Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (4): Châu Nhuận Phát đi Trân Chu Cảng

Nguyên Nguyên

Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), hải cảng thuộc quần đảo Hạ Uy Di (Hawaii), đi vào lịch sử sau cuộc dội bom của quân đội Nhật vào các tàu chiến, máy bay và cơ sở quân sự Mỹ tại Thái B́nh Dương, vào sáng ngày chủ nhật 7 Tháng Chạp 1941.

Liên hệ giữa Mỹ và Nhật đă trở nên căng thẳng nhiều tháng trước đó. Nhất là khi Nhật thiết lập liên minh với Đức quốc xă, bắt đầu đe dọa các thuộc địa của Anh quốc tại Thái B́nh Dương, và gây sức ép với Pháp tại Đông Dương. Mỹ cấm vận xăng dầu chở đến Nhật, hy vọng sẽ ngăn chận được bước tiến của Nhật. Nhưng từ tháng 11 Nhật đă âm thầm gởi các lực lượng tấn công đến phía Nam biển Thái B́nh Dương. Trong khi cũng gởi một phái đoàn sứ thần đến Hoa-Thịnh-Đốn thương thuyết.

Ngày 6 tháng 12, Mỹ bắt được một tài liệu mật gồm 14 phần gửi qua toà đại sứ Nhật. Nhưng chỉ khai thác được có 13 phần và biết chắc Nhật sẽ tấn công tại Thái B́nh Dương. Nhưng không biết khi nào tấn công. Đến 9 giờ sáng hôm sau, chủ nhật mồng 7, Mỹ mới biết hết phần 14, và 10 giờ sáng được chỉ đạo của Nhật ra lệnh tấn công Trân Châu Cảng. Mỹ mới phát hiện được Nhật sẽ tấn công trong chốc lát, bởi chính vào lúc đó, chỉ mới tờ mờ sáng tại Trân Châu Cảng. Lại rủi, đường dây thép bị hư hỏng nên phải chuyển báo động đến Pearl Harbor bằng đường dây thương mại dân sự. Đến trưa mới tới, khoảng 4 giờ sau khi Nhật đă bắt đầu dội bom.

Dưới kế hoạch của Đô Đốc Yamamoto, và quyền chỉ huy của Đô Đốc Nagumo, Nhật tấn công Trân Châu Cảng thuộc đảo Oahu của Hạ Uy Di, bằng 2 đợt oanh tạc bằng máy bay, xuất phát từ 6 chiếc hàng không mẫu hạm, 230 dặm phía Bắc đảo Oahu. Chuyến đầu gồm 183 máy bay, tấn công sân bay và tàu chiến từ 7 giờ 53 đến 9 giờ 45. Và chuyến sau, 167 máy bay oanh tạc tàu chiến và các cơ sở quân sự trên đảo. Dưới khẩu hiệu Tora! Tora! Tora! (Hổ, Hổ, Hổ). Mỹ bị thiệt hại khủng khiếp trong một khoảng thời gian rất ngắn, trước sau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Tổng cộng 2335 binh sĩ thiệt mạng, 68 thường dân, và 1178 bị thương.

Chỉ 4 ngày sau, Đức và Ư chính thức tuyên chiến với Mỹ.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng gây nên nỗi kinh hoàng khắp nơi, nhất là tại Mỹ. Bởi tấn công bất ngờ đă xảy ra trong thời chiến tranh quy ước. Thanh niên chen chúc đăng kư ṭng quân nhập ngũ, và dân chúng đoàn kết sau lưng tổng thống Roosevelt. Tấn công Trân Châu Cảng cũng kết thúc chính sách cô lập của Mỹ, và đánh thức một ngài khổng lồ.

“Trân Châu Cảng” đọc theo quan thoại: Zhen Zhu Gang, mang nghĩa ‘Cảng có nhiều Ngọc Trai’. Phiên âm trở lại, gần đúng, sang quốc ngữ: Tchân ChU cảng. Để ư: ‘Chu’ chứ không phải ‘Châu’. Nhưng quốc ngữ, đă phiên âm và đánh vần trệt sang thành ‘Châu’. Và người Việt từ lâu vẫn quen gọi: Trân Châu Cảng.

‘Châu’ và ‘Chu’, họ Châu như Châu Ân Lai, Châu Chỉ Nhược, Châu Nhuận Phát,… và họ Chu như Chu Nguyên Chương, Chu Dung Cơ, … vẫn thường được báo chí sách vở Việt in ấn lộn xộn lẫn lộn với nhau. Khi th́ Châu, lúc lại Chu.

Trong bài này, chúng ta sẽ quan sát những lộn xộn đă do chính việc chuyển hệ từ Nôm sang quốc ngữ gây ra. Chính những lộn xộn này cùng với những thiếu thốn trong nghiên cứu việc ‘chuyển hệ’ cho tận nơi tận gốc, đă làm bao nhiêu thế hệ người Việt, kể cả những học giả hàng đầu, lầm tưởng khác biệt do ở ‘phương ngữ’ gây nên.

1. Chu chỉ Nhược và Châu Nhuận Phát

Khi xem phim tập Ỷ Thiên Đồ Long Kư, có thể để ư tên nhân vật Chu Chỉ Nhược được viết ở phần phụ đề, và phát âm Châu Chỉ Nhược. Họ Châu chứ không phải Chu. Châu như Châu Bá Thông, Châu Ân Lai, Châu Nhuận Phát.

Nhắc đến Châu Nhuận Phát tức nhắc đến một ngôi sao sáng của điện ảnh Á Châu. Châu Nhuận Phát sinh năm 1955, gốc người ‘bán du mục’ Hakka (Hẹ). Được ‘lăng xê’, lên như diều nhờ ở nhà đạo diễn tài ba John Woo. Nổi tiếng nhất với các phim: Một ngày mai tươi sáng hơn (A better tomorrow), Sát nhân (The Killer), Thành phố bốc lửa (City on Fire), Hongkong 1941, Câu chuyện Mùa Thu (An Autumn’s tale), Hard-boiled, Đă từng là ăn trộm (đóng chung với tài tử đoản mệnh: Leslie Cheung tức Trương Quốc Vinh), Sát nhân thay thế (Replacement Killers), Ngọa Hổ Tàng Long (đạo diễn Lư An – Ang Lee), Anna & Vua Xiêm (đóng chung với Jodie Foster). Đoạt giải Kim Mă của Đài Loan 1985 & 1987. Giải Đại Hội Điện Ảnh Á Châu Thái B́nh Dương năm 1985. Từ chối vai tṛ Morpheus trong phim The Matrix (với Keanu Reeves, Laurence Fishburne). Và trong năm 2004, Châu Nhuận Phát đóng một phim từng được quay đi quay lại nhiều lần: Hoa Mộc Lan. Châu Nhuận Phát thành công trên nhiều vai tṛ khác nhau. Vai hiền, vai ác, vai hài. Rất nhiều vai tṛ Châu thủ diễn phải … chết trước khi văn hát! Dáng bộ gần như chữ kư của Châu trong nhiều phim cho đạo diễn John Woo là Châu Nhuận Phát ưa ngậm tăm xỉa răng. Và chính John Woo đă rủ rê Châu Nhuận Phát đi Hollywood đóng phim [3].

Điểm hơi lạ: Họ Châu trong Châu Nhuận Phát luôn luôn được viết đúng ‘Châu’, y như cách viết và phát âm của người Hoa. Áp dụng cho nhiều ngài khác lại không. Khi th́ Châu Ân Lai, lúc th́ Chu Ân Lai, khi th́ Đông Châu liệt quốc, rồi lúc Đông Chu liệt quốc. Không biết đâu mà ṃ. Lộn xộn như vậy thường khiến người Việt tưởng hai họ là một. Muốn đánh vần hay đọc cách nào cũng được.

Nhưng nếu tiếp tục tra cứu, bằng cách đơn giản: hỏi bất kỳ một người Hoa chính gốc nào đó, ta sẽ thấy người Việt thường dễ nhầm những điểm căn bản sau đây:

(a) Họ Châu và Chu là hai họ hoàn toàn khác nhau, từ cách viết, phát âm đến ư nghĩa. [Châu] mang nhiều nghĩa, nhưng nghĩa chính: cứu tế, hoặc: ṿng, giáp đi một ṿng. Tuần lễ= Zhou, cuối tuần (weekend)= zhou mo [25]. [Chu] mang nghĩa khác, nghĩa chính: Chu hồng, màu đỏ thắm. Thường thường ‘Chu’ đi đôi với ‘ngọc’. Họ Châu xuất hiện ngay từ thời cổ đại, với nhà Tây Châu (1027-771 T.C.N.) rồi Đông Châu (770-221 T.C.N.) như trong ‘Đông Châu Liệt Quốc’. Những nhân vật nồi tiếng, thật cũng như tiểu thuyết, mang họ Châu (Zhou) gồm có: Châu Ân Lai (Tổng Lư Quốc Vụ Viện), Châu Nhuận Phát (tài tử Chou Yun Fat [1]), Châu Bá Thông (Xạ Điêu Anh Hùng), Châu Chỉ Nhược (Ỷ Thiên Đồ Long), v.v.
Họ Chu (Zhu) cũng rất nhiều: Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ), Chu Dung Cơ (Tổng Lư), v.v.

(b) Người An-Nam ở Nam Hà có lẽ bởi kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), nên tống tất cả họ Chu sang Châu. Người phía Bắc, ngược lại, thay đổi toàn bộ họ Châu qua Chu. Mấy Thầy quốc ngữ ban đầu cũng bị lâm vào t́nh trạng lộn xộn bởi một số không được tinh tường về tiếng Hoa. Hoặc họ bị sức ép của khối học tṛ đông đảo, không biết chữ Nho. Họ dạy người nước Nam những sai lầm họ vướng phải về từ nguyên:
+ Một số từ đáng lẽ phải viết và đọc CHU, họ cho là Châu: Châu báu, Trân Châu Cảng, Bích Châu, viết và đọc thật đúng phải Chu báu, Trân Chu Cảng, Bích Chu. ‘Chu’ (chứ không phải Châu) ở đây thường mang nghĩa ‘ngọc trai’ (pearl) [15].
+ Rất nhiều từ khác đáng nhẽ phải viết CHÂU, họ lại dạy ChU: Chu Kỳ, Chu vi, Chu toàn, Chu đáo, v.v. Thật ra: Châu kỳ, châu vi, châu toàn, châu đáo, v.v. theo đúng tiếng Hán.
+ Nhưng cũng nên để ư: Những từ dùng Chu, như chu kỳ, chu vi, chu toàn, chu đáo, … có vẻ những từ mới. Xuất hiện sau thời chúa Nguyễn Phúc Chu, nên việc kị huư có lẽ không c̣n nữa. Nhưng cách dùng có vẻ thả cửa và lại không chính xác với từ nguyên thủy chữ Hán. Đáng lẽ dùng Châu.

(c) Một điểm cần nhấn mạnh: “Học tṛ nước Nam từ bao nhiêu đời khi học tiếng Việt, chỉ học B là B, và không bao giờ học B chính là dạng mới (quốc ngữ) của A cũ (Nôm)”, Bởi vậy, nhầm lẫn về Châu/Chu cũng như bao nhiêu nhầm lẫn khác về V/W/By, về TR/Ch, về X/Th, về Liu/Lưu, về Dù hay Ô, Hoa hay Quả, v.v. tiếp diễn từ đời này sang đời kia, và qua mặt được bao nhiêu học giả hàng đầu của nước Việt Nam. Thí dụ: Trong quyển tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh, ta thấy những từ kê khai dưới ‘Châu’ như: châu báu, châu ngọc, với từ Hán viết và đọc theo CHU (tức /Zhu/ trong tự điển có pinyin). Và đúng ra phải viết theo CHU: chu báu, chu ngọc, Trân Chu Cảng. Ngược lại, dưới từ mục ‘Chu’ quyển tự điển lại kê khai tất cả những từ viết theo Hán tự và đọc ‘Châu’ (tức /Zhou/): Chu kỳ, chu toàn. Học giả Hoàng Xuân Hăn cũng không thoát được lộn xộn giữa Chu & Châu, có lẽ cho rằng tiền nhân trước thời quốc ngữ vẫn phát âm như vậy. Họ Hoàng đă đưa vào quyển sách classic ‘Danh từ khoa học’ từ ‘Chu-Kỳ’, nhại theo lối phiên dịch trước đó của người Hoa cho từ khoa học: ‘cycle’ hay ‘period’. Đúng theo tiếng Tàu, ‘cycle’ hoặc ‘period’ đáng lẽ dùng Châu: Châu kỳ.

Lộn xộn giữa Chu & Châu, cũng như dễ nhầm ‘Dù’ là lối gọi cây dù (umbrella) của người Nam bộ và ‘Ô’ là lối gọi của người phía Bắc [2], cho ta thấy những điểm đặc trưng trong việc ‘chuyển hệ từ Nôm đến quốc ngữ’ như sau:

(a) Việc phân cực kiểu Chu & Châu không mang tính nhất quán: Phía Bắc vẫn dùng Châu cho những sự vật không phải Họ, hoặc ngay cho tên người: Bích Châu, Hồng Châu, châu báu, Trân Châu Cảng,… Phía Nam vẫn dùng Chu cho: chu kỳ (danh từ khoa học), chu đáo, … (Cả hai phía đều không kiêng kị ǵ nữa hết sau khi Nguyễn Huệ, rồi Nguyễn Ánh nhất thống sơn hà). Phía Bắc ưa dùng Ô cho umbrella nhưng vẫn dùng Dù cho: lính nhảy dù. Phía Nam không dùng ‘Ô’ bởi đợt di tản chạy giặc Măn Thanh (1644) của người Phúc Kiến - tức những người nói ‘Ô-san’ để chỉ ‘dù che mưa’ - tập trung rất nhiều ở Bắc Hà, trong lúc đàng Trong hăy c̣n đất mới. (Xem bài 2, 3 & 5)
(b) Việc lộn xộn ‘Chu & Châu’ và ‘Dù & Ô’ cho thấy những người xử dụng nó biết rất ít hay không biết ǵ về chữ Hán. Tức quốc ngữ đă đến với đông đảo khối quần chúng - trước khi đến với giới sĩ phu, hay được giới này chấp nhận. Cũng bởi giới sĩ phu, chữ nghĩa cùng ḿnh, xử dụng quốc ngữ hơi muộn, họ bị sức ép của khối đa số trước đó mù tuồng chữ Nôm-chữ Hán. Thêm vào đó, giới thông thạo Hán-Nôm c̣n bị một ‘hội chứng panic’ của người bị trễ tàu: Họ phải học thật nhanh chữ quốc ngữ và đánh mất thói quen khắt khe so sánh ‘hư thật’: Dạng cũ của từ này là ǵ? Hồi trước đọc từ này theo Nôm theo Hán ra làm sao? Họ đều không có dịp kiểm chứng. Hoặc cũng có thể, giới sĩ phu, và trí thức chưa được làm quen với tinh thần khoa học của Tây Phương. Và cũng có lẽ bởi họ đă khám phá ra tầm mức quan trọng của thứ chữ có thể đến với tuyệt đại đa số quần chúng - họ đă phải học chữ quốc ngữ thật nhanh.
(c) Lộn xộn ‘Chu & Châu’ tiếp tục truyền sang đến thế kỷ 21 cũng cho thấy một thứ ‘truyền thống học hỏi’ một mặt vừa thực tiễn, một mặt thiếu tính khắt khe của khoa học. Chung qui cũng bắt nguồn ở chỗ việc truyền bá kiến thức chịu ảnh hưởng từ chương của Nho phong, và cũng ở việc chữ quốc ngữ được dấu triện chuẩn nhận, bất đắc dĩ, của những nhà Nho cuối thế kỷ 19. Chuẩn nhận đó đă để trôi qua luôn câu hỏi thiết yếu: B là B. Nhưng B thật ra dùng để thay cho từ nào trong chữ Nôm? Thí dụ: người học quốc ngữ chỉ biết ‘Vua, Voi’ được đọc ‘Vua, Voi’ (kiểu Bắc) và ‘Byua, Byoi’ (kiểu Nam). Nhưng thông thường, không một ai được chỉ dẫn tường tận rằng, tiền nhân ở nước An Nam, thế kỷ 18 trở về trước, đă phát âm ‘Byua & Woi’. Thí dụ khác: Người sinh trưởng phía Bắc khi di cư vào Nam sau năm 1954 thường lấy làm lạ tại sao ở phía Nam người ta gọi Hoa bằng Bông, và Quả là Trái. Họ không được biết cả Bông lẫn Trái xuất hiện từ thời Văn Lang, tại ngay đồng bằng Bắc bộ - và ngày nay ngài Mường hăy c̣n dùng (xem bài số 5). Cũng giống như lộn xộn giữa ‘Mập’ và ‘Béo’, giữa ‘Cây’ và ‘Gỗ’, xuất phát từ tiếng Mă Lai [3].

2. Bổ xung hay bổ sung

Đa số người Việt đều biết: Tại một số khu vực, đặc biệt phía Bắc, người ta có khuynh hướng lẫn lộn phát âm giữa X và S. Sự lộn xộn này rất có thể do việc tiếng Pháp thiếu thốn hay ít dùng âm S phát âm như SH tiếng Anh (show, share, shine, etc). Và âm tiếng Hoa hay tiếng Nôm, cũng có lộn xộn giữa X và S.
Dẫn chứng:
- Bởi trong tiếng Pháp S được đọc như X (Sans famille, la Seine), nên các Thầy quốc ngữ ban đầu khi gặp phải âm S như suông sẻ, sắp sửa đi săn bắn, họ có khuynh hướng đọc lớ thành xuông xẻ, xắp xửa đi xăn bắn, do ở thói quen bẩm sinh với tiếng mẹ đẻ. Phát âm lớ giọng này sẽ được lớp học tṛ đầu tiên hấp thụ, và lan truyền đến đời sau, đến những khu vực lân cận.
- Mặt khác, ngay như trong đánh vần tiếng Nôm: âm S và X thường hoán chuyển, vay mượn lẫn nhau [4], tức phát âm Nôm không có phân biệt /S/ và /X/:
+ Sướng= vay mượn từ tiếng Hán: Xướng, với phát âm bắt đầu bằng X.
+ Suất= mượn từ tiếng Hán: Xuất, phát âm X.
+ Xô (đẩy)= viết theo lối vay mượn từ Sô (vải sô - tiếng Nôm, có âm S)
+ Xỉ (vả)= viết theo Sỉ, âm S
+ Xẻ (chia xẻ)= viết theo Nôm: Phân (chia) + Sĩ => âm X (xẻ) vay mượn âm S (sĩ).
- Âm S tiếng Việt vẫn chưa có tương đương rơ rệt trong tiếng Hán (quan thoại), ngay cả sau khi tiếng Hán có pinyin ghi âm theo chữ cái Latinh:
+ xă hội => she hui (X Việt = S Hán)
+ xà (con rắn) => she
+ xa (xa hoa) => She hua
+ sắc (màu) => se (xớ) (S Việt = X Hán)
+ sở dĩ => Suo (xuo) Yi
- Việc phân biệt S và X so với phát âm Bắc Kinh có vẻ bất chợt (arbitrary) chứ không hoàn toàn thuần lư và đồng nhất. Thêm vào đó một rắc rối khác: Tiếng Quảng Đông không có âm S hay SH, mà chỉ có duy nhất âm X: Chan xến xáng: Trần tiên sinh. Thí dụ khác: Sơn (núi)= Shan (quanthoại)= Xan (quảng đông)
- Tra quyển tự điển Mường-Việt, ta cũng thấy tiếng Mường hoàn toàn không có âm S (hay SH), giống tiếng Quảng Đông. Thí dụ: soạn bài (V)= xăn bài (M); sáng kiến (V)= xảng kiển (M); sững (V)= xẫng (M); Xấu (V)= Xẩu (M); xoa bóp (V)= Xa Póp (M); trùm ṣ (V)= tlùm xó (M).

Tóm lại, việc lẫn lộn giữa X và S (bổ xung và bổ sung) là một hệ quả đương nhiên khi ta để ư tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, của các vị Thầy quốc ngữ ban đầu, không hề dùng S như SH, nhưng lại phát âm S như X. Thêm vào đó việc ‘chuyển âm’ từ Hán sang Việt cũng gặp phải lộn xộn bất chợt tương tợ giữa X và S. Trong lối ‘đánh vần’ tiếng Nôm cũng vậy. Cũng có sự hoán chuyển, vay mượn lẫn nhau, giữa âm S và X. Và cả tiếng Mường lẫn tiếng Quảng Đông đều chỉ có một âm X.

Việc dễ nhầm trong phát âm giữa X và S có thể dựa vào một giả thuyết khác: Trong môi trường tiếng Nôm xưa cũ, phân biệt giữa âm X và S đă không được rơ ràng và tiếng Nôm có lẽ chỉ có một âm, nằm đâu ở giữa X và S. Y như tiếng Quảng Đông hay tiếng Mường, chỉ có mỗi một âm X mà thôi.

Phân biệt X và S trong tiếng Việt – như đa số các phân biệt đề cập trong bài này – có lẽ được ‘điển chế’ với mục đích giải toả cảnh đồng âm dị nghĩa đầy dẫy trong tiếng Nôm. Thí dụ: Xà, con rắn, đáng lẽ phải viết Sà theo tiếng Tàu, nhưng viết Xà để phân biệt với ‘sà sà én lượn’. Xẻ, trong nghĩa ‘xé’ hoặc ‘xẻ rừng’ hay ‘chia xẻ’, viết theo X để phân biệt với Sẻ, trong ‘chim sẻ’ - mặc dù dưới thời chữ Nôm, Xẻ đă được ‘đánh vần’ với âm S (đọc Sẻ).

3. Tây Thi vừa tjầm ḿnh vừa uống tchà

Nếu xem các băng nhạc video thực hiện, tại hoặc bên ngoài Việt Nam, người ta sẽ để ư những âm bắt đầu bằng TR, như Trần Trân Trọng, đều được phát âm như TCH: Tchần Tchân Tchọng. Phát âm này rất gần giống với phát âm người Hoa: Chen Zhen Zhong. Nhưng rất khác phát âm theo đánh vần ngôn ngữ Tây Phương như tiếng Anh, tiếng Pháp: ‘Lost in TRanslation’ [5]; TRop tard; TRès bien.

Mặt khác, nếu tra cứu một quyển tự điển Mường [6], ta sẽ thấy tiếng Mường, tức giống một dạng nào đó của tiếng Việt cổ, hoàn toàn không có âm đánh vần quốc ngữ bằng: TR. Y như chữ Nôm, tiếng Mường chỉ có âm TL, chứ không có TR. Thí dụ:

tlước khây= trước khi; tlướng xỏm= trưởng xóm

Như vậy: Khi quốc ngữ chưa đến nước Nam, có hai nhóm phụ âm bây giờ đă hoàn toàn biến dạng:
- Nhóm thứ 1: vay mượn từ tiếng Hoa, tương đương với pinyin /ZH/ như Zhong Guo (Trung Quốc), Zhang Zi (Trang Tử), Zhong liang (trọng lượng).
- Nhóm thứ 2: những từ thuần Nôm như BLời, Klọn, Blăng, thường có âm thứ nh́ L, biến dạng thành TR: Trời, Trọn, Trăng.
- Cả hai nhóm đều bị quốc ngữ kư âm lại thành /TR/. Phát âm phía Bắc thiên về ZH kiểu Hoa, giữ vững lối phát âm xưa theo Nhóm 1, trong khi phát âm phía Nam thường theo kiểu quốc tế /TR/ (tṛ TRung khoái cải lương), hoặc /CH/ (cḥ chuiện: tṛ chuyện).
Dẫn chứng:
- Nhóm thứ 1: Các từ chữ Hán có phát âm ZH hoặc CH đều bị tống sang đánh vần TR mới, nhưng nhiều nơi vẫn giữ lối đọc cũ. Thí dụ:
+ Trà: xuất phát từ tiếng Hoa: Cha. Tiếng Việt có Trà (vẫn nhiều nơi đọc Chà hay Tchà) và Chè. Âm CH vẫn được giữ mặc dù viết bằng TR: TRà.
+ Họ Trần: quan thoại đọc Chen, Hongkong đọc Chan. TR biến từ CH tiếng Hoa.
+ Trầm: Zhầm (Hoa). Việt phía Bắc đọc Tchầm, không xa zhầm tiếng Hán, và thông thường: Ch́m – do ở Nôm hoá, vẫn giữ âm CH.
+ Truyện: Zhuan (Hoa) biến thành Chuyện, giữ âm ZH hay CH.
+ Truyền (chuyền): từ chữ Hán ‘Chuan’. Âm TR phía Bắc, trong ‘Truyền’ vẫn giữ CH
+ Trương: Zhang (Hoa). Zhang: trang giấy, chương sách. Zhang=> Trang=> Trương=> Chương (chương sách).
+ Trương Mạn Ngọc, tức tài tử Maggie Cheung của Hongkong. Trương là phiên âm tiếng Việt của Cheung (Hongkong) hay Zhang (Trang) theo quan thoại.
+ Trọng lượng: zhong liang. Phía Bắc đọc Tchọng lượng rất gần với âm Hán. Phía Nam cũng có nơi phát âm: Chọng lượng. Nhưng người thành thị chấp nhận kiểu Tây: TRọng lượng, khác với lối phát âm xưa.
+ Tru (tru di tam tộc/ giết cả 3 đời)= chữ Hán: Zhu có lối viết như Zhu trong Chu Nguyên Chương. Viết [Tru] nhưng vẫn đọc /Chu/ hay /Zhu/, theo kiểu Hoa.

- Ở nhóm thứ 2: Lối đánh vần bắt đầu bằng /TR/, và âm TR gây ra, hoàn toàn mới. /TR/ dùng để thay thế một số từ Nôm có âm phụ L:
+ Trái= Ba + Lại (Nôm đọc Blái). Để đồng nhất: Phía Bắc mượn phát âm Hán: Tchái. Phía Nam, thường TRái, và đôi khi Chái.
+ Trọn (trọn vẹn)= viết theo chữ Nôm: Cự + Ḷn (đọc KLọn theo Nôm). Phía Bắc: Zhọn hay Tchọn, vin theo lối đọc các từ Hán thuộc nhóm 1.
+ Trăm (100)= Khẩu + Lâm (viết theo chữ Nôm), xưa đọc Klâm. Nay đọc Zhăm (Tchăm) hay TRăm (chăm). Để ư thêm: âm Ă và Â vẫn lẫn lộn nhau trong chữ Nôm.
+ Trăng= Ba + Lăng (Nôm), đọc BLăng thời Nôm, và phiá Bắc đọc Zhăng/Tchăng. [Blăng] xuất phát từ tiếng Mă lai: [Bulang].

Trong lúc quan sát biến chuyển các từ ‘thuần Nôm’ mang dạng sau cùng TR (như ‘trăn trở’, con Trâu), ta có thể để ư tiếng Mường hiện nay vẫn chưa có âm /TR/, và c̣n giữ rất nhiều phát âm xưa, theo dạng /TL/:

- tlải tất= trái đất; tlal măi= trai gái; tli wiễn= tri huyện; tlùm xó= trùm ṣ
- tlăm xả= trạm xá; tlăm thuối= trăm tuổi; tlời= trời (giống tiếng Nôm: Blời => tlời)

Như vậy, trong Việt ngữ, đối với các từ bắt đầu bằng TR: Nếu Hán-Việt, như ‘TRọng tâm’, lối đọc sẽ giữ kiểu đọc người Hán: Zhọng (hay TChọng) tâm. Nếu thuần Nôm, thông thường biến dạng từ BL (Blời, trời), hay TL (tlàng, tràng), hoặc KL (klọn, trọn) - lối đọc bắt buộc phải vay mượn kiểu đọc người Hoa, cho thuần nhất: Zhời, zhàng, và zhọn.

Âm /TR/ hoàn toàn là một âm ‘nhập khẩu’, ít nhất trong cách đánh vần, sang tiếng của người nước Nam. Trước thời quốc ngữ, hoàn toàn không có âm này. Và cũng như rất nhiều trường hợp - được sắp xếp theo hệ thống của loạt bài này – phát âm mỗi phía, Bắc hoặc Nam, chỉ đúng có phân nửa của nhóm từ. Trong trường hợp âm /TR/ phát âm phía Bắc rất đúng với các âm của từ gốc Hán: Tchung quốc, Tchọng lượng, … Nhưng lại không theo với đánh vần quốc tế của /TR/ như trong ‘Lost in TRanslation’.

4. Wang Txuí Kiều

Trong một bài tới chúng ta sẽ khảo sát phát âm của những từ Việt gốc Hán, để đi đến một kết luận quan trọng: ‘Tiền nhân không hề phát âm toàn bộ các từ Việt gốc Hán theo như kư âm của Hán-quốc-ngữ’. Nếu lấy một thí dụ tiêu biểu, có thể nói: Tiền nhân không hề phát âm tên nhân vật chính trong truyện Kiều của Nguyễn Du là: Vương Thúy Kiều.

Giống như âm /TR/, âm /TH/ trong tiếng Việt là một âm ‘bán ngoại lai’. Vào thời chữ Nôm chưa hẳn có âm TH. Chỉ có âm /T/ hợp với H-nhẹ như trong tiếng Tàu, và tiếng Mường. Một số từ Hán-Việt, ở thời tiếng Nôm, vẫn đọc theo kiểu Tàu, như Xuí (Thúy), Xi (Th́), Xán (Sháng/ Thượng). Biến chuyển sang quốc ngữ đă biến luôn những từ gốc Hán như Xuí, Xi, Xán, thành ra âm bắt đầu bằng TH: Thúy, Th́, Thượng, v.v. Âm TH cũng như âm TR hoàn toàn âm mới xuất hiện với thời ḱ quốc ngữ được phát triển. Trong khi âm /TR/ tương đươngvà thay thế cho /ZH/ tiếng Hán, TH thay cho SH, TX (pinyin C), CH hoặc Q.

Dẫn chứng:
- Trong tiếng Tàu, từ nào viết theo pinyin bắt đầu bằng T thường đọc như T hợp với âm H-nhẹ. Sang tiếng Việt, đổi thành TH: tian qi= thiên khí= thời tiết; tu zi= thỏ; tan ming= tham danh; ta= tháp; tuo dang= thỏa đáng.
- Tự điển Mường Việt cho thấy một số từ mang lối đánh vần ‘th’, tương đương với T tiếng Việt. Chứng tỏ ngày trước âm /TH/ đă có sẵn nhưng không phát âm hoàn toàn như TH ngày nay. Hoặc quốc ngữ đă bỏ đi bớt âm /h/ để giải toả bớt cảnh ‘đồng âm khác nghĩa’: th́m hiếu (M)= t́m hiểu (V); thiểng (M)= tiếng (V); thết (M)= Tết (V); thắc mây (M)= tóc mây (V).
- Tự điển tiếng Mường cũng cho thấy âm TH có sẵn, thường với những từ không phải gốc Hán: thuốc= thuốc; thủng= thúng; thua tlẫn= thua trận.
- Một quyển tự điển chữ Hán sẽ cho thấy: đa số các âm bắt đầu bằng /SH/ hay TX (thật ra pinyin viết /C/: cui= thúy), hoặc /CH/, đôi khi /JI/, thường biến ra TH, khi chuyển sang quốc ngữ:
+ sheng= thanh
+ Shang đi= Xán Tí (theo văn bản năm 1626 của giáo sĩ Francisco Buzomi, ‘thượng đế’ viết bằng quốc ngữ ‘Xán Tí’ gần như tiếng Hán: Sháng Đí) [7]
+ Sheng long= Thăng Long (thời quốc ngữ sơ khai: Thăng Long viết như Sheng Long, tiếng Hán) [7].
+ shao nian= thiếu niên
+ sheng xing= thịnh hành
+ shou= thọ. Để ư trong ‘Sushi’ (cơm dồn cá cuốn rong biển) của tiếng Nhật, ‘Su’ chính là Thọ tiếng Việt, vẫn giữ âm S như Shou, tiếng Hán.
+ Cheng= thành
+ Chou= thối
+ Cui= Thúy. ‘Cui lu se’= Thúy lục sắc= màu xanh lục kiểu ngọc thạch
+ Cao= Thảo (cỏ)
+ can mou= tham mưu
+ Qing= thanh (nhà Thanh, thanh niên)
+ Xiao Jie= Tiểu Thư
- Tra một quyển tự điển chữ Nôm [5], ta sẽ thấy nhiều từ ngày nay đánh vần với TH, trong thời tiếng Nôm được kư âm với âm X:
+ Xống (xống áo)= viết theo chữ Nôm: mượn từ Hán Việt THống
+ Xối (xối nước)= theo Nôm: Thủy + THối. X (xối) mượn âm của THối (thúi). Trong khi Thối viết theo pinyin của quan thoại là Chou.
- ĐẶC BIỆT: Quyển ‘Tiếng Việt Tuyệt Vời’ [8] ghi nhận một vài khu vực ở phía Bắc, người ta phát âm lẫn lộn /TH/ với /S/ (hay /X/) như: ‘mưa như xế mà ra thân x́ xế nào cũng cảm mất xôi’ => ‘mưa như thế mà ra sân th́ thế nào cũng cảm mất thôi’. /Xế/ => /Thế/. /Thân/ => /sân/. Việc này chứng tỏ rất rơ: Phát âm X hay SH thường lẫn lộn hoán chuyển với TH. Việc thay thế TH bằng X tại một số địa phương phía Bắc cho thấy âm X (hay SH) chính là âm c̣n sót lại của thời tiếng Nôm xa xưa. Chính quốc ngữ đă biến đổi một số âm X (hay SH) xa xưa đó thành ra TH.
- Trong quyển ‘Hành Tŕnh Nhật Kư’ viết vào khoảng 1924, Phạm Quỳnh [9] có dùng chữ ‘SẤT’ thay v́ ‘THất’: ‘sất phu’ thay v́ ‘thất phu’. Âm /TH/ vẫn chưa hoàn toàn thay thế âm /S/ của tiếng Nôm. Tức, đối với Phạm Quỳnh, thay thế ‘Sất’ bằng ‘Thất’ chưa thành một thói quen. Cũng có nghĩa, ở thời chữ Nôm, không có âm /TH/ mà chỉ có một số âm liên quan mật thiết với âm /X/ hay /S/.
- Thêm một điểm ngồ ngộ đáng lưu ư: Nước Myanmar, tức ngày trước thường được gọi Miến Điện, gần đây có cải biến ngôn ngữ nước họ. Nhất là đối với nhiều từ được phiên âm sang a-b-c bởi người Anh. Gần như những lộn xộn dễ nhầm trong tiếng Việt đều được phản ánh qua tiếng Miến:
Rangoon (thủ đô) => đổi thành: Yangon
Pegu => Bago.
Pagan => Bagan: Âm /P/ và /B/ thường bị lẫn lộn trong môi trường tiếng Miến, không dùng chữ cái a-b-c.
Tavoy => Dawei: Âm /T/ hoán chuyển với /D/ như tŕnh bày trong bài 6.
Đặc biệt: Bassein => Pathein, và Salween => Thanlwin: Âm /S/ cũ được chuyển sang /TH/ y như quốc ngữ dùng /TH/ cho một số âm Hán /S/, /X/, /SH/, /TX/ hay /C/, v.v.

Tóm lại âm /TH/ tuy sẵn có trong tiếng Nôm, nhưng được gia tăng rất nhiều sau khi quốc ngữ phát triển, bằng cách thay thế một số từ có âm bắt đầu bằng X (hay SH) thành ra /TH/. Tuy nhiên ta có thể để ư X (hay SH) biến sang TH ít gây xáo trộn và đảo lộn bất thường như BL, KL, TL và ZH chuyển sang /TR/, hay /By/ & /W/ bị tống hết vào /V/.

Do đó, Vương Thúy Kiều vào thời đại Nguyễn Du (khoảng thế kỉ 18 – sang 19) rất có thể hăy c̣n được phát âm như: Uuan TxuÍ Kiều (Wang Cui Qiao, quanthoại).

5. Anh nàam ǵ xế?

Ở một vài khu vực phía Bắc, có khuynh hướng phát âm: ‘Anh làm ǵ thế?’ nghe như ‘Anh nàam ǵ xế?’. ‘Thế’ phát âm như ‘xế’ đă được phân tích phía trên. Bây giờ hăy xem âm /N/ và /L/.

Phát âm lẫn lộn giữa những từ bắt đầu bằng N và L, tại một số khu vực phía Bắc, cũng do ở tác động của quốc ngữ. Ở môi trường tiếng Nôm xưa, hoàn toàn không có sự phân biệt giữa âm N và L. Giống y như tiếng Quảng Đông ngày nay.

Trong thí dụ sau, người ta thường nhầm đó phát âm địa phương:
Chim hót níu no / Ở Hà Lội người ta lói lăng khéo nắm. THAY V̀:
Chim hót líu lo / Ở Hà nội người ta nói năng khéo lắm.

Cũng lại một hiện tượng biến đổi từ Nôm sang quốc ngữ!

· Dẫn chứng 1: Hỏi một người Hongkong hoặc Quảng Đông làm ơn phát âm tên nước Việt Nam? Đa số họ sẽ nói ngay: Yuệt Làm / L (Lam) thay v́ N (Nam). Một số khác cũng có thể phát âm: Yuệt Nàm. Nhưng đa số thường nói: Yuịt Làm. Tức lẫn lộn giữa N và L đă có hỗ trợ của hàng triệu người Hoa gốc lưỡng Quảng và Hongkong.
· Dẫn chứng 2: Xin thử phát âm LAM và NAM. Ta để ư vị trí lưỡi, họng và môi trong lúc phát âm Lam và Nam: gần như y hệt nhau! Vị trí lưỡi chạm vào họng phía trên lúc phát âm Làm và Nàm gần như một chỗ. Đánh lưỡi cho âm N có thể sâu hơn vào trong một tí xíu. Ta có thể suy đoán, người nói tiếng Nôm không hề biết N và L, hay toàn bộ chữ cái a-b-c. Và họ không hề phân biệt âm nào là N hoặc âm nào phải L. Y hệt như người Quảng Đông ngày nay, bởi tiếng Quảng ít khi được a-b-c hoá cho người bản địa. Hay người Quảng thường học nói tiếng Quảng trực tiếp chứ không qua bước trung gian A-B-C. Thật ra không phải chỉ người Quảng, mà người Taiwan, người Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, cũng đều giống như vậy. Họ không bao giờ, hay rất ít khi, học tiếng mẹ đẻ của họ qua môi trường A-B-C. Cũng thật ra phiên âm pinyin cho tiếng quan thoại chỉ phổ thông đối với người nước ngoài. Người bản địa Trung Hoa ít ai biết và dùng quan thoại pin-yin quan thoại. Chính pinyin dựa trên a-b-c mới có phân biệt các nhóm âm: /t/, /d/, /n/ hay các nhóm âm: /r/, /l/, /n/. Thí dụ: Phiên âm kiểu Wade Giles cho Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh: Mao Tse Tung & Teng Hsiao Ping. Pinyin lại phiên âm, dùng /D/ thay /T/: Mao Ze Dong & Deng Xiao Ping.
· Dẫn chứng 3: Lộn xộn giữa các âm /t/, /d/ & /n/ hoặc nhóm /r/, /l/, /n/ hay nhóm /b/, /p/ & /m/ vẫn thường xảy ra trong các ngôn ngữ xưa nay chỉ dùng phiên âm a-b-c như một thứ phụ. Từ điển Mường cho thấy:
- Đác (M)= Nác (nước) (V) => /Đ/ lẫn lộn với /N/
- puối chỡ (M)= buổi chợ => /p/ với /b/
- puồng thổi (M)= buồng tối
- tền thờ (M)= đền thờ => /t/ lẫn với /đ/
- ti tải (M)= đi đái
Những thí dụ khác:
- /L/oger Moore= /R/oger Moore, bởi người Nhật, trong ‘Lost in Translation’ [11]
- Quảng Đông phát âm Yuệt Làm hay Yuệt Nàm lẫn lộn nhau và … không sao hết.
- Zhớ lị= Sự vật này, theo quan thoại. Nhưng Hải Nam đọc ‘zhớ’ nị. Mường dùng ‘NI’.
- Người: tiếng Mả Lai= Ourang. Chuyển sang tiếng dân tộc ít người: Olang hay Ulang. Qua Phúc Kiến => Nang. N đă thay cho L (xem bài 5).
· Dẫn chứng 4: lật quyển tự điển chữ Nôm [4], ta có thể t́m thấy:
- Nương (nương tựa)= Thủ + Lương (âm N viết theo L)
- Lom (lom khom)= Thân + Nam (âm L viết theo N)
· Dẫn chứng 5: Phát âm giữa L và N rất khó phân biệt trong tiếng Nôm đến nỗi một vài biến chuyển qua lại trở nên ‘b́nh thường’ qua cách kèm thêm chữ H:
- Nhầm lẫn => Lầm lẫn
- Lạt lẽo => Nhạt nhẽo. Nhưng: Lạnh không thể=> Nhạnh, bởi Lạnh: Hán từ, Lậng
- Nhác => Lác
- Lớn => Nhớn (người nhớn)
So chữ Nôm, trong cách đánh vần:
- Lầm= Ngộ + Nhâm (âm L dựa trên Nh) / Nhầm= Khẩu + Lâm (đọc Lầm)
- Nhạt= Thủy + Lạt (Nh dựa L) / Nhanh= âm Hán: Linh (tức đọc Lanh)
· Dẫn chứng 6: Để ư Đài Loan mặc dù vẫn dùng quan thoại, nhưng không thích dùng pinyin của lục địa bởi pinyin xài a-b-c. Pinyin của người Taiwan có vẻ chính xác hơn: Dùng trên dưới 30 kư âm cơ bản viết theo lối đơn giản nhất của chữ Hán. Giống như kiểu Hiragana hay Katakana của Nhật. Chứ không dùng a-b-c. Đối với những tiếng có phiên âm không bị lệ thuộc vào a-b-c. Hoán chuyển qua lại giữa /l/, /n/ & /d/ hoặc các nhóm khác…là một chuyện rất b́nh thường, được xem như hoàn toàn không hề xảy ra, không có vấn đề.
· Dẫn chứng 7: T́nh h́nh tiếng Việt hoàn toàn ngược lại với tiếng các nước vẫn dùng căn bản Hán tự: Ở tiếng Việt, căn bản Hán tự (tức chữ Nôm) hoàn toàn biến mất! C̣n lại và được xử dụng chính thức là một hệ thống pinyin (phiên âm), ít ai, nếu không nói không một ai biết nó phiên âm từ những từ nào. Rất ít ai biết được phát âm nguyên thủy các từ đó ra sao? Hệ thống phiên âm đó chính là quốc ngữ. Cố gắng truy tầm khuôn khổ và cách thức phát âm nguyên thủy tiếng Việt trước thế kỷ 18, chính là một trong những đề mục chính của loạt bài này.

Xem kỹ các dẫn chứng trên, và đặc biệt để ư trước khi có quốc ngữ, người An-Nam không thể phân biệt L và N, bởi họ chưa biết a-b-c. Họ chỉ đưa lưỡi vào một vị trí nào đó của họng và phát âm lên, thí dụ Nói và Lói. Sự lẫn lộn giữa L và N hoàn toàn không có trong môi trường tiếng Nôm. Nó chỉ xuất hiện bởi các giáo sĩ, có lẽ vớI dụng ư giảI tỏa nạn ‘đồng âm dị nghĩa’ đă đặt để một số âm và từ sang /L/, một số từ khác thành /N/. Hậu quả: người ở vài khu vực phía Bắc vẫn bị lộn xộn bởi quốc ngữ, khi phát âm các từ kư âm bắt đầu bằng L hay N.

Tác động này cũng có thể gây ra bởi ‘t́nh huống’ những lớp học thuở ban đầu. Có thể lớp học bị gián đoạn bởi ruồng bố của quân lính triều đ́nh ngăn cấm đạo Ki-Tô. Hoặc một hai vị Thầy đă bị bắt bớ, hoặc v́ lí do nào đó không c̣n tiếp tục dạy quốc ngữ cho nhiều nhóm người thuộc các khu vực phụ trách. Hay bởi những vị Thầy không chú tâm nhiều đến các phân biệt mới do quốc ngữ mang đến, hoặc đă dễ dăi để học tṛ duy tŕ các lối phát âm xưa cũ.

Phân biệt các từ đánh vần bắt đầu bằng L hay N, do đó lại có tính cách cưỡng ép thay đổi, theo đ̣i hỏi của quốc ngữ để phân biệt rất nhiều từ trong tiếng Nôm mang tính đồng âm khác nghĩa. Hoặc để giải tỏa bớt một số rất nhiều từ mang âm giống nhau. Thí dụ: nói năng và le lói / lên đàng và nên người / ăn năn và lăn lóc, …

Tóm tắt: Trong môi trường chữ Nôm, hoàn toàn không có phân biệt giữa âm /L/ và /N/.

6. Tôi và Tui

Xin nhắc lại: Lộn xộn giữa âm /N/ và /L/ hoàn toàn gây ra bởi tác động của quốc ngữ. Trong một môi trường ‘thuần Nôm’ trong đó không có bóng dáng của mớ chữ cái a-b-c, việc phát âm qua lại giữa /L/ và /N/ là một việc hết sức tự nhiên. Người Hoa tại tất cả các khu vực hoàn toàn không có ư thức mạnh về vấn đề này. Đặc biệt người Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến thường phát âm thả cửa, khi th́ /N/ => Nị hẩu ma? (Anh có khoẻ không), khi th́ /L/ => Lị hẩu ma? Lư do chính: tiếng của họ vẫn dựa chính yếu vào từ viết bằng chữ Hán. Và không có bộ phiên âm pinyin chính thức cho tiếng ‘phương âm’ của họ. Mỗi sách giáo khoa về tiếng Quảng Đông dành cho người nước ngoài dùng một kiểu phiên âm khác nhau. Quan thoại lại khác, có pinyin chính thức và được phổ biến nhiều hơn, nhất là đối với giới có học. Tiếng Việt c̣n khác hơn tất cả các thứ phương âm tiếng Tàu, hay tiếng Nhật, tiếng Hàn. Bởi ở chỗ nó xuất phát từ … một thứ chữ Nôm. Thứ chữ Nôm này:
· Thời nó c̣n thịnh hành: ít người biết tuồng chữ, và xử dụng thuần thục. Mỗi làng có độ một hai vị thạo chữ Nôm. Đa số: mù chữ.
· Chính nó không được định chế đàng hoàng. Mỗi một từ có ít lắm 3 lối viết khác nhau.
· Nó cũng không phải là ngôn ngữ chính thức trong việc khoa bảng và hành chánh.
· Và rất đặc biệt: Khi quốc ngữ đến thay thế chữ Nôm, nó biến đi đâu mất tiêu!

Từ những đặc tính kể trên, có thể suy ra rất nhiều hệ luận. Nhưng quan trọng nhất, những người thông thạo chữ Nôm ngày nay, thường thiếu thốn một dụng cụ nghiên cứu hữu hiệu: ‘tinh thần và phương pháp khoa học của Tây phương’.

Rất nhiều ‘lộn xộn’ rất cơ bản rất đương nhiên, gây ra trong việc chuyển hệ từ một môi trường dùng ‘nguyên tự’, như chữ Nôm / Hán tự, sang quốc ngữ, dựa trên ráp chữ a-b-c, những nhà Nho học hay Nôm học vẫn thấy lúng túng như thường. Cách dễ nhất và thông thường nhất là cứ cho ‘khác biệt đó do ở … phương ngữ’ gây nên.

Tiêu biểu trong những lộn xộn này: /L/ và /N/ như đă ghi ở trên.

Ngoài ra c̣n một lô thí dụ khác:
· Phân biệt /Đ/ và /N/: Mường: đác; Việt: nác (một vài nơi ở bắc Trung bộ). Nhiều nơi khác: nước.
· Phân biệt /Đ/ và /T/: Lộn xộn trong Hoa ngữ nhiều hơn. ‘Mao Tse Tung’ trong phiên âm Wade Giles, nhưng ‘Mao Ze Dong’ trong pinyin. Nhưng đối với người Hoa, không thành vấn đề bởi họ vẫn dùng hệ thống ‘nguyên tự’.
· Phân biệt giữa nguyên âm /U/ và /O/. Xin vào chi tiết như sau.

Một trong những kết luận quan trọng của loạt bài này: Đa số các ‘lộn xộn’ trong tiếng Việt đều phản ánh ‘lộn xộn’ tương tự trong tiếng Hoa. Thí dụ: Hoa cũng có lộn xộn giữa /W/: Wân (mây, quảng đông) và /Y/: Yun (mây, nhiều nơi khác). Cũng có lộn xộn giữa /J/: Jzuan Fen (duyên phận, Hải Nam) và /Y/: Yuan Fen (Bắc Kinh). Biến đổi theo vùng giữa âm /IU/: Andy Liu (Triều Châu, quan thoại) và /AU/: Andy Lau (Quảng Đông). Và có biến chuyển giữa âm /U/ và /O/: Họ ‘Tô’ quảng đông gọi ‘So’, quan thoại phát âm ‘Su’.

Âm /u/ và /o/ không có phân biệt trong môi trường Hán-Nôm. Thêm vài thí dụ:
· ‘Ông’ (Mr) xuất từ tiếng Quảng Đông: Yung, quan thoại đọc: Weng. ‘Yung’ quảng đông bị lột /Y/ thành: Ung. Ung => Ông, do phân biệt đặt ra bởi quốc ngữ [19].
· Sông: từ ‘thuần Nôm’ xuất phát từ tiếng Mă Lai: Sunga. Âm /u/ biến sang /ô/. Những hoán chuyển khác: tui => tôi; thối => thúi; rún => rốn; thụ => thọ (chịu) [13]; gong (quảng đông) => cung (cây cung); mooi (mũi - quảng đông) => mỗi; kung-fu (quảng đông) => công phu; kung => công (tác); v.v.. Đặc biệt:
· Vui= vui vẻ. Thời chữ Nôm, đọc: Byui. Nhưng /y/ bị loại bỏ ngay từ thời tự điển của Alexandre de Rhodes (1651): [Byui] => [Bui]. [Bui] lại biến chuyển qua lại với [Bôi], và tự điển chữ Nôm viết [Bui]= dựa theo âm và cách viết của [Bôi].
[Vui]= viết y theo [Bui]= [Khẩu] + [Bôi] (ư: miệng cười ‘bôi bẻ’ {vui vẻ}), hoặc:
[Bui]= [Tâm] + [Bôi] (ư: tâm hồn vui vẻ)
Hương Giang Thái Văn Kiểm [10] trong câu chuyện gốc tích ‘cầu Bông’, có ghi nhạc phụ vua Minh Mạng là Hồ văn Vui – cũng có tên khác: Hồ văn Bôi. Rất rơ: Thời đó, phát âm hăy c̣n theo dạng Nôm: Hồ văn Byui (hay Bui) và ‘Bui’ trong môi trường Nôm, không phân biệt với: ‘Bôi’.
· Tra một quyển tự điển chữ Nôm [4], ta thấy gần như tất cả các âm /u/ và /ô/ ưa biến chuyển qua lại và dựa vào nhau:
Cút = viết theo [Cốt], hoặc= [khẩu] + [cốt]
Cụt= [Nhục] + [Cốt]
Bu (mẹ)= [khẩu] + ½ [Bô] ; Bú= [Khẩu] + [Bố]
Lùng= [Tầm] + [Lộng]
Mụn= [Nhục] + [Môn]
Ngôi= [Mộc] + [Nguy]
Phui= [Khẩu] + [Phối]

Âm /o/ và /ô/ cũng vậy. Thường thường không, hoặc rất khó phân biệt dưới chế độ chữ Nôm: [toán cọng] & [toán cộng]. Tương tự, rất khó phân biệt [Nhứt] và [Nhất], [cày bừa] và [cầy bừa] trong thời chưa có quốc ngữ. Và khuynh hướng không phân biệt có thể kéo dài sau khi quốc ngữ đă hoàn toàn thay thế chữ Nôm.

7. Anh có thích ăn món rận bay không?

Bởi tiếng Quảng Đông xưa nay không có âm R, và người Quảng Đông có món Cơm Chiên vay mượn từ Yang Zhou (Dương Châu), họ thường bị người nước khác chế diễu, lộn xộn giữa phát âm /L/ và /R/: Do you like Flied Lice? Thật ra thay thế cho: Do you like Fried Rice? Anh có thích cơm chiên hay không? Fried Rice (cơm chiên) đọc méo mó thành Flied Lice – sai với cú pháp Anh ngữ - nhưng ai cũng có thể hiểu nôm na: Con rận bay! Đọc chế diễu thành: Anh thích ăn rận bay hay không?

Người Hongkong, hoặc những người Hoa ở Singapore, Mă Lai, đa số di dân từ Lưỡng Quảng thường có khuynh hướng nuốt âm /R/ của tiếng Anh và tống ra âm /L/: Right & Wrong, họ dễ đọc ra: Light & Long. Người Nhật cũng vậy. Mặc dù phiên âm romaji có âm /R/ nhưng âm /R/ đó có dụng ư thay cho /L/: Rai nen => Lai niên => năm tới. Tức người Nhật ưa ‘hợp tấu’ hai âm /L/ và /R/ thành một âm ở giữa.

Sở dĩ người Quảng Đông và Nhật vẫn c̣n lộn xộn giữa /L/ và /R/, nhất là những người có học, bởi họ sống dưới chế độ ‘song hành’ giữa chế độ chữ viết theo kiểu Hán tự, và phiên âm theo kiểu alphabet a-b-c. Phiên âm dùng a-b-c hoàn toàn mang tính cách phụ thuộc, thường dành cho ngườI nước ngoài. T́nh h́nh Việt Nam ngược lại: Người Việt dùng quốc ngữ một ngôn ngữ chính và duy nhất. Mặc dù trên lư thuyết quốc ngữ chỉ là một hệ thống phiên âm ngôn ngữ xưa của họ, tức chữ Nôm. Nhưng thật ra, và rất may, chỉ trừ trên dưới vài trăm người, 80 triệu người Việt không biết ǵ đến ‘tuồng chữ’ và phát âm Nôm.

Từ chỗ đó:
(a) Ít ai biết tiếng nước Nam ngày xưa không có âm /R/ - chỉ có âm gần giống /R/ như /J/ trong /jượu/ mà nhiều khu vực ở Trung Bộ vẫn phát âm /R/ như /J/. (Sẽ trở lại vấn đề này trong bài số 6).
(b) Người Việt xử dụng âm /R/ ‘rờ răng răng rụng rờ rốn rốn ra’ rất nhuần nhuyễn, ít khi lào nộn xộn với âm /L/ như Nhật với Hoa.
Như vậy:
Trước thời quốc ngữ đẩy chữ Nôm vào bóng tối, tiếng nước Nam chưa có âm R, hoặc TR. Phần lớn các âm /R/ ngày nay chính là âm /L/ thời chữ Nôm. Một phần khác, âm /R/ chính là âm quốc ngữ của /J/

· Dẫn chứng thứ 1: Tiếng Quảng Đông, có chung hồ sơ lí lịch với tiếng Việt cách đây vài ngàn năm, ngày nay vẫn chưa có âm R. Cách đây vài mươi năm, lúc Trung quốc chưa hùng mạnh (về kinh tế!) người nói tiếng Anh ưa chế diễu khi hỏi người Tàu - gốc Quảng Đông: Anh có thích ăn cơm chiên không? ‘Cơm chiên’ họ đọc, thay v́ Fried Rice, trại ra thành Fly Lice mang nghĩa con rận bay! Âm /R/ vắng bóng nên thường bị thế bằng âm /L/. Tiếng Nhật cũng vậy. Mặc dù ngày nay có âm /R/ nhưng vẫn thường nghe người Nhật ‘hợp tấu’ hai âm /L/ và /R/: rai-nen: lai niên: năm sau, họ thường phát âm Rai như Lai.
· Dẫn chứng thứ 2: Xem qua một quyển tự điển chữ Nôm, và cách viết một số từ ngày nay bắt đầu bằng R:
- Rừng= Sơn + Lăng (Rừng dựa vào âm L của Lăng – xưa đọc Lừng)
- Ra= La + Xuất (Ra ngày trước đọc La)
- Treo= Cụ + Liêu (xưa đọc Kleo – KLeo biến thành TReo)
- Trái= Ba + Lại= xưa đọc Blái
- Rủi (rủi ro)= Lỗi + Bất + Hạnh= xưa đọc Lủi (dựa âm L của Lỗi)
- Rượu= Khẩu + Lựu, hoặc Tửu + Lựu, xưa đọc Lựu
- Rổ= Trúc + Lỗ (Rổ xưa đọc Lỗ)
· Dẫn chứng thứ 3: Xin để ư đến từ ‘Tửu’ mang nghĩa ‘rượu’. Quan thoại đọc ‘jiu’. Quảng đông đọc ‘jâu’. Phúc Kiến: Tjiu.
Lột bỏ âm /j/ trong phát âm Phúc Kiến: /Tjiu/ => /Tiu/ => Tửu
Lột âm đầu /T/ trong tiếng Phúc Kiến: /Tjiu/ => /Jiu/ => /Jượu/ => Rượu.
Âm /R/ được quốc ngữ mang vào thay cho /J/
· Dẫn chứng thứ 4: Xem một quyển tự điển tiếng Mường [6]:
- tri huyện= tli wiễn (M)
- trùm ṣ= tlùm xó (M)
- trói= tlói
- kỉnh tlẳng= kính trắng

Như thế, rất rơ rệt, ngoài việc đưa âm /R/ vào thay thế cho:
- âm /L/ trong một loạt nhị phụ âm /TL/, /KL/, /BL/, …
- âm /J/ như trong /jâu/ = râu, hay /jiu/= rịu= rượu, sẽ phân tích trong bài 6.

Âm /R/ cũng được quốc ngữ đưa vào thay thế toàn diện cho âm một số các từ bắt đầu bằng âm /L/ trong tiếng Nôm. Thí dụ: La => Ra (đi ra), để phân biệt với La => La om x̣m, La hét.

8. Nhầm lẫn trong lúc chuyển hệ

Chuyển hệ từ Nôm sang quốc ngữ thật ra mang đầy đủ tính chất của một cuộc … cách mạng. Điển h́nh nhất, chuyển hệ xảy ra thật nhanh, và đến với khối quần chúng đông đảo, từ đầu đến cuối. Nhưng cũng bởi tính cách vội vă, nó kèm theo rất nhiều điểm sai trật, vẫn nằm im ĺm trong bóng tối. Thỉnh thoảng, chúng được phản ánh qua những điểm dễ nhầm, fallacy.

Trái với hiểu biết thông thường, chữ Nôm cho tới lúc bị khai tử bởi quốc ngữ, vẫn chưa được phát triển cho hoàn hảo – và chưa được định chế như một ngôn ngữ chính thức cho cả nước. Thường thường mỗi từ, trung b́nh có chừng 3 lối viết khác nhau. Có từ nhờ được dùng đến nhiều, hoặc có nhiều nghĩa khác nhau, có thể khoác lên đến 10 cách viết khác nhau. Thí dụ: ‘ngài’ chỉ ‘người’ và ‘con ngài’ tức con ‘tằm’, con ‘nhộng’. Nếu chỉ ‘người’, sẽ có bộ ‘nhân’ viết kèm phía trước. Nếu chỉ ‘con ngài’ sẽ viết chung với bộ ‘trùng’ chỉ ‘côn trùng’. Trong khi đó: quốc ngữ chỉ có một lối viết, dùng 4 chữ cái, ‘ngài’.

Cũng bởi chuyển hệ xảy ra quá nhanh, ở buổi ban đầu và măi măi về sau, không bao giờ nước Nam lại có thể có được đến 5 ngài vừa rành chữ Nôm, vừa rành chữ quốc ngữ, vừa rành tiếng Hoa với cách đọc của ngườI Hoa, cùng một lúc. Và dù có được những ngài uyên bác như thế đi nữa, phép thống kê và khoa học ngày nay cho thấy cơ hội để những ngài đó mang chuyên khoa về chuyển hệ, về kiểm soát từ lối đánh vần cho đến cách viết chữ Nôm và chữ quốc ngữ có thể xem như một số KHÔNG. Thí du sau đây sẽ cho thấy việc ghi lại một nguyên bản truyện Kiều, ngay cả bằng chữ Nôm, cũng mang nhiều lỗi lầm sai trật.

Trong phần đầu của Kiều, có:
Rằng năm Gia Tỉnh triều Minh
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Xin chú ư đến ‘vững vàng’ ghi trong nhiều bản chữ Nôm – thí dụ, bản của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim có đăng trong báo mạng ‘Nhân Ái’: perso.wanadoo.fr/charite:
[Vững] viết theo chữ Nôm: nhại theo âm ‘Hán Việt’= /Bẵng/
[Vàng] viết chữ Nôm= /Kim/ + /Hoàng/

Bởi [Vững] được viết theo âm Hán Việt /Bẵng/ => [Vững] theo bản Kiều đó, và rất nhiều bản Kiều khác, được phát âm theo Nôm như: /Byững/.
Trong khi [Vàng] viết bằng /Kim/ + /Hoàng/ lại nhại theo âm /Hoàng/ tức /Wang/. Có nghĩa: [Vàng] viết và phát âm theo Nôm như /Wàng/.

‘Vững vàng’, viết theo chữ Nôm trong các bản Kiều lưu hành, sẽ được phát âm (theo Nôm) như: /Byững wàng/ => một chuyện rất khó tin, được viết bởi Nguyễn Du. Rất dễ đồng ư: Hoặc /byững byàng/ hoặc /wững wàng/ chứ không thể /byững wàng/ được. BởI đọc /byững wàng/ dễ bị… trẹo lưỡi.

Tra một quyển từ điển chữ Nôm [4], ta thấy [Vững] chỉ có vài ba cách viết, và tất cả đều dùng âm /B/ ở đầu. Có thể giải thích: người soạn tự điển thường chỉ truy tầm [vững] từ các văn bản chữ Nôm có sẵn. Có thể [vững] ít khi được dùng đến. Hoặc như trong trường hợp ‘Kiều’ và rất nhiều văn bản cùng chung cảnh ngộ: Những bản Nôm này được soạn lại cuối thế kỷ 19 hoặc sang thế kỷ 20, tức sau khi quốc ngữ đă hoàn toàn lật đổ chữ Nôm. Hiểu biết về chữ Nôm của các nhà Nho nhà Nôm đáng kính đă bị ‘vẩn đục’ bởi quốc ngữ. Bởi họ học tiếng Nôm qua môi trường quốc ngữ.

[Vàng] có chừng 10 cách viết khác nhau, trong đó có chừng 4 cách bắt đầu bằng âm /B/, nhưng đa số dùng âm /W/. Y như trong tiếng Mường ngày nay:
wàng dá= vàng giả; wàng để= hoàng đế; wàng pac= vàng bạc; wàng= màu vàng,…

Vậy âm cũ của [vàng] trong ‘vững vàng’ thiên về [wàng].

Thế c̣n [vững] th́ sao? Tự điển Mường [6] cho biết cách phát âm người Mường: /Vững/ thiên về /W/.

Và tiếng Hán ra sao? Quan thoại: /Wen/; Quảng Đông: /Wan/; Hải Nam: /Uong/; Chiết Giang: /Ung/; Triều Châu: /Un/

Tức [Vững] ngày trước phải được phát âm [Wững], chứ khó có thể /Byững/ như trong bản chữ Nôm của ‘Kiều’ thường ghi:
Bốn phương phẳng lặng hai kinh wững wàng.

Và những bản Nôm của Kiều đă ghi chép nhầm ở đâu đó, đă nhiều năm rồi, không ai hay biết.

9. I-ngắn và Y-dài

Vấn đề I-ngắn / Y-dài trông đơn giản nhưng đă từng làm tốn bao nhiêu giấy mực của những nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ học, Nôm-na học, v.v.

Và qua loạt bài này chúng ta sẽ thấy, ‘vấn đề i-ngắn / y-dài’ có thể được xem như một hội chứng nhỏ hoá to, đă che khuất được những vấn đề trầm trọng nằm ở nền tảng và lư thuyết cơ bản của ‘việc thay thế chữ Nôm bởi quốc ngữ.’
Phân tích về i-ngắn / y-dài có thể t́m thấy trong ‘Tiếng Việt tuyệt vời’ [8]. Về một giải pháp hoàn toàn thay thế hết các Y-dài bằng i-ngắn, xem [12] hoặc các bài về ngôn ngữ học tại báo mạng “talawas.org”.

Xin tóm tắt ghi chú [12]: Muốn thay thế toàn diện y-dài bằng i-ngắn, ta đánh dấu trên chữ I, thường nằm cuối từ:

Thùy => thú Thủy => thuỉ Thấy => thâÍ

Hoặc thay Y-dài bằng hai chữ I viết kế tiếp nhau: thay thế => thaii thế
(Giải pháp dùng 2-i cho 1-y vẫn có thể t́m thấy trong tiếng Mỹ: Hawaii => Hạ Uy Di)

Tại Việt Nam hiện nay, có khuynh hướng đánh dấu trên Y. Điều này không cần thiết, bởi Y-dài được dùng đến, như chi tiết phía sau, trên nguyên thủy và theo thiển ư, là để luật đánh dấu vẫn được giữ nguyên: ‘Thủy’, ‘Thùy’ đánh dấu trên U chứ không trên Y. Trên Y không cần thiết. Bởi đánh dấu trên âm U đi trước được dựa trên tác động của Y-dài. Nếu đánh trên Y, lập tức có thể thay Y bằng I. Đánh dấu ngay trên i-ngắn hay y-dài thường cho ra âm gần gần giống nhau. Trở lại cái ṿng lẩn quẩn: giữ Y hay không?

Vấn đề y-dài trong âm /yờ/ với phiên âm quốc tế /j/ chính là vấn đề quan trọng của kư âm quốc ngữ, sẽ được bàn đến trong khuôn khổ âm /Yờ/ trong bài số 6.

Trong bài này, chúng ta thử đặt một giả thuyết cho y-dài như sau:
Cũng như V, rồi N & L, và R & TR, âm Y-dài trong ‘Thủy’ hoàn toàn chưa ‘rơ nét’ trong thời chữ Nôm. Chính quốc ngữ đă giới thiệu chữ và âm Y-dài để phân biệt một số từ đồng âm nhưng dị nghĩa với nhau.
Dẫn chứng 1:
Xem qua tiếng Mường:
thiền chài (M)= thuyền chài (V) [14]
chiền (M)= truyền (V)= chuyền (Ví dụ: chiền bả= truyền bá; pỏng chiền= bóng chuyền)
Tức ở thời chữ Nôm, rất có thể tiền nhân phát âm /truyền/ như /chiền/, không cần âm /y/.

Và đầy dẫy trong pinyin của quanthoại:
cui lu se (txúi lú xớ)= thúY lục sắc: màu xanh lục cẩm thạch
xun lian= huấn luYện (quan thoại không cần Y-dài)
bian chui= biên thùy
feng shui= phong thủy
cheng lei= thành lủy

Dẫn chứng 2:
Tra một quyển tự điển chữ Nôm [18]:
xiềng = xuYên + Kim, xiềng âm /I/ viết dựa theo xuYên, âm /Y/, theo quốc ngữ.

Ở mặt ‘ngôn ngữ’, Y-dài có thể hành sự như một phụ âm: Yêu, yên chí, yêm bác. Nhưng phát âm cổ của phụ âm này – như sẽ thấy phiá dưới – không hoàn toàn giống như phụ âm /Y/ của quan thoại, tiếng Nhật, hay của tiếng Anh. Quan thoại: Yao qiu (yêu cầu), yan bo (yêm bác, tức: uyên bác), Yang Gui Fei (Dương Quí Phi), yin & yang (âm dương),… Nhật ngữ: Yamamoto, Yamaha. Anh ngữ: Yesterday, you, yell.

Và cũng như một nguyên âm: Mỹ miều, trưởng ty, … không khác mấy với nguyên âm /i/: trồng cây si, lông mi, … Anh ngữ: my book, probably,…
Nhưng khi /y/ vẫn một nguyên âm, nhưng lại âm thứ nh́ của một nhị âm (dipthong): tay trắng tay, thay thế, mấp máy, tác dụng của /Y/ giống như hai lần âm /i/, tức /ii/. Nó kéo dài âm cuối /i/ hơn ra và ‘trói’ âm trước lại: /Thủy/ khác với /thủi/. /Thúy/ dài hơi /i/ hơn: /Thúi/. Và như vậy nếu thaii thế Y-dài trong nhị âm bằng i-ngắn, ta chỉ thay thế được khi từ đó mang dấu và dấu được đánh trên i-ngắn, đọc nhanh:

ThuÍ, Thù Mị, Tù nghi, …

Bởi thật ra ‘i-ngắn có dấu’ ở phía trên, lại mang một âm /i/ dài hơn ‘/i/-không-dấu’. /̀/ dài hơi /i/ hơn /I/.

Y-dài dùng như một phụ âm đứng đầu từ: Như sẽ thấy trong bài số 6, và nếu tạm xem phụ âm /Y/ như kéo dài tương đương với hai âm /i/ (tức /ii/), âm /Y/ dùng như phụ âm bị ảnh hưởng của phát âm Phúc Kiến, mang tác động như một đơn vị của nguyên âm /i/, hay nhiều nhất một rưởi (1.5) âm /i/. Tức /y/ mang phát âm /I/ như trong: Iêu, Iếm thế, Iên phận, … khi viết như: Yêu, yếm thế, yên phận,…

Thí dụ: âm Phúc Kiến của ‘dơng’ (dũng) là => /‘iong/ như trong nhiều sách giáo khoa, chứ không phải /yong/. /’i/ chứ không phải /y/. Phúc kiến ghi phiên âm của [yau ḱu] là /Iau ḱu/. Nhấn mạnh: /Iau/ chứ không phải /yau/. [Iau ḱu] là lối phát âm Phúc Kiến tương đương với [yêu cầu] trong tiếng Việt. Việt đọc /Iêu cầu/, với âm đầu /i/-ngắn, y như kiểu Phúc Kiến. (Xem [16] [17] & [18]).

Đặc biệt một phát hiện t́nh cờ nhưng rất quan trọng của loạt bài này: Phát âm Quảng Đông ở đầu thế kỷ 20 hăy c̣n rất giống kiểu Phúc Kiến và An Nam. Nhất là khi tiếng Việt dùng /y/ như phụ âm đứng ở đầu từ. Chi tiết về biến đổi phát âm Quảng Đông sẽ được tŕnh bày trong các bài sau.

Tiếng quan thoại cũng vậy. Trước thời pinyin (tức phiên âm dùng a-b-c) ra đời, quan thoại dùng phiên âm theo kiểu Taiwan hay hiragana của Nhật. Tức phiên âm toàn bộ chữ Hán bằng cách ráp vần trên dưới 30 nét chữ thật đơn giản tương đương với a-b-c và các âm kép như /SH/, /CH/, v.v. Đến lúc pinyin ra đời pinyin đặc biệt nhấn mạnh dùng /Y/ thay cho các phiên âm xưa bắt đầu bằng /ie/, thí dụ: /ye/ (dạ= ban đêm) thay cho /ie/. Và /w/ được khuyến cáo thay cho /uo/: Wo (ốc= đất có nước), thay thế pinyin cho: /uo/ [24].

10. Một vấn đề hết sức phức tạp

Nhưng thật ra vần đề y-dài & i-ngắn từ lâu vẫn che đậy những vấn đề thật sự hết sức phức tạp và khó khăn của quốc ngữ. Lướt qua và loại bỏ âm /y/ nho nhỏ của rất nhiều cách phát âm trong thời chữ Nôm. Chi tiết của biến chuyển này sẽ được tŕnh bày chi tiết hơn trong bài thứ 6: ‘Khứ niên kim nhật thử môn trung’.

Chỉ xin tóm tắt ở đây:

(A) Ya Krum là miền quê hương cát trắng…

Ya Krum chính là tên gọi nguyên thủy của thành phố Nha Trang. Ya Krum có nghĩa ‘sông Lau’ hay ‘sông Tre’ [10]. Ya = sông hay suối & Krum= cây Tre hay Lau. Ya => Nha. Krum => Trang.

Để ư quốc ngữ ưa cho /Y/ => /NH/. Ya => Nha.
Rất có thể âm địa phương thời xưa có lẽ /Ny/ chứ không đơn thuần /Y/. Nya => Nha. ‘Nya’ dễ tiến đến ‘Nha’ hơn. Màu nâu (brown) xuất phát từ tiếng Miến Điện: [Nyou], lại bị lột /y/ thành /Nou/ hay /Nâu/.

Thông thường đối với tiếng Hán (xem bài 6), khi cả hai âm quan thoại và quảng đông đều bắt đầu bằng /Y/, tiếng Việt tương đương sẽ bắt đầu bằng /D/:

Yang Guo (qt) => Yeung Kwa (qđ) => Dương Qua
Ye (qt) => Yê (qđ) => Dạ (V): đêm
You (qt) => Yàu (qđ) => dầu (V): oil
Yi (qt) => Yik (qđ) => Dịch (V): dịch thuật, phiên dịch

Nhưng nếu một trong hai âm, quan thoại hoặc quảng đông, không dùng /Y/ lập tức âm Việt cũng sẽ không dùng /D/:
Ya (qt) => Ngạp (qđ) => Áp (V): con vịt {Phúc Kiến cũng lột âm /Y/: Ak} [20].
Ya (qt) => Nga (qđ) => Nha (V): răng –> nha sĩ
He (qt) => Yâm (qđ) => Nhẩm (V): uống => nhẩm chà
Ren (qt) => Yâhn (qđ) => Nhân (V): ngườI
Rou (qt) => Yuk (qđ) => Nhục (V): thịt
Ruan (qt) => Yuen (qđ) => Wăn (phúc kiến) => Nguyễn (V): họ Guyon

Thỉnh thoảng vẫn có ngoại lệ, do ảnh hưởng phát âm Phúc Kiến:
Yin (qt) => Yâm (qđ) => Âm (V): âm dương (Khuynh hướng Phúc Kiến: lột /y/)
You (qt) => Yau (qđ) => Âu (V): âu lo (Phúc Kiến: lột âm /y/)
Yuan (qt) => Yuen (qđ) => viên (V): công viên } Phúc Kiến dung âm /W/
Yue (qt) => Yuet (qđ) => vượt (V): vượt qua } “ “
Yuan (qt) => Yuen (qđ) => nguyên (V): gốc, yuan-ben: nguyên bản

Như vậy dùng âm /Y/ của quan thoại làm cái mốc để qui định âm tương đương trong tiếng Việt, nhất là các âm /D/ hoặc /NH/, sẽ không đơn giản như 1 với 1 là 2. Nói một cách khác, âm /Y/ của quan thoại (hay quảng đông) chuyển sang tiếng Việt bằng nhiều ngă. Thông thường nhất là /D/ (Yang => Dương). Nhưng cũng có thể:

- Chuyển sang nguyên âm, lột /Y/: Yin => Âm (Yin Yang: Âm Dương)
- Chuyển sang âm /NG/: Yuan => Nguyên
- Chuyển sang /NH/: Yuk (qđ) => Nhục: thịt
- Chuyển sang /V/, tức /W/ theo kiểu Phúc Kiến: Yue => Việt
- ….

(B) Quốc ngữ có khuynh hướng cắt bớt âm /y/

Quốc ngữ đă loại bỏ /y/ trong rất nhiều âm đi theo 1 phụ âm khác:
· /By/ => ông byua. Âm /y/ bị loại bỏ sớm nhất. Tự điển Alexandre de Rhodes (1651) ghi [Bua] chính từ ngày nay ta đọc và viết [Vua]. Người sau tiếp nối và bỏ đi /y/ trong ‘Bưu Điện’ khiến không ai ngờ chúng xuất phát từ /Byiu dian/ của tiếng Phúc Kiến: Phúc kiến có âm /y/.
· /My/ => /M/ hoặc /D/. Thật ra phải /My/. Thí dụ Mặt <= xuất phát từ [Mian] quan thoại, hay [Miện] hải nam. Đọc đúng [Myan] hay [Myiện]. Quốc ngữ bỏ /y/ thành: Miện => Mặt. Hoặc bỏ /M/ thành ra /Yiện/ hay [Diện]. Thí dụ khác: Nước Myanmar (tức Burma cũ) ngày trước gọi ‘Miến Điện’ hay ‘Diến Điện’: Gộp Miến và Diến với nhau: Mdiến Điện => Myanmar. Thí dụ nữa: Ḿnh => tiếng Mường: Miềnh. /Miềnh/ dài hơn /Ḿnh/ và có âm /y/ nho nhỏ.
· /Ny/ => hoặc lột /y/, hoặc lột /N/. Thí dụ: màu nâu, xuất phát từ tiếng Miến Điện: Nyou => lột /y/ => Nou => nâu. Nyor, tiếng Mă Lai= Dừa, coconut. Người Hải Nam có khuynh hướng thay âm /Y/ quan thoại thành /Jz/: Yuan fen: Duyên phận => Jzuan fen, nhưng vẫn giữ vững âm /Y/ cho coconut: /Ye/
· /Dy/ => /Dy/ đọc nhanh sẽ tiến về /Dj/ thường hiểu và viết /Dz/. Nhưng quốc ngữ chỉ cho biết có chữ cái /D/ mà thôi. Tức nhiều từ đáng lẽ phát âm /Dj/ hay /Dz/ (như con Djê) chỉ được viết như /D/: con Dê.
· /Ty/: Tương tự tiếng Nôm và Mường ưa có khuynh hướng thêm /y/ vào /T/ cho ra /Ty/, rồi /Tj/ nếu đọc nhanh. Thí dụ: Tjiu, chính âm tiếng Hán nguyên thủy ở An Nam, chỉ ‘rượu’. Lột /T/ ta có /Jiu/ => /riu/ => /rượu/ và nhớ /J/ chính là âm cũ của /R/ như nhiều nơi Trung Bộ c̣n giữ. Nhưng nếu lột /j/ trong ‘Tjiu’ => ta sẽ có /Tiu/ => Tửu. ‘Rượu’ và ‘Tửu’ đều là từ …gốc Hán.
· Để ư biến hoán chuyển qua lại giữa âm /T/ và /D/ như tiếng Tàu, phiên âm: Teng Hsiao Ping = Deng Xiao Ping, /D/ thay /T/ nhưng thật ra phát âm người Hoa, nằm giữa /T/ và /D/. ‘Đường’ (sugar) người Hoa đọc /Tăng/. Nếu thêm /y/ sau /T/ => /Tyăng/ => /tiăng/ => rất dễ tiến đến âm /tường/ => /đường/.

Thế dụng ư của các Thầy đối với âm /D/ và phụ âm /Y/ ra sao? Cũng một đường lối dung hoà các âm hỗn tạp trên toàn cơi nước Nam:
(a) Trước hết âm /D/ như trong Dương Quí Phi, Hoàng Dung, dinh dưỡng, v.v. dùng như phụ âm /Y/ quốc tế: trái yừa, Yang Quí Phi,…

(b) Âm /D/ chính thức được dùng thay cho phụ âm /Dj/ tức /Dz/ cho hai nhóm từ:
· Nhóm thứ nhất chính nhóm từ bản địa của khối ngôn ngữ Nam Á: Djakarta (tên cũ của Jakarta - thủ đô In-đô-nê –xia), Djiring (thời 1960’s được đổi thành Di-Linh), Tje (tiếng Miến Điện: ngôi sao), và rất nhiều từ … thuần Nôm như: Djĩa cơm gà Hải Nam (bài 2), và rất nhiều từ lưng khừng giữa /Đ/ và /D/. Thí dụ: Mường: đéo => Việt: dẻo => quốc ngữ: djẻo hay dzẻo. Đoc (M) => dọc (V) => phát âm /Djọc/. Địp (M)= Dịp (V) => Djịp.
· Nhóm thứ hai: Một nhóm các từ ngày trước thường theo kiểu phát âm Hoa lục địa tức dùng phụ âm /Y/. Nhưng, biến chuyển chính trị 1644 lúc Măn Thanh lật đổ nhà Minh, chiếm Trung quốc, đă gây ra hàng chục ngàn người từ lục địa tràn sang xin tỵ nạn ở nước An-Nam. Quan trọng nhất và khá đông đảo trong nhóm này chính là người Hải Nam. Người Hải Nam có khuynh hướng phát âm các âm bắt đầu bằng /Y/ của quan thoại, quảng đông, v.v. thành âm /Jz/. Thí dụ:
Do Thái= You tai (qt) => Jziu Hai. Duyên phận= Yuan fen (qt) => Jzuan fen
Dư luận= Yu lun (qt) => Jzi Lun. Dưỡng dục= Yang yu (qt) => Jiang jấp.
Việc hội nhập của cộng đồng Hải Nam trên toàn cơi nước Nam đă gây nên việc
truyền bá âm /Jz/ tức âm /Dj/ hay /Dz/ của tiếng Việt. Ảnh hưởng phát âm /Jz/ của
ngườI Hải Nam, do đó khiến số người dùng /Dj/ (/Dz/) gia tăng mănh liệt ở Bắc Hà.

(c) Nhưng điểm quan trọng của bất cứ ngôn ngữ nào đối với cộng đồng hay khu vực là tính nhất quán của nó. Tính thuần nhất. Tức người xử dụng khi gặp phải một thứ chữ, một thứ đánh vần sẽ luôn luôn giữ 1 cách phát âm cho chữ đó. Nói một cách khác: Dù các Thầy có dụng ư /D/ phát âm khi th́ /Y/ khi th́ /Dj/, nhưng người xử dụng chỉ chọn được 1 trong hai. Phía Bắc chọn /Dj/ mặc dù tiền nhân có thể phát âm hai cách. Và phía Nam đă chọn /Y/. Cũng như /V/ phía Bắc đọc /V/, trong khi phía Nam đọc /By/. Và tiền nhân không đọc /V/ và chỉ phát âm: khi /W/: con Woi, khi /By/: ông Byua.

(d) Bằng chứng cho cách phát âm /Dj/ vẫn có thể t́m thấy ở phía Nam:
· Thị xă Djiring ở cao nguyên Trung phần, thời thập niên 60’s được đổi thành Di-Linh. Rơ ràng Djiring mang âm /Dj/.
· Huỳnh Ái Tông [7] có trích dẫn một đoạn ngắn trong báo ‘Thông Loại Khóa Tŕnh’ xuất bản năm 1888 tại Sàig̣n. Báo có đóng góp thường xuyên của Trương Vĩnh Kư và Trương Minh Kư. Đoạn về dạy tiếng Phangsa tức tiếng ‘Tây’:
Bonjour Monsieur (Bongdur mơxơ)= chào ông
Bonjour Madame (Bongdur madăm)= chào bà
Bonjour Mademoiselle (Bongdur madơmoaxel)= chào cô
Où allez-vous? (u alê vú)= anh đi đâu?
Je vais me promener (dờ ve mơ promơnê)= tôi đi dạo.

Chỉ chừng 5 ḍng ngắn ngủi ở trên của tờ ‘Thông Loại Khóa Tŕnh’ (1888) chúng ta có thể thấy những ǵ?

Chúng ta có thể thấy những điểm khá quan trọng cho việc giải lư về phân cực phát âm:

(i) Người xử dụng vẫn chưa quen thuộc âm /R/: ‘Francais’ được phiên âm: Phangsa, chứ không phải ‘PhRang-sa’.
(ii) Chữ /d/ quốc ngữ dùng rất ‘thoải mái’: Thay thế cho /đ/: ‘anh đi đâu’, trong phiên âm tiếng ‘Tây’: madăm và madơmoaxel. Và… cũng phiên âm cho /J/ trong [Je vais me promener] => [Dờ ve mơ promơnê] => Je= Dờ. Và [Bonjour]= /Bongdur/. Tức chính Trương Vĩnh kư (hay Trương Minh Kư) cũng phát âm kiểu … ‘Tonkin’ (‘Bắc Kỳ’) cho /D/, y hệt như /Dj/ ngày nay. Tức rất có thể âm /Dj/ chính là một âm nguyên thủy Nôm, Nôm bản địa vùng Nam Á, Nôm… chay!
(iii) Chữ /V/ cũng được dùng thoải mái: Âm /V/ của chữ Tây, chứ không phải /By/ tiếng Việt. Tức giống như giả thuyết ở đây: Thuở ban đầu âm /V/ đưa ra thay thế một lượt cho hai âm /W/ (con Woi) và /By/ (ông Byua). Nhưng dần dà bị sức ép của luật nhất quán, bắt buộc người xử dụng phải chọn một trong hai: Phía nam chọn /By/ luôn và phía Bắc chọn /V/. Trường hợp /D/ thay thế cho /Y/ và /Dj/ (tức /Dz/) cũng y hệt như vậy.
(iv) Chữ [V] ở đây dùng phiên âm cho [V]-tây: ‘Dờ ve = Je vais’ cho thấy [V] có thể dùng như một âm trung hoà, chính giữa [B] (ông Bua) và [V] (con voi). Phát âm nằm ở giữa. Y hệt như /D/ nằm giữa /Y/ và /Dj/.
(v) Tuy nhiên ta để ư có một nhóm chứng nhân quan trọng: Nhóm người Mường ở phía Bắc.
Người Mường có lẽ giữ vững phát âm xưa cũ, bởi tiếng nói của họ chưa hoàn toàn được alfabê-hoá (kư âm theo a-b-c), tức kư âm theo kiểu tiếng Việt:
- Đối với âm quốc ngữ /V/: Họ chưa wàn toàn dùng hết chữ /V/.
- Một số từ họ vẫn phát âm với /W/: con Way (voi), wẽ chiễn (vẽ chuyện), wần ương câl (vườn ươm cây), win cở (vin cớ),…
- Một số từ khác họ vẫn duy tŕ âm /By/ như xưa, mặc dù hiện đang biến từ từ sang /V/: bà Byợ, byong (vong), ảo byóc= áo vóc, byô= vô, mặc bừa= mặc vừa,…
- Đối với âm quốc ngữ /D/, đa số họ phát âm /Dj/ như phía Bắc. Một phần có thể bị ảnh hưởng phát âm /Jz/ của dân Hải nam bắt đầu vào cuối thế kỷ 17. Nhưng chắc chắn họ không hoàn toàn loại bỏ âm /Y/, như ‘trái dừa’ => âm /yừa/.
- Đối với các loại phát âm phân cực (/By/ và /V/ & /D/ và /Dj/), người Mường chia xẻ với phát âm phía Bắc lẫn phía Nam.
(vi) Trở lại 5 ḍng ngắn ngủi từ báo ‘Thông Loại Khóa Tŕnh’ (1888), và để ư các chi tiết sau từ các quyển sách sử Việt: 1/. Với hoà ước Nhâm Tuất (1862) nước Nam nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông: Biên Hoà, Gia Định và Định Tường. 2/. Năm 1863 thiếu tướng De la Grandière sang thay tướng Bonard. Việc đầu tiên của De La Grandière là xếp đặt cách cai trị, định thuế má, và mở lớp dạy tiếng Pháp và chữ quốc ngữ [22]. 3/. Năm 1865, tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ra đời, mang tên Gia Định báo. 4/. Năm 1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ: Vĩnh Long, An giang và Hà tiên. 5/. Hoà ước Patenôtre kư kết năm Giáp Thân (1884) chính thức đưa toàn cơi nước Đại Nam vào ṿng đô hộ của Pháp, mặc dù trên giấy tờ mang danh nghĩa thuộc địa (Nam kỳ) và bảo hộ (Trung kỳ và Bắc Kỳ).
(vii) Cũng xin để ư: tờ báo ‘Thông Loại Khóa Tŕnh’ xuất bản năm 1888, tức 4 năm sau khi nước Nam rơi vào ṿng đô hộ của Pháp. Nhưng tờ báo đó cho thấy: /D/ có thể dùng để phiên âm cho /J/ tức rất, rất có thể Trương Vĩnh Kư hay Trương Minh Kư và toàn thể dân phiá Nam hoặc phía Bắc biết rất rơ chữ [D] có thể phiên âm cho /J/ tiếng Tây. Hay [D] có phát âm /Dj/ (tức /Dz/). Tức người phía Nam trong cuối thế kỷ 19 có thể phát âm những từ bắt đầu bằng [D]: [dân tộc], [dũng mănh], [duyên dáng] bằng /djân tộc/, /djũng mănh/, /djuyên djáng/ y hệt như người phía Bắc hiện nay. Và cũng rất có thể, người Nam Bộ, tiêu biểu qua Trương Vĩnh Kư (hay Trương Minh Kư), tác giả mấy câu dạy ‘Phangsa’ ở trên, cũng phát âm /V/ đứng chính giữa /Vy/ (tức /Vờyờ/) và /By/ (tức /Bờyờ/).
(viii) Nói một cách khác, nếu đưa 5 ḍng tiếng Tây đó cho một người sinh trưởng và học tiếng Pháp ở phía Bắc ngày nay, và nhờ họ ghi kư âm bằng tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy rất có thể kư âm họ sẽ không khác với lối kư âm của Trương Vĩnh Kư (hay Trương Minh Kư) bao nhiêu (thí dụ: Bonjour => Bongdur).
(ix) Như vậy câu hỏi c̣n lại sẽ là: V́ đâu chỉ trong khoảng 30-40 năm ngắn ngủi, tức đến khoảng năm 1930, người phía Bắc hoàn toàn thay lối phát âm cho [D] bằng /Dj/ (hay /Dz/), và người phía Nam đọc /Y/ cho tất cả âm quốc ngữ bắt đầu bằng [D]? Có phải chăng đă có một tác động nào đó của giới cầm quyền người Pháp? Lại rơi vào cái ṿng thuyết ‘mưu toán’ – conspiracy theory - mất rồi.

11. Quốc ngữ với người mù chữ

Một trong những kết luận căn bản thường t́m thấy ở các sách giáo khoa về ‘Ngôn ngữ học’ là: Việc thu nhận một ngôn ngữ đối với trẻ thơ hoàn toàn không dựa trên trí thông minh. Tức, không có sự khác biệt trong việc hấp thụ ngôn ngữ, giữa một thiên tài và một người thiếu thông minh hay khôn ngoan, sau này [23]. Nói một cách khác, một thiên tài như nhà bác học Einstein lúc c̣n nhỏ đă học, và tiếp nhận tiếng Đức y hệt như một đứa bé sau này lớn lên làm người quét dọn trường học, hay một người phu khuân vác ở bến tàu. Hoặc không có sự liên hệ giữa trí thông minh và tính phức tạp ngôn ngữ mẹ đẻ: người Tàu hoặc người Nhật có ngôn ngữ khó hơn tiếng Anh dùng tại Canada, không nhất thiết được thông minh và giỏi hơn người Canada. Tiếng Nga, như tiếng Đức, phân chia động từ và ngôi thứ phức tạp hơn tiếng Anh tiếng Pháp rất nhiều – cũng không có nghĩa người Nga đă đoạt nhiều giải thưởng quốc tế về khoa học hay nghệ thuật, âm nhạc, hơn người Anh, người Pháp.

T́nh h́nh truyền bá chữ quốc ngữ tại nước An Nam trong thế kỷ đầu cũng giống như dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ thơ. Thầy dạy sao, học tṛ hấp thụ như vậy. Bởi từ trong tiềm thức sâu xa, những người học tṛ đó lần đầu được giới thiệu với cách kư âm của tiếng nói. Lần đầu cho cả dân tộc, họ được biết đến a-b-c và cách ráp vần. Như vậy, được dạy dỗ ra sao, họ sẽ tuân chỉ thi hành như vậy. Cộng vào đó một truyền thống có từ ngàn đời: Quân sư phụ, ngôi thứ rất phân minh. Và một nền giáo dục nổi tiếng chuyên khoa về …từ chương.

Như vậy, không thế nào tránh được lối hiểu biết “B chỉ là B, không cần biết dạng cũ của B là cái quái ǵ.” dễ được truyền tụng từ đời này sang đời khác.

Qua phân tích ở phía trên, chúng ta cũng thấy được:

(i) Lộn xộn Chu & Châu thành ra Châu & Chu là một lộn xộn bắt nguồn từ hội chứng ‘kị huư’ cộng với việc thiếu so sánh với cách phát âm Hán ngữ của chính người Hoa. Điểm đáng nhớ các tiền nhân đầu thế kỷ 20 đă học tiếng Hán, qua môi trường quốc ngữ. Lúc đó chưa có pinyin của quan thoại. Và chỉ mới bắt đầu có hệ thống phiên âm Wade-Giles.
(ii) Nhầm lẫn kiểu: bổ xung hay bổ sung chỉ là điểm thiếu hoàn bị của quốc ngữ. Bằng hai lẽ: Thứ nhất, dân bản địa trước đó không phân biệt âm X và S. Tiếng Tây cũng không phân biệt X và S. Tiếng Tàu, đặc biệt Quảng Đông, cũng vậy. Thứ hai, muốn dễ phân biệt đáng lẽ dùng /SH/ như tiếng Anh: [shall]. [share], hay /SH/ như quan thoạI: [Shou= Thọ], [She= xà, rắn]. Nhưng các Thầy có vẻ bị yị ứng với âm /SH/ hay bất cứ âm ǵ giống tiếng Ăng-Lê: /Y/, /J/, /W/, /Z/.
(iii) Nhầm lẫn: Anh nàam ǵ xế? chỉ là nhầm lẫn v́ Thầy bị bệnh hay lớp học bị hủy bỏ, hoặc gián đoạn sao đó. Để phần thực tập hay thực hành các âm này không được thực hiện đến nơi đến chốn trong thời buổi ban đầu ở một vài khu vực.
(iv) Biến chuyển Tôi/ Tui, rồi Cộng/ Cọng, Nhất/ Nhứt là những biến chuyển tất yếu, chứ không phải phương ngữ, khi chuyển hệ từ dạng ‘nguyên tự’ kiểu chữ Nôm-Hán, sang dạng a-b-c. Trong môi trường chỉ xài nguyên tự như tiếng Hán hay tiếng Nhật, biến chuyển phát âm - kiểu Tôi & Tui - là một việc rất b́nh thường.
(v) Biến chuyển gây ra bởi âm /Y/, hay thiếu thốn âm /Y/, mới thật gay go. Nó chính là điểm nóng trong suốt loạt bài này. Thí dụ:
- Âm cũ: /W/ (woi) và By (byua) => bị quốc ngữ biến thành /V/: voi và vua. Phiá Nam đọc cả hai với âm /By/: Byoi và Byua. Phía Bắc đọc cả hai như: Vua và voi. Người Mường giữ kiểu xưa: Way và Bua. Phức tạp ở chỗ: Ngay từ đầu quốc ngữ đă lột /y/: ông Bua. RồI cho âm /B/ triệt tiêu luôn => Vua.
- Nhiều âm ghi sai bằng /B/: Thí dụ. Bưu Điện (post) => Bưu bỏ mất âm /y/ thiết yếu của chữ Hán: Byou dian.
- Âm cũ: /Y/ (Yiang Quí Phi) và /Dj/ (Djĩa cơm) => âm mới: /D/ và /Dj/. Phía Nam chọn /Y/ cho /D/ và /Dj/, do tác động quốc ngữ chứ không phải trước đó họ không biết đến /Dj/. Phía Bắc chọn /Dj/ cho cả hai thứ. Người Mường có vẻ vẫn giữ hai thứ nhưng khó phân biệt và đang chuyển hết sang /Dj/.
- Một số từ hiện nay bắt đầu bằng /M/ ngày xưa có kèm theo /y/: Myềng (tiếng Mường)= Ḿnh (V). Quốc ngữ bỏ /y/
- Tương tự với âm /N/: tiếng Miến Điện và có thể âm Việt xưa: /Nyou/ => bỏ /y/ => Nou => Nâu (màu nâu).

Bởi tầm quan trọng, vấn đề âm /Y/ sẽ được trở lại trong một bài khác.

Tóm lại, mặc dù tiền nhân chỉ học được ‘B là B, không cần biết dạng cũ của B là ǵ’. Nhưng nếu để ư:
(i) Chữ Nôm và phát âm Nôm chứa rất nhiều cảnh ‘đồng âm dị nghĩa’
(ii) Các từ gốc Hán lâm vào t́nh trạng hỗn độn bởi có nhiều di dân từ Trung quốc qua nhiều thời đại khác nhau (như sẽ thấy trong bài 2, 3 & 5, 6), xuất phát từ nhiều tỉnh khác nhau bên Tàu. Mỗi nơi phát âm một kiểu.
(iii) Lẫn lộn vào đó, những từ xuất phát từ bên Tàu thông thường thuộc các nhóm Hoa Nam, đặc biệt Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam. Những nhóm này thật ra cũng lại cùng gốc ‘Bách Việt’ với nước Nam. Từ vựng, nhất là Phúc Kiến - Triều Châu, rất giống những từ ‘thuần Nôm’ (bài số 6).
(iv) Phát âm quan thoại thuộc Hán tộc chính gốc, lại khác với phát âm của nhiều nhóm Hoa Nam, tức Bách Việt cũ.

Chúng ta sẽ thấy, muốn quốc-ngữ-hoá tiếng nước Nam cho thật nhanh và hữu hiệu, chữ quốc ngữ đến được với đa số quần chúng, chỉ có một cách và một cách duy nhất. Đó là phải quên đi, ít nhất trong một trăm năm đầu, dạng cũ của B là A, và chỉ nên biết B chính là B.

B chỉ là B. Không có dạng cũ dạng mới ǵ hết.

Ghi Chú

[1] So với Thành Long tức Jackie Chan hay Jet Li, và nếu không kể đến lợi nhuận, Châu Nhuận Phát có vẻ sáng giá hơn, có phong độ hơn, và ‘cool’ hơn. Để ư trong những phim Châu đóng ở Hollywood, ít thấy vai tṛ tự chế diễu về khả năng nói tiếng Mỹ của ḿnh, như kiểu Jackie Chan, hay ngậm miệng … ăn tiền như Jet Li, Zhang Zi Yi (Ngọa Hổ Tàng Long, Rush Hour), bởi dáng vóc Châu Nhuận Phát cũng cao và tiếng Anh của anh cũng khá tốt. Có thể so sánh với khả năng ‘quốc tế’ của nữ tài tử Kiều Chinh, đóng được đủ thứ vai: phụ nữ Hàn quốc trong MASH, phụ nữ Hoa trong The Joy Luck Club, v.v.
[2] ‘Dù’ (umbrella) xuất xứ từ phát âm quan thoại ‘YU-san’. ‘Ô’ bắt nguồn từ ‘hÔh-san’ của tiếng Phúc Kiến. Cả ‘Dù’ lẫn ‘Ô’ đều không mang nghĩa ‘cây dù’. ‘Dù’ (Yũ) và ‘Ô’ (hÔh) đều mang nghĩa: ‘Mưa’. Và ‘Mưa’ tiếng Nôm lại vay mượn ở ‘Mou’ của Miến Điện. Chỉ có âm –San ở phía sau Yu-san và hÔh-san mới có lối viết tượng h́nh ‘cái nón h́nh cô-nic có cây chống ở giữa’. –San mới thật mang nghĩa ‘cây dù’, cái dù.
[3] ‘Mập’ và ‘Béo’ đều xuất phát từ tiếng Mă Lai: leMapk => Mập & Besar => Béo. Một người bạn In-Đô xác nhận và cho biết: ‘Besar’ mang nghĩa ‘béo’ và ‘to con’: nguyên ủy của Béo và … Bự ! ‘Cây’ (tree) cũng vậy. Tiếng Mă Lai có ‘Kâyu’, giống tiếng Nhật ‘Ki’ và tiếng người dân tộc Kha ở phía gần biên giới Lào: ‘Ki’. Khổ nỗi, ‘kayu’ sau nhiều năm bị biến thể ở Mă Lai thành một từ để chỉ ‘Gỗ’ (timber / wood) - tiếng Việt. Từ Mă Lai để chỉ ‘cây’ hiện nay lại là ‘poKok’ – chính là tiền thân của tiếng Nôm: ‘Gỗ’!
[4] Vũ Văn Kính (2002) Đại Tự Điển chữ Nôm. Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành Phố.
[5] Phim ‘Lost in Translation’ (với Bill Murray) của nữ đạo diễn trẻ tuổi Sofia Coppola, đă thành công vẻ vang tại đại hội điện ảnh Oscar năm 2004. Phim dựa trên đề tài ‘hai tâm hồn cô quạnh vẫn có thể yêu nhau mặc dù cả hai đều có gia đ́nh’ của một phim hay Hongkong ‘In the mood for love’ (2000) của Kar Wai Wong, với hai tài tử gạo cội: Tony Leung (Lương Triều Vĩ) và Maggie Cheung (Trương Mạn Ngọc).
[6] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Việt-Mường. Nxb Văn Hoá Dân tộc.
[7] Huỳnh Ái Tông (2003) Nguồn gốc chữ quốc ngữ. Báo mạng Viễn Du: www.viendu.com
[8] Đỗ Quang Vinh (2000) Tiếng Việt Tuyệt Vời. (In lần thứ hai – tác giả xuất bản). Địa chỉ: www.geocities.com/doquangvinhvenguon
[9] Phạm Quỳnh (1997) Hành tŕnh nhật kư. Nxb Ư Việt (France)
[10] Hương Giang Thái Văn Kiểm (2002) Việt Nam Anh Hoa. Nxb Làng Văn
[11] Một chỗ khôi hài Nhật bổn trong phim ‘Lost in Translation’: Một cô gái làm nghề thư giăn xoa bóp (masseuse) vào pḥng Bob Harris (Bill Murray) và kêu ông ta: ‘Lip my stockings’ => Rip đọc ra ‘Lip’. Rip my stockings mang nghĩa ‘Xé vớ dài bọc chân của tôi’, nhưng ‘Lip my stockings’ rất khó hiểu: Có thể đặt ‘môi’ tức lip vào stockings, hay Liếm vào vớ dài, tức Lick my stockings.
[12] Nguyên Nguyên (2003) Giải pháp dùng i-ngắn thay cho y-dài. Trong: ‘talawas.org’ hoặc ‘aihuucongchanh.com’.
[13] Để ư: tiếng Hán của ‘Thụ’ & ‘Thọ’ là /Shou/. Luật biến chuyển ‘iu ó au’ sẽ cho biết thế nào cũng có khu vực bên Tàu đọc: /Shiu/ hay /Chiu/. /Chiu/ sẽ đưa tới => /Chịu/ trong tiếng Việt. Thí dụ: ‘thụ phong linh mục’, ‘thọ h́nh’, ‘chịu án’ hay ‘lănh án tử h́nh’.
[14] Để ư lối phát âm ‘Hoà’ của người Mường như ‘Wà’ hay: ‘Chuyền’ như ‘Chiền’, rất giống lối phát âm Nam Bộ.
[15] Để ư một món trà hiện được giớI trẻ Á Châu hâm mộ: Món trà ‘bubble tea’ (trà có thêm các viên bột bán tṛn) được ‘phát minh’ từ Đài Loan (Taiwan) - Nhật Bổn. Tên quan thoại trà đó là ǵ? Zhen Zhu Nai Cha: Trân Chu năi chà. ‘Trân Chu’= ngọc trai. Năi Chà= trà có sữa.
[16] Peter Chen & Bill Brown (1993). Learning Hokkien Conversation. Intellectual Publishing Co.
[17] S Y TAN (1973 & 1993). Everyday Hokkien Conversation. Intellectual Publishing Co. (Singapore)
[18] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson
[19] ‘Ông’ xuất phát từ tiếng Quảng Đông ‘Yung’. Nhưng ‘Cụ’ có lẽ nhập khẩu từ tiếng Miến Điện: ‘U’. Trong tiếng Miến ‘U’ thường dùng để gọi một người lớn tuổi, chứng tỏ sự tôn kính.
[20] Vịt: ‘Ngạp’ theo tiếng Quảng Đông. Xíu Ngạp: Vịt quay. Tiếng ‘Hán Việt’ là ‘Áp’. Thật ra phát âm ‘cổ’ của tiếng Quảng Đông cho tới đầu thế kỷ 20: ‘Áap’, y hệt như ‘Áp’ của tiếng Hán-quốc-ngữ. Xem [21].
[21] Roy T. Cowles (1999) A pocket dictionary of Cantonese. Hong Kong University Press. (First edition: 1914)
[22] Trần Trọng Kim (1971) Việt Nam Sử Lược. Bộ Giáo Dục – Trung tâm Học Liệu xuất bản.
[23] Edward Finegan, David Blair, Peter Collins (1997) Language – Its structure and use. Harcourt Brace & Company. Australia.
[24] Bắc Kinh Ngữ Ngôn Học Viện (1992) 301 câu đàm thoại Tiếng Hoa. Nhà xuất bản Trẻ.
[25] Chủ Nhật: có lẽ đọc trại từ ‘Zhou ri’ (Châu nhật). Thứ hai: Zhou yi. Thứ ba: Zhou er. Thứ tư: Zhou san. Thứ năm: Zhou si. Thứ sáu: Zhou wu. Thứ bảy: Zhou liu, ‘châu lục’. Nhưng thông thường hơn, người Hoa dùng ‘Tinh kỳ’ (xing qi) để chỉ ngày trong tuần: Xing qi ri: Chủ Nhật. Xing qi yi: Thứ hai, v.v.
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17