đục, một số công cụ bằng sắt, 5 dấu tích “hố chôn chân cột nhà, hơn 18 dấu tích các đoạn luồng lạch nước cổ và hố, ô trũng tự nhiên của bề mặt nguyên thuỷ của giồng.

 

Tại di chỉ Giồng Nổi đă thu được gần 50.000 hiện vật, gồm: Đồ gốm, đồ đá, đồ kim loại (cuộc khai quật lần thứ hai phát hiện được 4 hiện vật bằng sắt, lần thứ 3 có 1 hiện vật) và đồ xương (cuộc khai quật lần thứ nhất phát hiện được 3867 mảnh xương răng động vật và 5 công cụ xương, lần thứ hai: t́m được 120 kg xương răng động vật, lần thứ ba 119,650 kg xương răng động vật).

 

Loại h́nh đồ gốm rất lạ, rất phong phú nhiều tiêu bản lần đầu tiên được phát hiện  ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mang tính đặc thù của Giồng Nổi như: đèn gốm, lin ga, lọ h́nh quả doi, gáo, môi gốm, cốc đáy nhọn có trang trí hoa văn, cốc miệng loe, núm vung, ṿi gốm, bàn dập hoa văn bằng gốm, tượng rùa gốm, hạt chuỗi, ṿng gốm, chân đế gốm có trang trí hoa văn h́nh học…. Hoa văn trang trí trên gốm cũng rất đa dạng với trên 30 loại hoa văn trang trí và hàng chục biến thể linh hoạt, biến hoá…

Kết quả khai quật của cả 3 đợt đă xác định chắc chắn Giồng Nổi là một làng cổ của một bộ phận dân cư trước thời ḱ h́nh thành nhà nước Phù Nam ở vùng đồng bằng sông cử Long. Làng cổ này có niên đại cách ngày nay khoảng từ 2000 năm đến 2.500 năm. Về mặt văn hoá, đây là giai đoạn tiệm tiến gần đến sự xác lập nền văn hoá, văn minh đặc sắc Óc Eo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về tổ chức và thiết chế xă hội, là giai đoạn ngay trước khi nhà nước Phù Nam được thành lập.

 

Trong khoảng thời gian này, người Giồng Nổi - Những cư dân đầu tiên của Bến Tre mà hiện chúng ta biết được - Đă có tŕnh độ phát triển tương đối cao. Họ đă biết sử dụng công cụ kim loại, đặc biệt là đồ sắt. Trong điều kiện môi sinh không có đá, quặng kim loại để sản xuất và chế tác công cụ, người ta đă phải trao đổi để có được đá làm công cụ sản xuất từ vùng Tây Nam bộ, Đồng Nai và thậm chí xa hơn là vùng Quảng Nam. Năm mẫu phân tích thành phần và nguồn gốc xuất xứ của đá ở Giồng Nổi bằng phương pháp của khoa học tự nhiên đă cho kết quả như vậy. Những đồ đá t́m được ở Giồng Nổi, một mặt phản ánh tính tàn dư, nhưng mặt khác cũng phản ánh t́nh trạng khan hiếm nguyên liệu trong không gian sinh tồn. Hiện tượng công cụ, đồ trang sức bằng đá tồn tại dai dẳng không là chuyện lạ. Ngay trong khu vực này, ở di chỉ G̣ Hàng( Long An) – Một di chỉ cùng thời với Giồng Nổi; Hoặc muộn hơn là trong các  di tích thuộc giai đoạn Óc Eo, các nhà Khảo cổ học vẫn t́m thấy công cụ bằng đá được sử dụng trong phạm trù của thời đại đồ sắt.

 

Môi sinh của cư dân Giồng Nổi là một giồng đất cứng nổi cao đang diễn ra quá tŕnh phong hoá. Bề mặt giồng c̣n nhiều hố trũng và lạch nước nhỏ. Trong phạm vi 150m2 của hố đào năm 2006 đă phát hiện được 18 hố trũng và lạch nước cổ. Xung quanh giồng là sông lớn, đầm lầy và biển th́ gần hơn bây giờ. Điều này chúng ta biết được là do đă khai quật được xương cốt của cua đinh, rùa, cá sấu, cá biển, cá mập. Xung quanh giồng cũng c̣n có rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn lớn, hổ, heo và một số loại thú rừng khác mà dấu vết của chúng c̣n lưu lại trong các đống xương sau khi người xưa đă ăn thịt vứt bỏ như ḱ đà, rái cá, khỉ…

 

Phương thức sinh hoạt của họ, ngoài việc săn, bắt thú, đánh bắt cá và câu cá, trao đổi sản phẩm, chăn nuôi heo…th́ đấu vết của sản xuất nông nghiệp cũng c̣n phải t́m thêm bằng chứng.

 

Phong tục tập quán và các tín ngưỡngcủa thời ḱ này chủ yếu sẽ được biết đến khi chúng ta t́m thấy các khu mộ táng. Tuy nhiên việc này c̣n có hạn chế khi chưa tiếp tục khai quật được phần diện tích c̣n lại của di chỉ Giồng Nổi.

 

Chế tạo đồ gốm tại chỗ là một trong công việc thường xuyên của họ. Đó là những đồ dùng thiết yếu dùng trong sinh hoạt. Các nhà Khảo cổ học đă phát hiện được hàng loạt nồi gốm dùng trong đun nấu, trong sinh hoạt đời thường, trong nghi lễ, trong luyện kim loại; các loại tô, chén, lọ, b́nh, ṿ, ch́ lưới dùng để đánh cá; Người Giồng Nổi biết làm đẹp bằng những đồ trang sức bằng gốm như: hạt chuỗi, ṿng đeo tay. Họ đeo bùa hộ mệnh bằng gốm để cầu may; Nhiều đồ dùng sinh hoạt vẫn được làm từ chất liệu gốm như đèn, muổng, gáo, quả dọi xe chỉ, cốc; Trong đời sống văn hoá tinh thần, những con vật trong môi sinh đương thời là nguồn cảm hứng của họ như rùa, vật h́nh đầu chim. Đặc biệt là loại hiện vật sinh thực khí bằng gốm dùng để thờ cúng mong muốn sự b́nh an, sức mạnh và sự trường tồn mà người ta vẫn gọi là Linga - Yony phát hiện ở Giồng Nổi, mà cho đến nay chưa nơi đâu có được tiêu bản nào giống nó.

 

Đồ gốm Giồng Nổi đẹp, dưyên dáng, tinh xảo với những đồ án h́nh học, hoa 4 cánh, lá cây, lá dừa nước, sóng nước, cụm mây nhỏ, mưa rào …được thể hiện chỉ bằng dụng cụ đơn giản là que, với bố cục biến hoá, sắp xếp các mô típ hợp lí, được cách điệu hoá cao, thể hiện một tư duy trừu tượng. Cuộc đào năm 2005 đă phát hiện được một băi nung đồ gốm ngoài trời và gần đó là 2 bếp h́nh tṛn. Loại h́nh gốm có những món đồ khác lạ đă khẳng định nét riêng độc đáo của cư dân nơi đây. Cũng từ những đồ gốm này mà các nhà khoa học đă nhận ra chủ nhân của chúng là một nhóm cư dân cổ trước thời lập quốc Phù Nam. Thời ḱ này được các nhà nghiên cứu Khảo cổ học lịch sử, văn hoá… gọi là thời ḱ tiền Óc Eo. Khi ấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nhóm dân cư khác nhau sinh sống độc lập với các tập quán riêng. Các nhóm cư dân này đă được khảo cổ học phát hiện ra qua các di chỉ khảo cổ học ở vùng Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, vùng Tây Long An, vùng Cần Giờ ( Thành Phố Hồ Chí Minh )… khi các nhóm này c̣n ở trong các cộng đồng dân cư độc lập, có bản sắc văn hoá riêng đang tiến dần đến sự hợp nhất trong  một nền văn hóa Óc Eo phát triển cao hơn và cùng tiến tới thành lập nhà nước Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Nam bộ.

Bến Tre trong khoảng thời gian từ 2.500 năm đến 2.000 năm cách ngày nay không phải là vùng đóng kín. Những vùng đất đang trong quá tŕnh nổi lên, bao bọc xung quanh là sông và một mặt là biển với môi sinh thuận lợi dâng là điểm đến của các nhóm cư dân ven biển miền Trung. Giao thông thuỷ cùng quan hệ trao đổi mua bán càng đẩy nhanh quá tŕnh di cư và xích lại gần nhau hơn của các nhóm cư dân cổ. Càng lùi về xa xưa, giao thông thuỷ càng giữ vai tṛ chính, sông nước không bao giờ là trở ngại cho các cuộc thông thương và di dân. Chính vào thời điểm này, đă có những bằng chứng cho thấy sự giao lưu trao đổi giữa các nhóm cư dân trong vùng và xa hơn nữa. Tại di chỉ Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp Hồ Chí Minh) đă t́m được những hạt chuỗi có nguồn gốc từ Ấn Độ. Một số đồ gốm và mô típ trang trí hoa văn ở Giồng Nổi cũng được t́m thấy ở vùng này, ở vùng Tây Long An và Đông Nam bộ. Và xa hơn nữa là vùng ven biển Khánh Hoà, Quảng Nam, Quảng Ngăi, những yếu tố của văn hoá Sa Huỳnh và không của văn hoá này như ở di chỉ Hoà Diêm (tỉnh Khánh Hoà) cũng đă được t́m thấy ở Giồng Nổi. Ngược lại, một số yếu tố văn hoá của vùng Cần Giờ và Đông Nam Bộ cũng được t́m thấy ở Giồng Nổi, phản ánh mối quan hệ trao đổi giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, phản ánh tính mở trong thế ứng xử của người cổ Giồng Nổi. Trong các mối quan hệ này, những yếu tố văn hoá của vùng Nam Trung bộ gần gũi hơn cả trong đặc trưng đồ gốm ở Giồng Nổi.

 

Ngoài văn hoá Sa Huỳnh, ở Nam Trung bộ và Đồng Nai, vùng ven biển Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long c̣n có những văn hoá, những di tích khác nữa mà chủ nhân của chúng là những nhóm, những cộng đồng cư dân độc lập.

 

Những bằng chứng này khiến người ta đang nghĩ đến nhiều khả năng có những nhóm dân cư theo đường biển từ Nam Trung bộ đi vào vùng ven biển và đảo phía Nam và Bến Tre theo sông Vàm Cỏ vào vùng Tây Long An. Trong những cuộc kiếm t́m khảo cổ học ở nhiều địa phương, vào thời điểm này, có khá nhiều nhóm cư dân bắt đầu vào Long An, vùng ven biển thành phố Hồ Chí Minh mà dấu vết c̣n lại là những di tích chỉ có một tầng văn hoá mỏng, thậm chí c̣n mỏng hơn tầng văn hoá ở di chỉ Giồng Nổi. Con đường giao lưu nhiều chiều được đẩy mạnh khi thời điểm Công Nguyên đang xích lại gần. Văn hoá thời Tiền Óc Eo, tiền Phù Nam hết sức mở, đang phát triển từ nhiều ngả…và một trong những ngả đó là Giồng Nổi./.

 

Trần Anh Dũng (17.12.2009)

Post ngày: 10/24/17 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/24/17