Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Chữ Nước Tôi

Đinh Thế Dũng ( DDUNG@fcit-c1.fcit.monash.edu.au )
Melbourne, Aug 1995

oOo

"Hồn Đại Việt giọng Hàn Thuyên
Nền móng văn chương cổ điển
Vũ trụ thiên thu vạn vật
Cảo thơm hiển hiện trước đèn
Đất nước ngh́n năm văn hiến
Lâu đài tiếng Việt huy hoàng"
(Thơ Đông Hồ)

Chữ Nước Tôi
------------------
Phạm Thế Định


Huyền sử và cổ sử Việt Nam có truyền lại rằng lănh thổ Việt Nam ngày xưa bao gồm một số phần đất bên Trung Hoa, nhưng bằng chứng cụ thể như đồ bản, văn tự để chứng minh không đủ để thuyết phục người đời nay. Năm nhâm tí 1792, vua Quang Trung sai sứ sang Tàu xin cầu hôn và "đ̣i" lại đất
Lưỡng Quảng, không biết nhà vua định dựa trên sử liệu nào, hay có thể đây chỉ là một cái cớ, v́ nhà Thanh cũng dựa vào vơ lực để chiếm Trung Hoa, nay ta mạnh th́ cứ việc dựa trên truyền thuyết để đ̣i, một h́nh thức gây hấn có "văn hóa", hoặc giả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây đă thực nằm trong lănh thổ Việt Nam, nhưng những tài liệu cổ xưa đă bị người Trung Hoa hủy diệt đi tất cả.

Nếu cứ tạm cho là có sử liệu ghi về những điều đó, th́ tổ tiên chúng ta đă dùng thứ chữ ǵ để
ghi lại những điều này? Ngoài văn tự, khoa học dựa vào ngành khảo cổ để t́m hiểu quá khứ, đào từ
đất lên th́ hiện nay có những dữ kiện chứng minh rằng người Việt đă biết đúc đồng làm trống từ lâu rồi, và dựa trên những h́nh khắc trên trống đồng, không có dấu vết lúc đó của một chữ cổ nào để lại. Tức là có nhiều xác suất là lúc đúc trống Đông Sơn, Việt Nam chưa có chữ viết. Một truyền thuyết khác lại cho rằng ta đă có chữ viết từ thưở vua Hùng, đó là chữ viết lối chân chim. Nhưng không ai nêu được bằng chứng về điều này. Thành thử nếu cho là có chăng nữa, th́ đó là một thứ tử ngữ đă bị chết từ lâu, chết v́ bị tàn phá bởi một giố ng dân khác, hay chết v́ nó chưa bao giờ thành h́nh rơ rệt. Trong truyện "T́nh Mị Châu", tôi có nhắc đến chữ viết h́nh chân chim của Việt tộc, như một tiêu biểu huyền thoại, nghĩa là không chứng minh, v́ không thể chứng minh được.

Nhưng tiếng nói đương nhiên là ta đă có để nói chuyện giao dịch hàng ngày, và nhờ vậy những câu ca
dao, những truyền thuyết vẫn được lưu truyền cho đến nay. Đó chỉ là phần hồn, c̣n phần xác th́
ngôn ngữ Việt đă phải lao đao đi mượn nơi này, nhờ nơi nọ, cho đến lúc có được thứ chữ để ghi lại, để truyền đến người đương thời và hậu thế những tài liệu, dữ kiện, nhờ vậy bây giờ tôi mới có thể ngồi đây xử dụng nhu liệu Việt Vũ để đánh những gịng này trên chiếc máy điện toán cá nhân.

Thứ chữ đầu tiên người Việt mượn để ghi lại tư tưởng, văn chương, giấy tờ hành chánh ... là chữ Trung Hoa, điều này người Đại Hàn và người Nhật cũng làm. Có điều trong trường hợp Việt Nam, là giới hạn của bài viết này, chữ Hán c̣n là công cụ để cai trị và bành trướng văn hóa của Trung Hoa trên nước Việt. Những triết thuyết mang từ Trung Hoa của Khổng tử, Lăo tử, Mạnh tử, Trang Tử ... và ngay cả không từ gốc Trung Hoa như Phật học (bao gồm Thiền học) cũng được chuyên chở bằng chữ Hán qua tới Việt Nam, đó là dấu ấn kinh hồn mà một nền văn hóa đă dùng để áp chế lên một quốc gia tiểu nhược. V́ Hán tự chuyên chở những tinh hoa của nhiều thế hệ Trung Hoa trên đủ mọi phương diện từ sử kư, địa lư, đến văn chương, nghệ thuật ... nên những con người ưu tú của nước Việt đă chuyên chú học hỏi để hiểu biết và dùng Hán tự như ngôn ngữ hành chánh, giáo dục để cai trị đất nước ngay khi đă dành lại được độc lập sau hàng ngàn năm nô lê..

Những câu thơ bất hủ được truyền lại sau này vào thời độc lập huy hoàng của Việt Nam là triều nhà
Lư đều dùng Hán tự để ghi lại, như hai câu thơ của thiền sư Đạo Hạnh vào thế kỷ thứ 12:

"Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không" (Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục)

Đọc hai câu thơ này lên theo âm Hán Việt, rất ít người Việt hiểu hai câu thơ đó muốn nói ǵ, v́ đó không phải là chữ Việt được nói hằng ngày, đó là chữ Trung Hoa được các cụ đọc theo lối Việt, người Trung Hoa nghe không hiểu đă đành, người Việt không học Hán tự cũng lại càng không hiểu. Ư hai câu đó sau này được dịch ra là:

"Có th́ có tự mảy may
Không th́ cả thế gian này cũng không"

Viết như vậy mới đúng là ghi lại tiếng Việt đây, nhưng vào thế kỷ 12, hầu như mọi giao dịch thương
mại, chính trị, văn hóa của Việt Nam với thế giới đều qua nẻo Trung Hoa, do đó không biết Hán tự th́ không thể sống c̣n, v́ vậy triều đ́nh, quan lại Việt Nam vẫn phải dùng chữ Hán để thảo văn kiện
và cai trị, dân giả vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Nơi phủ huyện, quan hiểu dân muốn nói
ǵ v́ biết tiếng Việt, c̣n dân th́ nghe các quan phán bằng chữ Hán Việt là mù tịt. Thưở đó, có lẽ học chữ Hán c̣n khó hơn học chữ Tàu từ các bạn hàng Trung Hoa theo phương pháp đàm thoại tự do. nên hẳn rất ít người b́nh dân biết đọc và viết Hán tư..

Tuy nhiên chế độ phong kiến ít bị phiền nhiễu về chuyện này, dân càng ngu, càng biết ít càng tốt, nhiệm vụ của người dân là thi hành mệnh lệnh của triều đ́nh, nếu không hiểu đă có những kẻ có học
như những ông đồ, những nho sĩinh giảng lại. Giai cấp nho sĩ từ đó có một uy thế ở chốn làng thôn, một phân định quyền hành dựa trên kiến thức chữ Hán, mà ảnh hưởng thống trị mạnh nhất trên nó là Nho Giáo của Khổng tử.

Ở một xă hội phong kiến đương nhiên có hai giai cấp rơ rệt là giai cấp cai trị và giai cấp bị trị, phương pháp đi từ kẻ bị trị lên thành cai trị chỉ có hai lối, một là đi học để ra làm quan, trở thành người cai trị (thật ra chỉ là một công cụ để vua dùng cai trị dân), hai là chờ lúc loạn lạc truất vua cũ để thành vua mới. Phương pháp thứ hai này đă được nhà Trần dùng để cướp ngôi nhà Lư mà người có công đầu cho nhà Trần là Trần thủ Đô.. Gịng nhà Trần thật ra gốc từ bên Trung Hoa, tỉnh Mân (theo "Lịch triều hiến chương" của Phan huy Chú) nhưng đến đời Trần thủ Độ đă bị Việt hóa hoàn toàn đến mức h́nh như Trần thủ Độ không giỏi Hán tự, hay không thích dùng Hán tư.. Những câu nói bất hủ ông để lại đời sau như "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc" hay lúc đi mời Trần thá i Tông bỏ núi Yên tử để về Kinh đô "Vua ở đâu tức là triều đ́nh ở đấy, xin phá núi để xây dựng cung điện", đều là tiếng Việt thuần, nghe như tiếng chúng ta dùng bây giờ.

Nếu có những người cầm đầu triều chính mà lại thích nói tiếng Việt hơn là xổ nho, mà lại có những câu để đời như trên, hay sau này của Trần Hưng Đạo "Nếu Bệ hạ muốn hàng giặc, xin hăy chặt đầu thần trước đă", th́ ư muốn ghi lại trong sử sách những sử kiện này bằng một thứ chữ đặc biệt Việt Nam phải có. Hơn nữa mặc dầu Đức Trần Hưng Đạo đă thảo Hịch Tướng Sĩ bằng Hán tự, nhưng hội nghị Diên Hồng có thể đă là một cơ hội để cho vua, quan nhà Trần thấy Hán tự quả quá bất tiện để ghi chép, thông báo những buổi họp giữa giai cấp cai trị là vua quan và đại diện giai cấp dân giả là các bô lăo.

Thêm vào đó, dưới đời nhà Trần, tinh thần tự chủ chống ngoại xâm rất cao, do đó chữ Nôm đă
được phát triển với Hàn Thuyên là nhân vật nổi tiếng nhất. Bài này không nhằm mục đích bàn về
nguồn gốc chữ Nôm nên không nêu ra những giả thuyết đă ghi trong sách của Đào Duy Anh và những sách chuyên khảo khác, chỉ sơ lược tŕnh bày rằng chữ Nôm là một thứ chữ dựa trên Hán tự (chữ Nho) để ghi lại tiếng nói của người Việt, tức là ta có thể ghi chữ "có" mà không cần ghi chữ "hữu" là tiếng Hán dịch từ chữ "có".

V́ phải biết chữ Hán mới viết và đọc được chữ Nôm do đó học chữ Nôm rất nhiêu khê, điều này có
thể không khó với các người ưu tú, nhưng với hàng dân giả th́ lại muôn vàn trở ngại, trước đây họ
c̣n cho con cái học ăn mày được vài chữ để biết việc thờ cúng, hay thảo chút văn tự, bây giờ họ
c̣n nản hơn với chữ Nôm v́ đă phải học khó khăn hơn, mà lại chỉ để ghi những câu nôm na thiếu văn
hoa. V́ vậy, chữ Nôm tuy nói lên được tính độc lập, nhưng lại kẹt nơi tính phổ quát, mà điều đó
thật ra mới là chức năng chính của ngôn ngữ.

Trong nhiều thế kỷ, v́ không đủ chữ để viết nhiều, viết dài, người dân duy tŕ văn hóa bằng cách phát triển nền văn chương truyền khẩu qua ca dao, tục ngữ, truyện kể. Các nho sĩ biết chữ Nôm nay đă có thứ chữ để ghi tiếng Việt lại, một nhịp cầu đă được bắt giữa hai giới, tuy chỉ là một nhịp cầu tre, nền văn hóa dân tộc đă bắt đầu thành da, thành thịt.

Tuy vậy chữ Nôm không thể lấn át được chữ Hán, v́ không thể dùng nó để thông tin trong dân giả và
cũng không thể dùng nó trong những văn kiện ngoại giao, thương mại với Trung Hoa. qua tới thời nhà Hồ rồi đến thời nhà Minh đô hộ nước Việt, mất độc lập chữ Hán lại dành ngôi ưu thế, nho sĩ nước Việt lại tha hồ mà học cách dùng "chi, hồ, giả, dă" (1)

Ngoài ra, để duy tŕ ảnh hưởng của giới đi học trên xă hội Việt Nam, các nho sĩ rất thích xổ nho khi có dịp, họ c̣n xử dụng luôn cả Nho giáo để củng cố địa vị, lúc nào có dịp phun chữ "thánh hiền" là họ tận dụng mọi khả năng, hậu quả là tiếng Hán ngập tràn nơi hạng người đi học, ngành giáo dục nặng về thơ, phú, từ chương, rất ít văn xuôi, truyện ngắn. Có th́ giờ là họ ngâm hoa, vịnh tuyết, mê mẩn với thời Đường, thời Hán đâu đâu. Chỗ nào mà tạo được sự xa cách với giới b́nh dân được là họ khinh khỉnh bước vào, từ đó mới có câu "nôm na là cha mách qué". Đó là giới nho sĩ "vọng ngoại" hay "kiêu kỳ". Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn có những nho sĩ có ḷng với dân tộc, họ cố gắng duy tŕ chữ Nôm, sáng tác thơ, văn bằng thứ chữ "Việt Nam" này, mặc dù không có những ảnh hưởng lớn. để lại sau  này.

Một cuộc sống chung "đồng sàng mà dị mộng" (chung giường mà mơ khác nhau) giữa hai nền văn học "bác học và b́nh dân", dĩ nhiên cũng có những cố gắng giao lưu để cho người dân giả hấp thụ được những chữ Hán cần thiết làm phong phú cho kho tàng văn hóa dân tộc, nhất là trong các lănh vực triết lư văn học, mặt khác các nho sĩ có dịp thâu nhập hồn thơ, t́nh tự quê hương qua những câu ca dao, tục ngữ.

Qua tới thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê để dẫn đến nạn sứ quân tranh quyền giữa hai nhà Trịnh, Nguyễn gây tang tóc, khổ đau cho dân hai miề. Thưở đó cũng là cơ hội để Việt Nam mở mang, khai phá về phương Nam. Ngoài Bắc hà, vùng đất thánh của giới nho sĩ, tiếng Hán vẫn được trọng dụng, các nho sĩ vẫ sính nói chữ, thí dụ nổi tiếng nhất là Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm với một câu chữ Hán nổi danh, được lưu truyền như lời khuyên của ông cho Nguyễn Hoàng "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân" (Dẫy Hoành Sơn - tức núi Đèo Ngang tỉnh Quảng B́nh - là nơi có thể yên thân muôn đời). Đàng trong, chữ Hán cũng được tôn trọng, với những nho gia gốc Trung Hoa như Vơ Trường Toản, cụ nặng ḷng với Nho giáo và là thày dạy của nhiều công thần cho nhà Nguyễn như Vơ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức...

Chữ Nôm chỉ được trọng dụng từ lúc vua Quang Trung lên ngôi (1788), dưới thời Tây Sơn (1788-1802), vua sai các quan cho đề thi bằng chữ nôm, và bắt các sĩ tử làm bài bằng chữ nôm. Điều này bị nhiều người phản đối v́ cho rằng vua Quang Trung dùng chính sách này để hà hiếp nhân dân, có lẽ họ cho rằng, chữ Nôm không thực dụng, khó học và phải đổi mới mau quá. Thật ra nhân dân chẳng thể học được chữ Hán và chữ Nôm một cách dễ dàng, hai loại chữ viết này đều thiếu tính đại chúng. Sự chọn lựa mang nhiều tính chính trị hơn giáo dục.

Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn về một mối lấy niên hiệu là Gia Long (1802), vua lo chỉnh đốn ngay việc học hành và trọng dụng Nho Giáo , cho lập nhà Văn Miếu ở mọi trấn, thờ Khổng Tử. Đến mấy đời sau các vua đều rất giỏi Hán tự (Minh Mạng, Tự Đức), tuy nhiên chữ Nôm cũng vẫn được phát triển. Những tác phẩm vừa mang tính bác học vừa có tính phổ quát trong dân tộc được cho ra đời từ thưở này, như "Văn tế trận vong tướng sỹ" của Phạm Huy Lượng (?) làm để Tiền quân Nguyễn văn Thành đọc, truyện "Hoa Tiên" của Nguyễn Huy Tự, "Truyện Thúy Kiều" (hay Truyện Kiều, hay Đoạn Trường Tân Thanh) của Nguyễn Du.

Dầu vậy, chữ Nôm vẫn c̣n bị khuyết điểm là v́ khó quá, nhân gian không thể học để biết đọc và
viết trong vài năm, do đó những tác phẩm lớn đều bị giới hạn trong thể văn vần, dễ nhớ. V́ thiếu
một thứ chữ riêng của Việt Nam, và v́ Hán học là quốc học nên sự ảnh hưởng của Trung Hoa lên trên tư tưởng của giới nho sĩ Việt Nam thưở ấy rất mạnh, đến độ có nhiều nhà nho coi như Hán tự là chữ tổ tiên, bất khả xâm phạm. Về phần người dân, họ không có ǵ để lựa chọn ngoài hai thứ chữ khó tiêu, mà mục đích làm ra không phải để họ dùng, mà h́nh như là để "dùng họ".

Tháng 6 năm Đinh Măo (1867), 1000 quân Pháp tập trung ở Mỹ Tho dưới quyền thiếu tướng De la Grandière định ngày kéo lấy Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, ông Phan thanh Giản liệu thế chống không nổi, khuyên các quan nộp thành, rồi uống thuốc độc tự sát. Nước Việt Nam bị mất trọn cơi miền Nam.

Tháng 5 năm Giáp Thân (1884), Pháp và triều đ́nh Huế kư ḥa ước Patenôtre, công nhận quyền bảo hộ của người Pháp ở miền Bắc, miền Trung tự trị, nhưng thật ra toàn quốc đă rơi vào bàn tay của thực dân Pháp, mà lại c̣n bị xẻ làm ba mảnh. Những bản hoà ước đó đều được kư bằng những quan lại giỏi Hán tư..

Từ đó là những cuộc kháng chiến dài diệt chống Pháp từ Băc tới Nam, phần đông đều được đề xuất và lănh đạo bởi những nho sĩ trung thành với tinh thần trung quân, ái quốc. Các nhà cách mạng v́ là các nho sĩ nên đề cao Hán học, chữ Hán trở thành công cụ tranh đấu của dân tộc để chống ngoại xâm, điển h́nh là các tác phẩm của hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.

Sự tiếp xúc giữa người Âu Châu và người Việt Nam đă là căn nguyên của một thứ chữ mới. Người
Âu Châu đă đến Việt Nam từ thế kỷ 17 dưới thời Tri.nh-Nguyễn, để buôn bán ở phố Hiến (Hưng Yên) hoặc cửa Hội An (Faifo) cùng một số giáo sỹ qua giảng đạo Thiên Chúa Giáo. Trước khi quân Pháp xâm lược Việt Nam, các nhà truyền giáo thuộc nhiều quốc tịch Âu Châu đều theo đường lối thích nghi văn hóa, do đó một số t́m cách hiểu và giảng đạo bằng tiếng địa phương, một số giáo sỹ t́m cách ghi lại tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh, đó là khởi đầu của chữ Việt hiện nay, thoạt đầu lối
chữ này chỉ được sử dụng trong giới "nhà đạo, nhà chung", v́ kinh thánh và giáo lư Thiên Chúa Giáo
đều được viết bằng thể văn xuôi, nên tác phẩm đầu tiên bằng thứ chữ nay gọi là "Q uốc ngữ" là
một bài văn xuôi với tựa là "Bài Giảng Tám Ngày" được viết bởi cố Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) vào khoảng đầu thế kỷ 17.

Đến thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đặc biệt chú ư đến việc dùng chữ quốc ngữ để cai trị, nhằm giảm sự ảnh hưởng của giới Nho sỹ, xóa bỏ chữ Hán (hay chữ Nho) để cắt đứt càng sớm càng tốt những ảnh hưởng văn hóa giữa Trung Hoa và Việt Nam. Họ khuyến cáo học chữ quốc ngữ, bắt buộc dạy chữ quốc ngữ, dùng chữ quốc ngữ trong những công việc hành chánh, rồi xuất tiền cho ra những tờ báo quốc ngữ (Gia Định báo trong Nam, Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí ngoài Bắc), và theo tài liệu đăng trong quyển "Chữ văn Quốc ngữ" của Nguyễn văn Trung th́ điều này (dùng chữ Quốc ngữ thay chữ Nho) đă được đề nghị bởi Giám mục Puginier thuộc ḍng thừa sai Paris.

Trong giai đoạ đầu tiên, việc dùng chữ quốc ngữ để thay Hán tự tại miền Nam không những chỉ bị
một số những nhà nho chống Pháp phản đối (chẳng hạn cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu, cho dù tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ đă được dịch ra văn Pháp ), mà c̣n bị những chỉ trích của một số người Pháp và thân hào nhân sỹ thân Pháp ( heo sách Nguyễn văn Trung), đương nhiên những lư do chống đối đó khác nhau, một đằng muốn chống lại chính sách thỏa hiệp với ngoại bang, một đằng hoàn toàn v́ tư lợi của cá nhân hoặc của Pháp.

Thật ra với mẫu tự La Tinh và những dấu thêm vào (sắc, huyền, hỏi ngă, nặng...) chữ quốc ngữ quả
là dễ học hơn chữ Nôm và đúng là thứ chữ để ghi ngôn ngữ Việt Nam một cách thực dụng, khoa học. Do đó các nho sỹ Việt Nam như Phan Chu Trinh, Lương văn Can, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Hải Thần và các nhà tân học như Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học cổ động việc truyền bá chữ quốc ngữ đến cho quốc dân, qua phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Trường này dạy cả ba ngôn ngữ Việt văn (chữ Quốc ngữ), Pháp văn và Hán văn. Ban Tiểu học chuyên dạy Việt văn, lên Trung học và Đại học mới dạy Hán văn và Pháp văn.

Hai nhà tân học là Nguyễn văn Vĩnh và Phạm duy Tốn tự đảm nhiệm việc xin phép mở trường, cụ Lương văn Can làm thục trưởng, cụ Nguyễn Quyền làm phó, cụ Tây Hồ Phan chu Trinh không lănh chức ǵ cả v́ cụ muốn về Trung thức tỉnh đồng bào trong đó.

Người nữ giáo viên đầu tiên nhận dậy chữ quốc ngữ cho các nữ học sinh là cô Năm, em của các nhà
cách mạng Lương Ngọc Quyến, Lương Trúc Đàm và là con cụ Lương văn Can.

Từ đó chữ quốc ngữ dạy bởi người Việt, làm đẹp bởi người Việt, cho người Việt và các bạn ngoại quốc muốn t́m hiểu, giao thiệp với Việt Nam đă chính thức đi vào ḷng dân tộc.

Thứ chữ mới đầu tạo ra với mục đích giảng đạo, rồi bị lợi dụng như một công cụ cai trị, giờ đă được mọi giới người Việt chấp nhận. Lúc đó thực dân mới thấy sự nguy hiểm của chữ quốc ngữ nên gây khó khăn cho những ai chỉ giảng dậy đơn thuần thứ chữ này, mà không dạy tiếng Pháp (trường hợp cụ Đông Hồ).

Trong quá khứ, chữ quốc ngữ đă không ngừng dóng tiếng chuông độc lập cho nước Việt, chữ quốc
ngữ đă cùng các nhà cách mạng Yên Bái kháng chiến, đă đi cùng dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp, lên án những chế độ độc tài, nô lệ ngoại bang, rồi đă thành đạn bắn vào đầu óc tham quan , sâu mọt,
ăn cắp của dân của những con người nhân danh cách mạng đỏ. Giờ đây chữ quốc ngữ lại là ch́a khóa mở những trại giam chính trị, dựng xây nền dân chủ, tự do và ấm no cho đất nước.

V́ vậy, tôi yêu chữ nước tôi từ khi được học và măi măi về sau.


Phạm Thế Định
------------------
(18/02/95)


(1) Tôi xin trích ở đây phần giảng nghĩa của Thang Ma, một nhà giáo Việt Nam hiện ở Trung Hoa Lục Địa mà tôi rất yêu thích, văn của anh đẹp, cô đọng, uyên bác, đó là phần "Dịch giả phụ lục" của bài "Khổng Ất Kỷ" anh đăng trong tờ Thế Kỷ 21 số tháng tám 1993:

"Chi hồ giả dă: Tiếng Hán cổ đại (văn ngôn) khó nhất là cách dùng hư từ. "Chi, hồ, giả, dă, yên, tai.." là những hư từ của tiếng Hán cổ. Nắm vững cách dùng mấy chữ này th́ phần văn pháp coi như đă
thông, không cần học cú pháp, văn phạm (grammar) ǵ cả. Các cụ đồ nho ta xưa học chữ Hán cổ đọc chữ nho có biết "văn phạm" là cái quái ǵ mà viết vẫn hay. Ấy là nhờ nắm vững hư từ "chi, hồ, giả, dă...". Ở Tàu cũng vậy, trước năm 1990, chẳng có sách nào về văn phạm: chủ từ, túc từ, tĩnh từ,
động từ ... câu đơn, câu kép ǵ ráo trọi. Về sau này bắt chước tây phương. Họ vẫn viết đúng quy luật, là nhờ chú trọng cách dùng hư từ. Họ chỉ có sách giảng cách dùng hư từ. Ta có thể tạm coi đó là các sách về văn phạm. V́ thế các nhà nho Trung Quốc khi dạy học cách viết văn cho đúng, thường đọc hai câu sau khuyên học tṛ:

Chi hồ giả dă hỹ yên tai (ư nói các hư từỹ Dụng đắc thành chương hảo tú tài (dùng viết được thành văn coi như đậu tú tài)

Giới trí thức sĩ phu ta, cũng như Tàu, xưa kia cứ mở miệng là chữ thánh hiền vọt ra, đầy "chi, hồ, giả, dă ...". Ư là nói chữ, dân học thức, nôm na là "xổ nho"."

Sau đây là một thí dụ , Thang Ma có đề cập đến những hư tự trên:

"Trích từ Luận Ngữ - Chương Tử Hăn có đoạn: "Thái tể vấn ư Tử Cống, viết: "Phu tử thánh giả dử Hà kỳ đa năng dă." Tử văn chi, viết" "Thái tể chi ngă hồ ? Ngô thiếu dă tiện, cố đa năng bỉ sư.. Quân
tử đa hồi tai ? Bất đa dă. "

Dich văn: "Quan Thái Tể (Một chức quan lớn" hỏi Tử Cống (một môn đệ của Khổng Tử): "Đức Khổng Tử có phải là thánh nhân không? Hẳn là ngài phải nhiều tài năng! Tử Cống trả lời: "V́ trời muốn ngài là thánh nhân nên ngài đa tài đa nghê.." Khổng Tử nghe được, nói rằng: "Quan Thái Tể biết rơ ta chăng? Ta thiếu thời nghèo hèn, nên phải học nhiều tài vặt. Người quân tử có cần nhiều tài năng không? Không cần nhiều" (Bạn đọc có để ư mấy chữ "chi hồ giả dă" đoạn trên chưa?)"

Tài liệu tham khảo
----------------------

Nguyễn Hiến Lê: Đông Kinh Nghĩa Thục (Nhà xuất bản Lá Bối)
Nguyễn Hiến Lê: Mười câu chuyện văn chương (Nhà xuất bản Văn Nghệ)
Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử lược quyển II
Nguyễn văn Trung: Chữ văn Quốc ngữ
Nhất Hạnh: Nẻo vào thiền học
Nguyễn Đăng Thục: Thiền học Trần Thái Tôn
Thang Ma dịch và chú giải "Khổng Ất Kỷ" của Lỗ Tấn, Thế Kỷ 21 - Tháng tám 1993, trang 67-72
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17