Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
BÁNH DÀY QUÁN GÁNH 
 

   Bánh dày Quán Gánh là đặc sản truyền thống của mảnh đất trăm nghề Hà Tây. Nổi tiếng từ rất lâu đời, trong làng Quán Gánh từ tờ mờ sáng nhà nào cũng vang lên tiếng chày giă bánh làm sôi động cả một vùng quê. 



Làng Quán Gánh thuộc địa phận thị trấn Thường Tín tỉnh Hà Tây.  Từ hàng trăm năm nay bánh dày của làng luôn được xem là một món ăn dân dă mà thanh tao của ẩm thực Việt. 

Ven Quốc lộ 1 qua địa phận làng Quán Gánh, từng dăy bán bánh dày xếp thành hai hàng dài, hàng nào cũng bày đều tăm tắp những gói bánh dày được gói bằng lá chuối xanh rờn, như chào mời, níu chân khách qua đường. 

Khách qua đường lỡ bữa thường dừng chân ăn chiếc bánh, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Ăn bánh một lần rồi nhớ măi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé vào làng. 

Chiếc bánh dày làng Quán Gánh có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối, độ thơm ngậy của đậu, thịt được pha trộn cùng với những hương liệu khác mà chỉ có người Quán Gánh mới làm nên được hương vị đặc trưng đó. Chiếc bánh dày ngon hay không, phần quyết định đầu tiên chính là ở khâu chọn gạo, đồ xôi. Gạo làm bánh phải là loại nếp trắng, dẻo thơm lấy từ vùng Hải Hậu (Nam Định), đem ngâm, đồ thành xôi. Xôi đồ vừa khéo, đủ độ để giă thành vỏ bánh dẻo thơm mà chỉ cần riêng vỏ bánh đều làm thành chiếc bánh dày chay, kẹp thêm miếng gị, người ăn đă cảm nhận được hương nếp trong từng miếng bánh quyện với vị gị thơm hương lá chuối. 

Người giă gạo phải là người có sức khỏe dẻo dai, tay chày, tay cối, giă gạo ngay từ lúc xôi c̣n nóng, đến khi gạo thật nhuyễn, thật dẻo. Tiếng chày giă gạo mỗi sớm tinh sương từ bao đời nay đă trở nên thân thuộc với người dân làng Quán Gánh. Bánh dày có nhiều loại. Cùng với bánh dày chay c̣n có loại bánh dày nhân ngọt và nhân mặn. Bánh dày nhân ngọt là nhân từ đậu xanh xào đường. Nhiều người lại thích ăn bánh nhân mặn với đậu xanh, thêm ít thịt ba rọi, dừa và thơm mùi hạt tiêu. Mỗi loại bánh có một hương vị riêng. 


 


Dừng chân thưởng thức chiếc bánh dày thơm ngon, khách qua đường c̣n bị hấp dẫn bởi câu chuyện kể lưu truyền về nguồn gốc nghề làm bánh dày ở làng Quán Gánh. 

 Chuyện xưa kể rằng, có người hành khất đi ngang qua làng Quán Gánh xin nghỉ trọ. Mặc dù ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu nhưng người hành khất vẫn được những người dân làng Quán Gánh đối đăi tử tế. Cảm động trước tấm ḷng đôn hậu ấy, người hành khất đă truyền dạy cho dân làng cách làm một thứ bánh bằng gạo nếp, món bánh dày. 
Câu chuyện xưa như phảng phất đâu đây trong hương nếp thơm dẻo. Khiến cho thực khách c̣n lưu luyến măi. Nếu không có dịp đi qua làng Quán Gánh bạn có thể t́m những gánh hàng dày của các bà, các chị làng Quán Gánh đi bán dạo trên phố ăn cũng thấy… đỡ thèm. 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17