Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (5):
Wiệt Nam, Tây Thi và ḿ Phúc Kiến
 
 
Một trong những câu chuyện cổ tích truyền kỳ người Việt thường ưa thích chính là chuyện Tây Thi - gái nước Việt, đă dùng sắc đẹp của ḿnh trong việc khôi phục đất nước và tiêu diệt kẻ thù. Đan xen vào chuyện cổ tích này, c̣n có một điểm thắc mắc thường nằm trong tiềm thức rất nhiều người Việt: Tây Thi có phải có chung ḍng giống với người xứ Âu Lạc, tức nước Văn Lang, hay An-Nam, hoặc Việt Nam sau này hay chăng ?
Xin thử khảo sát vấn đề này dưới góc nh́n của ‘thuyết nhất thống’ về biến chuyển tiếng người nước Nam, khi quốc ngữ được đưa vào thay thế chữ Nôm, trong thời gian từ khoảng 1650 đến 1850.
 
1.     Tây Thi và nước Việt của Câu Tiễn
 
Nước Việt, ở bên Tàu vào cuối thời Chiến Quốc là một nước nằm ở địa đầu của vùng Hoa Nam, ven biển, ở phía Nam sông Dương Tử. Nh́n bản đồ nước Trung Quốc ta thấy sông Dương Tử (c̣n gọi là Trường Giang) đại khái nằm ở vĩ tuyến thứ 30  và chia nước Tàu làm hai. Ở phía Nam sông Dương Tử người Hoa thường gọi Hoa Nam hay Giang Nam  Phân nửa của nước Tàu ở phía Bắc sông Dương Tử lại có thể chia ra thành 2 phần nữa bằng con sông nổi tiếng mang tên Hoàng Hà, chạy uốn ḿnh quanh co giữa khoảng vĩ tuyến 36 đến 38 [1]. Trung Quốc trong giai đoạn khai sinh cho tới thời Xuân Thu Chiến Quốc chỉ nằm quanh quẩn các nước ở phiá Bắc sông Dương Tử và phiá Nam sông Hoàng Hà -  đặc biệt  các vùng tập trung dân cư như các thành phố hay kinh đô. Lạc Dương, Trường An, Tây An, An Dương đều nằm ở lưu vực của sông Hoàng Hà.  B́nh minh của văn minh Trung Quốc cũng ló dạng nơi khu vực đó. Và sáu nước Tần Thuỷ Hoàng đă xoá  bản đồ rồi nhất thống Trung Quốc, cũng chỉ nằm phiá bắc sông Dương Tử mà  thôi [2].
 
Ở phiá Nam sông Dương Tử là một nhóm các bộ lạc có chủng tộc thuở khai thiên lập địa cho đến thời nhà Tần nhà Hán, hơi khác với chủng tộc Tàu gốc có địa bàn sinh sống giữa sông Hoàng Hà và Dương Tử. Người Trung Quốc thời xưa gọi nhóm người này  Nam Man tức người c̣n man rợ ở phiá Nam nước Tàu hồi xưa, tức phiá Nam sông Dương Tử. Họ cũng gọi hàng trăm nhóm người này là Bách Việt tức một trăm thứ tộc Việt không phải  Hán thuần tuư. Người Hán tộc gốc gọi các tộc Việt ở phiá nam sông Dương Tử Nam Man, chỉ  v́ thuở đó người Tàu phiá Bắc sông Dương Tử đă thiết lập được xă hội văn minh với hàng trăm nhà khoa học và tư tưởng gia (đếm không hết: Lăo Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, v.v.), nhà quân sự và quân sư, hay gọi theo kiểu bây giờ: 'cố vấn an ninh quốc gia' (Tôn Tử, Trương Lương, Tô Tần, v.v. ). Trong khi  ở phía Nam tuyệt nhiên không có nghe động đậy ǵ hết về những đóng góp thiết yếu kể trên cho một xă hội văn minh tiến bộ, không có nghe đến một nhà tư tưởng nào hết, ngoại trừ 'nổi tiếng' về nghề đánh cá canh nông và đàn ông ưa có tục xâm ḿnh.
 
Trong các nước Việt cổ này đáng kể nhất phải kể đến: nước U Việt của Việt Vương Câu Tiễn nằm ở ven biển khu vực thành phố Nam Kinh và Thượng Hải ngày nay, tại phía Nam sông Dương Tử. Địa bàn nước U Việt có thể xem gần giống như tỉnh Chiết Giang ngày nay. Ngoài ra c̣n có nước Mân Việt tức khu vực tỉnh Phúc Kiến ngày nay, ở phía nam của nước Việt của Câu Tiễn; nước Tây Việt thuộc vùng Quảng Tây ngày nay; nước Đông Việt thuộc Quảng Đông [3]; Nam Việt xích xuống một chút, trước thời Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc, bao gồm khu vực b́nh nguyên của sông Tây Giang ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.
 
Lân cận về phía Bắc nước U Việt của Câu Tiễn là nước Ngô. Chuyện tranh chấp giữa nước U Việt và nước Ngô là một chuyện dài như chuyện 'Hoa Sơn luận kiếm' của Kim Dung. Vào cuối thời Xuân Thu, vua nước Ngô là Hạp Lư dùng Ngũ Tử Tư, một tướng di dân từ Sở qua, đánh bại nước Sở, nhưng sau đánh với nước Việt bị thương rồi chết. Con cháu của Hạp Lư là Ngô Phù Sai trả thù cho Hạp Lư đánh nước Việt và bắt được Câu Tiễn đem về cầm tù, bắt coi ngựa trên dưới 10 năm. Câu Tiễn có tướng giỏi Phạm Lăi giúp bày mưu đem cống hiến mỹ nhân Tây Thi [4] cho Phù Sai để Phù Sai xao lăng việc nước. Câu Tiễn chịu nhục nếm phân Phù Sai lúc Phù Sai bị bệnh nên được thả về và sau đó chiêu mộ binh hùng tướng mạnh đánh tiêu nước Ngô tạo nên uy thế vang lừng vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Phạm Lăi, có lẽ nh́n bài học Hàn Tín và Trương Lương, sau đó rút lui về ở ẩn, để ngày ngày ‘kẻ lông mày cho Tây Thi’.
 
Việt Vương Câu Tiễn thừa thắng xông lên đánh tiếp về phương Bắc và hùng cứ một cơi bờ rộng lớn bên cửa sông Dương Tử chảy ra biển Hoàng Hải của Thái B́nh Dương. Ở phiá Tây nước Việt là nước Sở lúc đó cũng rất hùng cường nhưng hơi thô bạo dă man. Thừa cơ nước Việt mỗi ngày một suy yếu sau khi Câu Tiễn qua đời nước Sở đem quân sang dứt điểm nước Việt vào năm 334 trước Công Nguyên (TCN) rồi thôn tính luôn nước Lỗ của Khổng Tử vào năm 249 TCN. Sau cùng nước Tần thôn tính luôn nước Sở (năm 221 T.C.N.) cùng với các nước khác ở miền Bắc sông Dương Tử và nhất thống được nước Tàu. Một số dân chúng nước Việt sau khi bị Sở thô bạo qua chiếm đóng chịu không nổi mới di tản về phía Bắc sông Dương Tử dọc theo bờ biển, và về phiá Nam, định cư lại ở vùng Mân Việt tức tỉnh Phúc Kiến ngày nay. Mân Việt tồn tại sau đó không lâu và chính thức bị nhà Hán (tiếp nối nhà Tần) sát nhập và thôn tính vào một nước Tàu mở rộng, năm 110 TCN. Có thể nói nước Tàu dưới thời nhà Hán đă hoàn toàn xâm chiếm các nước thuộc bộ tộc Việt ở phiá Nam sông Dương Tử cũng vào khoảng năm đó khi tướng Hán, Lộ Bác Đức đánh bại tướng Lữ Gia của nước Nam Việt, do Triệu Đà sáng lập khi Triệu Đà dứt điểm An Dương Vương Thục Phán và sát nhập nước Âu Lạc của Thục Phán với phần miền Nam của Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.
 
2. Nước Mân Việt và Ḿ Phúc Kiến
 
Một điểm thắc mắc nhiều năm của rất nhiều người Việt, từ Việt trong Việt Nam, người Việt - viết bằng chữ V ở đầu có đúng với lối phát âm của tiền nhân, người nước An-Nam khi xưa hay không?
 
Thắc mắc đó dễ được gợi lên, bằng những lí do sau đây:
 
(i) Người Hoa Bắc, nói giọng quan thoại, gọi Việt Nam là Yue Nan [5]: Âm Yờ
 
(ii) Người Quảng Đông hay Hong Kong phát âm Yuêt Nam hay Yuet Lam: Âm Yờ
 
(iii) Người Chiết Giang hoặc Thượng Hải gọi Việt Nam như Yuê Nu. Âm Yờ
 
(iv) Người Nhật đọc Beto-Namu: Âm Bờ-yờ đọc nhanh, như kiểu Mường [6]: Âm By.
 
(v) Theo nhiều tài liệu (thí dụ [7]), người Mường xưa gọi vua Việt bằng Yịt Yàng. Yịt, rất có thể xuất phát từ Yiệt, theo lối gọi ngày xưa của người Mường.
 
(vi) Theo sưu tầm ghi lại trong bài số 2: ‘Dzương Quí Phi và Cơm Gà Hải Nam’, trừ một vài ngoại lệ, những từ gốc Hán có phát âm bằng Y, thí dụ: Ying yu, khi chuyển sang tiếng Việt, được chuyển thành D: Dưỡng dục. Việt Nam, xuất phát từ tiếng Tàu Yue Nan, mang âm Hán bằng đầu bằng Y, nếu theo nhận xét Y-Tàu=>D-Việt, đáng lẽ được kư âm bằng Duyệt Nam hay Diệt Nam.
 
(vii) Cũng trong bài số 2, ta đă thấy người Hải Nam khi chuyển âm Y của Hoa lục sang lối phát âm của họ, họ thường chuyển sang âm Jz:
 
Ying yu => Jzing Jzu, ying ye (doanh nghiệp) => Jzong ngap
 
You Tai (Do Thai) => Jziu Tai, yuan fen (duyên phận) => Jzuan fen, v.v.
 
Và họ cũng đồng nhất chuyển Yue (Việt) Nan, thành Jzuet Nam.
 
(viii) Người Nam Bộ, có lối phát âm ‘Bờ-yờ’ đọc nhanh cho các âm bắt đầu bằng V, theo kiểu người Mường [6], do ở Thầy quốc ngữ phía Nam truyền dạy, phát âm Việt Nam như Byiệt Nam.
 
Như vậy cách đọc của tiền nhân, khi bị bao bọc trong ngoài, trên dưới - bằng âm Y hoặc B-y, chắc hẳn đă phát âm Việt Nam như Yiệt Nam. Từ đó có thể tạm suy ra, sở dĩ các Thầy quốc ngữ đưa Y sang V cho Việt Nam, chắc mục đích tránh cảnh đồng âm dị nghĩa, tránh từ không hợp phong thủy: ‘Diệt’ thường đi với ‘chủng’: Diệt chủng. Thật nghe ‘Diệt Nam’ không xuôi tai chút nào.
 
Thế lư do thật sự tránh D hay Y cho Việt Nam có phải nằm lẩn quẩn ở chuyện ‘phong thủy’ tránh xui đó hay không? Để t́m giải đáp cho vấn đề này, xin hăy xem qua vài từ nữa cũng nằm trong ngoại lệ khi biến âm Y tiếng Hoa sang âm D tiếng Việt.
 
Những ngoại lệ, trong việc chuyển Y-Hoa => D-Việt:
 
Gong yuan (Hoa, quan thoại) => công viên (Việt), đáng lẽ phải ‘công yiên’ (công diên)
 
Xiang Yu (H) => Hạng Vũ (V), đáng nhẽ ‘Hạng Yũ’ (Hạng Dũ)
 
Yu Zhou (H) => Vũ Trụ (V), chuyển theo công thức Y ra D: Yũ Trụ (hay Dũ trụ)
 
Yong Bie (H) => Vĩnh Biệt (V), đáng lẽ ‘Yĩnh biệt’ (Dĩnh biệt)
 
Yuan zhu (H) => Viện trợ, lư ra: ‘Yiện trợ’ (Diện trợ)
 
 
Các ngoại lệ này cho thấy một số từ đáng lẽ từ Y – Hán, chuyển sang Việt phải chuyển sang âm D (thay cho Y), nhưng lại chuyển sang V.
 
Ta thử kiểm chứng với biến chuyển của Y- Hán sang các phương ngữ Hải Nam và Chiết Giang, và nhớ Chiết Giang thường được xem hậu duệ dân nước U-Việt của Câu Tiễn vào thời xa xưa. Phát âm Chiết Giang và Thượng Hải gần gần giống nhau. Rất may, người viết có đầy đủ láng giềng và bằng hữu, người Úc gốc Hoa, xuất xứ từ: Chiết Giang, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, và Thượng Hải.
 
Việt Quan Thoại Hải Nam Chiết Giang
Việt Nam Yue Nan Jzuat Nam Yuet Nu
 
Công viên Gong yuan Gong Wui Gong yu
 
Hạng Vũ Xiang Yu Ang Jzu Hang Yu
 
Vũ trụ Yu zhou Jzi Jiu Yu zhu
 
Vĩnh biệt Yong bie Jzung biet Yong biet
 
Viện trợ Yuan zhu Jzuan Gun Nyi jzing
 
 
 
Theo bảng đối chiếu đó, ta thấy Việt Nam, trừ lối phát âm Hải Nam ‘Jzuet Nam’, thông thường theo các phương ngữ chính, vẫn mang trọn âm Y: Yuet Nam. Biến đổi từ Y quan thoại sang Jz của Hải Nam, vẫn đồng nhất trong tất cả âm Y, từ Jzuet Nam đến Ang Jzu (Hạng Vũ). Chỉ trừ Gong Yuan (công viên) biến sang Gong Wui. Wui gần giống Viên của tiếng Việt, âm W biến qua V.
 
 
 
Bây giờ chúng ta hăy nh́n đến cách viết theo Hán tự của ‘Việt’.
 
 
 
Chữ 'Nho' để chỉ Việt trong Việt Nam mang nghĩa: Vượt qua, quá độ (như trong 'siêu việt'), bao gồm bộ 'tẩu' có nghĩa dông, chạy, đi, 'di tản', kẹp với một từ 'qua' với nghĩa cái giáo mác, hay cây thương, hoặc cái xiên dùng để đánh trận ngày xưa hay để săn thú đâm cá, và một cái móc nho nhỏ ở giữa: Việt= Tẩu + Móc + Qua. Đó là Việt (vượt) trong Việt Nam. Tiếng Việt có hai từ: Việt (cho Việt Nam) và Vượt (động từ chỉ ‘vượt qua’), nhưng tiếng Hán chỉ viết có một kiểu, một từ, một lối phát âm. Ư nghĩa tượng h́nh của từ 'Việt' do đó chỉ một giống người chuyên môn vượt đồng vượt núi (để di tản, tránh chiến tranh) và sống bằng nghề chăn thú đánh cá.
 
 
 
Việt để chỉ tỉnh Quảng Đông gồm 2 phần, phần trên có dạng giống như lá cờ Anh Quốc với bốn gạch chéo, tức từ Mễ có nghĩa Hột Gạo - và phần dưới gồm một cái móc có h́nh dạng giống như lưỡi ŕu, lưỡi cày, chỉ loại người Việt chuyên làm ruộng để sinh sống. (Tiếng Tàu với lối chữ tượng h́nh thật quá siêu nên không ai lấy làm lạ khi tiền nhân Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc say mê áp dụng nó, không chịu sáng chế và phát triển một loại chữ viết khác). Từ Việt trong nước U Việt (You Yuế) của Việt Vương Câu Tiễn cũng như Việt trong Mân Việt (Mĩn Yuế) ở tỉnh Phúc Kiến cũng đều được viết y như Việt của Việt Nam. Chỉ có Việt của Quảng Đông khác với 2 thứ Việt ở hai phía bắc và nam của Quảng Đông. Việt kiểu Quảng Đông viết khác đi với 2 thứ Việt kia dễ khiến ta mường tượng đến một cái nút nhân tạo chận đường giao thông của Việt Nam với Mân Việt và U Việt (Câu Tiễn). Việc viết khác đi chữ Việt chỉ tỉnh Quảng Đông với chữ Việt chỉ Việt Nam, có lẽ bắt nguồn từ cái nh́n rất chủ quan của người Tàu thời cổ đại [8]. Đó là họ biết rằng người Việt của Câu Tiễn ở phía mạn trên sinh sống bằng nghề săn thú và đánh cá - c̣n người Việt ở mạn Quảng Đông (trừ Việt Nam) sinh sống chính bằng canh nông và làm ruộng. Họ loại trừ Việt Nam ra khỏi từ Yuế có cái móc lưỡi ŕu (của Quảng Đông) mà lại gán Việt Nam vào nhóm từ Yuế có cái giáo cây thương (của Việt loại Câu Tiễn) tức họ đă không ghi nhận, như khoa sử học và khảo cổ học hiện đại đă t́m ra, rằng nước Văn Lang của Hùng Vương, tức nền văn minh Đông Sơn ở miền Bắc nước Việt Nam hiện nay có thể đă biết làm ruộng trồng lúa nước trước người Hán tộc ở Trung Quốc khá lâu (xin xem [9] & [10]). Hoặc cũng có thể họ ghi lại rằng dân nước Nam Việt với dân U Việt (tức tỉnh Chiết Giang ngày nay) và Mân Việt (Phúc Kiến) – có cùng chung một gốc gác với nhau. Nên họ đă dùng chung một Hán tự để mô tả ba nhóm Việt này, khác với từ Việt dùng để chỉ Quảng Đông.
 
Xin trở lại vấn đề chính: tiền nhân ở nước An-Nam thật sự phát âm Nam Wiệt hay Nam Yiệt, Đại Wiệt hoặc Đại Byiệt?
 
 
 
Trước hết, có thể xác định: Việt gán cho Quảng Đông, Mân Việt, và Việt Nam tất cả đều có phát âm thường thường ở lục địa là Yue hay Yuet, bắt đầu bằng Y. Như vậy có một lư do nào đó chăng, người Việt thời xưa đă phát âm Nam Việt, hay người Việt với Việt bắt đầu bằng âm W, tức một âm cũ của V?
 
 
 
Một trong những đàng hướng chính của cuộc nghiên cứu bỏ túi này: Thật ra, ngày xưa có cách phát âm đáng được gọi phát âm tiếng Hán Việt, giống Hán Việt viết bằng quốc ngữ, hay chăng? Nếu có, phát âm Hán Việt đó gần gũi với thứ Hán ngữ nào nhiều nhất? (Bài số 6).
 
 
 
Rất may mắn, ở Sydney có nhiều người Triều Châu - Phúc Kiến chính gốc. Và chính họ đă cho biết trong ‘phương ngữ’ Phúc Kiến - Triều Châu, Việt Nam được phát âm là Wat Nam. Việt mang âm của W. Phát hiện này đă làm người viết ngẩn ngơ không ít.
 
 
 
Tuy vậy, sau một ngày lắng đọng, một mối ngờ vực được nảy sinh: Có thể ông bạn gốc Triều Châu đó bị lẫn lộn phát âm ‘Wat = Việt’ với Tivi và báo chí Anh ngữ hằng ngày chăng? Bởi báo Anh ngữ từ cả trăm năm nay họ viết Việt Nam như Vietnam. Tức tiếng Triều Châu của ông bạn đó có thể bị ‘vẩn đục’. Lẫn lộn giữa lối phát âm Anh ngữ với tiếng Triều Châu? Phải kiểm chứng mới được. Bằng cách đưa ra một từ khác cũng mang nghĩa ‘Việt’, và phát âm y hệt theo kiểu quan thoại: Yue [3], và nhờ người bạn Triều Châu đó phát âm theo kiểu Triều Châu – Phúc Kiến. Đọc các từ sau đây viết bằng Hán tự:
 
 
 
Yue cai= thức ăn Việt= thức ăn Quảng Đông (Yue mang nghĩa ‘Việt’, chỉ Quảng Đông)
 
Yue ju= ‘cải lương’ Quảng Đông (‘Việt kịch’)
 
 
 
Và phát âm Triều Châu chính gốc là:
 
Yue cai (quan thoại) = Wat Tzai (Việt Thái)
 
Yue ju (quan thoại) = Wat Kie (Việt Kịch)
 
 
 
Presto! Rất rơ: phát âm Triều Châu Wat, cho Việt của quốc ngữ, không bị vẩn đục và là một phát âm thuần tuư. Wat được dùng để chỉ ‘Việt’ trong ‘Việt Nam’ lẫn Việt biểu tượng Quảng Đông. Và phát âm ‘Việt’ trong tiếng của người nước Nam có vẻ bà con gần xa với kiểu người Phúc Kiến - Triều Châu: ‘Wat’. Xin tiếp tục kiểm chứng thêm những ngoại lệ của biến chuyển từ Y-Hoa sang D-Việt ghi ở phía trên:
 
 
 
Việt Quan Thoại Triều Châu/ Phúc Kiến
Công viên Gong yuan Gong Wui
 
Hạng Vũ Xiang Yu Hang Wu
 
Vũ Trụ Yu zhou Wu Tziu
 
Vĩnh biệt Yong bie Wing biet
 
Viện trợ Yuan zhu Yan Gung
 
Việt Nam Yue Nan Wat Nam
 
 
 
Gần như tất cả phát âm Y của quan thoại được chuyển thành W trong ‘phương âm’ Phúc Kiến, và .... âm V trong tiếng Việt. Và chúng ta đă thiết lập được: ngoại lệ của biến chuyển Y-Hoa => D-Việt, với D-Việt được thay thế bằng V, trong đó có Việt Nam (Duyệt Nam) và Hạng Vũ (Hạng Yũ), bắt nguồn từ ảnh hưởng Phúc Kiến và Triều Châu. Ngoại lệ quốc ngữ của âm D cũng là ngoại lệ của Triều Châu – Phúc Kiến. Tức các Thầy quốc ngữ ban đầu đă đem toàn bộ ngoại lệ biến chuyển âm Y trong phương âm Phúc Kiến-Triều Châu vào tiếng Việt.
 
 
 
Người Phúc Kiến và Triều Châu là ai?
 
Họ chính là hậu duệ của người nước Mân Việt ở thời cổ đại xa xưa. Cũng một cội nguồn Bách Việt với người Việt Nam. Phúc Kiến ngày xưa: nước Mân Việt. Phúc Kiến ngày nay là một tỉnh lớn nằm ở phía Nam của tỉnh Chiết Giang. Chiết Giang ngày xưa chính là U Việt, quê hương của Tây Thi, Phạm Lăi và Kim Dung. Trong khi đó, Triều Châu là một phần của tỉnh Quảng Đông, sát với địa bàn của người Hẹ (tức Hakka). Triều Châu nổi tiếng với món Hủ tiếu, sau này biến thể thành hủ tíu Nam Vang và hủ tiếu Mỹ Tho. Phúc Kiến giới thiệu với thế giới món ḿ Phúc Kiến (Hokkien Mee), ḿ màu vàng cọng to. Ḿ Phúc kiến đến Singapore (Tân gia Ba) và Mă Lai sinh ra một biến thể là ḿ Laksa, lai chút mùi vị càri Ấn, và thêm nước cốt dừa.
 
 
 
Từ thời cổ đại xa xưa, người Quảng Đông. Triều Châu và Phúc Kiến ưa di dân sang Việt Nam, nhất là những khi tại Trung Quốc có biến động chính trị. Đông nhất là khoảng cuối thế kỷ 17, khi quân Măn Thanh tràn sang và chiếm đóng nước Tàu. Những di dân người Hoa này ‘tản mác diaspora’ đi khắp thế giới. Đông nhất là các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Singapore, Mă Lai, Phi Luật Tân, Inđônêxia, Thái Lan,.v.v.
 
 
 
Theo Nguyễn Văn Huy [12], cứ mỗi lần có biến động chính trị và quân sự tại Trung Quốc là có dân di cư ào ạt sang nước Nam. Di cư từ miệt Hoa Nam sang nước Nam liên tục tiếp diễn ngay từ thời cổ đại. Và gia tăng mănh liệt từ lúc quân Măn Thanh sang chiếm nước Tàu (1644). Những thế kỷ sau đó, dưới thời Pháp thuộc và vào lúc các cường quốc Tây Phương xâu xé nước Tàu, người Hoa di tản sang Việt Nam càng lúc càng đông, gần như tự do thả cửa. Con số người Hoa tại Việt Nam vào những năm 1921, 1931 và 1950, tuần tự, là 195000, 267000, và 727500. Ngoại trừ lần di tản trốn Măn Thanh cuối thế kỷ 17, người Hoa di cư vào đất mới ở phía Nam thường đông hơn phiá Bắc theo tỷ số 4:1, một phần do việc tiếp nhận di cư theo chính sách ‘đa văn hoá’ của các vua chúa nhà Nguyễn. Những lănh tụ di cư gốc Hoa như Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ đă giúp không ít trong việc b́nh định và mở rộng bờ cơi nước Nam. Ở đàng Ngoài, con số người Hoa di cư theo tài liệu dẫn chứng trong các bài trước [11] có thể lên đến 50000 người. Rất nhiều thuộc đám tàn quân nhà Minh, tức phe Thiên Địa Hội. Họ lập chiến khu và kết cấu với các lănh chúa bên lục địa như Ngô Tam Quế ở Vân Nam. Họ cũng nhanh chóng thiết lập cơ sở thương mại và thao túng kinh tế, đến độ chúa Trịnh Giang (1729-1740) phải đánh thuế nặng với các thương vụ người Hoa và cấm chỉ phổ biến sách Hoa ngữ để hạn chế ảnh hưởng của họ [12].
 
 
 
Đông nhất trong các cộng đồng sắc tộc gốc Hoa tại Việt Nam là người Quảng Đông, kế đó đến Triều Châu, Hẹ (Hakka), Phúc Kiến, và Hải Nam. Ở Cam-Pu-Chia, và ở Thái Lan người Triều Châu chiếm đa số (60%). Thông thường nhất, họ của người Triều Châu là Lâm (như Lâm B́nh Chi trong truyện ‘Tiếu Ngạo Jiang Hồ’ của Kim Dung). Người Phúc Kiến: họ Trần và họ Thái.
 
 
 
3. Phạm Lăi ăn ḿ Phúc Kiến tại Phú Sĩ Sơn
 
 
 
Xin tạm gác mối liên hệ bà con giữa Mân Việt và Nam Việt, để trở lại vấn đề chính: chữ Nôm và quốc ngữ, qua phát âm ‘PH’ như trong Phạm Lăi ăn Phở tại Phú Sĩ Sơn.
 
 
 
Trong bài học đánh vần cấp tiểu học hồi xưa, âm PH nguyên thủy, như trong: phương pháp phàm phu, được phát âm bằng hai môi chụm lại nhau, đọc như P trong ‘ngầu pín’, nhưng nhẹ hơn và phát gió: Pờ-Hờ => Pờ-hờ-ạm => Phạm. Gần, nhưng không giống với âm F của Tây Phương hay của quan thoại: Fan-si-Pan, Fair, Film, First and Foremost, Fanfan la tulippe, Fan Li, Yang Gui Fei, … Âm F Tây phương phát âm do ở hàm răng trên chụm vào môi dưới, và tống ra âm gió.
 
 
 
Gần giống với âm PH của tiếng Việt chính là âm F của Nhật ngữ. Người Nhật đọc Fuji-San, tức Phú Sĩ Sơn (núi Phú Sĩ), tức âm F theo romanji, bằng hai môi chụm lại như thổi thức ăn nóng cho mau nguội, nhưng thổi nhanh hơn. Nghiêng nghiêng về phía âm H. Đọc Fujisan như Hujisan, ‘Hu’ thổi rất nhanh và mạnh. Chứ không giống F của Tây Fương.
 
 
 
Lối phát âm PH theo kiểu Việt ngày xưa thay v́ F như trong các cộng đồng người Việt ở thành thị và bên ngoài Việt Nam, hiện vẫn c̣n tồn tại ở Việt Nam, nhất là tại miền quê. Những độc giả trẻ muốn biết âm PH, như trong Phở, ngày trước người Việt phát âm ra làm sao, có thể xem cuốn băng video ‘Vân Sơn in Bangkok’ do trungtamvanson.com phát hành, băng số 24. Ở đoạn cuối băng video đó, có phần phóng sự về người Việt di cư sang Thái Lan vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nhiều người đổi họ thành An-Nam, thí dụ: An-Nam Thị Mỹ, để nhớ lại cội nguồn của họ. Băng video có quay phỏng vấn một ông cụ về đời sống của Việt kiều định cư lâu năm ở Thái. Và đă cho thấy ông cụ đó phát âm PH, như phong phú, rất đúng với âm PH của tiếng Việt ở thời xa xưa.
 
 
 
Hiện tượng đọc PH thành F (Phở đọc như Fở), như hiện nay đang tiếp diễn trong Việt ngữ cũng nằm trong một trong những tiêu đề chính của loạt bài này: phát âm có thể thay đổi do ở giao lưu với người nước láng giềng, người nước ngoài. Tiếng quan thoại và Quảng Đông thường chỉ có âm F, chứ không có PH. Các ngôn ngữ Âu Châu cũng vậy, cũng chỉ có F. Và Ph trong Việt ngữ đă bị sức ép của âm F từ giao lưu với người nước ngoài, với tiếng nói chỉ có âm F, chứ không có âm PH. Rất ngộ, trong Anh ngữ h́nh như chỉ có từ Phantom (‘con Ma’), dùng PH nhưng phát âm y như Fantom. Cũng bởi bị sức ép của phát âm F ở khắp nơi qua bao nhiêu năm.
 
 
 
Thế tại sao Nhật ngữ và Việt ngữ lại có giống âm H-gió (Fuji-yama) và PH (núi Phú Sĩ), giông giống như nhau? Trả lời câu hỏi này, ta lại phải đi t́m mấy người bạn Phúc Kiến và Triều Châu chính gốc. Nhờ họ phát âm một lô những từ mà quan-thoại, Quảng Đông ưa phát âm bằng F. Thí dụ:
 
Yang Gui Fei (Dương Quí Phi)=> Triều Châu & Phúc Kiến đọc: Yang Gui HUI
 
Gong fen (quan thoại)= Công phân (phân tây, cm) => gkong Hun (TC & PK)
 
Yuan fen (qt)= Duyên phận= Jzuan fen (Hải Nam)= Wan Hun (TC & PK)
 
Fan yi (qt)= Phiên dịch= ‘huan yiek (Phúc Kiến) (xem [17])
 
Di fang (qt)= địa phương= dueh- Hung => F chuyển sang Phúc Kiến thành H
 
Zheng fu = chánh phủ = tsieng Hủ => Fu qua Phúc Kiến thành ‘Hu’
 
Fa lu = pháp luật = ‘huáht lut => giống ‘pháp luật’
 
 
 
Nhưng đặc biệt:
 
Fei (qt)= Phi (Bay, V)= B-pe (TC & PK): B-p đọc giữa B và p. ‘Phi’, Phúc Kiến đọc giống như ‘Bay’. BAY: một từ tưởng ‘thuần Nôm’, nhưng không Nôm, thật ra Hán.
 
 
 
Qua các thí dụ kể trên, nhất là Yang Guí Fei => Yang Gui Hui, có một số rất nhiều âm F quan thoại hay quảng đông chuyển sang Phúc Kiến trở thành ‘H’ một thứ kư âm gần gần với PH của tiếng Việt. Âm H của Phúc Kiến có vẻ như nguồn gốc âm H tiếng Nhật cho romanji bắt đầu bằng F. Và rất gần với PH của Việt ngữ. Presto! Phúc Kiến và Triều Châu chính là cái gạch nối giữa Nhật Bản và Việt Nam, qua âm PH / H thay cho F của quan thoại.
 
 
 
Để ư tiếng Việt do những ngài Bồ Đào Nha (Portuguese) kư âm trước tiên. Rồi mới đến các ngài Pháp. Tương tự đối với âm Ph như trong Phở, các giáo sĩ Bồ đă không dùng F nhưng lại đưa vào một âm PH và, như đă dùng ‘Ph’ gán cho tên nước: Phi Luật Tân, The PHilippines, khi họ đến Phi Luật Tân, đô hộ xứ này. Âm PH có lẽ dùng để giải quyết tranh chấp giữa hai âm được dùng chung, và lẫn lộn nhau, cho một số từ: âm F tại nhiều nơi ở Trung Hoa lục địa, và âm H-mạnh tại khu vực Phúc Kiến và có lẽ ở An Nam.
 
 
 
Từ Quan thoại sang Phúc Kiến, âm F đổi sang H. Từ quan thoại sang quốc ngữ, F chuyển thành PH. Quan thoại sang tiếng Nhật âm F cũng biến thành H-mạnh, mặc dù vẫn kư âm theo romanji bằng F. Biến chuyển song song này đă cho thấy liên hệ qua lại giữa tiếng Việt, và tiếng Phúc Kiến. Liên hệ giữa Việt và Phúc Kiến như sẽ thấy phía sau, c̣n trải ra nhiều từ khác trong cội nguồn của ngôn ngữ, đặc biệt ở thời chữ Nôm [9].
 
 
 
Phiên âm Phúc Kiến biến đổi qua các thời đại ra sao? Ở tiếng Việt: PHúc Kiến, hay Phước Kiến, nếu kị huư các chúa họ Nguyễn-Phúc. Phiên âm kiểu Wade-Giles trước năm 1950: Hokkien, dùng âm H. Phiên âm Pinyin của người Trung-Hoa lục địa chánh thức ra đời vào năm 1959, và thay thế Wade-Giles luôn cả quốc tế vào năm 1979. Pinyin do người Bắc Kinh chủ xướng, nên biến các âm H địa phương ra F, biến Hokkien thành Fujian. H biến ra F, K (trong Kien) biến ra J. Theo kiểu Bắc Kinh [15]: Hokkien => Fujian, Peking => Beijing, Teng Hsiao Ping => Deng Xiao Ping.
 
 
 
Tóm lại, nếu so sánh với các ‘phương ngữ’ của tiếng Hán, phát âm PH trong Việt ngữ chỉ có thể truy về cội nguồn với phát âm H của tiếng Triều Châu – Phúc Kiến. Tiếng Nhật cũng vậy, âm F trong Fujisan (F đọc gần như H), cũng có bà con xa gần với phát âm Phúc Kiến - Triều Châu.
 
 
 
4. Tản mạn về nguồn gốc dân tộc Việt Nam
 
 
 
Như chúng ta đă thấy, những âm thật bí hiểm và gút mắt như Việt, Phong phú, Qua (Wa= tôi), … đều có thể quy về phương ngữ Phúc Kiến - Triều Châu, tức ngôn ngữ của cư dân tại địa bàn nước Mân Việt xa xưa.
 
 
 
Điều này sẽ dẫn tới một số câu hỏi mang tính hệ luận hiển nhiên: Phát âm Việt Nam, với Việt dùng âm V chứ không phải By, xuất hiện từ lúc nào ở nước An-Nam? Sau thế kỷ 17 hay trước đó, rất lâu? Câu hỏi này thật sự rất quan trọng. Bởi nếu thiết lập ‘Việt Nam đọc với V, xuất hiện sau thế kỷ 17’, kư âm chữ quốc ngữ đă chịu ảnh hưởng của lớp người di cư phản Thanh phục Minh, từ mạn Triều Châu – Phúc Kiến, xảy ra cuối thế kỷ 17. Nhưng nếu phát âm V cho một số từ tương đương với Y của quan thoại, giống kiểu ngoại lệ Triều Châu – Phúc Kiến, đă có từ lâu, người Việt chắc đă có chung nguồn gốc với người Phúc Kiến-Triều Châu. Tức người nước Nam Việt có bà con họ hàng với người nước Mân Việt. Nói cách khác, có thể người Mân Việt chính một trong những luồn sóng di cư đầu tiên đến nước Nam ngay sau khi nhà Hán thôn tính Mân Việt và trước khi dứt điểm Nam Việt. Và nếu họ đến trước hơn nữa, rất có thể, người Mân Việt là một trong những giống dân thủy tổ của người Việt Nam. Hoặc ngược lại, nếu ta không thích giả thuyết về di dịch từ Mân Việt xuống Nam Việt, ta sẽ thấy khá rơ, có thể một giống dân nào đó đă đi đến Nam Việt và Mân Việt trong cùng một khoảng thời gian ở thời cổ đại. Rồi họ chia tay nhau ở ngả ba Quảng Đông. Một nhóm tiếp tục đi về hướng Bắc, một nhóm khác đi về phía Nam.
 
 
 
Trở lại với giả thuyết di cư từ Bắc xuống Nam, chúng ta đă thấy, tại nước An Nam từ ngàn xưa, luôn luôn có di dân hay dân di tản từ phía Bắc, thuộc khu vực Hoa Nam. Đây chính là những nhóm thuộc Bách Việt trở về hội nhập với nhóm Việt tộc duy nhất chưa bị đồng hoá bởi Hán tộc. Họ có thể di tản chạy giặc ở lục địa, họ cũng có thể là bà con của lính thú quan lại được Bắc triều gởi sang cai trị nước An Nam trong cả ngàn năm đô hộ. Họ cũng có thể di cư v́ buôn bán dễ thở hơn, hoặc khí hậu ấm áp hơn. Lịch sử rất mù mờ đối với những đợt di tản này, bởi những lí do sau đây:
 
(i) Có thể ít lắm trong thiên niên kỷ đầu, tiếng ‘Việt’ hăy c̣n giống với ngôn ngữ các Việt tộc phía Nam sông Dương Tử. Thí dụ: Chiều (afternoon) có tiếng Quảng Đông cổ tương ứng là: Hạ Châu (jâu) (xem biến chuyển giữa âm ‘iu’ và ‘âu’ trong bài số 3: Andy Lau). Sau này và gần đây, tiếng Quảng Đông chịu ảnh hưởng phía Hoa Bắc gọi Chiều bằng ‘Hạ Ngọ’ (sau trưa). Đũa (chopsticks) từ trước đến giờ vẫn tưởng một từ ‘thuần Nôm’, bởi âm quan thoại là ‘kuaizi’. Thật ra Đũa xuất phát từ Phúc Kiến, có âm giống y như đọc kiểu Phúc Kiến (Mân Việt): ‘Đuu’ (Duo). Râu (beard) xưa nay vẫn tưởng từ ‘thuần Nôm’ bởi nhầm tiếng Hán Việt là ‘Tu’ (đấng tu mi nam tử). Thật ra ‘Tu’ là một lối phiên âm sai lệch của quốc ngữ đối với từ Hán chỉ ‘Râu’, theo cách quan thoại ‘Xu’. Nó cắt bớt âm J theo sau T: Tju, hay X: Xiu. Bởi Triều Châu đọc ‘Tju’ và Hải Nam phát âm ‘Xju’. Theo biến chuyển qua lại của IU và ÂU (bài 3), ‘Râu’ xuất phát dễ dàng từ ‘TJiu’ (Phúc Kiến) sang ‘Jâu’. Xong rồi bị kư âm lệch lạc, nhưng gần đúng, thành … ‘Râu’.
 
(ii) Cũng trong suốt thiên niên kỷ đầu, mật độ cư dân hăy c̣n thấp tài nguyên kinh tế luôn dồi dào đủ sức cung cầu cho mọi đợt di dân. Không thành vấn đề ghi vào sử sách.
 
(iii) Lối hoà ḿnh của di dân các nước Việt cũ vào cộng đồng người nước An Nam, nhất là vào thiên niên kỷ đầu, có vẻ rất thành công: Gần như vào thế kỷ nào, cũng có những người gốc Hoa được biết đến như những danh tài, những nhà lănh đạo, anh hùng chống giặc Bắc Phương, của nước Nam ([12] & [16]): Sĩ Nhiếp (tranh thủ cho quyền lợi người Giao Châu), Triệu Đà (thiết lập nên nước Nam Việt rộng lớn), Lư Tiến (thứ sử Giao Chỉ gốc Hoa & Giao-Chỉ), Hoàng Quang Hưng (ông tổ đồ gốm), Lư Bôn (tức Lư Bí hay Lư Nam Đế), Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương), Trần Lăm (bố nuôi Đinh Bộ Lĩnh), sứ quân Nguyễn Siêu (gốc Phúc Kiến), ḍng vua nhà Trần (xuất phát từ Phúc Kiến vài đời trước), Hồ Quư Ly (gốc Chiết Giang), Nguyễn Huệ, Vơ Trường Toản, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Châu Văn Tiếp, Ngô Tùng Châu, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Vơ Tánh, Hồ Dzếnh, v.v. Thật ra đây cũng chỉ là một thứ ‘Hội chứng ngàn năm’, phản ánh việc chống trả hợp chủng giữa Hoa Nam (gồm Bách Việt cũ) và Hoa Bắc (Hán tộc). Những danh nhân gốc Hoa mang quốc tịch An Nam thật ra xuất thân từ miền Hoa Nam, tức Bách Việt cũ, có bà con xa gần với người Nam Việt, thời xa xưa.
 
(iv) Quan trọng nhất: Không ai biết rơ tầm mức hoà hợp chủng tộc Hoa Nam và An Nam trong suốt 16 thế kỷ đầu. Người ta chỉ bắt đầu phát hiện sự khác nhau giữa người di dân gốc ‘Hoa’ (Bách Việt cũ) với người Nam Việt (tức An Nam) từ đợt sóng chạy giặc Măn Thanh vào cuối thế kỷ 17, sang qua thế kỷ 18. Đợt sóng di cư người Minh Hương mang những đặc điểm sau:
 
- Biến chuyển rất nhiều từ ở đàng Ngoài, làm khác biệt với đàng Trong. Thí dụ: Hoa và Quả. Ngày xưa, cả nước dùng Bông và Trái (tiếng Mường: Bông & Tlải) [13]. Thí dụ khác, ngày xưa cả nước dùng ‘Wa, ta, tôi’ để chỉ ‘Tôi’. Bây giờ chỉ c̣n người Mường, Nam Bộ, Nhật (Watashi), Phúc Kiến-Triều Châu giữ cách gọi ‘Wa’ (qua) mà thôi [14].
 
- Lúc đầu Thiên Địa Hội tràn sang đàng Ngoài, nhưng sau đó có vẻ thích đàng Trong hơn, qua chính sách ‘đa văn hoá’ của chúa Nguyễn. Nhiều đợt thuyền nhân về sau định cư và giúp mở mang bờ cơi phía Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất có Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu, và Mạc Thiên Tứ.
 
- Cuộc di cư chạy Măn Thanh đó xảy ra đồng thời với giao tác giữa xă hội An-Nam và người Tây Phương, sang Á Châu buôn bán và truyền giảng đạo Ki-Tô.
 
- Cuộc di tản chạy giặc Măn Thanh đó cũng đă đi đến nhiều quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, như: Thái Lan, InĐô, Mă Lai, Singapore, v.v.
 
(v) Việc hợp chủng Hoa - Việt, đúng hơn: hợp chủng giữa một số bộ tộc của Bách Việt xưa với An-Nam, liên tục xảy ra trong suốt 18 thế kỷ sau khi nhà Hán thôn tính Nam Việt, đă làm cho bất cứ cuộc khảo cứu khoa học nào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, như dùng DNA hay chỉ số sọ, v.v., sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi không cách nào t́m ra được một người Việt có thuần túy ḍng máu Âu Lạc hay Văn Lang. Bằng chứng: trong hai bảng liệt kê hơn 200 HỌ, mỗi bảng, của người Việt (Kinh) và Hoa (Hoa kiều tại VN), người ta chỉ thấy khác nhau chừng 10 họ thôi [16]. Nhiều họ thông thường được cho ‘thuần Việt’ như Nguyễn, Cung, Chử, Khúc, Khương, v.v. cũng đều những họ xuất xứ từ miệt Hoa Nam ([16] & [17]).
 
 
 
Bây giờ xin trở lại các câu hỏi quan trọng.
 
 
 
Thứ nhất: Tây Thi có bà con với người An Nam hay không? Tức người nước U Việt (Câu Tiễn) có di tản sang tận nước Văn Lang hoặc Âu Lạc, khi nước Việt bị Sở dứt điểm vào năm 334 trước Công Nguyên hay không? Đây là thuyết của Leonard Aurousseau, dựa trên sách vở của người Hoa từ thời xa xưa. Thuyết này đă được nhiều tác giả bác bỏ. Gần nhất: ‘Thử Đọc Lại Kim Dung 2: Nguồn Việt và Kim Dung’ [19]. Qua dẫn chứng trong loạt bài này, chúng ta đă t́m ra: ảnh hưởng ngôn ngữ Chiết Giang-Thượng Hải (tức nước Việt của Tây Thi) trên tiếng Nôm, tuy có nhưng rất ít. Thí dụ: Mặt (face), gần giống với Miị của tiếng Chiết Giang, nhưng cũng giống: Muka (Mă Lai), và Myan (quan thoại).
 
 
 
Thứ hai: Ảnh hưởng tương đồng giữa một số nhiều từ của Nôm và Phúc Kiến cho thấy hai bên có thể có bà con với nhau. Nhưng từ lúc Mân Việt bị nhà Hán thôn tính (năm 110 trước Công Nguyên) hay ảnh hưởng đó nổi bật lên trở lại khi đám Thiên Địa Hội tràn sang định cư đàng Ngoài vào cuối thế kỷ 17?
 
 
 
Đây một câu hỏi khó khăn nhất. Ta có thể tách ra thành một câu hỏi riêng cho bài này: Đặt ra ngoài ảnh hưởng Mân Việt-Phúc Kiến trên nhiều từ khác, nếu chỉ xét riêng từ ‘Việt’ trong Việt Nam: Có phải Việt phát âm với V, đến nước An–Nam trong đợt di tản Thiên Địa Hội vào những năm sau 1644 hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nên luôn luôn lưu tâm đến một nhận xét thông thường: Nếu một xứ nào có biến động chính trị và quân sự, người di dân ưa chạy về hướng mà nhiều năm trước, hoặc nhiều thế kỷ trước, tổ tiên hay bà con của họ đă thành công trong chuyện ‘vượt biên’ về hướng đó. (Xin tạm gọi: Nguyên tắc vượt biên số 1).
 
 
 
Ta sẽ dùng phương pháp sau đây để t́m trả lời… “tốt nhất” hay khá hợp lư cho câu hỏi này: Trước hết truy tầm các từ, trước đến nay thường tưởng ‘thuần Nôm’ nhưng thật ra mang gốc Mân Việt (Phúc Kiến - Triều Châu). Nhưng luôn để ư đến ‘Nguyên tắc vượt biên 1’ phía trên.
 
 
 
Theo ghi chú [18] và kiểm chứng với người bạn Triều Châu chính gốc:
 
sợ hăi = hai pa (quan thoại) = gkianh (Phúc Kiến) => kinh (V)
 
sau (về sau) = yi hou (dĩ hậu, qt) = i’au (Phúc kiến) => sau (V)
 
chống = fan dui (phản đối, qt) = kiong (PK) => chống (V)
 
Không (số 0)= quan-thoại: Ling => Việt: Linh. Phúc Kiến: Kohng, y như 0 (không).
 
Không (ở không)= quan thoại: Kong. Ni you kong ma? Anh có ở không hay chăng?
 
(‘Không’ không phải thuần Nôm, mà lại gốc Hán, có ảnh hưởng Phúc Kiến.)
 
không khí = kongqi (qt) = kong kih (PK) – y hệt như nhau
 
buồng = fang jian (qt, pḥng gian) = b(p)àng (PK), âm giữa B và P
 
hành lư = xing li (qt) = hieng li (PK)
 
chuông = zhong (qt) = lyiêng (PK) => chiêng => chung => chuông (V)
 
chim= niao (qt => điểu - Việt) = chiau (PK)
 
sách = shu (qt, thư) = chieh’ (PK) => sách (V)
 
chọn = xuan (qt) = gkieng (PK) => kén !
 
vải vóc = bu (qt, bố) = boh (PK) => vóc (đọc byóc)
 
đương nhiên = dang ran (qt) = diah-nhioun => đương nhiên
 
bay = fei (qt, phi) = b(p)e => bay!
 
Béo (mập)= Bui (Phúc Kiến)
 
Ô (dù)= hOh-san (Phúc Kiến) => ô ; Yu-san (quan thoại) => dù [29]
 
Hoan hỉ = gao xing (qt, cao hứng) = huan hi (PK) => hoan hỉ
 
Kim (vàng) = jin (qt) = gâm (qđ) = gKim (PK) => kim
 
bị (bịch) = dai hoặc bao (qt) = biek (PK) => bị hay bịch
 
tôi (qua) = wo (qt) = ngoh (qđ) = ngă (‘hán việt’) = qua (Nam/ Mường)= gua (PK)
 
nguyệt (tháng) = yue (qt) = yuht (qđ) = guet /ge (TC& PK)=>‘nguyệt’: âm dựa Phúc Kiến
 
âm nhạc= yin yue (qt) = Iam nyak (PK)
 
cũ= jiu (qt) = gauh (qđ) = gKu
 
hộ chiếu (passport)= hu zhao (qt) = wuhjiu (qđ) = hoh-tsiouh => hộ chiếu
 
tranh (bức họa)= huar (qt) = wa (qđ) = tsiong (PK) => tranh
 
trạm công an (cảnh sát cuộc)= jing cha ju (qt) = gkieng-chat-gkiek => cảnh sát cuộc
 
học đường= xuexiao (qt, hoc hiệu) = hohkhăuh (qđ) = ‘houh’dang => học đường
 
thêu (sew)= feng (qt) = tyĩnh => thêu
 
quần (skirt) = qunzi (qt) = qwahn (qđ) = gkun => củn (V)
 
mắt kiếng (gương)= yen jing (qt)= ngăhn geng (qđ) = bahk-gkiahnh => mắt kiếng
 
đũa (chopsticks)= kuaizi (qt)= faaizi (qđ) = Duu => âm đũa xuất từ Phúc Kiến.
 
làng = cunzi (qt) = chyun (qđ) = gKue => Kẻ (kẻ chợ= Thăng Long; Kẻ Noi= Cổ nhuế)
 
(làng= gKue, giống từ Việt cổ: Kẻ. Tiếng Mường: Kuel)
 
 
 
Xem bảng chuyển ngữ giữa Việt và Phúc Kiến ở trên thật kỹ, ta để ư những điểm sau:
 
(a) Rất nhiều từ, trước giờ vẫn được cho ‘thuần Nôm’, thật ra xuất xứ từ phương ngữ Phúc Kiến. Quan trọng nhất những từ căn bản, có thể xuất phát ngay từ lúc con người bắt đầu có tiếng nói, như: làng (kẻ), béo (bui), quần (củn, gKun), chim (chiau), cũ (Ku), tôi (wa), sợ (kinh), v.v.
 
(b) Những từ xuất hiện khi bắt đầu có tí văn minh: tháng (nguyệt= guet), học đường, chọn (kén), đũa (đuu)… cũng đều có chung gốc với tiếng Phúc Kiến.
 
(c) Những từ liên hệ với nền văn minh trong vài thế kỷ qua: hộ chiếu, thêu, mắt kiếng, không khí, bị (bịch), cảnh sát cuộc, v.v. cũng tương ứng với những âm giống giống của Phúc Kiến.
 
 
 
Quan trọng nhất chúng ta đă thấy người Phúc kiến dùng từ gKue để gọi ‘làng’ (village), đơn vị cộng đồng của hầu hết mọi dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, thời xa xưa, người ta cũng dùng Kẻ (âm Việt của gKue) để chỉ ‘làng xóm’: Kẻ Chợ (= Thăng Long). Hoàng Thị Châu [20] trong một bài khảo cứu đă tŕnh bày phân bố của những nơi dùng ‘Kẻ’, tóm tắt như sau:
 
 
 
‘Kẻ’ là một từ khá cổ bị biến mất kể từ khoảng thế kỷ 18. ‘Kẻ’ dùng để chỉ làng hay xă thôn của Việt Nam thời xưa. Kẻ trong Kẻ Noi dùng để gọi làng Nhuế, tức Cổ Nhuế. Cổ do đó là một từ Hán Việt tương đương với Kẻ. Kẻ có trong tự điển AnNam-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes (A-lịch-Sơn Đắc Lộ) qua câu: 'Mày ở kẻ nào?' nghĩa 'Quê mày ở đâu?'. Tiếng Mường ở vùng Hoà B́nh có một từ đồng nghĩa với 'kẻ', đó là KUEL mang nghĩa một đơn vị xă hội của người Mường. Học giả họ Hoàng nhận xét rằng trong rất nhiều tên làng ở Việt Nam từ KẺ tiếng Nôm đă được biến chuyển phiên âm ra tiếng ‘Việt’ thành Cổ (như Cổ Nhuế, Cổ Chiên). Ở Lưỡng Quảng những địa danh có chữ 'Cổ' đứng đầu rất phổ biến, rất tập trung. Nh́n rộng ra toàn Trung Quốc, địa danh có từ 'Cổ' c̣n có thể thấy rải rác ở Cam Túc, Tứ Xuyên, Quư Châu, Vân Nam (tức Đại Lư trong Kim Dung), nhưng tập trung nhất vẫn là ở vùng Lưỡng Quảng.
 
 
 
Qua kiểm chứng đối chiếu phía trên, chúng ta đă thấy KẺ cũng được dùng ở Phúc Kiến - Triều Châu, gKue, măi cho đến ngày nay. Điều này có nghĩa, tiếng nói của người An Nam thời xưa có liên hệ mật thiết đến tiếng Hoa, nhất là khu Mân Việt cũ.
 
 
 
Cẩn thận hơn, ta hăy thử t́m một từ ‘Hán Việt’ [21] có lối phát âm kiểu Việt có vẻ lạ đời và khác hẳn với các phát âm tương đương tiếng Hoa. Dó là DUY. Như trong: Duy Vật, Tư Duy, Duy Tâm, … Quan thoại đọc Wei, chứ không phải Yei hay Yui! Quảng Đông cũng Wei. Hải Nam: Uy. Thượng Hải-Chiết Giang: Uw. Thật lạ, các Thầy quốc ngữ hoặc tiền nhân đă chôm âm DUY từ ở đâu - khiến DUY có vẻ không đồng thuận với các âm Hán chung quanh? Đây cũng một thắc mắc khá nhức đầu. Tự nhiên có một từ ngoại lệ không theo quy luật nào cả. Và rất có thể DUY xuất hiện từ lâu, ngay từ thời mấy ông thánh hiền Tàu cho tung ra bao nhiêu triết thuyết, lời dạy khuôn vàng thước ngọc lưu lại muôn đời.
 
 
Rất may, chúng ta lại t́m ra, qua người bạn Triều Châu chính gốc: DUY được phát âm Jzuee trong tiếng Triều Châu – Phúc Kiến! Chỉ có người Triều Châu - Phước Kiến mới đọc Dzuy như kiểu Việt. Những phương ngữ khác người Hoa đọc W: Wei hay Wui.
 
 
 
Như vậy tiếng của người nước Nam từ ngàn xưa đă có mối liên hệ thật chặt chẽ với Hoa ngữ, đặc biệt thứ Hoa ngữ xuất phát từ xứ Mân Việt cũ, tức Phúc Kiến - Triều Châu ngày nay. Mối liên hệ này thật sâu sắc. Bởi hơn cả tiếng Quảng Đông, dù gần gũi ở mặt địa lư, và quan thoại, qua quan hệ chánh trị, liên hệ Phúc Kiến (Mân Việt) đi sâu đến lời ăn tiếng nói của người Văn Lang hoặc An Nam, từ thời cổ đại cho đến thế kỷ 19.
 
 
 
Trước khi đi đến trả lời cho câu hỏi hóc búa: người nước Nam phát âm VIỆT NAM đọc theo W hay By, tự lúc nào? Từ thời Bắc thuộc hay sau cuộc di cư trốn Măn Thanh cuối thế kỷ 17? Tiện dịp, chúng ta hăy tiếp tục quan sát thêm, những từ cơ bản có gốc gác từ đâu.
 
 
 
Khảo sát này đến đây lại lan man qua ‘Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam’ [26]. Một đề tài thật khó khăn, và cũng rất sôi động. Khuôn khổ bài viết rất chật hẹp, tài nguyên hạn chế, chúng ta sẽ cố gắng tránh vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp này. Tuy vậy có thể tạm đưa ra một hai nhận xét.
 
 
 
(a) Khảo cứu về nguồn gốc dân tộc, bất kỳ ở đâu, rất dễ bị rơi vào t́nh trạng chủ quan. Dễ bị rơi vào hội chứng ‘ta và họ’.
 
(b) Người ta vẫn thường nghe nói đến thứ trống đồng Đông Sơn, có mặt ở nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Nam Á. Tiêu biểu: 3 nơi thuộc 3 quốc gia khác nhau: Việt Nam, Nam Trung quốc, và Inđô-nêxia. Như vậy có thể có 2 thứ giả thuyết. Một: đồ khai quật xuất hiện trước tiên ở một nơi nào đó, mấy chỗ khác bắt chước và có sau. Hai: những nơi có đồ khai quật đó ngày xưa, có cùng chung một thứ chủng tộc. Nghiên cứu thuộc hội chứng ‘ta và họ’ sẽ bệnh vực cho đến cùng ‘giả thuyết 1: đầu tiên có ở đâu.’
 
 
 
Bây giờ xin khảo sát một số từ cơ bản trong tiếng Việt, đem đối chiếu với các từ chọn lọc từ ngôn ngữ các khối dân tộc chung quanh. Mục đích chính: xem xem các từ căn bản người Văn Lang hay Âu Lạc dùng ngày xưa có liên hệ đến các nhóm chủng tộc khác hay chăng, ngoài các nhóm Hoa Nam, đặc biệt Phúc Kiến như đă thấy ở trên.
 
 
 
Bảng đối chiếu sau được rút từ tài liệu của Hamblin [18], một đôi chỗ từ B́nh Nguyên Lộc [11], hay Atmosumarto [27], và chỉ ghi lại những từ có thanh âm gần với âm Việt.
 
- Bông (hoa, flower)= Bunga (Mă Lai), Bpan (Miến), Huê (Phúc Kiến), Hua (qt)
 
- Béo / Mập= Bui (Phúc Kiến). Mă Lai & In-đô có 2 từ: Ber và leMapk !!
 
- Cây (tree)= poKok (ML), Ki (Nhật), daam- Cheu (Khmer), Chiu (Phúc Kiến),
 
Kâyu (Mă Lai, [11]), Ki (dân tộc Kha tại Việt Nam, [11]). Nhật giống Kha!
 
- Cá (fish)= iKan (Mă Lai), SaKana (Nhật), Nga (Miến, Myanmar),
 
Kan (Chăm, [11])
 
- Cơm (rice)= Kanin (Phi Luật Tân), pơng (Phúc Kiến)
 
- Dừa (Coconut)= Nyor (Mă Lai, [11]), Ye zi (qt) [23]
 
- Bàn Chân (foot)= Chei (Miến). Dtĩhn (Lào, => chân), Ka (PK => cẳng), jeung
 
(Cambốt => chưn /chân), Kaat (Chăm => cẳng, [11])
 
- Khoẻ (strong)= kuat (ML), klang (Khmer), ‘iong (PK => dũng)
 
- Làng (village)= Kẻ (V), gKueh (PK), T’lang (Mă Lai), Txunzi (qt => Thôn),
 
bàhn (Lào), ywa (Miến, => xă - Việt)
 
- Mặt (face)=: mihn (quảng-đông), mian (qt), Bin (PK), Mị (Zhejiang), mye’hna
 
(Myanmar, Miến Điện), muka (Mă Lai), mukha (Tagalog, Phi Luật Tân).
 
- Đầu (head)= tàu (qđ), Tou (qt), tàu (PK), gaun (Miến), gbăal (Khmer)
 
- Ghe (boat) = Gay (Phi Luật Tân / Tagalog)
 
- Miệng (mouth)=: Moat (Khmer), Mulut (Mă Lai)
 
- Mắt (eye)= bakts (PK), Mata (Mă Lai, lính mả-tà), Myesi (Miến), Me (Nhật),
 
yăn (qt, nhản), mu (qt, mục)
 
- Mất (chết, dead)= Mati (Mă Lai)
 
- Muỗi (mosquito)= Muh (Khmer), nyaMuk (Mă Lai)
 
- Mưa (rain)= Môu (Miến), uMuulan (Phi luật Tân)
 
- Núi (mountain)= gunung (ML), pnum (Khmer)
 
- Nước (country, quốc gia)= Negeri (Mă Lai), Srok (Cam-Bốt)
 
- Ngày (day)= Hari (Mă Lai), Wan (Thai), tNgay (Cam Bốt)
 
- Người (person)= ngài (Mường), orang (Mă-Lai), Lang (Phúc Kiến), Tao (Phi),
 
Urang (Chăm), Arăng (Ê-đê, [11]), Nang (Hải Nam), yàhn (qđ). Để ư:
 
Nàng (HN) + Yàhn (QĐ) => Nhân (Việt)
 
- Thăm (visit)= taam (qđ), yiam (Thái), yăhm (Lào), thwalede (Myanmar, Miến)
 
- Sao (star)= Tje (Miến), Đa’u hoặc Tahu (Thai)=> Tua (dân tộc Kha, [11])
 
- Sinh (đẻ, give birth)= Dăiguht (Lao), găat (Khmer), Dilahirkan (Mă Lai)
 
- Sữa (milk)= Susu (ML)
 
- Tay (hand, arm)= Tangan (ML), day (Khmer)
 
- Trăng (Moon)= Blăng (chữ Nôm), Blăng / Tlăng (Mường), Bulăng (Mă Lai)
 
- Tháng (month)= Guet (PK) => Nguyệt. Bulăng (ML). Để ư: Hoa ngữ dùng Yue
 
cho Trăng và Tháng. Mă Lai cũng vậy Bulăng cho Trăng và Tháng.
 
- Ăn (Eat)= mak-an (Mă Lai), gin (Laos), Tsia (PK), sikh (qđ, xực)
 
- Nhà (house)= Wu (qt => ốc, V), Chuh (PK => uchi, Nhật), nguk (qđ), bàhn
 
(Thai), yein (Miến), rumah (Mă Lai), heuan (Lao).
 
- Chân (leg)= cheidau (Miến), jeung (Cam-Bốt => chưn / chân), Kăh (Thai-Lao
 
=> cẳng), Ka-tui (PK-Phúc Kiến => Ka => cẳng, Tui => Túc), Kaki (ML)
 
- Các con số (Numerals), gạn lọc lấy âm gần giống: 0 (Không= Kohng, PK), 1 (Một : Mooeh, Cam-Bốt), 2 (Hai : Hờ-ni, Miến & Er, quan-thoại), 3 (Ba : Bay, Cam-Bốt), 4 (Bốn : Buan, Cam-Bốt), 5 (Năm : Blam, Cam Bốt), 6 (Sáu : Chow, Miến), 7 (Bảy : Pito, Tagalog-Phi), 8 (Tám : lapan, Mă Lai), 9 (Chín : jiu, quan thoại), 10 (Mười : s’poolooh, Mă Lai) [22].
 
Qua bảng đối chiếu các từ Nôm trên, có thể rút ra một vài nhận xét tạm thời:
 
(a) Nhiều từ hằng tưởng thuần Nôm, nhưng lại có gốc Hán, nhất là Phúc Kiến - Triều Châu. Nói cách khác, có những tương đồng thật bất ngờ giữa một số từ Phúc Kiến và nhóm Nam Á. Thí dụ: Cẳng (chân) => Ka (Phúc Kiến), Kaah (Thái-Lào) => Kaki (Mă lai). Để ư, về sau Phúc Kiến bị Hán hoá, thêm vào Tui: Ka-Tui, với Tui có lẽ xuất từ TÚC (zu): chân. Thí dụ khác: Mắt: Bakts (PK), Me (Nhật). Cây: poKok / kâyu (ML), Ki (Nhật), Chiu (PK). Đặc biệt có thể để ư một điểm ḱ lạ: Cây (Việt)= Ki (Nhật)= Ki (người Kha ở Việt Nam).
 
(b) Nếu thuần Nôm, nhưng không thấy dấu vết tiếng Hán, ta thường vẫn có thể t́m được một hai từ có phát âm gần giống từ ngôn ngữ của các dân tộc miền Đông Nam Á. Thí dụ: ăn: makAn (ML), sữa: susu (ML), Tay: day (Khmer) [22]; Bông (Hoa): Bunga (ML), Hua (qt); Muỗi: Muh (Khmer), nyaMuk (ML); Mất (chết): Mati (ML), Trăng= Nôm đọc Blăng, y hệt như Bulăng của Mă Lai,....
 
(c) Để ư từ chỉ ‘Người’: Mă Lai và một số dân tộc tại An Nam hồi xưa phát âm như Orang hay Ulang. ‘Lang’ lại giống Phúc Kiến. Nhắc lại, ngày xưa thuyết thông thường cho nghĩa chữ Hán ‘Văn Lang’ là ‘người có xâm ḿnh’. Hoàng Thị Châu [19] đặt giả thuyết cho rằng tên nước Văn Lang chính do cách phát âm từ chỉ Người thời cổ đại gây ra Orang=> Urang => Wu-Lang => Wăn Lang. Nhưng quan trọng hơn hết: Orang của tiếng Mă Lai cũng có mặt trên bán đảo Đông Dương ở thời cổ đại.Và tiếng Phúc Kiến, có từ ‘Lang’ chắc chắn xuất từ ‘O-lang’.
 
(d) Liên hệ bộ 3: Mă Lai - Việt Nam và Phúc Kiến cũng được phát hiện hết sức ngỡ ngàng qua h́nh dung từ BÉO hay MẬP. Quan thoại: mập= Fei = Ph́. Nhưng Phúc Kiến, Bui cho thấy âm rất gần với Béo. Mă Lai & In-Đô c̣n động trời hơn: Có 2 từ y hệt như tiếng Việt: Béo và Mập qua: Ber và leMapk [27]. Để ư v́ tiếng Việt đơn âm, nên đă gạn lọc ‘le’ ra khỏi, để chỉ giữ Mập. Thật bất ngờ [28].
 
(e) Các bảng đối chiếu cũng cho thấy tiếng Phúc Kiến chứa rất nhiều tiếng Nôm của Việt Nam, và một đôi khi lại có tương đồng với một vài từ của nhóm Đông Nam Á. Thêm thí dụ: Dũng (khoẻ) = Yiơng (Phúc Kiến) => Dơng. Béo (Mập)= Bui (PK); Ber và leMapk (Mă Lai).
 
(f) Có phải chăng, các nhóm Bách Việt, đặc biệt Mân Việt (Phúc Kiến), Đông Việt (Quảng Đông) và Nam Việt (Việt nam) ngày xưa có cùng chung một thứ tiếng. Đặc biệt, tại Nam Việt hay Văn Lang, có thể đă có sẵn người của các nhóm thuộc chủng Mă Lai và người các hải đảo, có thứ tiếng nói cũng gần giống tiếng nói của các nhóm Bách Việt. Hoặc, có thể nhóm thuộc chủng Mă Lai và nhóm Bách Việt chỉ là một nhóm duy nhất. Nhóm này ở phía Nam, và khác với Hán tộc phía Bắc Dương Tử.
 
(g) Cũng có thể để ư một điểm đầy khả năng: Sau gần 20 thế kỷ, tiếng Phúc Kiến bị Hán hoá đến 95%, trong khi Việt Nam dù chỉ bị đô hộ trên dưới 1000 năm, tiếng Việt chứa độ 60% từ có gốc Hán. Hán-ngữ cũng thu nhập nhiều từ của nhóm Bách Việt. Những từ như Lang (người) => biến thành ‘đàn ông’ như ‘tân lang’ trong tiếng Hán. Dũng => nhập luôn thành tiếng Hán, v.v. Nhưng quan trọng hơn hết, văn phạm các thứ tiếng miền Hoa Nam hoàn toàn bị Hán hoá. Thí dụ: h́nh dung từ đặt ra đàng trước: Mỹ nhân. Trong khi tiếng Việt có vẻ vẫn giữ cấu trúc của các thứ tiếng ở miền Nam Á, như tiếng Thái. Thí dụ: h́nh dung từ thường đặt phía sau: Người đẹp, chứ không ‘đẹp người’.
 
 
 
5. Wiệt Nam - Việt Nam
 
 
 
Qua những kiểm chứng ‘từ vựng’ tŕnh bày phía trên, chúng ta có thể đi đến những kết luận, nên gọi ‘tạm thời’, như sau:
 
 
 
(i) Qua đối chiếu về từ vựng, chúng ta đă thấy tiếng Nôm có nhiều từ chung gốc với khối ngôn ngữ thường được gọi Môn-Khmer. ‘Môn’ chính là tiền thân của Miến Điện, tức Myanmar, ngày nay; và Khmer chính là dân tộc Cam Bốt. Ngày trước, tiếng Việt được xếp vào nhóm Môn-Khmer. Sau này được xếp vào một nhóm mang tên Nhóm Việt Mường, thuộc nhóm ngôn ngữ lớn hơn: Nam Á [25]-[26].
 
(ii) Tây Thi có thể có bà con xa xa với người nước Văn Lang. Bởi nước Việt của Tây Thi bị xoá bản đồ vào năm 334 trước Công Nguyên. Trong khi Mân Việt bị nhà Hán thôn tính vào năm 110 trước Công Nguyên, và Nam Việt trước đó một năm (111 TCN). Tức con cháu Tây Thi có hơn 200 năm để di tản sang Mân Việt. Rồi nếu thấy thích nắng ấm hơn có thể theo người Mân Việt đi xuống Nam Việt luôn. Nhưng di tản từ Mân Việt sang Nam Việt, ở những đợt đầu, phải được thực hiện trước năm 110 TCN, bởi vào năm đó chiến tranh nổi lên tại cả hai xứ, để rồi cả hai lần lượt thuộc về nhà Hán.
 
(iii) Người Mân Việt, tức Triều Châu - Phúc Kiến sau này, có thể có bà con gần với người Nam Việt, hoặc Giao Chỉ hay An Nam về sau. Lư do: tiếng Phúc Kiến có nhiều từ rất ‘thuần Nôm’, ở thời cổ đại lẫn thời cận đại cách đây vài thế kỷ. Nhiều từ lại chia sẻ với tiếng Mă Lai & Inđô. Thí dụ: Kẻ (làng) => gKue (PK), Duy (tư duy) => Jzuêe (PK), Nếu => nah (PK), mắt => bahkt (PK) => mati (Mă Lai), mắt kiếng => bahkt-kiahnh, đũa => duu (PK), Tu (Miến),....
 
(iv) Người Mân Việt cũng có thể có bà con với Nhật Bổn và Mă Lai qua cách phát âm H-mạnh trong Fuji-San (Phú Sĩ sơn) y như âm F tại Phúc Kiến (biến thành H) và tại Việt Nam (PH như Phở). Một hai từ của Nhật lại liên hệ trực tiếp với Mă Lai và Việt Nam mà không qua trung gian của Tàu. Thí dụ: Cây (trêe), người dân tộc Kha ở Việt Nam đọc Ki. Nhật bổn đọc Ki, và Mả Lai đọc Kâyu hay poKok.
 
(v) Những điểm tương đồng của các từ ‘Nôm’ luôn được cập nhật hoá theo các đợt di dân xảy ra trong mười mấy thế kỷ, dựa trên ‘Nguyên tắc Vượt Biên thứ 1’ mô tả ở trên: Di dân sau ưa theo vết chân và hướng đi của di dân các thế hệ trước.
 
(vi) Do đó, nếu chấp nhận người An-Nam có bà con gần với người Phúc Kiến Triều Châu, tức Mân Việt xưa, người An Nam từ thời xưa đă tự xưng ḿnh Wiệt tộc, hay gọi nước ḿnh Nam Wiệt hoặc Đại Wiệt. Đó cũng là lí do khiến các Thầy quốc ngữ ban đầu tuân theo ngoại lệ của biến chuyển (âm) Y-Tàu => D-Việt, y hệt như ngoại lệ của tiếng Phúc Kiến:
 
Thí dụ: Quan thoại: Gong Yuan, theo thông thường sẽ biến thành Công Diên – nhưng lại chuyển qua Công Viên, y như Phúc Kiến: Gong Wui. Xiang Yu, đáng lẽ phải chuyển thành Hạng Yũ (Dũ), nhưng thành Hạng Vũ – y như Phúc Kiến: Hang Wu. Yue Nan (quan thoại) biến thành Wiệt Nam, theo kiểu Phúc Kiến: Wật Nam.
 
(vii) Như vậy việc phát âm tại An Nam có thể khác với Bắc triều, nằm ở phía Bắc sông Dương Tử. Việc phát âm tiếng Hán tại An Nam khác lối quan thoại vẫn một chuyện đầy khả tín. Bởi Phúc Kiến Triều Châu cho đến ngày nay vẫn có lối phát âm khác với quan thoại.
 
(viii) Cũng rất có thể phát âm các từ gốc Hán tại nước An-Nam lâm vào t́nh trạng mang nhiều phương âm khác nhau, y hệt như ở Trung Hoa. Thí dụ người An Nam chung đụng nhiều với dân Phúc Kiến sẽ phát âm Nam Việt như Nam Wiệt. Người ở gần khu định cư của dân Lưỡng Quảng, dân Chiết Giang hoặc Hoa Bắc đọc lên như Nam Yiệt hoặc rất nhiều khi Lam Yiệt, v.v. Và các Thầy quốc ngữ ban đầu đă gộp hai âm W và Y lại thành một và tống tất cả vào V: Việt Nam, như các âm lưng chừng và lộn xộn giữa W và By (hay Y): con Woi & bà Byợ => Voi & Vợ.
 
(ix) Một vài điểm cần được nhấn mạnh:
 
(a) Thứ nhất: Nếu Việt Nam được phát âm như Wiệt Nam từ ngàn xưa - trong khi phía Nam, trong hai ba thế kỷ gần đây, vẫn thường phát âm Byiệt Nam. Điều này chỉ có nghĩa âm V, dùng thay thế W (con Woi) và By (bà Byợ), rất hợp lư trong tên nước và dân tộc: Việt Nam. Nhưng hoàn toàn không có nghĩa, phát âm V đă đạt được tí nh ‘hoàn hảo’ qua thay thế gần đúng, Việt Nam cho Wiệt Nam. Bởi V đă thay thế sai nhầm cho hàng trăm từ khác ngày xưa bắt đầu bằng âm By: ông Byua, bà byợ, đi byào,….
 
(b) Thứ hai: Bởi ở lư do rất quan trọng ‘Wiệt Nam’, mọi kết luận về liên hệ Phúc Kiến phải được kiểm chứng hết sức thận trọng. Quan trọng hơn hết: phát âm Wiệt Nam xuất hiện từ bao giờ? Sau đám chạy giặc Măn cuối thế kỉ 17, hay trước đó thật lâu, thật xa xưa? Có cách nào kiểm chứng để t́m câu trả lời chung cuộc cho câu hỏi này hay không? Thưa: CÓ.
 
(x) Muốn t́m giải đáp thắc mắc: có phải người Việt đă phát âm tộc Việt của họ bằng Wiệt ngay từ thời khởi đầu Bắc Thuộc? Hoặc: người Việt ngày xưa có bà con thật gần với người xứ Mân Việt hay không? Người ta có thể truy t́m xem các dân tộc ít người ở phía Bắc có phát âm Wiệt Nam hay không. Đặc biệt cuộc kiểm chứng (survey) đó nên nhằm vào những người (i) lớn tuổi, trên dưới 75 tuổi; (ii) không biết ǵ về quốc ngữ, và ngay cả kư âm a-b-c cho tiếng của họ; (iii) ít khi tiếp xúc với những người thành thị hay có ‘Tây học’; và (iv) nếu được, càng nhà quê càng tốt.
 
 
 
Một cuộc ‘xơ-vây’ như vậy có thể kéo từ Lạng Sơn – Lào Kay cho đến Đà Nẵng. Chỉ đơn giản hỏi những người hội đủ các điều kiện trên phát âm dùm hai tiếng Việt Nam. Nếu đa số đều phát âm Wiệt Nam (đặc biệt: không phải Việt Nam!), giả thuyết nguồn gốc Phúc Kiến đạt được cơ sở khá vững chắc.
 
 
 
Nhưng khổ nỗi, hủ tíu Triều Châu ăn cũng tạm được, chứ ḿ Phúc Kiến chắc chắn không thơm ngon bằng Phở.
 
 
Nhà văn Nguyên Nguyên
 
Ghi Chú :
[1] Hoàng hà có nghĩa con sông màu vàng do ở màu nước phản ảnh loại đất vàng do gió chuyên chở đến từ các sa mạc ở phiá Tây nước Tàu. Đất màu vàng này tiếng Anh gọi là loess với độ dày ở mặt đất lên đến cỡ 300 thước tây. Bởi người Tàu thời cổ đại tập trung hai bên sông Hoàng Hà họ chỉ thấy đất loess màu vàng mà thôi nên họ dùng màu vàng để chỉ Đất, và mạng Thổ, của thuyết Ngũ Hành, chính là mạng chỉ người Hoa hoặc nước Tàu. ‘Hoàng đế’ thuở ban đầu mang nghĩa ‘vua của lănh thổ màu vàng’.
 
[2] Sáu nước, nhà Tần thôn tính sau cùng: Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Tề và Yên.
 
[3] Trong quyển ‘Vân Đài Loại Ngữ’ của Lê Quư Đôn, xuất bản năm 1773, Quảng Tây hăy c̣n được gọi Việt Tây, và Quảng Đông, Việt Đông. Cho đến ngày nay người Hoa vẫn dùng từ ‘Việt Kịch’ (Yue ju) để chỉ loại ca kịch cổ truyền Quảng Đông, và ‘Việt thái’ chỉ ‘thức ăn Quảng Đông’ (Yue cai - đọc ‘yuế txái’, hay cantonese: ‘yuet choi’). Tuy nhiên chữ ‘Việt’ ở đây viết khác chữ ‘Việt’ của Việt Nam.
 
[4] Kim Dung có viết một quyển truyện cuối cùng trước khi khóa sổ sự nghiệp viết văn của ông, mang tên: Việt Nữ Kiếm. Truyện này chuyên về Tây Thi & Phạm Lăi cùng những kiếm khách cao siêu, phù Việt diệt Ngô. Hiện đă được Nguyễn Duy Chính chuyển ngữ sang tiếng Việt, đăng tại website chuyên về truyện chưởng, vơ hiệp kỳ t́nh: vietkiem.com
 
[5] Thuần nhất với tất cả những bài trong loạt bài này, dấu tức thanh điệu tiếng Tàu, đều được gạn lọc để tránh lộn xộn. Bởi dấu pinyin của quan thoại thường tương phản với dấu tiếng Việt. Thí dụ: yào => dược (thuốc men), mang dấu huyền-Tàu, nhưng đọc như dấu sắc, yáo, trong Việt ngữ.
 
[6] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường, Géographie et Sociologie humaine. Có ghi nhận xét người Mường có khuynh hướng phát âm các từ bắt đầu bằng V như By, giống người Nam Bộ.
 
[7] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ và Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường-Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc.
 
[8] Tương truyền chính Khổng Tử người đầu tiên đă viết ra Hán tự của Việt. Xem [11]
 
[9] Luận án tiến sĩ 'The Birth of Vietnam - Buổi chào đời của nước Việt Nam' của Keith Weller Taylor [8] do University of California Press xuất bản năm 1983
 
[10] 'Thời Đại Hùng Vương' của Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi và Hoàng Hưng. Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội - Hànội, 1973.
 
[11] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn Gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu. Ghi chú vội của người viết: Quyển sách này soạn rất công phu, nhưng có nhiều điểm đáng tiếc. Rất lộn xộn, và có vẻ chỉ trích các quan điểm thoạt nh́n có vẻ tương phản với ư tác giả. Nhưng thật ra, vẫn có thể nhất thống lại cùng một thứ giả thuyết. Rất nhiều học giả (thí dụ: Nguyễn Hiến Lê) nhiều năm sau vẫn thấy quyển sách này đă không được đánh giá đúng mức với công tŕnh của tác giả. Nhiều nhà văn hồi kư lại những chuyến du lịch Đông Nam Á gần đây đă tổng hợp được một số giả thuyết của Tô Văn Tuấn (tên thật của B́nh Nguyên Lộc), trong đó có nhận xét: ‘Ở đâu thấy có món Mắm là ở đó thấy có chủng tộc Mă Lai xưa như BNL đă mô tả.’ (Người viết chân thành cáo lỗi với quư vị đă không nhớ được đọc ở đâu). Nhiều nhà nghiên cứu tại VN, hiện nay bắt đầu thích dẫn chứng quyển sách này.
 
[12] Nguyễn Văn Huy (1993) Người Hoa tại Việt Nam. Nxb NBC, Costa Mesa- California.
 
[13] Có 3 dẫn chứng chỉ rơ người đàng Ngoài hồi trước vẫn dùng Bông thay v́ Hoa:
 
(i) B́nh Nguyên Lộc [11] dẫn chứng hai câu ca dao xuất hiện vào đời Trần (thế kỷ 13), ghi lại trong quyển ‘Thi văn đời Trần’ của Hoàng Xuân Hăn và Nghiêm Toăn:
 
Bao giờ đến tháng giêng hai
 
Trồng bông, trồng đậu, trồng khoai kịp th́.
 
(ii) Cũng theo [11], quyển ‘Sách sổ sang chép các việc’ của cố đạo P. Bỉnh, người Hải Dương, xuất bản năm 1822 tại Bồ Đào Nha, dùng các từ Bông, Trái thay v́ Hoa, Quả. Dù thay cho Ô. Muỗng thay Th́a. Y như kiểu Nam Bộ.
 
(iii) Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 19, có:
 
Cành lê trắng điểm một vài Bông Hoa.
 
[14] Như thí dụ trong bài số 3: Andy Lau, từ Qua - nhại âm của Wa, người Mường, người Nam Bộ (và toàn thể người An-Nam trước thế kỷ 18), người Triều Châu, Phúc Kiến, dùng để chỉ TÔI. Tiếng ‘Hán Việt’ do các Thầy quốc ngữ kư âm là Ngă (nhại âm Wa, Triều Châu). Tiếng Nhật cũng y như vậy: WAtashi, nghĩa = Tôi.
 
[15] Theo Wade-Giles: Hokkien, Peking, Mao Tse Tung, Teng Tsiao Ping. Nhưng theo Pinyin: Fujian, Beijing, Mao Ze Dong, Deng Xiao Ping. Để ư H => F, P => B, K => J, Ts=> D, T => D. Tức âm a-b-c chỉ là âm gần đúng để kư âm lại âm viết bằng các chữ Hán, Nôm, Kanji. Ta cũng có thể đặt ra một giả thuyết bỏ túi: Phiên âm Wade-Giles có lẽ được thiết lập trên cách phát âm của người Phúc Kiến - Triều Châu, bởi trọng tâm của hệ thống phát âm đó dùng chữ K (PeKing => Bắc Kinh), và H (Hokkien => PHúc Kiến). Tác giả của lối phiên âm này, Sir Thomas Wade và giáo sư Herbert Giles, thuộc đại học Cambridge – có lẽ đă cư ngụ nhiều năm tại khu vực Phúc Kiến - Triều Châu vào khoảng giữa đến cuối thế kỷ 19.
 
[16] Lê Trung Hoa (1992) Họ và Tên Người Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội – Hà nội.
 
[17] Theo một người bạn Việt-Hoa đă từng về Trung quốc thăm làng của tổ tiên, cả làng đều mang họ … Nguyễn. Tại Việt Nam, theo [16] họ Nguyễn ngày nay chiếm khoảng gần 40%, và phía Bắc có họ Nguyễn gấp đôi phía Nam.
 
[18] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson.
 
[19] Nguyên Nguyên: Thử Đọc Lại Kim Dung 2: Nguồn Việt và Kim Dung. Xem aihuucongchanh.com hoặc talawas.org, hoặc perso.wanadoo.fr/charite.
 
[20] Hoàng Thị Châu (1969) ‘Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ' trong 'Nghiên Cứu Lịch Sử’ số 120.
 
[21] Như tŕnh bày trong một bài tới, thật ra ‘tiếng Hán Việt’ chỉ là ‘tiếng Hán-quốc ngữ”, tạo dựng qua lối kư âm a-b-c, rất lệch lạc với lối phát âm của tiền nhân trong thời chữ Nôm. Mặt khác, rất nhiều từ, như: nếu, mặt, qua, không khí, bay, … trước giờ vẫn tưởng ‘thuần Nôm’ thật ra mới chính ‘Hán Việt’, Hán xuất xứ từ… ‘Mân Việt’.
 
[22] Khuôn khổ bài có hạn nên không thể đi vào các con số trong tiếng Việt. Đặc biệt số 10 xuất phát từ đâu.
 
[23] Loạt bài này xin nhấn mạnh: Âm D-tây (Đ) và T trong phát âm thời Nôm, và Mường, rất gần giống nhau. Teng Hsiao Ping = Deng Xiao Ping. Tương tự phát âm Đ và N: Nác (âm Trung Bộ) chỉ Nước. Người Mường đọc Đác. Đ và N khó phân biệt trong chữ Nôm.
 
[24] Dừa: tiếng Hoa nhại là Ye. Ngày xa xưa, Trung Hoa không biết ‘dừa’ là ǵ. Xuất phát từ khu vực Nam Á, từ Dừa, Mă Lai gọi Nyor, được Hoa chủng thu nhập trở thành Ye.
 
[25] ‘Tiếng Việt và Ngôn Ngữ Dân Tộc phía Nam’ (1992). (Nhiều tác giả). Nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội - Hànội.
 
[26] Tóm tắt về ‘Nguồn gốc dân tộc Việt Nam’ tóm lược theo vài tài liệu, đặc biệt [9]:
 
Luận văn Tiến sĩ của Taylor [9] chỉ dành chừng một hai chương đầu để viết về thời đại Hùng Vương và Thục Phán tức An Dương Vương và chỉ hàm ư - dựa phần lớn trên các tài liệu của các sử gia Hànội - rằng người Việt thuở b́nh minh của nền văn minh Đông Sơn, tức khoảng 4000 năm trước Công Nguyên, đă là một hợp chủng của nhiều giống người, nhưng trong đó có hai giống chính, giống người Nam Á (Austroasians) và người Nam Đảo (Austronesians). Austro là một tiếp đầu ngữ chỉ phiá Nam, như trong từ latinh Terra Australis (đất phía Nam) của người Âu Châu khi khám phá ra nước Úc (Australia) ngày nay. Bởi đó một luận văn cấp cao nên Taylor mặc nhiên cho rằng độc giả hiểu rơ giống Nam Á (Austroasians) hay Nam Đảo (Austronesians hay Melanesians, Polynesians) từ đâu đến nên Taylor không dành đến một ḍng để cho độc giả rơ đặc biệt dân Nam Á, hoặc dân Nam đảo là dân ǵ hay từ đâu đến.
 
 
 
Dân Nam Á là dân ở phía Nam Á Châu khác biệt với dân tộc Hán ở bên Tàu. Đó là các sắc dân như Mă Lai, In-Đô (Nam Dương), Phi Luật Tân, Thái Lan, Miến Điện, v.v.. Đa số các giả thuyết sử học hay nhân chủng học đều quy gốc gác của loại dân này ở vùng phía Tây nước Trung Hoa, khoảng Tây Tạng hoặc chân núi Hi Mă Lạp Sơn. Một số nhà nghiên cứu, như hai anh em họ nhà Sarasin, gọi đó chủng tộc Mă Lai và phân biệt Mă Lai I và Mă Lai II (sau này B́nh Nguyên Lộc tiếp tục khai triển thêm qua tài liệu ngôn ngữ so sánh và chỉ số sọ). Một số tác giả (như Đào Duy Anh trong 'Việt Nam văn hoá sử cương') dựa theo một số học giả Tây phương khác gọi đó chủng tộc In-Đô-nê-siên. Các sử gia Hànội, có lẽ để tránh Mă-Lai hay In-Đô-nê-siên, gọi đó là giống Nam Mông-gô-lô-ít và cũng nh́n nhận người Việt Nam thời thượng cổ có nguồn gốc Nam Mông gô lô ít (phiá nam của Mông cổ). Giống dân Nam Á Austroasians này h́nh như đă di tản chiến lược dọc theo hành lang đất thấp duy nhất kéo từ miền núi đồi Tây Tạng ra đến biển vào khoảng thời gian bóng màn đen kịt hăy c̣n trùm kín khoa sử học, trên dưới 4000 năm trước công nguyên. Một số tuôn xuống Miến Điện, Thái Lan, đồng bằng Bắc Việt giữa sông Hồng và sông Mă, sang miền Hoa Nam, hoặc kéo luôn xuống Mă Lai, In-Đô. Một số khác tiếp tục đi sang các hải đảo ở Thái B́nh Dương. Những sọ người thuộc thời đại Hùng Vương mới phát hiện gần đây ở Bắc Bộ đều cho thấy những đặc điểm của nhóm loại h́nh NAM Á (xem Văn Tân và cộng sự [10]). Tuy nhiên nhiều sử gia (Văn Tân et al, Phạm Văn Sơn) dựa trên quan điểm của Đào Duy Anh cho rằng sau 1000 năm đô hộ Bắc phương, nhân chủng Việt Nam mang ảnh hưởng dần dần nhân chủng của Mông-gô-lích tức nhân chủng Tàu (phía Bắc). Bằng chứng là cái mặt của người đàn bà đào được ở Đông Sơn sống cuối thời Bắc thuộc đă mang nhiều nét Mông-gô-lích, duy cái sọ là c̣n dấu tích In-Đô-nê-siên (tức Nam Á) mà thôi.
 
 
 
Người Nam Đảo là giống người to lớn hơn (to cỡ người Aborigine hay thổ dân Úc) hiện c̣n có mặt trên những hải đảo miền nam Thái B́nh Dương từ khu quần đảo In-Đô, Timor kéo qua Úc, Papua New Guinea, Fiji, v.v. Tức nhóm người Nam đảo cũng có mặt ở những vùng đất của người Nam Á, nhưng họ đă đến trước người Nam Á cũng vài ngàn năm. Nhiều vụ khai quật ở miền Hoa Nam và ở bán đảo 'Đông Dương' đă t́m thấy xương sọ của người Nam Đảo (Austronesians). Nguyễn Hiến Lê trong tác phẩm cuối cùng 'Lịch sử Trung Quốc' đă nh́n nhận rằng người ta không thể nào hoàn toàn bác bỏ thuyết nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam được. Khác với giống Nam Á, cho đến nay h́nh như các nhà nghiên cứu chưa dứt khoát người Nam đảo từ đâu đến. Hai anh em Sarasin với sự cỗ vơ mạnh mẽ sau này của B́nh Nguyên Lộc cho rằng người Nam đảo là người Mă Lai đợt I xuất phát từ miền đất thấp khu chân núi Hi Mă Lạp Sơn hay gần Tây Tạng di tản đến Đông Dương trước rồi đi về miệt dưới. Họ đến những nơi này trước Mă Lai đợt II (tức Nam Á) khoảng vài ngàn năm. Nguyễn Khắc Ngữ, trong hai quyển 'Nguồn gốc dân tộc ViệtNam' và 'Mỹ thuật cổ truyền Việt Nam' do Tủ Sách Nghiên Cứu Sử Địa xuất bản, ngược lại bênh vực chủ thuyết cho rằng loại người Việt tiền sử mang gốc Nam đảo xuất phát từ các hải đảo phía Nam, cặp bờ lục địa rồi định cư tại đó. Sự kiện có vẻ rơ rệt hơn sau những công tŕnh nghiên cứu gần đây là người Việt Nam cổ có những công tŕnh kỹ thuật như kiến trúc nhà, làm thuyền bè, làm lưỡi ŕu h́nh chữ nhật theo mỹ thuật Đông Sơn (Thanh Hoá) rất giống văn hoá của người Nam Đảo (xem Taylor). Trong khi đó kiểu ŕu bằng đá loại có vai của nhóm Nam Á được t́m thấy rất ít tại Việt Nam. Trái lại ngôn ngữ Việt Nam gần đây được sắp xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, thay v́ nhóm Môn-KhờMe như ngày xưa, và cả hai đều là phân bộ của một Họ ngôn ngữ lớn với tên gọi Ngôn ngữ ‘Nam Á’ [25]. Tóm tắt: kỹ thuật và mỹ thuật người Việt cổ giống nhóm Nam Đảo, ngôn ngữ lại thuộc nhóm Nam Á. Kiến trúc trước thế kỷ 17 đượm nhiều màu sắc Việt cổ. Sau thế kỷ 17, nhất là sau khi triều đại nhà Nguyễn được thiết lập ở Huế, kiến trúc mang nặng ảnh hưởng Trung Hoa.
 
[27] Sutanto Atmosumarto (1994) Colloquial Indonesian – Routledge (London & New York).
 
[28] Tiếng Việt cũng như tiếng Anh ưa dùng chung một từ: Fat dùng để chỉ ‘mập / béo’ cho người và ‘chất béo (mỡ)’. Tiếng Tàu dùng để chỉ ‘fat’, tức Mỡ, trên cơ thể con người và thú vật là ‘dầu’, tức Oil. Quan thoại đọc You (dầu). Phúc Kiến và Hải Nam: Yiu (Lại một biến chuyển qua lại của IU và ÂU như trong bài thứ 3). Thế từ ‘Mỡ ‘ xuất phát từ đâu? Có lẽ từ Minyak đọc nhanh của tiếng Mă Lai..
 
[29] Cả Yù và Ô trong tiếng Tàu đều mang nghĩa Mưa: Yũ. Yu quan thoại và hÔ (Phúc Kiến). Mưa xuất xứ từ tiếng Miến Điện: Mou. Phần sau san của yu-san hay hÔ-san mới chính là phần viết theo kiểu tượng h́nh mô tả một món vật có h́nh nón (dù) để che mưa. Thành ra Dù và Ô cũng đều tiếng Hán nguyên thủy chỉ Mưa. Dù theo quan thoại và Quảng Đông. Ô theo Phúc kiến. Chứ không phải ‘Dù’ theo kiểu Nam Hà và ‘Ô’ theo kiểu Bắc Hà như người Việt thường lầm tưởng
 
Nguyên Nguyên

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17