Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (3): Andy Lau và Tháng 7 mưa Ngâu

 

Nguyên Nguyên

 

Nhớ khoảng thời gian cách đây trên 30 năm, lúc đi học nghiên cứu tại đại học Auckland – Tân Tây Lan, người viết đọc được đâu đó một mô tả bằng Anh ngữ, đại khái nói lên niềm ước vọng hoà b́nh tại một nước đang lâm vào t́nh cảnh chiến tranh. Ước vọng đó lúc nào cũng có, nhưng khi lên khi xuống. Lên cao rồi lại xuống cái rụp. Anh ngữ thường viết: ‘From euphoria to despondency’, xin tạm dịch ‘Tinh thần lên cao rồi lại xuống thấp’, hay ‘Từ phấn khởi đến xuống tinh thần’, … Cảm thấy đúng với tâm trạng một sinh viên lúc đó đang chổng và mệt mỏi với việc nghiên kíu, người viết mới chép lại nguyên si vế đó bằng chữ khá lớn trên một tấm giấy trắng khổ A4, rồi dán hay ghim vào vách ở pḥng học, chung với hai sinh viên người Tân Tây Lan khác. T́nh cờ một hai ngày sau, ông Thầy hướng dẫn có đến pḥng thăm đám học tṛ. Ông để ư đến tấm giấy trên vách, viết: ‘From euphoria to despondency’ và cười rồi nói với ba đứa chúng tôi: ‘Có thể áp dụng cho tất cả các anh’.

Nước chảy qua cầu, thời gian trôi nhanh. Ngày hôm nay, bắt đầu ngồi xuống cắt một bài dài thành 8 bài ngắn (hơn), và quyết định cho ra mắt bài thứ 3 này trước v́ tương đối có những khám phá mới mẻ. Thoạt đầu tưởng việc rất dễ, chỉ có cắt xén thêm bớt. Nhưng khi t́nh cờ và ṭ ṃ kiểm chứng lại với một cộng sự viên người Úc gốc Hải Nam - nhiều giả thuyết và kết luận của bài bắt buộc phải được viết lại. Công việc lại trở nên lu bu, phức tạp. Tưởng xong nhưng lại không xong. Rơ ràng, không có việc làm nghiên kíu nào – dù theo kiểu bỏ túi - chạy khỏi được cái ṿng lẩn quẩn của ‘from euphoria to despondency’. Tuy vậy cũng rất may, các phát hiện Hải Nam, rồi kéo theo kiểm chứng với một người Triều Châu chính gốc, rồi Phúc Kiến, xảy ra rất đúng lúc. Nếu không chắc phải bỏ công viết lại một lần nữa.

  • Tài tử Andy Lau của điện ảnh HongKong

Andy Lau là một trong những tài tử sáng chói nhất hiện nay của nền điện ảnh HongKong. Andy Lau bắt đầu sự nghiệp bằng việc đóng phim cho những hăng quay phim cho các đài truyền h́nh TiVi. Sau đó anh chuyên đóng các vai tài lọt (sidekick) cho Châu Nhuận Phát (Chow Yun Fat) như ngày xưa Jackie Chan (Thành Long), thuở ‘thiếu thời’, vẫn thường thủ các vai tài lọt cho Bruce Lee (Lư Tiểu Long).

Nổi tiếng rồi, Andy Lau mới nhảy qua lănh vực ca hát và đến đầu thập niên 1990 trở thành một trong 4 nam ca sĩ số yách của Hongkong. Thành công cùng một lúc hai địa hạt, vừa điện ảnh vừa ca nhạc pop-music, đă đưa Andy Lau lên hàng tinh tú sáng ngời của Á Châu. Có thể so sánh với Jennifer Lopez (giới hâm mộ thường gọi J. Lo) của xứ Cờ Hoa.

Andy Lau đă thủ diễn vai chánh, vai phụ trong hàng chục phim, với nhiều vai tṛ khác nhau. Từ vai hài đến vai găng tơ, tới những vai bị dằn xé bởi mâu thuẫn nội tâm. Vai nào Andy Lau đóng cũng hay. Đáng kể nhất, những phim như Lộc Đỉnh Kư, phim tập – Andy Lau thủ vai vua Khang Hy, Tony Leung (Lương Triều Vĩ) vai Vi Tiểu Bảo; Full Time Killer (Sát nhân chuyên nghiệp); Running out of Time (Không c̣n sống bao lâu); Running on Karma (‘Đại Tri Lăo’ - phim dùng kỹ thuật điện ảnh biến Andy Lau thành một người to con, vai u thịt bắp). Gần đây nhất, phim ‘Vô Gian Đạo’ (tức Infernal Affairs) chung với Lương Triều Vĩ, đă đưa Andy Lau lên đến đỉnh cao của sự nghiệp điện ảnh. Trong phim đó, Andy Lau đóng vai một cảnh sát Hongkong đi đêm với băng Triad, và lương tâm chức nghiệp luôn bị dày ṿ cắn rứt. Phim Infernal Affairs hay và thành công đến độ nhà làm phim phải cấp tốc viết tiếp thêm chuyện, rồi quay thêm 2 phim nữa, làm toàn bộ 3 phim.

Andy Lau thật ra chỉ là tên gọi theo kiểu người Anh. Viết theo pinyin và gọi theo kiểu quan thoại là De Hua Liu. Theo tiếng Quảng Đông: Tak Wa Lau.

Tên đọc theo âm ‘Hán Việt’ là Lưu Đức Hoa. Lưu tức Lau trong Andy Lau. Họ Lưu phát âm theo Quảng Đông: Lâu, và quan thoại, Liu. Hoa phát âm theo Quảng Đông: Wa, và quan thoại: Hua.

Từ chỗ họ Lưu được phát âm thành hai kiểu khác nhau của người Hoa, Liu và Lâu, rồi Hoa như Wa và Hua, ta có thể rút ra một nhận xét: Khi người Việt nói từ này là từ Hán Việt, từ kia thuần Nôm, họ quên đi một vấn đề rất quan trọng. Đó là từ Hán Việt, tức từ Việt gốc Hán đó thật sự phát âm theo kiểu Hán nào? Kiểu Hán phía dưới (điển h́nh Quảng Đông) hay kiểu Hán phía trên (miệt Hoa Bắc và quan thoại kiểu Bắc Kinh)? Bởi thật ra, tiếng Hán tuy có chung một cách viết nhưng rất nhiều lối phát âm. Quảng Đông nói một kiểu, quan thoại phát âm kiểu khác. Ngoài ra c̣n có Triều Châu, Phúc Kiến, Vân Nam, Hợp Phố, Hải Nam, Hakka (Hẹ), Chiết Giang và Thượng Hải, v.v. mỗi nơi có một lối phát âm khác.

Ảnh hưởng phát âm của người Hán trên các từ Hán Việt, đặc biệt khoảng thế kỷ 18 trở về trước thật ra hăy c̣n mù mờ, bởi tác động mang đầy tính dễ nhầm – fallacy - của quốc ngữ. Bởi chỗ chữ quốc ngữ do người Âu Tây phát minh, đă được nhẹ nhàng áp đặt với toàn thể người nước Nam, để thay thế tiếng Nôm. Nh́n nhận khách quan, chữ quốc ngữ trông bề ngoài rất hấp dẫn và khoa học, đă được sắp xếp dàn dựng có lớp lang, và theo một hệ thống ngữ học khá hoàn bị. Từ chỗ đó, người Việt tạo dần nên một tập quán nh́n vào quốc ngữ như một thánh kinh. Ít khi chất vấn về nguyên ủy của các từ, cả phát âm lẫn cách đánh vần, được các giáo sĩ đặt ra để thay thế chữ Nôm. Và gần như không bao giờ tự đặt câu hỏi, thế nào là phát âm của những từ Hán Việt. Những từ gốc Hán đó gần gũi với phát âm của loại Hán nào?

Qua phần tŕnh bày phía dưới, chúng ta sẽ cố gắng chú tâm đến điểm phát âm của thứ Hán nào, để suy luận và t́m giải đáp thỏa đáng cho vấn đề của nhị-âm ‘ưu’ trong tiếng Việt: Phía Bắc phát âm Lưu, Mưu, Sưu, Tửu như Liu, Miu, Siu, Tỉu, và trong khi phía Nam đọc như LưU, MưU, SưU, TửU.

Chúng ta sẽ quan sát: Âm ƯU như trong mưu, lưu, cứu, sưu, cừu, tửu, v.v. có vẻ bị lâm vào t́nh trạng lẫn lộn giữa cách phát âm Quảng Đông và quan-thoại. Phía Bắc có khuynh hướng phát âm tất cả theo âm IU như trong LIU của quan thoại (thí dụ: lưu lượng => liu lượng), mặc dù được viết và phát âm theo ráp vần là LưU. Trong khi phát âm ở phía Nam đọc hết tất cả những từ có nhị âm ƯU như âm Ưu hay ưU, hoặc u-u.

Đây cũng là một điểm ‘phân cực’ trong cách phát âm. Cùng một vần và kư âm, nhưng mỗi phía phát âm một kiểu khác. Ở phía Bắc, có vẻ có sự khác biệt giữa mẹo luật đánh vần và cách phát âm nhị-âm ƯU. Âm L+Ư+U được phát âm y như L+IU. Phát âm liu, tỉu, kỉu giống y như cách phát âm tiếng quanthoại của những từ liu, jiu, jiu, tương đương với các từ lưu, tửu (rượu), cửu (9) trong tiếng Việt. Phía Nam, người ta có khuynh hướng đọc sát với lối đánh vần nhị-âm ưu: lưU, tửU, cửU. Nhưng không nhấn Ư đi trước mà lại nhấn mạnh U đi sau. Đôi khi đọc luôn hai nhị âm cùng một âm U: Luu.

 

Hiện tượng phân cực trong cách phát âm này cũng tương tự với hiện tượng chữ V, phiá Bắc đọc bằng V theo quốc tế, dựa trên phân nửa các từ ngày nay là V nhưng ngày xưa: W (Vẽ tranh= Wẽ tranh), và phiá Nam giữ kiểu đọc By (ông Byua) theo phân nửa lối đọc ngày xưa của các âm cũ, ngày nay viết V (Xem các bài trước). Hiện tượng này cũng không khác mấy với hiện tượng Châu và Chu, mỗi phía phát âm và viết một kiểu, xong rồi cả hai nơi lại lẫn lộn trong cách đọc các từ Hán Việt: Chu báu, đọc và viết khác thành ‘châu báu’, trong khi ‘châu kỳ’ viết thành ‘chu kỳ’ [1].

 

Bây giờ xin thử phân tích:

Trước hết, để ư âm Lưu phát âm theo kiểu quan thoại là Liu: lưu luyến= liu lian

  • Trong khi đó theo kiểu Quảng Đông, Lưu phát âm như Lau, tức Lâu theo tiếng Việt, gần gần với LưU kiểu phía Nam hơn. Thí dụ: tài tử Hongkong, Andy Lau mang tên thật: Lưu Đức Hoa [1]. Lưu, người Quảng đọc Lau.

Xem qua các từ khác, trong lối phát âm quan thoại:

  • Cứu= Jiu, Tửu= Jiu, Cửu= Jiu, Hưu= Xiu, Cựu (cố cựu)= Jiu, v.v. => đọc theo âm IU (bỏ bớt dấu pinyin để tránh lộn xộn)
  • Thế nhưng, cũng theo phát âm quan thoại: Ưu (ưu tú, ưu tư)= You (yâu), Sưu (sưu tầm)= Sou (xâu), Mưu (âm mưu)= Mou (mâu), Cừu hận= Chou hen => theo âm OU (tức giống ÂU của quảng đông).

Trong khi đó, trong cách nói của người Quảng Đông:

  • Những từ mang âm Việt ƯU truy từ gốc quảng đông tất cả đều mang âm AU, như Lưu Đức Hoa=Andy Lau. Thí dụ: cứu => jiu theo quan thoại, nhưng: gâu, theo quảng đông. Tửu= jẩu theo quảng đông. Cừu hận => xau hen. Ưu= Yau, Cửu (9)= Kau (Cửu Long= Kowloon). Mưu= Mau. Sưu (sưu tầm)= Xâu. Hưu (nghỉ hưu)= Yâu.

Tóm lại âm ƯU chính một âm gốc Hán: Ở Hoa Bắc gần như phân nửa các từ người ta phát âm IU, phân nửa kia: OU. (Lưu đọc Liu, nhưng Mưu đọc Mou). Ở Hoa Nam, đặc biệt Quảng Đông và Hongkong, người Hoa phát âm tất cả theo âm AU (tức OU): Lưu họ đọc Lau, và Mưu cũng đọc Mau, Hưu (= nghỉ ngơi, ‘hưu trí’) được đọc Yâu, Hữu như ‘hữu nghị’, như ‘hữu’ nghĩa ‘Có’ đều đọc Yậu.

Chuyển sang quốc ngữ, âm AU của Quảng Đông biến thành ƯU. Nhưng phía Bắc lại đọc IU theo kiểu một số từ tại Hoa Bắc, và phía Nam đọc tất cả như ưU, gần giống Quảng Đông AU, và gần phân nửa số từ kia ở Hoa Bắc. Thật hết sức phức tạp.

Xin thử liệt kê các cách phát âm vần ƯU như sau:

 

Việt ngữ: cứu cửu cừu lưu mưu ngưu sưu tửu tựu sửu ưu

Quan thoại: jiu jiu chou liu mou niu sou jiu jiu chou you

Quảng Đông: gao gảu x̣u lau màu ngầu xau jẩu jâu chẩu yau

Trong tiếng Hán, ‘sửu’ có nghĩa ‘xấu’. Các từ viết theo pinyin quan-thoại được tránh dấu cho bớt lộn xộn [3].

Đi t́m lư giải thích đáng cho vấn đề này có nghĩa phải t́m giải đáp cho câu hỏi: Tiền nhân ở nước An-Nam ngày trước phát âm ‘liu loát’ hay ‘lưU loát’ hoặc ‘lâu loát’? Miu mô hay Mâu mô? Xiu tầm hay SưU tầm?

Xin quan sát từng giai đoạn:

  • Gần như tất cả các từ dùng nhị âm ‘ưu’ đều có gốc chữ Hán
  • Trước hết ta để ư có một lối đánh vần nhất quán cho nhị âm ƯU. Như vậy nếu ngày xưa có 2 âm (IU và OU) như quan thoại, hai âm này đă được nhập thành một, qua một kiểu đánh vần: ‘ưu’. Như hai âm W và Y (hay B) nhập lại thành V.
  • Nếu quốc ngữ biến 2 âm thành 1: những từ khi xưa có âm IU, và những từ âm OU rất có thể đă xuất phát từ lối đọc quan thoại, một số IU một số OU, như tŕnh bày ở trên.
  • Nếu quốc ngữ biến 2 âm thành 1 – và giữ âm IU mà thôi, theo kiểu phía Bắc: Ta sẽ tự hỏi tại sao các Thầy không kư âm ƯU thành IU ngay từ ban đầu cho rồi. Bởi quốc ngữ đă có sẵn âm IU, như: tiu ngỉu, x́u x́u, buồn thiu, líu lo, đ́u hiu,...
  • Nếu quốc ngữ biến 2 âm thành 1 và đọc IU, cũng có thể nói kiểu IU chịu ảnh hưởng phát âm người Hoa Bắc (quan thoại) qua lớp thái thú, quan cai trị được ‘phái’ từ triều đ́nh ở phía Bắc nước Tàu. Bởi những ngài này phát âm một số từ có âm quốc ngữ Ưu như Iu. (thí dụ: liu lian= lưu luyến).
  • Nếu ngày xưa thật ra chỉ có một âm AU, như kiểu quảng đông, và kư âm ƯU đặt ra để nhái âm AU, có thể nói những từ với nhị-âm ưu, ít nhất trong quá khứ, đă mang nặng ảnh hưởng láng giềng Quảng Đông. Nơi từng có chung hồ sơ lí lịch với Việt tộc ở thời Bách Việt và Nam Việt của Triệu Đà [4].

Để nhấn mạnh điểm (f), thiên về ảnh hưởng Quảng đông, xin được phép nhắc lại một vài điểm nhỏ trong bài ‘Wương Thúy Kiều’ [2d], hay bài số 1 của loạt bài này:

  • Có lộn xộn trong âm W và Y ngay trong tiếng Hán: Tỉnh ‘Vân Nam’ đọc ‘Yun Nan’ (âm Y) theo kiểu quan thoại nhưng Wân Nam (âm W) theo kiểu quảng đông. Lĩnh Vực phát âm Ling Yu (Y) theo quan thoại nhưng Ling Wiq (W) theo quảng đông.
  • Tiếng Nôm đă phát âm Vân và Vực theo kiểu nào? Nếu theo kiểu Hoa Bắc: Yân và Yực. Theo kiểu Hoa Nam / Quảng Đông: Wân và Wực.
  • Hải Nam đọc Wân Nam Ling Uk gần giống Quảng Đông. Triều Châu phát âm Huan Nam và Nia Wek, cũng thiên về Quảng Đông.
  • Theo B́nh Nguyên Lộc [6] và Vũ Thế Ngọc [7], tiếng Việt xưa chịu ảnh hưởng nhiều của phát âm quan thoại tức Hoa Bắc, bởi các thái thú và quan lại thường xuất phát từ miền Bắc nước Tàu. Thế nhưng, kết luận này thiếu thốn chứng cớ khoa học bởi không có dẫn chứng bằng thống kê, bằng số phần trăm các từ Hán Việt có phát âm giống quan-thoại và phần trăm theo quảng-đông. Và quan trọng hơn nữa đă bỏ sót đi tính giao lưu, di dân giữa hai vùng đất láng giềng qua hàng chục thế kỷ.
  • Phân tích trong [2(d)], dựa vào các ấn bản Kiều bằng chữ Nôm xưa nhất, cho biết Lĩnh Vực ngày trước đọc theo quảng đông: Lĩnh Wực. Và ‘Vân’ mang nghĩa Mây, ngày trước cũng được phát âm theo kiểu phía quảng đông, Wân. Bởi người Quảng Đông trong thời cổ đại có bà con xa gần, hay ít lắm đă có giao lưu ngôn ngữ, với dân Mă Lai, Inđô. Tiếng Mă Lai và Inđô dùng để chỉ ‘Mây’ là aWan, rất gần với Wân.

Như vậy luận cứ (f) cho rằng các từ có âm ƯU, ngày xưa phát âm giống kiểu quảng đông hơn quan thoại, bắt đầu có cơ sở khá vững chắc. Tức nhất quán ở âm AU (hay ƯU) chứ không lẫn lộn với IU, như kiểu Bắc Kinh.

Thế tiền nhân tại nước An Nam thật sự phát âm vần ƯU ra sao? Họ có phát âm ƯU là AU (như Andy Lau) hay không? Nếu có, tại sao lại biến âm vận này ra Ưu hay Iu. Quả thật một vấn đề hết sức nan giải, hóc búa. Ta chỉ có thể t́m ra giải đáp nếu tiền nhân để quên lại một chiếc ch́a khoá nào đó, chứng tỏ ngày xưa nhị âm Ưu được đọc như Âu.

  • Tháng 7 Mưa Ngâu

Rất may, chúng ta có thể t́m ra một hai chiếc ch́a khoá cũ, do tiền nhân để lại.

Ch́a khoá thứ nhất: ÂU trong ‘âu lo’, ‘âu sầu’. Bởi thường đứng chung với ‘lo’, nhiều người thường lầm tưởng ‘ÂU’ một từ ‘thuần Nôm’. Thật ra đó một từ gốc Hán. Đúng hơn ‘Âu’ đó chỉ là cách phát âm của một từ Hán khác, quen thuộc hơn: Ưu.

Tự điển VIỆT-HÁN của Huỳnh Diệu Vinh [8] có ghi:

Âu Sầu= You Chou, trong đó You có cách viết y hệt như ƯU.

Âu sầu= Ưu sầu.

Âu chính là âm cũ thời chữ Nôm của âm Ưu thời quốc ngữ, và Việt ngữ hiện đại.

ÂU= ƯU

‘Âu’ chính là lối phát âm cũ của ‘Ưu’ – cùng dùng bộ Tâm, viết một cách theo chữ Hán.

Tuy nhiên, ta cũng để ư:

  • Từ lúc quốc ngữ thay thế cho Nôm, tiếng Việt có thêm âm ƯU. Và Ưu (viết với bộ Tâm) dùng hoán chuyển qua lại với ‘Âu’ trong ‘Âu sầu’, ‘âu lo’, nhưng lại làm biến mất và hoàn toàn thay thế ÂU trong các từ viết với bộ Nhân: Ưu tú, ưu tiên, ưu việt,…
  • Có lẽ bởi ÂU thường dùng như ‘âu lo’ và ƯU với ‘Ưu tư’ hoặc ‘ưu việt’ (you yue) nên đa số người Việt trong ṿng vài trăm năm gần đây thường không ngờ rằng hai từ Âu và Ưu, viết với bộ Tâm, thật ra tuy hai mà một! ‘Ưu’ ngày xưa ở nước An Nam được phát âm là Âu, giống như yÂu theo kiểu Quảng Đông và quan thoại.

Một ch́a khoá thứ hai có thể giúp t́m cách phát âm xưa của nhị âm ƯU nằm trong sự tích ‘Tháng 7 Mưa Ngâu’ của Ngưu Lang Chức Nữ.

‘Ngưu Lang Chức Nữ (Niu Lang Zhi Nu)’ là một trong những chuyện truyền kỳ cổ tích phổ cập nhất trong dân gian Trung Hoa.

Câu chuyện theo nhiều tài liệu xuất hiện vài thế kỷ trước Công Nguyên. Và hơi giống chuyện Chữ Đồng Tử và đầm Dạ Trạch của nước Nam, ít nhất ở chỗ một người không có quần áo che thân sau khi tắm.

Chức Nữ là người con gái út của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu nghèo khó ở chốn trần gian. Một ngày nọ, Chức Nữ cùng 6 người chị thấy chán cảnh thiên đường nên bay xuống trần và rủ nhau đi tắm suối. Ngưu Lang đi đâu gần đó bắt gặp và đâm ra nghịch ngợm lấy hết xiêm y của các tiên nữ dấu đi chỗ khác.

Tắm xong các nàng tiên hoảng hốt khi thấy quần áo bị mất. Nhưng cuối cùng, chỉ trừ Chức Nữ, các tiên nữ đều t́m ra được quần áo, mặc vào rồi bay trở về trời. Chức Nữ bị kẹt ở lại chốn trần gian và nên duyên vợ chồng với Ngưu Lang. Hai năm trôi qua mau, và Chức Nữ sinh được hai đứa con. Ở trên trời chỉ tương đương với hai ngày. Phu nhân của Ngọc Hoàng biết được tin Chức Nữ bị kẹt - mới nổi giận ra lệnh bốc Chức Nữ trở về trời. Ngưu Lang dùng da trâu định bay theo nhưng bị Hoàng Mẫu dùng kim búi tóc đâm xoẹt một cái, tách rời hai người ra, cách nhau bằng sông Ngân Hà (Milky Way).

Về sau, mẹ của Chức Nữ hối hận v́ thương con, nên cho phép đôi uyên ương mỗi năm được gặp nhau chỉ một lần. Nhằm ngày 7 tháng 7 âm lịch. Người Mỹ bây giờ ưa gọi ngày đó Valentine’s Day của người Hoa.

Vào ngày 7 tháng 7 đó tất cả chim Ô Thước (tức chim quạ đen, c̣n gọi chim Khách, chim Ác Là, tiếng Anh= Magpie), tụ tập lại và bay tiếp nối nhau tạo thành một chiếc cầu ṿng bắt qua Ngân Hà để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể đoàn tụ sum họp. Đó là cầu Ô Thước. Trời cũng buồn lây và cho mưa lất phất trên dăy Ngân Hà, đánh dấu một ngày dành cho t́nh yêu. Một ngày trong ‘Tháng 7 Mưa Ngâu’.

Sự tích về Chức Nữ - NGƯU Lang, nhưng mưa th́ lại mưa NGÂU. Ngâu chính là âm cũ của Ngưu! Kiểm chứng bằng tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính [9]:

Ngâu= Viết theo âm vay mượn của Ngưu= Thảo + Ngưu, ...

Ngưu ngày xưa ở môi trường chữ Nôm, được đọc Ngâu, y như lối Quảng Đông.

Một khi ch́a khoá đă mở được cửa chính, ta thấy đầy đủ vết tích tiền nhân để lại:

Xin quan sát sát một số từ tiêu biểu cho nhị âm ƯU, hay phát âm IU:

  • Cầu (bridge – cây cầu): tiếng Hán-Việt chính là Kiều, theo âm có thể viết: Ḱu. Có nghĩa ‘Cầu’ chính cách phát âm ngày xưa của tiếng Hán Việt ‘Ḱu’. Quan-thoại: qiao.
  • Cầu (trái cầu, yũ cầu, túc cầu, địa cầu)= quan thoại đọc ‘qiu’. Quảng đông đọc ‘gầu’. Âm IU quan thoại không được kư âm thành Cừu mà viết thành Cầu như quảng đông.
  • Bửu (bửu bối)= Bảo (bảo vật)= Báu (quư báu). Bửu, Bảo và Báu viết y như nhau theo kiểu viết tiếng Hán. Bửu chính là lối viết quốc ngữ của Báo hay Báu.
  • Một điểm ngộ nghĩnh: ‘Yêu cầu’ của tiếng Việt đọc theo kiểu Triều Châu y như nói lái: Yâu ḱu. Âm IU (yêu=iu) thay đổi với ÂU và ̀U (ḱu) với ẦU (kầu). Cũng theo lối phát âm Triều Châu, Tổng Lư Châu Ân Lai họ gọi Chiu En Lai. Chiu và Châu hoán chuyển với nhau.

Theo tự điển chữ Nôm [9]:

  • Bưu (bưu điện), viết theo chữ Nôm dựa trên từ ‘Bâu’, âm ‘âu’. Quan thoại và quảng đông đều đọc yÂu. Sang quốc ngữ đáng lẽ phải viết Byâu, nhưng các Thầy không thích Y, nên viết thành Bâu hay Bưu.
  • Cậu (Uncle)= Nhân + Cữu => âm Cậu & Cữu hoán chuyển qua lại. Cữu có thể đọc Cẩu vào thời chưa có quốc ngữ.
  • Lâu= Lâu (cao lâu) + Cửu => viết Lâu dựa theo âm ‘Cửu’ => ngày trước Cửu phát âm như Cẩu. Lâu giao tác và viết dựa trên Cửu, với âm Ưu. Nên Lâu và Lưu có thể giao tác qua lại với nhau. Có thể khi xưa Lưu đọc Lâu.
  • Mưu= Âm Hán Việt của Mưu (chữ Hán). Nhưng ‘Mưu’ (chữ Hán) đọc là Mâu hay Mou (theo âm Quảng và Quan thoại), chứ không hề đọc Miu => Mưu ngày xưa đọc Mâu Âm ‘Miu’ xưa nay có lẽ chuyên dùng trong Miêu= con mèo / Miêu= miêu tả.
  • Tâu (tâu với Vua)= Vay mượn âm của từ TƯU => nghĩa là âm Tưu và Tâu hoán chuyển với nhau, Tưu đọc y như Tâu vào thời chữ Nôm.
  • Sưu (sưu tầm)= Viết để dùng âm của SẤU => Sưu thời tiếng Nôm đọc SÂU.

Trở lại chữ Nôm:

  • Xấu= ugly, xấu xí. Thường nhầm là từ thuần Nôm. Thật ra đó cách phát âm từ thuần Hán, gốc Hán: Sửu. Người Mường phát âm Xẩu, rơ ràng biến thẳng từ Xửu (Sửu).
  • Thù= Cừu. Thù, chính tiếng Hán Việt thu nhận từ thời Thục Phán, trại âm Xoù của vùng Lưỡng Quảng. Cừu, một từ xuất phát phía Triều Châu Jiu, có lẽ xuất hiện sau, lúc nhà Hán thôn tính Nam Việt của Triệu Đà. Âm U hay OU là âm cũ của IU.
  • Rượu= phía Bắc đọc Rịuu, mặc dù có ‘Ơ’ ở giữa như con Hươu dùng để ép sang âm ‘ưu’ kiểu Nam Bộ. Cũng lại một từ Hán Việt, thường lầm thuần Nôm. Rượu chính là biến dạng âm Hán Việt của Tửu, rút từ ‘Jiu’ (quan thoại), và ‘Jẩu’ (Quảng Đông). Để ư quảng đông đọc Jẩu, Mường lại phát âm như Răo= Jău. Âm IU trở ra AU. Rất có thể người An Nam xưa gọi rượu Jău giống giống quảng đông. ÂU cho ƯU ƯƠU.

Đến đây ta có thể tạm kết luận: Thời chữ Nôm, các từ mang âm ƯU như mưu, sưu, hưu, sửu, tửu, lưu, ưu, cưu, cừu, cứu, v.v. được phát âm như AU hay OU. Ưu trong ưu sầu c̣n có từ và âm tương đương ngày nay là Âu trong âu sầu, âu lo. Giống như cách phát âm quảng đông trong tên tài tử Andy Lau. Họ Lau tương ứng với âm và họ tiếng Việt: Lưu.

Các Thầy quốc ngữ đă đặt ra âm Ưu v́ âm Ưu nằm giữa âm AU và bên phía kém nhọn của IU. Với mục đích chính: cho quốc ngữ thêm phong phú trong nhóm chữ gốc Hán âm AU, và tránh cảnh đồng âm dị nghĩa với các từ mang thuần âm AU.

Thí dụ:

Âu Châu, âu yếm, ấu thơ, ẩu tả, ... (ưu sầu thay cho âu sầu)

Con sâu, sâu thăm thẳm, cá sấu,... (sưu tầm thay sâu tằm)

Cao lâu, lầu xanh, lẩu, lâu lắc,... (lưu luyến thay lâu liến)

Tâu hót, tậu ô tô, tầu bè, tẩu (chạy),... (tửu thay cho tẩu, tựu chức thay tậu ô tô)

Cây xà mâu, mâu thuẫn, mấu chốt, màu mè,... (mưu thay mâu / thay luôn cho miêu tả)

Thế tại sao phía Bắc chọn lối phát âm IU cho tất cả âm ƯU? Trước hết, xin ghi chú thêm các cách phát âm vần-ưu theo kiểu Hải Nam và Triều Châu+Phúc Kiến. Và ghi thêm kiểu Mường để dễ so sánh:

Việt ngữ: cứu cửu cừu lưu mưu ngưu sưu tửu tựu sửu ưu

Quan thoại: jiu jiu chou liu mou niu sou jiu jiu chou you

Quảng Đông: gao gảu x̣u lau màu ngầu xau jẩu jâu chẩu yau

Hải Nam: kiu gau x́u lau mau gu xiu jiu jiu xou yiu

Triều Châu: kiu gao jiú lau mau gu xiao txiu txịu tchiu yiu

Mường: *** *** thù liu miu ngâu *** răo *** xẩu ***

Tại sao phải kiểm chứng với Hải Nam và Phúc Kiến-Triều Châu? Bởi các bài trước đă phát hiện những điểm quá bất ngờ của ảnh hưởng các lối phát âm Hải Nam và Triều Châu+Phúc Kiến trong tiếng Việt. Tóm tắt, ta luôn phải kiểm chứng với âm vận tiếng nói của các sắc tộc chung quanh, nhất là đối với các từ gốc Hán. Với thắc mắc quan trọng: Thứ Hán nào thật sự ngày xưa đă ảnh hưởng trên cách phát âm của những từ Hán Việt? Điểm cần nhớ các người Hải Nam, Triều Châu-Phúc Kiến, và người An-Nam ngày xưa đều xuất phát từ những bộ tộc Bách Việt ở phía Nam nước Tàu. Thêm vào đó một biến cố lịch sử rất quan trọng mà giới sử lẫn ngôn ngữ học vẫn thường lướt qua: Khi quân Măn Thanh sang lật đổ nhà Minh và chiếm nước Tàu, vào năm 1644, một đám tàn quân nhà Minh, có đến 50000 người [6], yi cư sang tạm trú ở khu vực Bắc Hà, và trở thành thường trú vĩnh viễn, xin nhận nơi đó làm quê hương. Chi tiết về việc tiếp nhận con số khổng lồ 50000 người di tản từ Trung quốc sang nước Nam, rất khó t́m thấy trong các sách sử học. Chỉ có một chi tiết liên hệ: Sau khi củng cố được chế độ cai trị, vào năm 1646, Thanh triều lập tức tấn phong An Nam Quốc Vương trở lại cho Lê Thần Tông. Tước vị An Nam Quốc Vương đă bị giáng cấp thành An Nam Đô Thống Sứ trong những năm cuối đời nhà Minh [14]. Việc nâng cấp An Nam Quốc Vương trở lại cho vua Lê, có lẽ không ngoài mục đích mua chuộc và căn dặn vua Lê cùng chúa Trịnh Tráng không được giúp đỡ đám Thiên Địa Hội phản Thanh phục Minh đó. Việc hội nhập và ‘wà’ ḿnh với người nước Nam của 50000 di dân từ Trung quốc, đă khiến tiếng Nôm biến đổi không ít ở phía Bắc [12]. Thí dụ:

  • Bông là một từ Nôm có trong tiếng Mường, Mă Lai (bunga), … thường được dùng cả nước. Thế nhưng, sau lần hội nhập với đám tàn quân Minh đó, Đàng Ngoài thích dùng HOA hơn. Đàng Trong biệt lập nhiều năm nên thường vẫn giữ lối gọi cũ: Bông.
  • Quả cũng len vào và thay thế Trái ở Bắc Hà. Trái, Nôm gọi Tlái, Mường Tlải.
  • Phát âm của rất nhiều từ cũng bị biến đổi. Thí dụ: Hoa (bông) và Hoạ (vẽ). Quảng Đông, Hải Nam, Mường và Nam Bộ phát âm như Wa và Wạ. Trong khi phía Bắc lại theo kiểu Hoa Bắc: Hua và Huạ, nhẹ hơn W. Có lẽ biến đổi vào lúc đám tàn quân Minh hội nhập với xă hội phía Bắc. Wạ c̣n dấu tích là Vẽ - xuất phát từ Wẽ, giống phát âm Mường Wă (Wă Xĩ= Họa Sĩ). Ngộ nghĩnh, ở Nam Bộ giữ lối đọc Wạ Sĩ nhưng biến Wẽ thành Byẻ (Vẽ).
  • Qua= ‘tiếng Nam Bộ’, tiếng Hải Nam (Wa), Triều Châu (Gua), và âm tương tự tiếng Mường: Qua Ha. Tiếng Hán Việt đọc Ngă, quảng đông Ngộ, quan thoại Wo. Những người di dân về phía Nam, đă giữ lối xưng ‘tôi’ đó – và ngày nay ta thường lầm đó lối nói người Nam Bộ [10]. Phía Bắc, sau khi quốc ngữ ra đời, bỏ mất lối xưng ‘Tôi’ bằng ‘Qua’ (Wa).
  • Yi= anh ta/ cô ta, theo tiếng Hải Nam, Triều Châu. Phiá Nam ưa dùng Y để chỉ nó, cô ấy. ‘Y’ xuất phát từ các khu vực của dân Bách Việt thời xa xưa.

Ở bài 2, chúng ta đă thấy trong vài mươi năm cuối thế kỷ 17 bước sang thế kỷ 18, lúc đám quân Minh tràn sang phía Bắc và hội nhập với dân địa phương, cũng đồng thời lúc chữ quốc ngữ được phát triển dữ dội. ‘Thuyết nhất thống’ ở đây dựa vào 2 nền tảng chính:

  • Di dân vào Đàng Trong có khuynh hướng giữ các từ và cách phát âm xưa. Giống như tiếng Tây của người Pháp tại Québec (Canada), so với tiếng Tây chính gốc ở Paris. Thí dụ trong tiếng Việt: Theo Vũ Thế Ngọc [7], từ ‘Bường’ xuất phát từ bên Tàu thời cổ đại, đem về An Nam, thành ‘Buồng’ (room). Đến khi Nam tiến, ‘Buồng’ di cư vào Nam. Phía Bắc hội nhập từ mới biến chuyển từ ‘Bường’ là ‘Pḥng’ (quan thoại, Fang), và dần dà quên đi từ cũ, ‘Buồng’.
  • Có một sự độc lập nào đó giữa các Thầy truyền bá quốc ngữ ở đàng Ngoài và đàng Trong. Lư do rất dễ hiểu: Thiếu liên lạc. Thời đó chưa có i-meo, internet, điện thoại, điện tín, TiVi, máy Fax, điện thoại di động cell phone. Và việc truyền bá quốc ngữ thường đi đôi với một việc làm khác phải diễn ra trong lén lút, v́ bị cấm đoán: Truyền giảng đạo Ki-Tô.

Như vậy, ta có thể dùng lối phát âm đàng Trong và phát âm kiểu ngài Mường, dưới một chừng mực nào đó, để kiểm chứng: có phải khác nhau giữa phát âm phía Bắc và phía Nam ngày nay - một phần lớn xuất phát từ việc hội nhập của quân Minh di tản ở phía Bắc xảy ra cùng lúc với phát triển quốc ngữ tiến vào giai đoạn bộc phát mănh liệt. Tức khoảng thời gian từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 (xem ghi chú [12]).

Nh́n lại bản liệt kê thứ hai, gồm cả tiếng Triều Châu - Hải Nam, và tiếng Mường, ta để ư:

Người Mường quả thật một nhóm người cũng thuộc Việt tộc, nhưng hoàn toàn không thích người Hán. Họ dọn ra sống li khai với cộng đồng người Kinh nên ảnh hưởng các từ có vẻ đặc sệt Tàu đều vắng bóng, ít ra trong quyển tự điển Mường Việt [11]:

  • Tựu, một từ thuần Hán, như ‘tựu chức’: có lẽ không có trong tiếng Mường.
  • Cửu= 9, cũng không thấy. Tiếng Mường: Chỉn = Chín = 9
  • Xẩu (tiếng Mường)= xấu – âm đọc của Xửu, tức Sửu, một từ Hán Việt. Phải chăng chính ngài Tàu [2g] đă giới thiệu ư niệm ‘đẹp xấu’ với người Uăn Lang.
  • Thù= một ngoại lệ, bắt từ tiếng Hán kiểu quảng đông và luôn cả Hoa Bắc, hội nhập có lẽ từ lúc nhà Hán dứt điểm nước Nam Việt, và lúc họ bắt đầu di tản về miền sơn cước. Tản mạn: trước đó có lẽ trong tâm trí người Mường và người Văn Lang nói chung, không rơ rệt ư niệm: Thù.

Cũng nh́n từ bản liệt kê thứ hai, ta thấy một điểm hơi ngộ:

  • Tất cả các âm ưu trong tiếng Quảng Đông đều là Au.
  • Tất cả âm Ưu nếu gạn lọc qua quan thoại, hải nam, triều châu, và Mường (từ Mưu), đều có thể qui về âm IU.

Từ đó ta có thể lập các giả thiết ‘bỏ túi’ sau đây:

  • Ở đàng Ngoài, phát âm vần ƯU vào thời cuối thế kỷ 17 bước sang thế kỷ 18, lúc quốc ngữ đang được ‘wàn chỉnh’ trong kư âm, có thể bị lẫn lộn từ âm thuần tuư AU sang qua một số IU, do ảnh hưởng đám quân Minh từ miệt Triều Châu hoặc dân di cư từ Hải Nam sang [13].
  • Thầy quốc ngữ ban đầu, vào thời gian này tại phía Bắc đă gặp phải một nan đề hóc búa: kư âm chúng là AU (OU) hay IU? Hoặc cả hai Au và Iu?

Có lẽ sau cùng các Thầy đă nghĩ ra tốt hơn hết chọn một âm ở giữa: Âm ƯU.

Ta để ư điểm song hành độc đáo của âm ƯU:

  • Nếu đọc theo kiểu nhấn ở U sau: ưU / lưU, ta có lối đọc Nam Bộ gần với Quảng Đông và một số âm Triều Châu-Hải Nam, và quan thoại: AU (OU).
  • Nếu đọc nhấn mạnh ở Ư và không nhấn mạnh ở U, ta có lối đọc gần phía Bắc, IU, và gần với rất nhiều âm vận của Quan thoại, và Triều Châu/ Hải Nam.

Thật… tuyệt chiêu.

Như thế, Lưu đọc Liu hay Lưu cách nào cũng đúng. Đúng với âm vận và nguồn gốc lịch sử của âm ƯU. Xuất phát từ AU và IU.

  • Hợp nhất hai công ty

Trong thương mại toàn cầu ở cuối thế kỷ 20 bước sang 21, ta thấy việc công ty này mua đứt công ty kia, vẫn thường xuyên xảy ra. Một từ được sáng tạo cho có vẻ ‘chính xác chính trị - politically correct’ là ‘Merger’. Để các cổ đông viên hai bên vui ḷng thuận việc mua bán, đổi chác cổ đông (shares) với nhau. Và rất thường, sau khi merger, hai công ty nhập lại thành một, mang một tên khác.

Qua loạt bài này, chúng ta đă thấy các Thầy phát minh ra quốc ngữ, đă thực hiện rất nhiều merger cho ngôn ngữ của nước Nam. Cách đây ba, bốn thế kỷ. Thật hay:

  • Merger thành công phân nửa: W (đi Wir) và B (ông Bua, đi Byào) thành V: đi Về, ông Vua, đi vào. Phía Bắc đọc V, phía Nam – theo phân nửa kiểu Bắc cũ - đọc By (Bài thứ 1).
  • Merger gây lộn xộn: Châu và Chu: Châu Ân Lai và Chu Dung Cơ. Châu báu & Trân Châu Cảng đáng lẽ phải viết và đọc Chu Báu & Trân Chu Cảng. Chu Kỳ & Chu toàn, đáng lư: Châu kỳ & Châu toàn. (Bài thứ 4)
  • Merger thành công mỹ măn: Tạo dựng tính nhất quán trong đánh vần, và vẫn giữ được cách đọc tùy ư, tuỳ vùng, mà không tương phản với từ vựng gốc Hán thuần túy: Liu và Lưu. Các Thầy quốc ngữ đă hợp nhất hai công ty AU và IU, và đặt tên mới là ƯU. Như đă tŕnh bày ở trên.

Ghi Chú

[1] Họ Châu và họ Chu là hai họ hoàn toàn khác nhau. Từ cách viết, phát âm đến ư nghĩa. Phát hiện khi đọc tên Châu Chỉ Nhược ở phần phụ đề của phim tập ‘Ỷ Thiên Đồ Long Kư’ trong lúc viết ‘Thử Đọc Lại Kim Dung 5: Cô Gái Đồ Long’. Tương tự, họ Lưu (quan thoại: Liu) và họ Liêu (Liao) cũng hai họ hoàn toàn khác nhau, từ phát âm, cách viết cho đến ư nghĩa. (Xem ‘Từ Chữ Nôm đến quốc ngữ (4): Châu Bá Thông và Trân Chu Cảng’).

[2] Các bài viết liên hệ đến ngôn ngữ:

  • Năm Mùi thử t́m hiểu chữ D (và Dz) trong tiếng Việt.
  • Thử t́m lại phát âm chữ V trong tiếng Việt cổ
  • Thử viếng lại âm chữ V (và Dz) trong tiếng Yiệt cổ
  • Từ Vương Vũ đến Wương Thuư Kiều: Vài bí mật của chữ Nôm và quốc ngữ.
  • Giải pháp dùng i-ngắn thay cho y-dài
  • Tản mạn về ngôn ngữ di cư sang một quốc gia khác, thời điểm khác
  • Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang

đều có thể t́m thấy tại các mạng: ‘aihuucongchanh.com’, ‘perso.wanadoo.fr/charite’, hoặc ‘honque.com’, hay ‘thuvienvietnam.com’, hay ‘talawas.org’.

[3] Tất cả những chú giải quan thoại theo pinyin đều không có thanh dấu để tránh lộn xộn với các dấu hỏi, ngă, sắc huyền, nặng của tiếng Việt. Đôi khi biến chuyển chút ít, như tx thay cho c (txui thay cui), để tránh lộn xộn. Trong một đề tài chính: lộn xộn trong Việt ngữ.

[4] Trong quyển sách của Lê Quư Đôn [5], Quảng Đông và Quảng Tây đươc gọi, theo tuần tự, Việt Đông và Việt Tây. Ngoài ra, Quảng Tây ngày xưa nằm sát bên cạnh nước nước Điền Việt (tức Đại Lư của Đoàn Dự trong truyện Kim Dung hay tỉnh Vân Nam bây giờ) – và cho đến ngày nay, người Hoa hăy c̣n dùng ‘Việt Kịch’ (Yue ju) để chỉ Kịch nghệ tỉnh Quảng Đông, và ‘Việt Thái’ (Yue cai) để chỉ thức ăn Quảng Đông.

[5] Lê Quư Đôn (1773) Vân Đài Loại Ngữ. (Trọn bộ 3 Tập). Bản dịch của Tạ Quang Phát). Nxb Văn Hoá Thông Tin. (Vân Đài Loại Ngữ, một bộ sách hiếm có của nền văn hoá Việt Nam, tŕnh bày và khảo luận về kiến thức và khoa học Đông Tây, cổ kim. Bộ sách cho biết vài chi tiết lư thú, như chuyện kỹ sư Lê Trừng, con của Lê Quư Ly tức Hồ Quư Ly được nhà Minh trọng dụng và đă đúc súng đại bác cho nhà Minh; như nguồn gốc thuốc lào được kéo từ Ai Lao– trị được chứng hàn, và ban đầu giá rất đắt; như kỹ thuật cất rượu bốc phát từ Xiêm La, được truyền sang Tàu vào đời nhà Nguyên).

[6] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu. Trích dẫn từ ‘Khâm dịch Việt Sử Thông Giám Cương Mục’ của giáo sư Langlet - Đại Học Văn Khoa – Sàig̣n.

[7] Vũ Thế Ngọc (1989) Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt. East West Institute.

[8] Huỳnh Diệu Vinh (1999) Từ điển Việt Hán. Nxb Đồng Nai

[9 ] Vũ Văn Kính (2002) Đại Tự Điển Chữ Nôm. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ TP

[10] Từ Hán Việt: ‘Ngă’ thật ra xuất phát từ lối phát âm Wa của người Triều Châu, Hải Nam,… Người Mường cũng xưng ‘Tôi’ bằng Qua và Ha. Người Nam Bộ mang theo Wa hay Gua hay Qua từ thuở c̣n ở phiá Bắc và vẫn giữ y như vậy cho đến ngày nay. Ta cũng có thể để ư tiếng Nhật xưng TÔI là WATAshi. Trong Watashi có WA. Và cũng có TA. WA chắc chắn xuất phát từ tiếng Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, như ảnh hưởng trong tiếng Mường. TA trong watashi, có thể tản mạn cho vui, cùng chung gốc với TA trong tiếng Việt. Ta tức Tôi trong tiếng Việt, tiếng Nôm. Nếu để ư: Cá (fish) tiếng Nhật gọi saKAna, tiếng Mă Lai và Inđônêxia gọi iKAN. Trong khi tiếng Tàu Yu hay Ngư – ta sẽ thấy một điểm thật ngộ: Người Nhật ở thời cổ đại có bà con với người Văn Lang? B́nh Nguyên Lộc [6] có ghi nhận chuyến viếng thăm Việt Nam vào ngày trước của một giáo sư người Nhật lúc đó đang nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Phù Tang. TA có lẽ chỉ là biến chuyển qua lại với TÔI trong thời đại chữ Nôm, chưa có a-b-c. Nhưng TA, thông thường trong ‘Chúng Ta’, lại bao gồm cả người nói lẫn người đối thoại: ‘Chúng ta nên để yên cho y làm việc’ khác vớiChúng tôi đă để yên cho y làm việc’. ‘Chúng Ta’ khác Chúng Tôi, là một điểm đặc thù do phát triển tiếng Việt. Anh ngữ và gần như mọi ngôn ngữ khác đều chỉ có một từ cho Chúng Ta và Chúng Tôi: WE (Anh), Nous (Pháp), Wo Men (Hoa), v.v..

[11] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ và Hoàng Văn Hành (2002) Tự điển Mường-Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc.

[12] Thời kỳ chữ quốc ngữ được phát triển mănh liệt, biến đổi tiếng Nôm rất nhiều, tương ứng với thời các Chúa: Trịnh Tráng (1623-1652), Trịnh Tạc (1653-1682), Trịnh Căn (1682-1709), Trịnh Cương (1709-1729), Trịnh Giang (1729-1740), Trịnh Doanh (1740-1767) ở đàng Ngoài. Và ở đàng Trong, các Chúa: Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), Nguyễn Phúc Ánh (1780-1802).

[13] Người bạn Hải Nam tiết lộ: Ở đảo Hải Nam người ta có thể thấy bờ biển nước Viêt Nam, ở chân trời bên kia.

[14] Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (1995) Các Triều Đại Việt Nam. Nxb Thanh Niên.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17