Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
(Hà Nội Mới)
 
 
Dự án lớn về bốn bộ tự điển chữ Nôm

Chữ Nôm là cách viết biểu ư ngày xưa của tiếng Việt. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên thành chữ quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ư.

 

Nguy cơ tiêu vong của chữ Nôm

 

Từ TK 10 cho đến TK 20 - phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo và hành chánh được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 14 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ duy nhất thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc ta trong khoảng 10 thế kỷ.

 

Di sản này hiện nay có nguy cơ tiêu vong. Sau khi chữ quốc ngữ theo hệ tiếng Latin được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Chính quyền thực dân Pháp có chính sách cấm dùng chữ Nôm. Ngày nay, trên toàn thế giới chưa có đến 100 người đọc được chữ Nôm. Như thế, một phần rất to lớn của Việt sử đă nằm ngoài tầm tay của 80 triệu người Việt.

 

Góp sức với các học giả tại Việt Nam và trên thế giới để ǵn giữ di sản văn hoá này, Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (Vietnamese Nôm Preservation Foundation - VNPF) tại Mỹ đang cố gắng thực hiện nhiều dự án, trong đó có dự án lớn về bốn bộ tự điển chữ Nôm

 

Dự án 100.000 USD cho bốn bộ tự điển chữ Nôm

 

Tuy đang đứng trước nguy cơ tiêu vong nhưng, cho tới nay, chưa có ấn bản Nôm nào ngoài các văn bản chép tay, in bằng mộc bản hay sao chụp. Thế hệ cuối cùng dùng chữ Nôm dần dà mất đi. Trên 90% thư tịch Nôm chưa từng được phiên sang quốc ngữ. Người Việt Nam hiện nay không đến được với toàn vẹn nền văn hoá lâu đời của ḿnh.

 

Với những kiến thức của VNPF qua công tŕnh lịch sử in ấn chữ Nôm (Spring Essence: The Poetry of Hồ Xuân Hương - Copper Canyon Press, 2000), cho phép lần đầu tiên in được một bộ tự điển chữ Nôm. VNPF đă chọn bốn bộ tự điển, mỗi bộ triển khai một góc độ nghiên cứu riêng, nhằm xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoặc dữ liệu công nghệ thông tin. Có điều... xuất bản cả bốn bộ th́ sẽ cần đến 100.000 USD! Trong đó, bộ đầu tiên – nhằm giải quyết quyết các vấn đề kỹ thuật điện tử cho các bộ khác - "ngốn" ngân sách lớn nhất: khoảng 40 000 USD!

 

Bộ tự điển VNPF chọn xuất bản đầu tiên là quyển "Giúp Đọc Nôm và Hán Việt" của Linh mục Anthony Trần Văn Kiệm. Đây là một tác phẩm đă hoàn tất sau 20 năm nghiên cứu. VNPF dự định xuất bản "Giúp Đọc Nôm và Hán Việt" dưới dạng cả sách in lẫn CD-ROM. Quy tŕnh in bộ tự điển này sẽ là chuẩn cho các ấn phẩm Nôm sau này. Công việc này sẽ được thực hiện với sự tham gia và chỉ đạo của các nhà ngôn ngữ học, chuyên gia tin học và các nhà toán học có uy tín tại Việt Nam, Âu châu và Mỹ. Mỗi mục từ sẽ đuợc kiểm chứng để đảm bảo tính chính xác và sẽ kèm theo một mă số Unicode cho phép hiển thị chữ Nôm trên các máy tính khắp thế giới. Khi chữ Nôm đă có thể  trao đổi qua máy tính, toàn bộ các thư tịch Nôm trong các thư viện thế giới sẽ có thể đuợc nhận diện và kiểm kê. Sau khi xuất bản bộ tự điển của Linh mục Kiệm, VNPF sẽ tiếp tục xuất bản các từ điển và văn bản Nôm quan trọng khác.

 

V́ chưa nơi nào hội đủ các kiến thức kỹ thuật cần thiết nên ở Việt Nam hay nước khác, chưa có cơ quan hay tổ chức nào bắt tay vào công việc này. Hội VNPF, ra đời qua sự dấn thân của một nhóm chuyên gia t́nh nguyện trên ba lục địa, là tổ chức được trang bị để làm công tŕnh này. Tất cả các dự án của VNPF - mà đầu tiên là các tự điển - đều liên quan đến việc bảo tồn các tác phẩm Nôm, qua đó góp phần giúp mọi người - người Việt trong, ngoài nước và người nước ngoài - hiểu rơ hơn tiếng nói và văn hoá Việt Nam.

 

 

Tầm quan trọng của dự án tự điển thật rơ ràng. Qua đó lần đầu tiên sẽ có một công cụ chính xác không những cho các học giả, nhà nghiên cứu mà c̣n cho phép bất cứ ai đọc đuợc chữ quốc ngữ tiếp cận và học chữ Nôm. Việc xuất bản bộ tự điển của Linh mục Anthony Trần Văn Kiệm sẽ là bước đầu mở ra cho chúng ta kho tàng văn học tích lũy từ nhiều TK của Việt Nam, bị mai một v́ chiến tranh. VNPF đang mong t́m nguồn tài trợ để xuất bản bộ tự điển Nôm/Quốc ngữ đầu tiên đúng với danh nghĩa của nó. Nguyện vọng của VNPF là mong muốn lớp trẻ lưu tâm tới Hán Nôm, rồi dùng cuốn "Giúp Đọc Nôm và Hán Việt" như ch́a khoá mở cửa kho tàng Hán Nôm hiện nay c̣n nằm im ĺm trong các thư viện ở Việt Nam và trên thế giới...

 

Tác giả tự điển "Giúp Đọc Nôm và Hán Việt"

 

Linh mục Anthony Trần Văn Kiệm, quê quán tỉnh Hà Nam Ninh, sinh 31.12.1920 hiện là một Linh mục Thiên Chúa giáo phục vụ xóm đạo họ Saint Patrick, ở Seadrift, vịnh Mexico tiểu bang Texas Hoa Kỳ. Khi Linh mục Kiệm tới tuổi cắp sách đến trường, th́ Việt Nam đang bị nước Pháp đô hộ, lớp trẻ đều theo học quốc ngữ hoặc Pháp ngữ. Cậu bé Kiệm c̣n được cha dạy thêm chữ Hán Nôm. Tuy nhỏ tuổi, không hấp thụ được nhiều, nhưng cậu bé Kiệm đă được cha truyền cho phương pháp tự học Hán Nôm theo Tự điển Khang Hi, một cuốn sách lúc bấy giờ tại Việt Nam ít có ai biết tới.

 

Từ đó, Linh mục Trần Văn Kiệm vừa theo học tân học (ông đỗ Tú tài Pháp năm 1940 - 1941 tại Hà Nội, BS Hoá học năm 1951 tại Hoa Kỳ, MS Lư học năm 1952, rồi học thêm hai năm Quantum Mechanics cũng tại Hoa Kỳ; ngoài ra ông c̣n phiên dịch bộ kinh Tân Ước từ tiếng Hi Lạp ra tiếng Việt), ông vừa âm thầm nghiên cứu Hán Nôm. Tự điển "Giúp Đọc Nôm và Hán Việt" của Linh mục Kiệm đă phát hành và tái bản vào các năm 1989, 1997, 1999 với các chữ tượng h́nh Nôm Nho tự tay ông viết. Tới năm 2002 sau khi thấy công tŕnh đă thành h́nh, ông liên lạc với VNPF và Hội đă nhờ GS Ngô Thanh Nhàn thuộc đại học New York vùng với nhóm các chuyên viên Hán Nôm rải rác khắp hoàn cầu đă nhận in lại sách với các chữ Nôm Nho viết bằng điện toán.

 

Theo Nomfoundation

Báo Hà nội mới

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17