Cơm lam
Cơm lam
bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông với túi
gạo mang theo, dao quắm và đá đánh lửa cùng ống nứa sẵn có trong rừng,
vậy mà nay đă trở thành món đặc sản, "hút hồn" du khách.
Trong h́nh dung cảm tính của nhiều người, cơm lam phải là thứ cơm đại
loại có mầu xanh của lá rừng, có hương thơm của cây rừng... nhưng nào
chỉ thế. Những ống nứa non thon nhỏ dài dài như tấm mía ở chợ đă nướng
sém lớp vỏ ngoài, được người làm cơm lam khéo léo róc đi lớp vỏ cật
khét lửa, để lộ ra lớp vỏ giữa trắng trẻo thơm tho. Tước nhẹ từng dải
như người bóc chuối chín lớp vỏ giữa đó, là đến phần lơi cơm. Lơi cơm
được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mịn màng, mỏng mảnh, có màu trắng ngà
- thứ vỏ lụa chỉ có trong ruột ống nứa non, khiến cho cơm lam có một
nhan sắc rất đỗi thuần hậu mà ta muốn được nâng niu măi.
Chỉ là một món ăn giản dị của núi rừng, gắn với những con suối róc
rách đầu nguồn, những nương lúa chín vàng bên sườn đồi, những vạt rừng
tre nứa xanh ngút đầu non và bếp lửa mùa đông của mẹ, mà sao có thể
khiến người đi xa khó nguôi quên đến thế. Cơm lam cũng khiến người mới
gặp lần đầu bỗng ngỡ ngàng trước một món ăn tưởng không có ǵ đơn giản,
khiêm tốn hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ thuật và ư tưởng của hạt
gạo vùng cao trong mối giao t́nh với nước, lửa và những ống nứa non...
Có lẽ, câu chuyện về cơm lam đă bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài
ngày của người đàn ông, từ những chuyến đi săn và những đêm du canh xa
xưa. Không nồi chảo, không cơm nắm, cơm vắt phiền toái, chỉ một cái
ruột tượng đựng gạo vắt qua vai, một con dao quắm và một ḥn đá, ít
bùi nhùi đánh lửa. Đói lúc nào, dừng lại ở đó sẵn dao chặt lấy vài ống
nứa, sẵn gạo mang theo, sẵn nước dưới suối và lửa trong tay, thế là có
thể có cơm lam. Cơm lam cũng gắn với những chuyến đi nương đi rẫy xa,
những dịp vui trong gia đ́nh, những khi cao hứng thèm ăn cơm lam thay
cho cơm chín trong nồi, xôi đồ trong chơ...
Nguời dân tộc phía bắc từ Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái đều làm cơm lam.
Ngoài cơm lam, họ c̣n có cả cá lam, chim lam, rau quả lam... Phải thừa
nhận làm đồ ăn lam là một nghệ thuật tinh tế đặc biệt. Mầu sắc trên
ống nứa qua lửa có thể cho người làm lam nhận biết chính xác được mức
độ chín của thức ăn, từ đó có thể bày biện cả một bữa tiệc lam ngay
trên lá chuối giữa núi rừng hoang vu một cách tự tin và hấp dẫn nhất...
Vùng Tam Kim, Bắc Hợp thuộc huyện Nguyên B́nh (Cao Bằng) được tiếng là
cơm lam ngon hơn nhiều vùng khác. Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải
có loại nếp ngon, thứ nếp trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào
khoảng tháng 9, tháng 10. Mùa lạnh đến, một chút mưa rét, bên bếp lửa
than cời, dễ thèm cơm lam lắm. Thế là cả nhà lại quây quần, người tiện
nứa, người vo gạo, người đi chặt lá chuối non về làm nút ống...
Vùng này c̣n có thứ gạo ngon nổi tiếng, người Tày gọi là gạo Khẩu lùm
phua, có nghĩa là thứ gạo ăn ngon đến nỗi người đàn bà có thể quên cả
phần chồng! Một cách tán tụng hy hữu, nhiều hàm ư và cũng thật dí dỏm.
Đem ngâm gạo trong nước vài giờ đồng hồ như người miền xuôi chuẩn bị
đồ xôi hoặc gói bánh chưng để khi lam, hạt cơm sẽ chín rền hơn. Dụng
cụ để lam chính là ống nứa, hoặc ống tre non, vừa trải qua thời kỳ
măng. Theo một số người thạo làm cơm lam, nứa dễ làm cơm lam hơn v́
ống nhỏ, thường có lớp giấy lụa mỏng mịn trong khi lớp lụa của tre thô
dầy hơn. Loại ống nứa hoặc tre non này mỗi cây chỉ chặt được khoảng từ
ba đến bốn ống, mỗi ống dài độ 30 phân... Người ta dồn gạo đă ngâm vào
ống, cứ ba phần gạo, hai phần nước, chào lại khoảng 5 phân gần miệng
ống (để khi gạo nở sẽ kín đầy cả ống) rồi nút lại bằng thứ lá chuối
non vừa chặt về đă hơ qua lửa cho mềm.
Nhiều người c̣n nói, cơm lam mà có được thứ nước có sẵn trong ruột
nứa, sẽ thơm ngon bội phần bởi hương vị của tự nhiên, của trời đất dồn
lại. Thực tế, hiếm khi có được thứ nước sẵn có đó, người làm lam vẫn
dùng thứ nước suối trong vắt đựng trong những ống vầu vác về. Khi đưa
ống lam vào nướng trên bếp, vỏ nứa c̣n xanh mướt, khi cơm lam chín, vỏ
nứa cũng đă chuyển mầu. Đống lửa to hay nhỏ sẽ khiến thời gian làm cơm
lam chín nhanh hay chậm, tay người xoay trở ống cơm lam khéo léo sẽ
giúp cơm được chín đều.
Một nhà hàng mang tên Pác Bó nhờ thế đă tồn tại mấy năm nay ở trên phố
Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Cũng nhà sàn, bàn tre, rượu cần,
cơm lam và măng chua. Cơm lam ở đây được tiện thành từng khúc ngắn độ
4-5 phân như khúc mía mà người bán rong thường vẫn tiện sẵn, để bán
cho những khách ăn quà lười biếng ở phố. Chấm từng miếng với muối
vừng, thi thoảng chen vào một lát măng chua, ăn thấm thía ra phết...
Chính v́ thế mà ở đây vào buổi trưa, buổi tối, vẫn gặp người giọng
nam, kẻ giọng trung chen giữa những giọng Hà Nội. Một không khí ẩm
thực tương đối thanh khiết giữa chốn thị thành.
Tất nhiên, đă không ít khách ẩm thực sau khi nếm thử món cơm lam "sản
xuất" tại nhà hàng đă không hài ḷng và gọi những ống cơm chín trong
ḷ nướng công nghiệp đó là cơm lam thành phố . V́ cái thứ cơm lam mà
họ khắc ghi trong trí nhớ, phải là thứ cơm lam nguyên bản, thứ cơm lam
chỉ ở đất rừng mới có, hương vị trời đất ban cho, ḥa quyện trong từng
hạt cơm thơm dẻo mùi vị dịu dàng của nứa non, tre non, mùi của hương
sớm đọng trên lá chuối, của những giọt nước suối đầu nguồn mát lành và
mùi của bếp lửa phập phồng ngày đông lạnh...
Xuân 2004
KIM HOA