Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Ấn tượng cơm Hến Huế

Hẳn nhiều người đă rất có lư khi cho rằng vào Huế mà không ăn cơm hến th́ coi như chưa từng đến Huế. Cũng v́ mang trong ḿnh cái "quan niệm" đó nên ngay buổi tối đầu tiên đặt chân tới Huế, chúng tôi dưới sự hướng dẫn của các bạn sinh viên Khoa Lịch sử Đại học Khoa học Huế, đă t́m đến với cơm hến sau khi đă "thử" qua rất nhiều loại chè của Huế.

Sau nửa giờ đi xích lô dạo quanh các phố phường ven đô, cuối cùng chúng tôi cũng đă tới được nơi cần đến. Thôn Vĩ Dạ nổi tiếng trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ tài danh Hàn Mặc Tử về đêm mới lung linh làm sao!bs_khong-gian-Hue-1.jpg

Những ngôi nhà vườn cổ kính ẩn hiện sau những ánh đèn lấp lánh càng tôn thêm vẻ kiêu sa vốn có của xứ Huế mộng mơ. Thôn Vĩ Dạ có rất nhiều nhà hàng bán cơm hến. Theo chân những "thổ dân" đất cố đô, chúng tôi bước vào một căn nhà nhỏ khép ḿnh bên một con mương, nằm cách mặt đường khoảng 15m. Nh́n vào trông nó thật đơn sơ với một vài chiếc bàn và dăm ba người phục vụ.. Nhưng đằng sau nó là cả một sức hấp dẫn đến lạ kỳ với con người, với cảnh quan thiên nhiên, sản vật phong phú mà tạo hoá đă rất hào phóng khi ban tặng cho Huế. Đón chúng tôi là một phụ nữ xinh đẹp khoảng 30 tuổi trong trang phục áo dài truyền thống với màu tím thuỷ chung "rất Huế". Không vồ vập kiểu Sài G̣n cũng chẳng khách sáo kiểu Hà Nội, chị nhẹ nhàng giới thiệu một cách chi tiết cho chúng tôi biết những món ẩm thực mà các chị có. Ṭ ṃ t́m hiểu chúng tôi được biết: Cơm hến trước đây chỉ là một thứ đồ ăn b́nh dân, phục vụ chủ yếu cho giới lao động nghèo, ít tiền. Buổi sáng thay v́ ăn một bát bún hay bát phở, những người dân lao động Huế ăn một bát cơm hến cho ấm bụng. Cơm hến do một số bà con nghèo quẩy bán dạo để có thêm thu nhập phụ giúp gia đ́nh. Nhưng rồi, sức hấp dẫn của hương vị đồng quê sự tài t́nh khéo léo trong chế biến của các bà, các mẹ cũng đă làm "say ḷng" không ít người thuộc "tầng lớp trên" xứ Huế. Và, cơm hến nhanh chóng trở nên phổ biến khắp kinh thành Huế. Ngày nay th́ cơm hến đă trở thành một món ăn đặc sản của dân tộc chủ yếu dành cho các du khách đến với Huế. Bát cơm hến bao gồm: cơm, nhất thiết phải là cơm nguội được ṿ cho rời ra. Hến được xào kèm với miến, măng khô và một ít thịt lợn thái mảnh. Kế đó là rau sống. Rau sống tuy không phải là món chủ đạo của cơm hến nhưng nếu thiếu nó th́ kể như chưa thể gọi đó là bát cơm hến dù đă có đủ hến, đủ cơm. Thân cây chuối hoặc hoa chuối trộn lẫn với khế chua, rau bạc hà, một chút rau răm. Tất cả được thái nhỏ. Nhiều khi để tăng thêm sức hấp dẫn và kích thích sự ăn uống của du khách, người ta trang trí trên bát cơm hến một vài cánh hoa bằng ớt tươi chín đỏ. Tiếp theo là các loại gia vị hương vị rất riêng của bát cơm hến là ớt trưng; ruốc sống (con ruốc chứ không phải là thịt hay cá được giă nhuyễn như ngoài Bắc); bánh đa nướng bẻ vụn; muối, vừng, lạc rang giă dối; b́ bóng rán vàng và một ít tớp mỡ thái nhỏ. Bát cơm sau khi đă cho đủ tất cả các thứ kể trên, người bán hàng mới chan những muôi nước hến màu trắng đục c̣n nóng hổi vào bát. Như vậy là bạn đă có được một bát cơm hến "chính hiệu" với mùi ruốc thơm lừng, với vị bùi bùi của hến, vị cay đến trào nước mắt của ớt, vị béo ngậy của tóp mỡ, sự gịn tan của lạc, bánh đa, b́ bóng...

Cơm hến là thứ đồ ăn nhiều tính hàn nên không thích hợp với những thực khách bụng dạ yếu. Hơn thế nữa, mùi vị rất lạ của con ruốc cũng sẽ không tạo cảm giác "ngon miệng" cho những ai mới "thưởng thức" cơm hến lần đầu nhưng, với những người "nghiền" cơm hến th́ sự cay nồng của ớt, sự gịn tan của bánh đa, sự béo ngậy của tóp mỡ... sẽ chỉ làm cho cuộc sống của họ thêm "ấm áp" mà thôi.

Đỗ Công Định

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17