Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Từ Vương Vũ đến Vương Thúy Kiều:

Vài bí mật của chữ Nôm và quốc ngữ

Nguyên Nguyên

 

PHẦN I: Vương Vũ

Những ai từng hâm mộ xem phim kiếm hiệp ở thời trước 75 chắc c̣n nhớ những tài tử gạo cội Hongkong như Lư Tiểu Long tức Bruce Lee, Địch Long, Khương Đại Vệ, Trần Tinh, và Vương Vũ. Jackie Chan thời đó chỉ chuyên đóng vai phụ, nhất là thay cho tài tử chính trong những màn nhào lộn nguy hiểm. Vương Vũ nổi tiếng nhất có lẽ nhờ phim "Vơ sĩ một tay" và sau đó anh ta lên như diều. Vào khoảng 1976 Vương Vũ được mời đóng một phim đấm đá h́nh sự của Uùc chung với tài tử George Lazenby - trước đó đă từng thủ vai điệp viên James Bond 007 trong "On Her Majesty Secret Service" với Diana Rigg của The Avengers. Phim Vương Vũ đóng mang tên, rất thích hợp, The Man from Hongkong (Người hùng từ Hương Cảng). Trong phim Vương Vũ thủ vai một công an h́nh sự từ HongKong sang Uùc phối hợp với nhà chức trách điều tra một băng đảng buôn chất trắng và cướp bóc. Phim đó có lẽ là một trong những phim đầu tiên của phương Tây xử dụng tài tử kung-fu của Hongkong.

Khi wăn hát, người viết chợt để ư tên tài tử Vương Vũ viết theo tiếng Anh là Wang YU chứ không phải Wang Wu theo phỏng đoán từ tiếng Việt Vương Vũ. YU chứ không phải WU. Yũ chứ không phải Vũ. Cũng trong khoảng thời gian đó vào một dịp t́nh cờ người viết để ư tỉnh Vân Nam bên Trung quốc, tức nước Điền Việt hay Đại Lư của Đoàn Dự trong tiểu thuyết vơ hiệp của Kim Dung, được ghi trên bản đồ là YUN-Nan chứ không phải Wan-Nan.

Một thời gian khá dài ở khoảng giữa thập niên 80, người viết được việc làm đi dạy học. Trong trường có một giáo sư người Aán Độ. Thỉnh thoảng cứ nghe ông này nói đến đưá con trai cưng mang tên Vivek, một tên rất phổ thông của Aán như tên Tuấn tên Minh của Việt Nam. Ông giáo sư đó phát âm Vivek luôn luôn như là Wiwek, hay Uui Uuék. Tức âm W chứ không phải âm V. Ông ấy phát âm W chứ không phải V, không phải v́ ông ta không biết phát âm chữ V như trong Verify, very truthful, variable. . . Ngược lại ông ta tốt nghiệp tại đại học Liverpool ở bên Anh quốc đàng hoàng. Khi nói tiếng Anh ông ta nói và phát âm y như, hay ít lắm cũng bảy, tám mươi phần trăm như người Anh chính gốc.

Việc ông giáo sư Aán Độ đó phát âm chữ V như chữ W trong ngữ âm của tiếng mẹ đẻ cũng giống như những cụ người Việt ở phiá Nam, ngay cả ở Sàig̣n, trong thập niên 60. Lúc đó, nếu có ai thách mấy cụ người Nam Bộ thử phát âm chữ V như: đi về, con voi, anh Vương,... theo kiểu... ‘Bắc Kỳ’, đảm bảo các cụ đó sẽ phát âm như: đi Uuề, con Uoi (hay Woi), anh Uương (hay Wương), chứ rất khó được như: đi về, con voi, anh Vương,... theo lối phát âm người phiá Bắc. Mặc dù có thể các cụ này đă học và nói được tiếng Tây và phát âm những tiếng Tây rất đúng, như: la vérité, vertigo, la valse dans l’ombre,...

Hiện tượng kỳ bí này cho đến ngày nay vẫn hiện diện trong đời sống hằng ngày của rất nhiều người ở tại, và ngay cả bên ngoài Việt Nam. Xin đơn cử một thí dụ về hiện tượng kỳ bí, do ở khám phá cũng rất t́nh cờ, khi xem Thúy Nga’s Paris by Night 67. Đó là cách phát âm những âm TR như: trước, trong trắng, truyền cảm, cô Trâm, trao nhau, v.v.. Người Việt với giọng Bắc, và nhất là các ca sĩ trong những chương tŕnh TiVi hay video, thường phát âm TR như TCH, như tchước, tchong tchắng, tchuyền cảm, cô Tchâm, tchao nhau,... Mặc dù rằng khi họ nói chuyện với người Mỹ, người Anh, người Uùc, người Pháp, người Canada,... họ sẽ phát âm TR rất đúng với quốc tế, như: Translation, très bien, trop tard, tradition, truthful,... Điểm ngộ nghĩnh nữa, trong khi người phía Bắc phát âm chữ V theo với quốc tế (đi vào - đi về), người phía Nam lại quốc tế hoá được âm TR. Giới cải lương và vọng cổ phía Nam phát âm TR như trong "Em ơi anh hăy c̣n trong trắng lắm’ trúng phong phóc theo quốc tế của âm TR. Trong khi giới "tân nhạc" lại không. (Xin nhắc lại, âm TR và R cùng một số âm quen thuộc khác hoàn toàn không có trong tiếng Việt cổ, trước thế kỷ 18). Tương tự, một số casĩ từ một vài khu vực ở Trung Bộ có lối phát âm chữ R như giữa J và Jr. Thí dụ: Rừng nghe như Jừng, ṛng ră như j̣ng jă. Dù vậy, khi nói tiếng Anh tiếng Pháp các ca sĩ này vẫn phát âm R theo quốc tế như thường.

Hiện tượng này có vẻ như một thứ biến chuyển của ngôn ngữ khi bị ch́m vào một ngành nghề nào đó. Một nghệ ngữ hơn là phương ngữ.

Trở lại với tài tử Vương Vũ. Sựï việc Vương Vũ nếu viết thật đúng phải viết Vương Yũ hay Vương Dũ đă nằm trong đầu người viết, ở một góc kẹt nào đó trong suốt hơn 25 năm. Và chỉ được lôi ra ánh sáng trở lại khi viết bài "Thử đọc lại Kim Dung II: Nguồn Việt và Kim Dung". Một ‘phát hiện’ đă nảy ra trong bài Kim Dung 2: Tên "Việt" trong bộ tộc Lạc Việt, hoặc nước "Việt Nam" theo nguyên thủy, từ thời Hồng Bàng cho đến khoảng cuối thế kỷ 17, đă được phát âm giống như kiểu của người Nam Bộ: Byiệt hay Yiệt.

Yũ trong Vương Yũ cũng giống như Yũ trong Sở Bá Vương Hạng Yũ (chứ không phải Hạng Vũ) - có nghĩa lông chim. Người Việt ở phía Nam, nhất là những người gốc Hoa, cũng ưa có tên Vũ, nhưng viết đúng Dũ, như Trần Dũ. Duơ đó không có trong tự điển Hán Việt, nhưng lại rất đúng trong chuyển hệ từ Hoa-ngữ ra quốc ngữ. Dũ đó chính là Dũ, là Yũ lông chim chứ không phải Vũ của vũ công hay khiêu vũ. Dũ chữ Nôm mang nghĩa khác, phủi - như trong: dũ sạch bụi trần. Phải chăng do ở lí do tránh lộn xộn này các tác giả chữ quốc ngữ đă cho Yũ-lông chim vần chữ V với hàm ư phát âm theo kiểu Nam Bộ?

 

PHẦN II: Hiện tượng V

Theo với khám phá về chữ V cổ, hai bài2 về chữ V và chữ Dz đă được giới thiệu qua một vài tạp chí - nhất là dưới dạng báo internet. Thế nhưng, măi sau khi viết xong bài thứ 2 về âm chữ V, nỗi ṭ ṃ và thắc mắc về Vũ, về Việt Nam, và các từ bắt đầu bằng V không những không suy giảm mà lại c̣n gia tăng. Nhân tiện đi Sàig̣n thăm gia đ́nh vào dịp Tết Quí Mùi, một người cháu đă cố gắng t́m mua được hai quyển sách về chữ Nôm, trong đó có quyển tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính. Dùng trong việc tra cứu. Người viết cảm chừng như bị sa lầy trong vùng đất cũ, hoang vắng của chữ Nôm, đầy chông gai, hiểm trở, và . . . sờ sợ. Bởi rất ít người trong thời đại internet hiện nay c̣n để ư đến chữ Nôm, và tŕnh độ chữ Nôm của người viết chỉ là tŕnh độ . . . vỡ ḷng.

Chữ V trong kư âm thuở ban đầu thực sự đă mang ư định nào của các tác giả chữ quốc ngữ? V dùng để thay cho By như cách gọi của người phiá Nam - như trong ‘byết lách’ thay v́ viết lách, Byệt Nam như tên nước Việt Nam, byâng yạ cho Vâng dạ? Hay V chỉ dùng để thay W sẵn có, như trong: VĂN-hoá thay cho Wăn-hoá, đi về thay thế đi ẃa, con voi thay cho con Woi? Hoặc đúng hơn, chữ V được nhập khẩu từ tiếng Pháp vào chữ Nôm để thay thế luôn một lượt cho cả âm W (như con woi / wẽ tranh) và âm Y hay By (như bà byợ / h́nh byuông / đi byào) - nhưng tỷ số thay thế V cho W đối với Y là bao nhiêu? Tức V thay cho W được bao nhiêu phần trăm và V thế chỗ cho B hay By hoặc Y được bao nhiêu phần trăm? Nếu t́m ra tỷ số đó, hy vọng ta sẽ ṃ ra được lư do tại sao người Nam Bộ phát âm V luôn như By (hoặc B) - mặc dù có nhiều âm đáng phải phát âm như V phía Bắc. Và người Bắc Hà phát âm V trong vài thế kỷ qua như V quốc tế, và quên hẳn mớ từ bắt đầu bằng V đáng lẽ phải nói như B hay By, theo kiểu Nam Bộ. Xin tạm gọi đó hiện tượng V.

Trong lúc t́m giải đáp cho các câu hỏi này người ta có thể khám phá thêm những hiện tượng lạ lùng nào của chữ quốc ngữ nữa không. Để hỗ trợ và minh chứng cho hiện tượng V, một hiện tượng, như phần sau sẽ tŕnh bày, chỉ xảy ra sau khi chữ quốc ngữ tràn ngập thay thế chữ Nôm. Một hiện tượng đă ẩn núp rất kín trong một thời gian khá dài, trên dưới 300 năm. Mặt khác, người ta có thể để ư trong khi nhiều ngôn ngữ các nước láng giềng có liên hệ với tiếng Việt như: Trung quốc, Nhật, Inđônêxia, Triều Tiên, . . . vẫn không có âm chữ V cho măi đến ngày nay. Thêm nữa, nhiều người cộng sự gốc Hàn quốc, có học thức cao, đă xác nhận Hàn ngữ chỉ có một âm gần giống với V ở đầu từ. Đó là âm của chữ . . . B.

Những chi tiết viện dẫn cho kết luận tiếng Việt ở trước thế kỷ 18 hoàn toàn không có âm V - mà chỉ có âm B (hay By theo kiểu Nam Bộ) và W (như con Woi) đă được tŕnh bày trong hai bài về chữ V. Do ở khoảng thời gian khá dài gián đoạn giữa hai bài đầu về chữ V với bài này, sau đây xin tóm tắt, và hiệu đính chút ít, những điểm căn bản của hai bài trước về chữ V.

1. Yũ trong các tên Wương Yũ hoặc Hạng Yũ mang nghĩa lông chim, chứ không phải Vũ như trong quan vơ, vũ công, vơ nghệ, vũ múa. Dù những người tinh thông tiếng Hán có thể biện bạch rằng âm tiếng Tàu đăù thay đổi từ âm Thượng cổ, qua âm Trung cổ đến âm Hiện đại, có lẽ họ sẽ phải nh́n nhận âm Yũ như trong tên Hạng Yũ vẫn giữ y nguyên Yũ từ xưa đến nay. Do đó kư âm Hạng Vũ trong chữ quốc ngữ, rồi lây sang tiếng HÁN VIỆT, thay cho Hang Yu (quanthoại: Xiang Yu) có thể là một trong những sơ sót đáng tiếc trong công tŕnh kư âm chữ quốc ngữ từ chữ Nôm. Tương tự gọi tài tử Wương Yũ (Wang Yu) là Vương Vũ như người Việt đă gọi, sẽ phạm vào một lỗi sai lệch trong kư âm. Và tự nhiên sáng tác thêm một từ Vũ, viết bắt đầu bằng chữ V, mang nghĩa ‘lông chim’ rất gượng gạo. Bởi nó gây thêm cảnh đồng âm dị nghĩa lộn xộn cho Vũ - chính ra dùng để chỉ vũ công, vơ nghệ, hoặc khiêu vũ - mà thôi. Phía Nam do ở cách viết Yũ (hay Dũ) ra Vũ, do những thầy quốc ngữ xếp đặt, lại vô t́nh đă làm sai ra thêm hàng chục cây số nữa khi họ kị úy gọi Hạng Vũơ là Hạng Vơ. Vơ, với 1 nghĩa duy nhất là vơ nghệ, đă hoàn toàn biến mất đi ư nghĩa lông chim của Yũ trong tiếng Hoa.

2. Nước Việt, tiếng quan thoại gọi Yuế, Quảng Đông là Yuệt, tiếng Nhật gọi Beto (Việt Nam là Beto-nam), tiếng Mường kêu là Yịt - theo với suy luận rất căn bản như ‘kiểu điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa’, chắc chắn phải được tiền nhân gọi Yiệt hay Byệt trước khi mấy người Aâu Châu truyền giáo sang đó và kư âm tiếng Nôm ra chữ quốc ngữ. Tương tự, trong quốc ngữ, rất nhiều từ Hán Việt như công viên, nhân viên, hoàn vũ, vũ trụ, viêm nhiệt, viện trưởng, viên măn, đă bị âm V lắp vào thay thế cho âm Y hay By, cho công yiên, nhân yiên, hoàn yũ, yũ trụ, yêm nhiệt, yiên măn, bởi tiếng Tàu nguyên thủy từ đời Hán đời Đường và măi cho đến ngày nay không hề gọi các âm này bằng âm bắt đầu với W, mà chỉ gọi với âm Y. Vũ (như tên tài tử Vương Vũ, như trong: yũ lộ, hoàn yũ) và Việt (như trong Việt Nam) hay viết (như trong viết lách) cho đến khoảng giữa thế kỷ 18 từ Nam chí Bắc chắc chắn đă được phát âm đúng đắn, theo thứ tự đối ứng, là Yũ, Yiệt (hay Byệt) và byết.

3. Aâm chữ V, theo như kiểu phát âm By hay B của người Việt phía Nam, được nhận rằng thực sự đă thaii thế một số đông các từ Nôm với cách đọc vào thế kỷ 17 trên toàn nước An Nam, là By hay B hoặc Y: Byua (Vua), Byú (Vú), Byợ (Vợ), Byải byóc (Vải vóc), Byía (hồn Vía), Bôi hay byui (Vui), Bâng hoặc byâng (Vâng), . . . Phát hiện này đă được chứng minh, trước hết, bằng cách so sánh và đối chiếu các từ tương đương thuộc các dân tộc ít người sống trên phần đất của nước Việt Nam cổ, tập trung ở phía Bắc. Thêm vào đó người ta có thể nhắc đến công tŕnh nghiên cứu về người Mường của Jeanne Cuisinier ‘Les Mường, Géographie humaine et Sociologie’ xuất bản năm 1946, trích lại trong quyển ‘Mă Lai’4 của B́nh Nguyên Lộc. Trong đó, Jeanne Cuisinier ghi nhận người Mường có khuynh hướng phát âm chữ V như chữ Bi, theo kiểu người Nam Bộ. Chẳng hạn vải vóc họ đọc biải bióc, vợ chồng họ đọc byợ chồng. Theo thống kê vào năm 1946ù, tổng số người Mườngù độ 300000, trong đó 136000 cư ngụ ở Hoà B́nh, 86000 sống ở Thanh Hoá, 30000 ở Phú Thọ, 20000 tại Sơn Tây.

4. Đào Duy Anh trong một tác phẩm về chữ Nôm cũng xác nhận một số từ ngày nay viết bắt đầu bằng chữ V nếu truy cứu theo lối viết chữ Nôm ngày trước chắc chắn đă được phát âm như bắt đầu bằng B, theo kiểu người phía Nam: Vui khi xưa đọc là Bôi hay Bui, Vội trước đọc Bội, Vâng đọc Bâng, Vợ ngày xưa đọc Bợ hay Byợ.

5. Mặt khác, hầu hết các ngôn ngữ trong vùng Đông Nam Á KHÔNG có âm bắt đầu bằng V của tiếng Tây. Kể cả tiếng Việt xưa. Chỉ có âm bắt đầu bằng W như tại các nước láng giềng khác : Wang xian sheng (Hoa: Vương tiên sinh), Watanabe San (Nhật: ông Watanabe), Bung Widjaja (Inđônêxia, bạn Widjaja). Ở tiếng Việt cổ: con Woi (con voi), đi ẃa (đi về - để ư đồng bào tại một số nơi ở Nam Bộ c̣n gọi ‘đi ýa’ bởi sự lầm lẫn do chữ V gây nên), wăn hoá (văn hoá), wĩ đại (vĩ đại), . . . Bởi lư do hiển nhiên tiếng Tây không có chữ W, các tác giả quốc ngữ đă hoàn toàn tránh dùng chữ W, như trong trường hợp phiên âm của tiếng các nước Tàu, Nhật, Inđô. Để tránh W, họ đă dùng V thay cho W. Aâm W do đó trở thành ‘âm cổ xưa’ của V. Việc W là tiền thân của V đă được nhà ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu4 xác nhận trong một bài nghiên cứu về nước Văn Lang. Tuy nhiên họ Hoàng không hề xác nhận chữ V cũng đă được các giáo sĩ vay mượn từ mẫu tự Tiếng Pháp để thay thế âm bắt đầu bằng By, hay B hoặc Y - như viết Việt Nam thay cho byết Yiệt Nam.

6. Hiện tượng âm chữ V, đặt ra dùng để thay thế cả âm ‘W’ và âm ‘B hay By’, hoàn toàn nằm ch́m trong bóng tối trong suốt khoảng 300 năm là một thiếu sót thật đáng tiếc trong ngành ngôn ngữ học Việt Nam. Rất ít người để ư đến nó, chung qui cũng bởi cái thế quốc tế bề ngoài của chữ V, do ở những người tác giả quốc ngữ tạo nên. Người phía Nam - nhất là người Nam Bộ - theo với nhầm lẫn hoặc cố ư của các vị tôn sư chữ quốc ngữ - đă cho rằng chữ V nhập khẩu để thay thế âm By như trong Byũ (cho Vũ) và tuốt luôn cho âm W xưa như trong con woiơ. Đối với câu nói sau đây đọc theo kiểu thế kỷ 18 trở về trước trên toàn cơi Việt Nam:

Wương Bạch Byũ byào lừng thấy con woi.

Người phía Nam, đặc biệt Nam Bộ, giữ lối đọc cũ nhưng nới rộng với khuynh hướng đọc tuốt luôn tất cả những từ bắt đầu với âm V, bằng By hay Y. Vào thế kỷ 18-19 trở về sau, họ phát âm:

Byương Bạch Yũ byào rừng thấy con byoi.

(Xin nhớ: rừng ngày xưa đọc lừng -bởi tiếng Việt cổ không có âm …R)

Người phía Bắc từ thế kỉ 18-19 cũng có khuynh hướng sai nửa chừng tương tự. Họ nói:

Vương Bạch vào rừng thấy con voi.

Thoạt tiên lối nói phía Bắc cũng chỉ là một phương ngữ, do các thầy quốc ngữ địa phương sắp xếp, sai trật phân nửa như lối phương Nam. Thế nhưng dần dà về sau, lối phát âm phía Bắc được đa số nh́n nhận tiếng Việt chuẩn. Một phần nhờ ở thế quốc tế của âm chữ V đă được áp đặt lên toàn thể các âm cũ bắt đầu bằng W và By (hay B / hoặc Y) của tiếng Yiệt cổ. Quốc tế ở chỗ những Vũ, Viết, Văn, Vào, Vách, v.v. ở phía Bắc có phát âm bắt đầu bằng V theo kiểu tiếng Pháp tiếng Anh: Vérité, Very unreal, venture, v.v.

Mục đích chính của bài này do đó thử đào sâu những tính chất cơ bản của những từ ngày nay được viết bắt đầu bằng chữ V. Ta thử cố gắng t́m xem từ nào ngày trước đă được phát âm như bắt đầu bằng By hay Y (như: byợ chồng yui buồn byới nhaụ / vợ chồng vui buồn với nhau). Những từ nào của V quốc ngữ đă được đọc bằng B mới chính xác ở vào thời điểm của thế kỉ thứ 17 và 18 ở đàng Trong lẫn đàng Ngoài. Từ nào mới thật sự nên dùng V thay cho W, như trong con Woi, Wương Thúy Kiều, wăn hoá, wấn đáp, wăn hát, v.v. Từ đó, ta cũng thử quan sát kỹ hơn, hay đúng ra đặt một vài giả thuyết thuộc loại bỏ túi, cho các câu hỏi sau: tại sao tiếng Việt chấp nhận việc các Thầy quốc ngữ áp đặt V vào thay cho B (hay By hoặc Y) và W dễ dàng, không một chút thắc mắc hoặc nghi vấn. Dù rằng thỉnh thoảng người ta cũng có thể đọc được chừng 1 ḍng ở một hai quyển sách, viết rằng tiếng Việt có thay đổi, như Blời thành Trời. Chỉ vỏn vẹn ngắn ngủi thế thôi. hiện tượng V phải chăng chỉ là một phần tử của một tâp hợp các hiện tượng ngữ âm chứng tỏ hai trường phái quốc ngữ khác nhau tại phía Bắc và ở phương Nam. Hai trường phái này đă do chính các tác giả và các Thầy dạy chữ quốc ngữ thuở ban đầu vô t́nh hay hữu ư thiết lập trong khoảng giữa thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19.

Các nguyên tắc căn bản dùng để khảo sát được liệt kê như sau:

1. Cách thứ 1: Dựa vào ngôn ngữ của các dân tộc ít người. Khi quan sát một từ bắt đầu bằng V hiện tại, đặc biệt đối với những chữ thuần Nôm, trước hết ta xem có một tiếng nào tương đương trong ngôn ngữ của các dân tộc ít người hay không. Và họ phát âm từ đó như thế nào. Thí dụ, VÀNG trong màu vàng người Mường đọc là Yèng - thành ra màu vàng trong tiếng Yiệt xưa chắc hẳn đă được đọc như Byàng hay Yàng. Trong khi đó VÀNG dùng để chỉ kim khí như Vàng Bạc, người Mường đọc Wàng. Vàng để chỉ Vàng (kim khí quí) người xưa phát âm Wàng, và ngày nay viết Vàng với V để chỉ kim khí quư là đúng. Nhưng viết Vàng cho màu vàng th́ không chính xác so với tiếng Yiệt cổ.

Các từ khác đă được sưu tầm4, 7 ở bài ‘Chữ V - phần 2’, theo phương thức ‘ngôn ngữ dân tộc ít người’, xin ghi lại:

- Nhóm đáng lẽ viết bằng B (hay By hoặc Y) tiêu biểu:

Vải (vải vóc /byải byóc, fabric): byải (Mạ), kpải (Bàna),

Vua (king): Bua (Mường), Buua(Bàna)

Vác (gánh vác): Baa (Mường), Boq (Danaw), Bah (Khasi)

Vàng (màu vàng, yellow): Yèng (Mường) và những chữ như:

Vuốt (byuốt bye, caress), Vú (byú, breast), Vai (byai, shoulder),

Vơ (byơ= dùa, sweep off), Viá (hồn byía, soul/spirit),

Vàm(Byàm, sông Vàm Cỏ), Vui (byui mừng, glad/ happy), v.v.

- Nhóm biến dạng từ W sang V (gần đúng), xin đơn cử:

Ve (con we), voi (con woi - Mường),

Về (đi ẃa, wir - tiếng Palaung, tiếng Tạng, wiyên - Thái), vẽ (wẽ tranh),

Vay (vay mượn - wai, tiếng Danaw - vuai, tiếng Wa nhánh Munda)

Vàng (vàng bạc - wàng, Mường), Váy (cái váy - Wal, Mường)

2. Cách thứ 2: Phương thức thứ 2 dành cho các từ xuất thân từ tiếng Hán, qua trung gian tiếng Hán Việt. Tức dựa trên tiếng Tàu đọc theo khẩu ‘vị’ của các tiền nhân nước Việt vào các đời nhà Hán nhà Đường bên Trung quốc - nay đa số đă biến thành tiếng Việt qua hàng trăm năm. Người ta có thể so sánh các từ như Vĩ đại, Việt Nam, Vương (họ), Vũ (vũ công, vơ nghệ, lông chim), công viên, hoàn vũ, với tiếng Tàu thực sự như quan thoại (mandarin), tiếng Quảng Đông (cantonese). Thí dụ, vĩ đại người Hoa gọi wei da, Việt Nam chắc chắn được bắt đầu bằng W hay V. Tiếng Quảng Đông và quan thoại đều gọi Vương Vũ là Wang Yu, và do đó tiền nhân Việt Nam cho đến thế kỉ 17-18 chắc hẳn phát âm Wương Yũ. Đặc biệt nên xem xét những từ gốc Hán Việt đó - khi ở Trung Quốc - có đổi thay qua nhiều thế kỷ hay không. Nhất là khi tiếng Tàu đó có hai lối phát âm khác biệt giữa phiá Bắc (quan thoại) và phía Nam (Quảng Đông) gần với Việt Nam. Thí dụ, vân (mây) người phía Bắc đọc Yun, Quảng Đông đọc Vân (Wân). Điểm này sẽ được phân tích thêm ở sau.

Bây giờ xin tóm tắt hai nhóm, theo phương thức "xuất xứ tiếng Hoa":

Nhóm thiên về âm chữ B, hay By hoặc Y, tiêu biểu:

Việt Nam (Yiệt Nam), Vũ (lông chim: Yũ / như Vương Yũ, Hạng Yũ), viên chức (yiên chức - zhi yuan), vũ trụ (yũ trụ, yu zhu), viết lách (yiết: yue - như: Khổng Tử yiết, nghĩa ban đầu: Khổng Tử nói), vượt (Nôm thay đổi từ việt: đọc byượt, trước thế kỷ 17), công viên (công yiên - gong yuan), viễn chinh (yiễn chinh - yuan zheng), viện binh (yiện binh - yuan bing), viên măn (yiên măn - yuan man), viện trưởng (yiện trưởng - yuan zhang), vũ lượng (yũ lượng, yu liang - lượng mưa), vũ lộ (yũ lộ- yu lu), vũ cầu (yũ cầu - yu qiu), viễn đông (yiễn đông / yuan dong), v.v.

- Nhóm dùng chữ V thay thế cho W, bởi tiếng Tây không có W:

Vong bản (wong bản, wang ben), Vũ công (vơ công - wũ công / wu gong), vấn đề (wấn đề - wen ti), văn hoá (wăn hoá - wen hua), vô thừa nhận (wô thừa nhận, wu cheng ren), thời vụ (thời wụ, shi wu), vơng mạc (wơng mạc, wang mo). Vệ binh (wei bing), vạn vật (wan wu), vạn (=10000, wan), vong ân (wang en), vong linh (wang ling), vĩ tuyến (wei xian), vệ sinh (wei sheng), . . .

Theo thống kê sơ sơ tính theo một nhóm mẫu thu thập được ở một quyển tự điển bỏ túi (Huỳnh Diệu Vinh (1999): Từ điển Việt-Hán - nxb Đồng Nai), những từ có V viết thay cho W chiếm 83 từ (55%), vànhững chữ có âm V thay cho Y (hay By hoặc B) chiếm 69 từ (tức 45%), trong tổng số 152 từ bắt đầu bằng V.

3. Cách thứ 3: Phương thức thứ 3 cần đến một quyển tự điển chữ Nôm. Xin nhắc lại chữ Nôm là thứ chữ của người nước Nam pha trộn với một số các từ Hán Việt (chữ Tàu phát âm theo kiểu Việt Nam). Lối viết của chữ Nôm dựa hoàn toàn vào chữ Hán - và lại phức tạp gấp mấy lần. Thông thường một từ chữ Nôm là sản phẩm của hoặc một sự chắp nối ít nhất 2 từ của tiếng Hán, hoặc một sự vay mượn nguyên con một từ tiếng Hán nhưng đọc theo kiểu Nôm.

Thí dụ, ĐÁ với nghĩa ‘đá bằng chân, đá banh’ tiếng Hán Việt gọi Thích (ti, qt). Chữ Nôm viết ĐÁ bằng cách kẹp chữ Hán ‘ĐA’ (nhiều), để lấy âm, với chữ TÚC (nghĩa chân) để gợi ư, Đá=Đa+Túc.

ĐÁ với nghĩa ḥn đá, chữ Hán Việt là Thạch (shi, qt) - chữ Nôm viết Đá bằng cách nối

liền Đa với Thạch tiếng Hán, Đá=Thạch+Đa.

NĂM có nghĩa số 5, tiếng Hán là Ngũ (4 nét), tiếng Nôm kẹp từ NAM (chỉ phương

Nam) với Ngũ, mới viết được ra tiếng Nôm NĂM, Năm= Nam+Ngũ!

NăM chỉ Năm Tháng lại dùng: Nam+Niên. Nam nghĩa phương Nam cho âm, Niên tiếng

Hán Việt là Năm, cho ư.

BÀ (lăo bà) viết bằng BA (sóng, phong ba) đặt nằm trên chữ NỮ

CHỔNG (chổng cẳng): Túc (chân, cẳng)+Chủng (chủng loại) - chủng cho âm

Trong lối vay mượn một từ Hán:

ÂN (trong "ân cần"): mượn từ ẤN (yin / in ấn, ấn loát) của tiếng Hán-Việt.

BIẾT (to know, Bóng chim tăm cá biết đâu mà nh́n - Kiều)= mượn từ BIỆT (giả biệt).

Trong khuôn khổ tra cứu V thay cho B hay W ta chỉ cần để ư các thành tố tiếng Hán tạo dựng nên từ Nôm được bắt đầu bằng âm B hay W:

Vào (enter)= Bao + Nhập - ‘Bao’ có âm bắt đầu bằng B / ‘Nhập’ chỉ ưù. Như vậy ngày

trước Vào đọc là Bào hay Byào.

Vẽ (draw)= Wĩ (vĩ= đuôi, tiếng qt: Wei) + Hoạ (Hán Việt của Vẽ, chỉ Ư)= Wĩ+Hoạ.

Vẽ ngày xưa= Wẽ - bởi Vẽ viết bằng âm W cho vĩ

Vá (patch)= âm giả tá của BÁ / = Y (y phục) + Bách (100) , v.v./ Vá= Byá (ngày trước)

Với (with)= Khẩu (miệng)+Bối (phía sau) /Thủ (tay)+Yí (cũng / và)/ Với= Bới, ngày xưa

V́ (because)= giả tá âm Vị (Wei = vị chỉ vị trí / người) / V́ ngày xưa= Ẃ

Vuông (square)= Bông (gợi âm B) + Phương (nghĩa tiếng Hán= vuông).

Vuông ngày xưa= Buông

Qua lối khảo sát này ta cũng có thể kiểm chứng những từ đă được lựa ra qua phương thức 1 và 2 ở phía trên.

Tuy nhiên hễ đụng đến tiếng Nôm, là đụng đến phức tạp. Rất phức tạp. Phức tạp và lộn xộn bắt nguồn ởø việc tiếng Nôm trong hơn 1000 năm đă không được ‘điển chế’, tức không được chánh quyền nhà nước nh́n nhận như ngôn ngữ chính thức của nước nhà. Không có tiêu chuẩn nào để viết chữ Nôm. Mạnh ai nấy viết. Nhà nho nào cũng có quyền tự ‘phát minh’ ra lối viết chữ Nôm cho một từ nào đó mà ḿnh không vừa ư hoặc đă quên khuấy đi mất rồi. Nhiều khi cũng một nhà Nho, nhưng hôm nay nhà Nho đó có thể viết một từ chữ Nôm kiểu này, ngày khác viết theo kiểu khác. Trung b́nh mỗi từ Nôm có đến khoảng 4 lối viết khác nhau. Hàng trăm chữ lại có lối viết trùng nhau: Như Bôi và Vui, Bùng với Vùng, Vùng với Vung. . . Bởi vậy người ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi được biết những truyện như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm khi chuyển hệ từ bản chữ Nôm sang quốc ngữ thường có đến 5, 10 bản khác nhau. Sai biệt ở một số từ trong các bản quốc ngữ thường dẫn đến những cuộc tranh luận sôi nỗi giữa những nhà Nôm-học. Một trong những học giả hàng đầu về Nho/Nôm học trong thế kỷ 20, Hoàng Xuân Hăn, lúc sinh thời đă bỏ ra rất nhiều công sức trong việc nghiên cứu xem xem chính tác giả một quyển thơ Nôm, đă thực sự dùng chữ Nôm nào trong câu văn, nhất là công tŕnh đi t́m nguyên bản của Kim Vân Kiều16.

Bây giờ xin tóm tắt phân loại các từ bắt đầu bằng V đáng lẽ ra bắt đầu bằng B hay W, qua quan sát chữ Nôm:

Nhóm đáng lẽ viết bằng B (hay By hoặc Y), bởi có âm B, tiêu biểu:

Va (y, người đó), Vá (byá), vách, vài, van, ván, vàng (màu vàng - xin xem phía trên)

Vội vă: byội byă, vác (kiểm chứng cách 1), vang, vào, váo (byênh byáo), vằm (=bằm ra từng mảnh), vùng (chữ Nôm đa số viết giống như Bùng: vùng lên:=: bùng lên), vằng, Vua (king): Bua, vần, vâng (dạ), vầng trăng, vất bỏ (byất bỏ), vấu (yấu mèo/ yấu hùm), vẩu (răng yẩu), vén, vẻn (bẻn byẹn), vẻ (bui bẻ), veo (trong beo), vèo (byèo), vẻo (yắt byẻo), vét, vẹt (con byẹt), vếch (bếch mặt), vết, vệt, ví (bí dụ= thí dụ), viên (vừa Hán vừa Nôm: Cao nguyên Lâm Viên phiên âm từ Lang Bian), viền, viễn (yiễn yông), Việt Nam (Yiệt Nam / tất cả loại hài thanh chữ Nôm đều viết theo âm Hán: Yiệt hay Byiệt), vịm, vin (bin cành cam), vít (wấn bít), vịt (con byịt, quan thoại Ya), víu (byá bíu) vo (tṛn byo), ṿ (dày bỵ), vó (byó ngựa), vóc (byóc dác), vọc, ṿi, vói, vọi, von (byí byon), vỏn, vọp (byọp bẻ), vố, vốc (bốc nước), vối (nước bối), vốn (bốn/ bổn, tư bổn, tư bản), vội (bội bàng), vồng, vợ (bợ= nữ+ Bị, theo chữ Nôm), với, vờn, vớt, vu (byu qui), vù (sưng yù), vú (bú= bú byú), vùa (byùa), vui (byui, bôi), vùn vụt (byùn byụt), vụn, vùng (bùng= khu wực), vũng, vụng, vượn (con bượn), vuông (=h́nh buông), vuốt (byuốt), vuột, vút (cao byút), vựa, vừa, vức (buông byức), vươn, vườn, v.v.

- Nhóm biến dạng gần gũi từ W sang V (gần đúng), byí dụ:

Va (va chạm), vả (wả miệng), vạc (wạc dầu), vạch (wạch lá t́m sâu), vài (vài người), văi (bà wăi), văn (wăn hát), vạn, vàng (wàng bạc), váng (choáng váng), vạng (choạng vạng), vánh, vành, vay (kiểm chứng với cách 1), vày (wày ỵ), váy (như cách 1), văn (wăn chương), vắn, vặn, vắng vẻ, vắt (con wắt), vặt (wặt wănh), ve (byuốt we / con we), vật, vây (wây cá), vầy (sum vầy), vậy, vẽ, vệ, về (đi về / dạng cổ: đi ẃa), vê, vi (vi yút), v́, vỉ, vĩ (wĩ mô), vỉa (wỉa hè), vít (con vít), vơ (wơ nghệ), voi (con woi), ṿng, vơng (wơng mạc), vọng, vong, vót, vô, vỗ (sóng vỗ), vồ, vơ (bơ vơ), vớ (vớ va vớ vẩn), vở, vỡ (wỡ nợ), vời, vợi, vũ (chỉ có vũ công, khiêu vũ), vụ (mùa), vùm, vức, vực, vương, vướng, vượng, vứt, v.v.

- Nhóm biến dạng ‘lừng khừng" khi từ V thay cho W nguyên thủy, khi cho B:

Và (chỉ ‘người đó’/ he, him: bya / va chạm: wa chạm), vội vă (yội yă) nhưng vả (wả) miệng, vàng (yàng chỉ màu vàng / wàng= vàng bạc), vắt (byắt tay lên trán/ con wắt), vân (wân theo Quảng Đông / Yân theo quan thoại), vận chuyển (wận theo QĐ, yận theo QT), vất (byất bỏ / bá wất bá wơ), lĩnh wực theo Quảng đông, lĩnh yực theo Quan thoại.

Một số ít các từ Nôm nằm trong nhóm lừng khừng này xuất hiện sau thế kỷ 18, tức những chữ Nôm sáng chế sau khi có sự ‘phân cực’ giữa lối gọi V của phương Nam (như B hay By), và lối phát âm toàn chữ V theo kiểu ‘quốc tế’ của phía Bắc - gây ra bởi chữ quốc ngữ. Nghĩa là các nhà Nho phía Bắc, sau thế kỉ 18, sẽ viết thêm những từ họ hiểu qua quốc ngữ có âm V, bằng cách kẹp chữ Nôm một thành tố mang âm V, như Vĩ cho nó chắc. Tương tự, nhà Nho phía Nam, cũng sau thế kỷ 18, sẽ có khuynh hướng viết chữ Nôm những từ như con Woi bằng cách quất vào đó một âm bắt đầu bằng B, bởi lúc đo,ù khoảng thế kỷ 18 trở về sau, phân cực B và V đang h́nh thành giữa phía Bắc và Nam - do ở tác động của chữ quốc ngữ người Pháp truyền lại cho dân Việt Nam, mỗi phía một kiểu.

Theo cách thức thứ 3, số phần trăm của nhóm theo chữ Nôm viết bằng V đáng lẽ phải dưới dạng âm B là 61% trong khi dưới dạng âm W, 39%, trên tổng số 265 từ Nôm, hay Nôm-hoá từ Hán Việt.

So với tổng kết phía trên trong nhận diện qua Hán tự, số phần trăm âm B bị biến thành V từ Nôm sang quốc ngữ, cao hơn số từ biến "tại chỗ" W sang V - nếu chỉ truy xét những từ bằng chữ Nôm hoặc đă bị Nôm hoá.

Tóm tắt:

Nếu chỉ truy theo Hán tự: B sang V chiếm 45% / W sang V bằng 55%

Nếu truy từ chữ Nôm: B sang V chiếm 61% / W sang V chiếm 39%.

Nếu gộp hai cách truy cứu kể trên: B sang V có tỷ số 53% / W sang V chiếm 47%

Tổng số gộp ở đây được tính đơn giản bằng cách cộng tỷ số do ở phương pháp Hán Việt với tỷ số suy ra từ chữ Nôm. 53:47 gần bằng với 50:50. Điều này phù hợp với nhận xét và ước đoán ban đầu trong bài ‘chữ V - Phần II’. Đó là tỷ số âm chữ B với chữ W trên những từ ngày nay viết bắt đầu bằng V tṛn trèm 50:50! Cũng cóù nghĩa cả người Việt phía Nam và phía Bắc đều đọc sai - so với thế kỷ 18 và trước đó - âm bắt đầu bằng chữ V, mỗi phiá phân nửa, tức 50%, hay 50:50. Người phía Bắc đọc V theo quốc tế tất cả từ bắt đầu bằng V - trong khi người phía Nam đọc những từ đó với âm B hay By hoặc Y. Người phía Bắc phát âm ‘Vương Vũ’ trong khi phiá Nam, Byương Yuơ. Thật ra đúng nhất phải là Wương Yũ, hay ít lắm cũng Vương Yũ.

Một vài nhận xét nhỏ phát hiện trong lúc phân loại V cho B và W, đáng ghi lại như sau:

i. Trong phương thức thứ hai, truy tầm âm cổ V bằng tiếng Hán Việt, tức xem V ở tiếng Tàu bắt đầu bằng Y hay W, người ta có thể gặp một vài điểm hơi khó khăn và phức tạp như sau. Aâm tiếng Tàu hiện tại có thể cũng lộn xộn 2 chiều như tiếng Việt: một đàng quan thoại gọi theo âm Y, nhưng Quảng Đông gọi theo W. Thí dụ: Mây, quan thoại hiện nay gọi Yun, quảng đông Wân. Ta sẽ chọn lựa Vân theo kiểu cổ đọc ra làm sao? Wân hay Bân (Yân)? Thế tại sao có hiện tượng lộn xộn này ngay trong giữa tiếng Tàu? Người Quảng Đông gọi Mây là Vân có lẽ v́ thời thượng cổ họ đă là bà con với các dân Mă Lai / Inđô nê xia, bởi tiếng Mă/Inđô gọi Vân bằng AWAN.

Theo Vũ Thế Ngọc, Lê Nguyễn Lưu và B́nh Nguyên Lộc4, tiếng Hán Việt thường đọc theo giọng ‘nguyên si’ tiếng Tàu ở phiá Bắc, thời nhà Đường nhà Hán bên Trung Quốc. Thí dụ: chữ Buồng=room, đọc như Buờng vào thời Đường, nay cả Tàu lẫn Việt đọc Pḥng (Fang). Một từ giống y như Buồng là Vuông trong H́nh Vuông. Chữ Nôm viết Vuông= Bông+Phương (xem phía trên). Rất có thể âm cũ tiếng Hán của Vuông là Buông - sau này biến thể ra Phương (Fang) song song và y hệt như Buồng. Vuông do đó đă có âm B trước thế kỉ 18. Thế tại sao nước An Nam gần Quảng Đông hơn, nhưng tiếng Hán Việt lại giống bạch thoại ở Bắc Phương hơn? Trả lời câu hỏi này người ta có thể nhớ lại chánh quyền trung ương của Trung quốc trong suốt lịch sử thường nằm trong khu vực phía Bắc nói tiếng bạch thoại: Trường An, Lạc Dương, Nam Kinh, Yên Kinh (tức Bắc Kinh), v.v. Lúc nhà Hán phá tan và chiếm đóng Nam Việt, họ gởi xuống nước Nam toàn những quân lính và các Thái Thú người Bắc phương, chứ không hề gởi dân từ Quảng Đông xuống. Bởi trong vài thế kỷ đầu sau Công Nguyên, Quảng Tây - Quảng Đông hăy c̣n bận rộn trải qua chuỗi tŕnh đồng hoá với Hán tộc ở Bắc phương. Trung ương của các nhà Hán, nhà Đường cũng không tin tưởng mấy ở dân Quảng Đông Quảng Tây để gởi họ sang Giao Châu. Thí dụ: người Việt phía Bắc hấp thụ Hoa thay cho Bông từ thế kỷ 17 về sau. Hoa gần với quan thoại Hua hơn quảng đông Fa.

Tuy nhiên ta không thể không để ư đến một vài ngoại lệ. Đó là những lúc tiếng Hán Việt và tiếng Nôm hấp thụ thẳng từ tiếng Quảng Đông. Có lẽ do ở các giao lưu trong vài ba thế kỷ gần đây, như 50000 tàn quân Minh đa số từ Lưỡng Quảng2, chạy trốn Măn Thanh lưu vong sang Đàng Ngoài. Như đám quân cũng từ Lưỡng Quảng của Tôn Sĩ Nghị sang ‘viện trợ’ cho Lê Chiêu Thống, vào thời Tây Sơn. Hoặc giả tiếng Quảng Đông cũng đă bị ảnh hưởng của thời Hán mới đồng hoá, và vẫn giữ âm cổ của Bắc phương - như trong tiếng Hán Việt. Thí dụ, Dục tiếng Hán Việt dùng để chỉ Thịt gần giống với tiếng Quảng (yuk) hơn quan thoại ngày nay (Rou), Nhân (người) giống Yen của tiếng Quảng hơn Ren quan thoại. Dung trong dung nhan gần với yung tiếng Quảng hơn Rong, quan thoại. Nhị (2) gần với yi của Quảng Đông hơn quan thoại ER. Ngầu dục tức ‘thịt ḅ’ gần quảng đông hơn quan thoại: Niu rou.

Lộn xộn giữa W và Y xảy ra giữa tiếng Quan thoại và Quảng Đông được thể hiện trong chừng năm- bẩy từ, tiêu biểu bằng:

Vân (mây): quảng đông Wân, quan thoại Yun - kéo theo một số từ dùng bộ Vân như vận động, vận hành, . . .

Vĩnh (trong vĩnh biệt): quảng đông wing (wĩnh), quan thoại yong (yĩnh)

Váng (choáng váng): quảng đông wang (váng), quan thoại yun (yáng)

Vinh (vinh quang): quảng đông wing (vinh), quan thoại rong (yinh)

Vực (lĩnh vực): quảng đông ling wig (lĩnh wực), qt ling yu (lĩnh yực)12

Những từ lộn xộn giữa W và Y này của tiếng Hoa lại được ưa dùng để ráp âm cho một số chữ Hán đă được Nôm-hoá. Thí dụ: vận động, dùng âm vậân và bộ Vân của ‘mây’.

Thành ra xác định được VÂN là Wân hay Yân sẽ kéo theo một loạt chừng 5 từ nữa dùng âm Vân trong tiếng Nôm xuất từ Hán Việt. Tuy nhiên tỷ số của các lộn xộn trong tiếng Tàu trên tổng số các âm bắt đầu bằng V không đáng kể, và chưa đáng khảo sát thật sâu trong lúc này. Những từ c̣n mang nghi vấn giữa âm W và B (hay Y) do đó có thể được liệt kê vào cả hai cột, B (hay Y) và W (hay V), trước khi cộng lại để tính tỷ số.

(ii) Như đă ghi ở trên, khó khăn lộn xộn giữa W và B c̣n xuất hiện trong kư âm chữ Nôm thuần túy. Nhất là sau khi chữ quốc ngữ ra đời. Bởi chữ Nôm luôn luôn được các nhà Nho tự do sáng chế cách viết. Khoảng từ giữa thế kỷ 18 sự phân cực giữa W và B được h́nh thành giữa phía Nam và Bắc - do ở tác động của chữ quốc ngữ, nguyên nhân sẽ bàn phía sau. Nhà Nho ở phía Bắc sẽ sáng chế thêm một số lối viết chữ Nôm để lồng âm V vào đó cho các từ họ cho đánh vần bằng V quốc ngữ phải đọc bằng V. Ngược lại những người theo Nho học ở Nam bộ sẽ thay đổi lối viết, cho những từ bắt đầu bằng V như Về / Voi phải có âm B như họ đă quen thuộc. Ở những từ Nôm có hai lối viết bắt đầu bằng B và V - rất may không đến nỗi nhiều - ta phải xem thật kỹ: chữ Nôm đó có bao nhiêu cách viết và đa số viết theo âm B hay âm W. Ta phải chọn theo đa số. Thí dụ:

Von (ví von): Có tất cả 5 cách viết - Sơn + Yiên (yiên chức)/ Tiểu (nhỏ)+Yiên/

Giả tá Văn (wăn) / Khẩu (miệng)+Yiên / Khẩu+Yung (dung nhan). Trong 5 cách viết đó chỉ có cách vay mượn Văn là có âm V hay W. C̣n 4 cách kia thiên về B hay By: Byon chính là kiểu đọc xưa.

Voi (con voi): ta biết người Mường đọc Woi. Chữ Nôm có 5 cách viết:

Viết theo tiếng Hán: Tượng nhưng đọc Voi/ Khuyển (chó)+Vi (Wei=V́) /

Khuyển+Bôi (cái chén) / Khuyển+ Vị (đơn vị) / Tượng+ VI. Trong 5 cách viết chỉ có Khuyển+Bôi thiên về B - c̣n lại ngă về W hay V: Con Woi = con Voi.

Với (with, avec): có tất cả 13 cách viết, trong đó 11 cách viết theo âm B - như

Bối / Bái - và 2 lối viết theo V (Vĩ đuôi). Theo đa số: Với= Byới, lúc xưa

Vài (some, một vài)= vay mượn Bài / Ba+Nhị (2) / Nhị+Bài / Vi+dấu móc /

Thủ+Vi. Vài viết theo B chiếm 3 dạng, viết theo V (tức W) chiếm 2. Vài, khi

xưa= Bài

Vuông (square): có 9 cách viết= giả tá chữ Phương (b́nh phương= squared) /

Vi(chu wi)+Phương / Phương+Đạm / Phương+Khuông / Phương+Lôn / Phương+Bông / Phong+Phương / Yiên+Bông - Trừ dạng VI+Phương những loại dạng c̣n lại thiên về âm B hơn W. Dạng "Phương+Đạm" th́ sao? Tra "Đạm" ta sẽ thấy Đạm= Khí+Yiêm / Bối+Yiêm / Tâm+Yiêm (Yiêm chứ không phải Viêm bời tiếng Tàu là Yan). Vuông dựa âm Đạm, Đạm dựa âm Yiêm. Do đo,ù Vuông đă được gọi Yuông hay Buông. Thêm vào đó, dạng ưa dùng nhất Vuông= Phương+Bông như trong Kim Vân Kiều. Khi xưa, Vuông=Buông

Đáng lưu ư nhất, ta phải xem âm chính đó có thật V không, hay đă sai ngay từ ban đầu do ở tác giả lầm lẫn âm thật sự của tiếng Tàu. Thí dụ: Vé (như vé hát, vé máy bay) quan thoại viết Piao tức có âm B hay gần B. Tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính ghi: Vé = Mịch (sợi tơ nhỏ)+ Vi (tiếng Hán, nghĩa cũng như, và, . . .). Vi mang nghĩa cũng , cả tiếng Quảng Đông và quan thoại đều phát âm Yi. Do đó dù tự điển Nôm ghi âm của Vé bắt đầu bằng V, âm thực thụ của Vé là Yé hay byé bởi nó lệ thuộc vào âm đúng đắn của Vi là Yi. Tương tự, âm của Vượt dựa trên âm Việt. Việt mặc dù viết với V, nhưng dựa vào âm Yue của toàn tiếng Tàu. Do đó Vượt khi xưa phát âm Yượt, hay Byượt. Phải xếp những từ như Vé, Vượt vào cột chữ B. Tương tự, Vuông ngày trước đọc Buông, như ghi lại phía trên.

 

PHẦN III: Hai Trường Phái của các Thầy dạy quốc ngữ thuở ban đầu

Tiện dịp, xin thử khảo sát một vài điểm nới rộng như sau:

 

1. Chữ Nôm với những phức tạp và thiếu thốn tính chuẩn định, điển chế của nó chắc chắn là một thứ chữ hoàn toàn không được phổ quát - trong dân gian. Tiền nhân nước Việt trước thời Hán thuộc chắc hẳn đă có loại chữ ‘ṇng nọc’ giống như tiền thân của loại chữ Mường, chữ Lào sau này9. Mặc dù những người sống trên nước Việt từ trước đến giờ vẫn nói tiếng Nôm, tức tiếng nước Nam, nhưng chữ viết Nôm đối với đa số người dân nước Việt vẫn là thứ chữ chỉ dành riêng cho giới sĩ phu, khoa bảng. Khó và phức tạp hơn cả tiếng Hán. Những dấu hỏi ngă, sắc nặng huyền cũng đều không có kư âm trên chữ Nôm - một thứ chữ có thể nói 80-90% dân số không biết đến. Điều này mang hàm ư ǵ? Theo thiển ư, hàm ư hiển nhiên nhất:

(i) Tiếng Việt trước khi có chữ quốc ngữ chắc không có phân biệt rơ rệt các âm dấu: không sắc hỏi ngă nặng huyền. Đặc biệt dấu hỏi dấu ngă.

Kiểm chứng: Lật quyển tự điển chữ Nôm ta sẽ thấy rất rơ. Thí dụ:

Ngaù dùng giả tá(vay mượn) âm Nhaï / Ngă (ngă ḷng) và Ngả (nằm ngả) đều giả tá âm và viết bằng Ngă (ngộ= tôi)

Dở - viết theo Nôm, dấu hỏi= tâm+dữ (dấu ngă)

Rủa= tâm+dũ / = khẩu+lỗ (rủa dấu hỏi dựa vào lỗ / dũ dấu ngă)

Rủi= thủ+lỗi / hoẵng= khuyển+hoang (hoẵng ngă / khuyển hỏi)

Nữa (c̣n Nữa)= giả tá chữ nôm Nửa (phân Nửa) - Nữa (ngă) dựa vào Nửa (hỏi)

Ngỏ (ngỏ lời)= Ngơ (ngơ trước)= Aâm giả tá của Ngọ / = Môn (cửa)+Ngọ

Nhẽo (nhẽo nhẹt)= mượn chữ và âm Miểu, dấu hỏi.

Thi= âm Hán Việt vay và viết như Thí

Rắp= Khẩu (miệng)+Lập (Aám sắc dựa âm dấu nặng)

Cũng có thể kiểm chứng với các từ tương đương của dân tộc ít người7:

Cổ (cái cổ): ko/ka (Môn), kao (M’nông), gơ (Lào), go (Thái)

Đỏ (màu đỏ): xo (Kháng), đợt (Laha)

Củ (Củ Chi, củ khoai): Ku (Mường), Krau (M’nông)

Chín (9): Chịn (Mường)

(ii) Tiếng Nôm trước thời quốc ngữ cũng không phân biệt được các âm cuối như: an, ang, anh, ac với at, ao với au,. . . Kiểm chứng:

Lát (một lát)= âm giả tá vay mượn của lạC

Mắc (mắc mỏ)= mượn chữ MắT

Mắt= mục (chữ Hán của mắt)+mạt

úc (úc ích)= dựa vào âm và viết như Úc

út (nhỏ nhất)= một lối viết mượn của úc

ngát (thơm ngát)= giả tá của ngạc (T dựa vào C)

màng (Năm canh mắt ngọc mơ màng - Kiều)= Khẩu+ MạN

Man (man mác)= Aâm vay của ManG / = Tâm+ManG (Man, không G dựa âm ManG)

QuẩN (tính quẩn tính quanh)= Mục+QuanG

Chàng= Nhân+Tràng, trong khi Chán= Nhật+TránG

Buông (buông tha)= giả tá vay mượn BôN / Thủ+BôN / Khẩu+BôN / = Phóng+Bôn

Rậc (chạy rậc rậc)= khẩu (miệng)+ LậT (rậc, cuối C dựa âm LậT, cuối bằng T)

Cao (cao thấp)= Aâm hán-việt Cao

Cau (trầu cau)= Mượn chữ Cao / cũng viết: Mộc (cây)+Cao

Sao (ngôi sao)= vay mượn Lao (lao động)

Sau (sau này)= cũng vay âm Lao

Lao (lao vào)= mượn chữ Hán Lao (lao động)

Lau (lau mặt)= thủ (tay)+LaO

Trao (trao cho)= thủ (tay)+ Lao

Trau (trau dồi tiếng Việt)= mượn âm và chữ viết từ Trâu / mượn nguyên Trao

Kiểm chứng với các ngôn ngữ ít người:

Đất (đất đai): đây (Khasi), tâ (Mường), têh (Sakai)

Aùc (chim quạ): aK (Mường), aq (Danaw)

Ong (con ong): ma-ôn (Danaw), on (Palaung), ong (Wa)

Tiếng Nôm chắc cũng không phân biệt rơ rệt dấu nón (dấu ô) ^ : Bằng chứng Cộng Hoà c̣n viết Cọng Hoà trong thập niên 1955-1965 ở phía Nam. Aâm Quan Thoại Gong (công lao) nằm ở giữa Công và Cong. Thêm vào đó, khi th́ "cái nầy" khi "cái này". Khi Bẩy (7), lúc Bảy. Dấu ô (^) cũng không phân biệt trong Chổng. Theo tự điển Vũ Văn Kính:

Chổng= Chỏng= Mượn âm Hán và viết như CHỦNG (chủng tộc). Thế nhưng

Chơng (lều chơng)= dấu ngă -nhưng cũng vay mượn từ Chủng (dấu hỏi) như Chổng.

(iii) Những thiếu thốn phân biệt về hỏi ngă và các âm cuối an-ang-anh, ac-at, ao-au, … xảy ra ngay tại miền đất nguyên thủy của nước Nam, tức ở Bắc Bộ ngày nay - trước khi chữ quốc ngữ tràn ngập vào khoảng cuối thế kỷ 18. Nói cách khác, đa số phát âm của người Nam Bộ ngày nay đă từng là lối phát âm của Bắc Hà, của đàng Trong lẫn đàng Ngoài - trước thế kỷ 18.

2. Chỉ trừ 2 thời đại ngắn ngủi Hồ Quư Ly (1400-1407) và Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792), trong đó hai vị này cố gắng thúc đẩy việc chuẩn nhận chữ Nôm thành ngôn ngữ của nước nhà, chữ Nôm từ thế kỷ thứ 8 cho đến đầu thế kỷ 20, luôn mang số phận một phó thường dân. Ngôn ngữ chính thức của triều đ́nh, của khoa bảng vẫn là chữ Hán - đọc theo khẩu vị người nước Nam - gọi bằng Hán Việt. Nền Hán học hoàn toàn ngự trị tại nước Nam cho đến 1918 khi triều đ́nh, dưới áp lực của người Pháp, băi bỏ các kỳ thi cử Hán học tại Trung Kỳ, sau Bắc Kỳ 3 năm. Năm 1917, Nha Tổng Giám Đốc Học Chánh Đông Dương ra lệnh một học qui mới, thay thế chương tŕnh 1908, áp dụng cho toàn cơi Đông Dương lấy tiếng Pháp làm chuyển ngữ - cũng như dạy thêm chữ quốc ngữ. Trên phương diện viết lách và in ấn, chữ quốc ngữ mặc dù đă được phát triển mănh liệt ở Nam kỳ ở hậu bán thế kỷ 19 qua những Petrus Trương Vĩnh Kư, Húnh Tịnh Của, Trương Minh Kư, v.v. lan rộng đến Bắc Kỳ vào đầu thế kỷ 20 nhờ ở Đào Nguyên Phổ, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, v.v. nhưng chỉ được chấp nhận . . . từ từ trong giới triều đ́nh, và giới sĩ phu xưa sau vài thế hệ. Trong khi chữ Nôm đă không được triều đ́nh "điển chế" trong khoảng một ngàn năm, chữ quốc ngữ lại gặp sự chống đối mănh liệt của giới Sĩ Phu. Điển h́nh, theo nhiều sách vở, nhiều điền chủ trong Nam thuê con cháu người làm hay tá điền học chữ quốc ngữ dùm con của họ. Điều này có nghĩa:

(i) Việc kư âm từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ hầu như hoàn toàn không có sự tham gia của giới sĩ phu trí thức nước Nam, từ đầu cho đến gần cuối. Có chăng đi nữa, sự hợp tác đó xuất phát từ những linh mục người Việt - đă từng là đồ đệ chữ quốc ngữ của những bậc Thầy Tây phương. Khi các tác giả không phải người Việt nhưng nói được tiếng Việt, và chưa chắc đă thông thạo Chữ Nôm - một số có lẽ hăy c̣n lớ giọng - đă kư âm một ngôn ngữ Á Châu sang lối kư âm dựa theo A-B-C của ngôn ngữ Aâu Châu, sự thay đổi kư âm với âm chữ Nôm nguyên thủy là một việc tất phải xảy ra. Biến chuyển đó, xin phép nhấn mạnh, dễ dàng xảy ra phần lớn do ở thiếu thốn hợp tác và kiểm chứng của những người bản địa rành chữ Nôm. Nhà Nho Nguyễn Quảng Tuân có ghi "quyển từ điển Dictionnaire Annamite-Francais của J.F.M. Génibrel đă do một nhà nho ẩn danh giúp cho soạn thảo". Theo thiển ư, nhà nho đó ẩn danh bởi (i) nhà Nho đó thẹn tḥ với trào lưu mới, hoặc (ii) nhà Nho không dám ra mặt v́ sợ hăi sự chống đối của bạn bè thân thuộc.

(ii) Đến khoảng giữa thế kỷ 18 trở về sau - nhất là từ thế kỷ 19, những người bản xứ tiên phong của chữ quốc ngữ lại vô t́nh bị rơi vào một t́nh trạng tréo cẳng ngỗng mới: Như những người Việt đi theo giúp các linh mục Aâu Châu trong việc truyền giáo và giảng dạy chữ quốc ngữ. Những vị này có lẽ đă học tiếng Tây, chữ quốc ngữ, cùng một lúc hoặc trước khi học chữ Hán và chữ Nôm. Có khi cũng không có học chữ Hán hoặc chữ Nôm. Và học chữ quốc ngữ, có khi cả chữ Nôm chữ Hán, hoàn toàn từ các thầy Tây. Do đó phát âm quốc ngữ, một thứ ngôn ngữ mới xuất thân từ tiếng Nôm, sẽ có nhiều cơ hội biến chuyển và lấn át phát âm chữ Nôm và tiếng Hán Việt ‘thuần túy’ - và chắc chắn tùy thuộc lối phát âm của chính các Thầy.

(iii) Các thầy người Aâu Châu gởi sang nước An-Nam để dạy chữ quốc ngữ cho việc giảng đạo, hoặc sau này cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, ở thế hệ thứ 2 trở đi, có thể được học qua tiếng Việt tại Pháp trước khi sang Đông Dương. Tiếng Việt học tại Pháp, nhất là trong cách phát âm, chắc chắn khác xa tiếng Việt người bản xứ nói. Tuy nhiên họ đă điều chỉnh, biến đổi tiếng Nôm. Đặt ra, định đoạt và hệ thống hoá cách đánh vần để giải toả rất nhiều lộn xộn của chữ Nôm.

(iv) Một hệ luận quan trọng của các điểm (i), (ii) và (iii) ở trên sẽ là: Các tác giả chữ quốc ngữ, đặc biệt các thầy các cô, ở các thế hệ thứ 2 trở về sau, cũng đă gặp một số khó khăn trong việc phát âm cho đúng như người bản xứ. Chung qui ở những âm mà tiếng Tây không có. Từ đó họ dạy người Việt tiếng Việt theo kiểu thích hợp với "gu", với lối phát âm của họ. Nhưng đồng thời họ cũng rất uyên bác trong ngôn ngữ học. Kết quả là các bậc thầy này, nhất là các tôn sư ở phía Bắùc, đă biến đổi, và ngay cả đặt ra, một số các mẹo luật chánh tả và cách phát âm tiếng nước Nam cho đúng tiêu chuẩn quốc tế hoặc của riêng họ, song song với công việc kư âm ra chữ quốc ngữ.

3. Trong việc dạy dỗ người Việt tiếng Việt mới, qua h́nh thức chữ quốc ngữ, các vị Thầy Phúù-Lang-Sa sẽ ép tiếng Việt theo như ‘khẩu vị’ của họ. Cũng y như tiền nhân Việt đă ép tiếng Hán thành tiếng Hán Việt để rốt cuộc chính người Tàu nghe cũng không hiểu là ǵ! Cách đánh vần từng từ một cũng là sáng chế 100% của các Thầy quốc ngữ, mặc dù trên nguyên tắc nó dựa trên phát âm -rất lộn xộn và thiếu thốn phân biệt - của chữ Nôm.

4. Những biến chuyển quan trọng người Pháp đă áp chế lên tiếng Nôm - qua h́nh thức chữ quốc ngữ có thể được liệt kê như sau:

(i) Aâm D hoàn toàn thay cho âm Y - bởi người ngôn ngữ Pháp không có âm Y. Đối với âm Y như tiếng Anh Yes, You, Yesterday, v.v., tiếng Tây chỉ có vỏn vẹn mấy từ tân thời như Yoga, yaourt, . . . và yeux (đôi mắt người xưa - nhưng đọc gần như jziơ chứ không phải yơ);

((ii) Aâm Dz thỉnh thoảng thay cho D, nhất là ở phía Bắc, theo giả thuyết bỏ túi của người viết: bởi nhiều ông thầy Tây không thể nh́n thấy chữ D (họ đọc là Đ) mà đọc ngay ra Y được. Cũng như lộn xộn trong cách phát âm chữ S như X - bởi tiếng Tây đọc S như X: Sans Famille / Sans đọc như Xăng.

(iii) Aâm chữ V thay một lượt cho W và B (hay By). Cho nó gọn bởi tiếng Tây không có W và cũng không có By. Vả lại có thể họ cũng chưa giải quyết được lộn xộn giữa B và W, như Yàng cho màu vàngVàng cho vàng bạc châu báu. Đây chính ra cũng một thứ lớ giọng. Các Thầy phía Bắc gặp vần V sẽ đọc tuốt hết ra như V-tiếng Tây. Trong khi các Thầy phía Nam xài luôn V cho các âm B và W nhưng đọc tất cả bằng B hay By, và họ đă truyền lại cho các người Thầy ở các thế hệ nối tiếp.

(iv) Phân biệt rơ rệt âm cuối như: an, anh, ang, ac, at, ao, au. . . cho giống tiếng Tây. Đây là đóng góp tối quan trọng cho tiếng Việt mới của các thầy từ phương Tây. Trước đó chữ Nôm không có, hoặc nếu có cũng rất rất ít, sự phân biệt âm cuối an, anh, ang, ac, at, ao-au, . . .

Thí dụ: Nếu viết theo tiếng Nôm,

Gan= Thủ+CaN - trong khi:

GanG (gang-thép)= Kim+CaN, tức chữ Nôm không có phân biệt âm cuối;

Đác (lác đác)= ĐạT+dấu nháy / ĐáT (bi đát)= mượn âm ĐạT;

HaN (hỏi han)= Khẩu+HươnG / HanG= Thổ+Hương;

LanG (lang sói)= viết vay mượn từ LaN (hoa Lan / Tân Tây Lan)

CáC (các anh các chị)= Thủ+Các (khách) / CáT= âm vay CáC

Chính (chính yếu)= vay mượn âm Chín (9) - không có H cuối

Chỉnh (chỉnh tề)= vay chữ Chẩn

mànG (Năm canh mắt ngọc mơ màng - Kiều)= Khẩu+ MạN

MáT (COOL)= Băng+MạC (mộc mạc)

QuẩN (tính quẩn tính quanh)= Mục+QuanG

ChaO (lao chao)= viết vay mượn ở Hán-Việt Châu (dấu nón ^ và cuối bằng U)

ChaU (chau mày)= cũng vay từ Châu, y như ChaO.

(v) Các Thầy phía Bắc cũng đă nghiên cứu với tiếng Hán để phân biệt và đặt ra mẹo luật Hỏi Ngă, sắc huyền nặng mà trước đó tiếng Nôm không đặt chú tâm. Thí dụ:

Chữ Nôm Rổ = Trúc+ Lỗ (để ư Rổ dấu hỏi trong khi thành tố Lỗ dấu ngă)

Rảnh (rảnh rỗi)= vay mượn âm và chữ Lănh (dấu ngă).

Rủi= thủ+lỗi (rủi hỏi, lỗi ngă)

Lể (kể lể)= Khẩu (miệng)+ Lễ (Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh, KVK - dấu ngă)

Đểu (đểu cáng)= Tâm (tim)+Điểu (chim) (hỏi)

Đễu (lễu đễu)= Thủ (tay)+Điểu (chim) (đễu, dấu ngă dựa trên 2 âm hỏi)

Họa (hiểm hoạ)= Ḱ(ḱ cục)+Qua (cái giáo)/ Nhân+Hoà (Họa, dấu nặng dựa Hoaø)

Trời= Thiên (trời chữ Hán)+Lệ (dấu huyền dựa dấu nặng) / vay ở: Lợi, dấu nặng

Hoẵng= khuyển+hoang (hoẵng ngă / khuyển hỏi)

Nữa (c̣n Nữa)= giả tá chữ nôm Nửa (phân Nửa)

Nhẽo (nhẽo nhẹt)= mượn chữ và âm Miểu, dấu hỏi.

Vỉ (cái vỉ) và (vĩ đại) đều hài thanh từ Vĩ (mang nghĩa "đuôi", quan thoại Wei)

Xin ghi nhận 2 điểm quan trọng như sau:

Chữ quốc ngữ chỉ là một trong hàng trăm hàng ngàn lối kư âm khác nhau mà các tác giả Aâu Châu có thể ‘sáng chế’ ra để thay thế chữ Nôm phức tạp. Nó có thể đă không có dấu như Hiragana hay romanji của Nhật, hay như tiếng In-đônê-xia / Mă Lai. Tuy nhiên một khi đă có dấu, các người học tṛ bắt buộc phải thay đổi cách đọc và phân biệt dấu nếu các Thầy các Cô dạy như vậy. Tất nhiên một số học tṛ sẽ giữ nguyên đa số lối phát âm cũ nếu các Thầy vẫn giữ lối phát âm bản địa. Phân biệt dấu hỏi ngă và các âm cuối, theo lí luận của bài này, phần lớn là phó sản của các vị tôn sư chữ quốc ngữ, chứ không phải là phát âm phương ngữ sẵn có của người Việt ở phía Bắc.

Chữ Nôm, tức tiếng Việt trước thế kỷ 18, có phân biệt dấu hỏi dấu ngă và các âm cuối hay không? Có lẽ không. Nếu có cũng rất ít, ít như trong lối phát âm Nam Bộ. Thế tại sao có những áng thơ văn tuyệt tác như Kim Vân Kiều - Chinh Phụ Ngâm? Theo thiển ư, những áng thi văn tuyệt tác đó trở nên trác tuyệt hơn nhờ ở âm điệu rơ ràng và trầm bỗng hơn của quốc ngữ. Phía dưới chúng ta sẽ thấy một vài điểm chứng tỏ Nguyễn Du đă viết Truyện Kiều theo lối phát âm phía Bắc cổ, tức của Nam Bộ sau này! Thêm vào đó, kiến thức thông thường cho thâư sự phân biệt dấu hỏi ngă và âm cuối không phải là yếu tố quyết định sức thu hút của thi ca. Thí dụ, người Nam Bộ vẫn ưa ngâm nga Lục Vân Tiên, trong phát âm thiếu phân biệt rơ rệt về dấu hỏi ngă và các âm cuối.

(vi) Đặc biệt, sự áp chế quốc ngữ trên tiếng Nôm cũng đă hoàn toàn hủy bỏ một số âm L như Blời biến thành Tlời rồi Trời. Lừng biến thành rừng (Rừng= sơn+lăng / = khuyển+lăng). Lăng biến ra răng.

Aâm R là âm hoàn toàn không có trong tiếng Việt xưa. Giống như âm V.

Lật một tự điển tiếng Quảng ở liệt kê R ta thấy họ ghi: Tiếng Quảng không

có âm R. Lật từ điển chữ NÔM, ở phân khu những từ bắt đầu bằng R ta thấy chữ

Nôm luôn luôn ghép các từ Hán Việt khác bắt đầu bằng L! Thí dụ:

Trái= âm xưa: Blái= Ba+Lại

Treo= âm xưa, kleo / Kleo= Cụ+Liêu

Trời= xưa Blời= âm vay mượn Lợi / = Cha+Lệ (e lệ)

RA= LA+ Xuất

Ruột= Luật + Nhục

Rủi= Lỗi + Bất + Hạnh

Rượu= Khẩu+Lựu hoặc Tửu+Lựu

Rổ = Trúc+ Lỗ (Rổ, hỏi - Lỗ, dấu ngă).

5. Những biến chuyển về ngôn ngữ nước Nam đó xảy ra một cách êm đềm, không mấy ai để ư - mặc dù rất đẩm máu trong quá tŕnh dạy dỗ chữ quốc ngữ theo với chủ đích truyền giáo, nhất là trong thời byua Minh Mạng. Việc thờ ơ và quên lăng các biến đổi rất lớn trong ‘chuyển ngữ’ từ Nôm sang quốc ngữ cũng đă xảy ra trong giới khoa bảng cựu lẫn tân học. Trong suốt 300 năm. Đặc biệt cùng lắm người ta chỉ để ư đến Trời thế cho Blời, Trái cho Blái, Trọn cho Klọn, Trăng cho Blăng. Có lẽ những từ này viết như vậy trong quyển từ điển tiếng nước Nam đầu tiên của Alexandre de Rhodes: Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (từ điển An-Nam-Bồ Đào Nha-Latinh) xuất bản năm 1651. Tuyệt đại đa số, qua nhiều thế hệ, đă chấp nhận không mảy may thắc mắc, và không mấy để ư đến:

V đă thay cho W và B (hay By) - cùng một lúc!

R nhảy vào thay cho L: Rừng thay cho Lừng

TR thay cho BL và KL: Trời thay cho Blời / Trọn thay Klọn.

D chiếm chỗ của Y theo như tiếng Anh, tiếng Tàu pinyin, tiếng Nhật romanji, v.v. Xong rồi ở phía Bắc, Dz thay cho D - do ở lớ giọng của các vị Thầy Tây Phương quen đọc D như Đ theo thói quen tiếng mẹ đẻ của họ(xem "Thử t́m hiểu âm chữ D").

Lộn xộn giữa âm S với âm X - nhất là trong cách phát âm phía Bắc (bởi lư do giống như âm D: Trong tiếng Tây, tiếng Anh - S đọc như X. Thí dụ như câu tiếng Anh:

She sells sea-shells at the sea-shore.

(She đọc SHI / Sells đọc Xeo-lz / Sea như Xi / shells như Sheo-lz /shore như Sho-r).

Trong khi ở tiếng nước Nam, theo kư âm của các tác giả - S đọc như SH của tiếng Anh, tiếng quan thoại (âm S đọc SH thường cũng không có trong tiếng Tây, trừ khi vay mượn). Tóm tắt, có hai lư do khiến S ưa lẫn lộn thành X.

Lư do thứ nhất: một số âm S chưa được giải quyết rơ rệt so với âm tiếng Hoa: sắc tiếng Hoa đọc Xớ, xa (xa hoa) tiếng Hoa (quan thoại) đọc Shơ. Sở dĩ - Hoa đọc Xuo Yị. Suy nhược có âm tương tự Shuai ruo. Trong khi đó tiếng Tàu quảng đông không có âm S hay Sh. Quảng Đông chỉ có âm X.

Thêm nữa, so với chữ Nôm:

Sướng= giả tá của Xướng / Suy= vay mượn từ tiếng Hán: Xuy / Suất= Xuất.

Lư do thứ hai, do ở thói quen, các Thầy hăy c̣n lúng túng khi thấy S bị bắt phải đọc SH nên nhiều khi họ quay về X, theo tiếng mẹ đẻ tiếng Tây của họ: Sans= đọc Xăng.

Người học tṛ phía Bắc thỉnh thoảng theo thầy đọc Bổ Xung thay v́ Bổ Sung. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào dịp khác.

6. Những thầy Tây dạy Việt ngữ cho người Việt ở phía Bắc hoàn toàn là một nhóm thầy khác với các thầy ở phía Nam. Chỉ chừng vài mươi năm với tính hiếu học dễ dăi, và óc phán xét không mấy khắt khe, những người học chữ quốc ngữ ở phía Bắc đă chấp nhận sự dạy dỗ tiếng Việt của nhóm Thầy phía Bắc. "Trường phái" này đă biến đổi tiếng Việt nguyên thủy như sau:

 

ĐIỂM THIẾU HOÀN CHỈNH: Chính yếu phải liệt kê:

(i) V hoàn toàn thay đứt cho W lẫn By - byiết đọc thành viết, và viết là viết, con woi vẫn gọi hơi khác nhưng thay W: con voi, Byiệt Nam đọc và viết thành Việt Nam. Tức chữ V ở phía Bắc được đọc theo kiểu quốc tế. Phát âm V theo quốc tế đă chôn sâu phân nửa các từ bắt đầu bằng V nhưng đáng lẽ phải đọc theo B hoặc By, như người Mường và Nam Bộ hăy c̣n giữ. Tương tự các thầy ở phía Nam đă dạy học tṛ giữ vững âm B (hay By) cho tất cả chữ V, và cũng chôn sâu các từ đáng lẽ đọc bằng W (hay V) như con voi, con ve, đi về.

(ii) D đa số bị đọc lớ thành Dz (Xin xem "Thử t́m hiểu chữ D"), bởi cách đọc quốc tế của D là Đ. Chỗ của D đáng lẽ phải dánh cho Y như trong tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Nhật.

(iii) S bị đọc lớ thành X: bổ xung thay v́ bổ sung

(iv) TR như trong trường có khuynh hướng đọc như tchong tchường.

(v) CH như chan chưá đọc y như tiếng Anh Chhan Chhưá khác với giọng Nam Bộ (hay Nôm nguyên thủy?) do ở phát âm lớ của các Thầy từ CH tiếng Tây (như le chat / charité) với tiếng Nôm.

 

ĐIỂM CẢI TIẾN TỐT ĐẸP CHO CHỮ QUỐC NGỮ:

(i) Các Thầy ở phía Bắc cũng đă điều nghiên, sáng chế và phân xếp cách đánh vần để phân biệt các âm cuối: an, anh, ang, ac, at, ao-au, . . . mà chữ Nôm KHÔNG có: "AnH ơi nếu mộng khônG thÀNH th́ saO. NoN caO đấT rộnG biếT đâu mà t́m".

(ii) Việc phân biệt âm cuối này cùng với phân biệt dấu hỏi dấu ngă - mà tiếng Nôm không chú trọng mấy - là đóng góp đáng kể nhất của các vị Thầy quốc ngữ tại Bắc Hà. Theo thiển ư, phân biệt các âm cuối và hỏi ngă trong lối phát âm phía Bắc hoàn toàn nhờ công ở các vị Thầy người Aâu Châu. Người Việt trước thế kỷ 18 trên toàn cơi nước Nam - theo lí luận của bài này - có phát âm như tiếng Nôm, và giống như người Nam Bộ. Đa số các âm Nam Bộ được giữ nguyên như hồi các tiền nhân chưa di dân về phía Nam. Chỉ mỗi một ngoại lệ: Người Việt ở Nam Bộ đă chôn vùi phân nửa âm chữ V ngày nay phát âm như W, trong con voi, vẽ tranh, đi về, . . . theo như lời giáo huấn của các Thầy ở phía Nam.

Các đặc điểm cải tiến hoặc thiếu hoàn chỉnh ở trên đă nhanh chóng trở thành phương ngữ của phía Bắc. Nhờ ở tính quốc tế, tính cách khoa học của ngôn ngữ (trừ việc lớ Dz và S-X), các đặc tính của trường phái phía Bắc đă và đang xứng đáng được chấp nhận rộng răi để biến dần thành. . . quốc ngữ, ngôn ngữ chính thức của cả nước.

 

PHẦN IV: Wương Thuư Kiều

 

Bây giờ ta thử kiểm chứng xem quyển Truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du (1765-1820) có phải đă được viết theo cách phát âm chữ Nôm theo kiểu . . . Nam Bộ hay không.

Xin nhắc lại, thời đại Nguyễn Du chính là thời đại biến chuyển rầm rầm, giữa lúc tiếng Nôm đang nhường bước cho quốc ngữ. Khảo sát đặc trưng của âm cổ trong truyện Kiều tức kiểm chứng những hiện tượng sau đây, trong khuôn khổ ngắn ngủi của bài viết:

Chữ nào bắt đầu bằng V đă được Tiên Điền viết như âm B, và chữ nào theo âm W.

Chữ Nôm truyện Kiều có cho thấy sự thiếu phân biệt âm cuối hoặc hỏi ngă chăng.

TR có phải đă viết như TL và R đă viết theo L hay không.

Do ở giới hạn của bài viết và th́ giờ, cũng như thiếu thốn tài liệu chữ Nôm của các bản Kiều, xin phép trích lại một vài câu trong hai trang Kiều viết bằng chữ Nôm có phóng ảnh đăng trong quyển sách dày cộm của Lê Hữu Mục - Phạm Thị Nhung - Đặng Quốc Cơ: Truyên Kiều và tuồi trẻ. Nxb làng văn 1998. Một trang theo bản của Duy Minh Thị (bản năm 1872) từ câu 1061 đến 1078. Một trang của Kiều Thị Oánh Mậu (1902), từ câu 2939 đến 2960. Ngoài ra cũng sưu tầm những lối viết chữ Nôm của truyện Kiều từ những tài liệu viện dẫn trong bài.

Một điểm quan trọng, gần như một định đề ở toán học, xin được minh định như sau:

Nếu một từ nào bắt đầu bằng V trong các bản quốc ngữ - t́m được trong các tài liệu chữ Nôm có lối viết ở chữ Nôm vớiù âm B ta phải nh́n nhận Tiên Điền đă đọc từ đó bắt đầu bằng âm B như người Nam Bộ ngày nay. Thí dụ: Nếu quốc ngữ ghi VÀO, và tương đương ở chữ Nôm là BAO+NHẬP ta bắt buộc phải nhận Nguyễn Du hay soạn giả bản chữ Nôm đó đă đọc VÀO bằng Byào hay Bào như người Nam Bộ. Tương tự đối với từ VỰC, nếu bản Kiều chữ Nôm ghi Vực= Thủy+Hoặc= Thổ+Hoặc - ta phải nh́n nhận Vực phải đọc theo giọng Bắc mới gần đúng với ngày xưa (thật ra: Wực).

Trước hết, hăy xem:

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao

Hay:

Một vung như thấy cây quỳnh cành dao

Để ư đến chữ Vùng hay Vung: Theo dẫn chứng của Lê Hữu Mục trong Truyện Kiều và Tuổi Trẻ, trong bản của Chu Mạnh Trinh, Vùng viết chữ Nôm bằng Thủy (nước)+Bông. Có Bông âm B nên ngày trước Vùng đọc Bùng hay Byùng. Bản của Taberd viết:

Vung= Thổ (đất) +Bông

Vung có âm Bông, tức B, nên khi đó, Vung đọc ra Bung - hay Byung.

Bây giờ thử chép lại vài câu quốc ngữ trong bản khảo chính của Lê Hữu Mục, tương đương với trang Nôm của Duy Minh Thị:

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,

Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh

Bóng nga thấp thoáng dưới mành,

Trông nàng, chàng cũng ra t́nh đeo đai:

"Than ôi sắc nước hương trời!

Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!

Giá đành trong nguyệt trên mây,

Hoa sao hoa khéo đoạ đày bấy hoa!

Tức gan riêng hận trời già,

Ḷng này, ai tỏ cho ta, hỡi ḷng?

Thuyền quyên biết anh hùng,

Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!"

Song thu đă khép cành ngoài,

Tai c̣n đồng vọng mấy lời sắt đanh.

Nghĩ người thôi lại nghĩ ḿnh,

Cảm ḷng chua xót, lạt t́nh bơ vơ.

Những là lần-lữa nắng mưa

Kiếp phong trần, biết bao giờ mới thôi

Xin điểm qua các từ chọn lựa từ câu đầu đến câu cuối.

* Viết theo chữ Nôm trong bản Kiều cổ nhất, của Duy Minh Thị:

Rằng= mượn chữ Lăng (lăng du) - L bị chuyển sang R

Không phân biệt dấu: Rắng= Mịch (sợi tơ)+ Lăng / Rặng= Sơn (núi)+Lăng

Cũng= thủ (tay)+cộng - Không phân biệt dấu:

củng (củng cố)= cộng+thủ / cúng= lễ+cộng / cùng= mượn Cộng

cũn (cũn cỡn, ngắn cũn)= khẩu (miệng)+ CủnG: Không phân biệt âm cuối.

Hỏi= khẩu (miệng)+phần chính của Hải (biển)

Không phân biệt dấu: Hăi (sợ)= 1 dạng mượn ở Hải (dấu ngă như dấu hỏi)

Ra= La (la liệt)+Xuất (âm L bị thay thế bằng R)

Biết= mượn giả tá từ Biệt (Hán Việt: giả biệt)

Sở= mượn từ Sở của nước Sở

Cũng có lối viết Sở như Sở dĩ và Sàm sỡ (dấu ngă) viết bằng sỡ= tâm+sở (hỏi)

Trông= Lung (lung lạc)+Vọng / để ư "Trông" viết theo chữ Nôm không tùy vào âm Ô (^)

Ngoài ra, Trong= Lung+Xa (xe) - Trong không dấu Ô cũng dựa vào âm Lung.

Sắc (sắc đẹp)= Mượn âm Hán Việt của Sắc (màu sắc).

SắT= chất sắt, viết bằng Kim (kim loại)+ Sắc

Bỗng= Mượn âm và cách viết của "Bổng" (bổng lộc) - dấu hỏi.

Lạc (lạc loài)= Thủy(nước)+Thảo (cỏ) + Các (khách) -

Trong khi "Lạt" (mặn lạt) cũng viết y như Lạc

Trên= Liên (sen)+Thượng [Dựa vào âm Liên, L, ngày trước TRên đọc như TLên

Gan= viết theo âm Hán: Can / Chữ Nôm không phân biệt âm cuối GanG= Kim+Can

Lữa= Lữ (lữ hành). Trong khi Lửa (lửa cháy)= Hoả+Lữ (không phân biệt hỏi ngă)

Tương tự, Lứa (lứa đôi)= Mượn âm Hán Viêt của Lữ

* Đặc biệt các âm chữ V- ngày nay:

Ví: Thuyền quyên biết anh hùng. "Ví" trong bản chữ Nôm viết rất tháo và theo kiểu cổ.

Nó dựa vào âm của chữ Thi hay VI (theo lối đánh vần bằng V sai lệch của quốc ngữ), mang nghĩa "Cũng như". Quan thoại và quảng đông đều đọc YI (tránh dấu pinyin để khỏi lộn xộn). "Thi" đọc theo vài địa phương âm gió gần Yi hơn Wi. Ngoài ra tự điển cũng ghi Ví có dạng khác là vay mượn của Tỉ (tỉ số) - quan thoại đọc bị tức . Một dạng khác nữa của Nôm ghi Ví= Bí+Bao. Thành ra theo Nguyễn Du, viết theo Thi hay Yi. Hỗ trợ với Ví= Bí+Bao, VÍ đă được viết cho âm Bí. Như Byí Dụ= Thí dụ.

Vọng= Tai c̣n đồng vọng mấy lời sắt đanh. Trong bản chữ Nôm:

Vọng viết như chữ Hán: Vọng (Wang), nghĩa hy vọng, nh́n về xa xa. Chắc chắn

Nguyễn Du đọc VỌNG như kiểu Bắc Hà hay đúng hơn Wọng chứ không phải Byọng

theo kiểu Nam Bộ.

Bơ Vơ= Cảm ḷng chua xót, lạt t́nh bơ vơ. Theo bản chữ Nôm:

Vơ= mượn âm chữ Hán: VI - Vi trong kiểu viết này chính là V́ (bởi v́) - quan thoại

xưa nay đọc Wei. do đó xưa đọc 100%: Wơ, Bơ Wơ. Vơ này phải đọc kiểu Bắc

ngày nay mới đúng.

Tiện dịp xin xem qua các chữ bắt đầu bằng V ngày nay trong trang Nôm theo bản của Kiều Oánh Mậu:

Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng pha

Giấn ḿnh trong áng can qua,

Vào sinh ra tử hoạ là thấy nhau

Nghĩ điều trời thẳm vực sâu,

Bóng chim tăm cá, biết đâu mà nh́n!

Những là nấn-ná đợi tin,

Nắng mưa biết đă mấy phen đổi dời?

Năm mây bỗng thấy chiếu trời,

Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành

Kim th́ cải nhậm Nam b́nh,

Chàng Vương cũng cải nhậm thành châu Dương.

Sắm sanh xe ngựa vội vàng,

Hai nhà cùng thuận một đường phó quan

Xảy nghe thế giặc đă tan,

Sóng êm Phúc kiến, lửa tàn Chiết giang

Được tin, Kim mới rủ Vương,

Tiện đường cùng lại t́m nàng sau xưa

Hàng châu đến đó bây giờ,

Thật tin hỏi được tóc tơ rành rành.

 

Trước hết động từ VÀO, Nguyễn Du viết theo chữ Nôm:

Vào= Bao+Nhập / Vào trong thời Nguyễn Du hăy c̣n phát âm Bào hay Byào

C̣n những từ V khác:

Vực= Thổ (đất)+Hoặc (quan thoại: Huo) - Vực theo âm của Hoặc xưa đọc ra Wực. Vực phải

đọc Vực theo giọng Bắc mới đúng giọng xưa. Như vậy Vực gần phát âm Quảng Đông

ling Wig, hơn quan thoại ling yu.

Vương= theo âm Wương Hán Việt - tức Wang như Wang Yu: Vương Yũ. Vương đọc theo V-

Bắc, thời Nguyễn Du đọc Wương.

Vội-vàng. VỘI= mượn âm Bội (bội bạc)

Vàng= Nhân+Bàng - Thời xưa đọc Vàng thiên về âm B, tức Bàng. Trong khi đó theo

tự điển Nôm của Vũ Văn Kính có đến 10 cách đánh vần Nôm chữ Vàng. Đa số theo

âm W như Wàng để chỉ vàng bạc. Trong Kiều, VỘI VÀNG phải được đọc theo

nguyên ư tác giả: Bội Bàng.

Cũng xét chữ RỦ:

Rủ= âm Lũ (hỏi dựa ngă)

Rũ= Lũ

Rú= Mộc+Lũ - (rừng rú)

Rù= Khẩu (miệng)+Lũ - (rù ŕ)

Tóm tắt nhận xét từ hai trang chữ Nôm mẫu của truyện Kiều:

 

Từ bắt đầu bằng chữ V gồm có tất cả 8 từ: Ví, vọng, bơ-vơ, vào, vực, Vương, vội-vàng.

Aâm ngày xưa viết theo B (tức By hay Y): Ví, vào, vội, vàng (4)

Aâm ngày xưa đọc và viết theo W (tức V): Vọng, vơ, vực, Vương (4)

Tức 4 từ mỗi phía. Hay với tỷ số 50:50. Chính văn hào Nguyễn Du cũng đă viết 50 phần trăm âm V ngày nay như B, và 50% kia theo W hay V.

Một số từ bắt đầu bằng TR ngày nay chính ra trong Kiều hăy c̣n viết TL.

Từ bắt đầu bằng R như Rủ ngày xưa bắt đầu bằng L.

Nhiều từ chọn lựa từ 2 trang mẫu cho thấy trong bản chữ Nôm, không có sự phân biệt rơ ràng các dấu hỏi ngă và các âm cuối.

 

PHẦN V: Một vài câu hỏi

Như đă tŕnh bày, số phần trăm chia nhau giữa hai trường phái quốc ngữ đối với hiện tượng chữ V là 50:50. Nếu giọng đọc chữ V theo kiểu phía Bắc (W) chiếm đại đa số, ta có thể suy diễn các tác giả chữ quốc ngữ đă bày ra V thay cho W và B, và chọn V cho cả V (W) lẫn B cho nó gọn và hợp với đa số.

Nhưng thật ra cách gọi phía Nam - B cho V - cũng chiếm đến 50% hoặc hơn, trong tổng số các chữ V. Do đó người ta có thể đặt giải thuyết khác chú tâm vào việc thiếu thốn liên lạc giữa các Thầy dạy tiếng Việt thuở ban đầu giữa hai phiá Nam và Bắc. Bởi lúc đó chưa có điện thoại cầm tay, điện thoại viễn liên, internet và i-meo.

Hiện tượng V chỉ là một trong những đặc tính của tổng thể trường phái phía Bắc bao gồm, ngoài hiện tượng V:

hiện tượng Dz thay cho D

hiện tượng phân biệt các âm cuối an, ang, anh, at, ac, ao, au, . . .

phân biệt rơ rệt dấu hỏi - dấu ngă

âm S hoà với X

Những đặc tính của trường phái Bắc có thể cho thấy:

các Thầy ở phía Bắc đa số là các Thầy Tây - bởi những âm Dz / S & X / chữ V thay cho W và B - cho thấy đó là những kết quả của giọng lớ của người Tây phương.

Phân biệt âm cuối, và dấu hỏi ngă là phân biệt do chính tác giả phiá Bắc đặt ra theo với các nguyên tắc ngữ học Tây Phương. Không phải phân biệt sẵn có của người bản địa. Tuyệt nhiên, trước khi quốc ngữ đến nước Nam, không có sự phân biệt rơ rệt này trong tiếng Nôm, nói và viết. Giải thuyết này hoàn toàn trái ngược với giả thuyết của Lê Ngọc Trụ trong "Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị" và hiểu biết thông thường.

So với chữ Nôm, phát âm chữ quốc ngữ ở phía Nam gần giống với phát âm nguyên thủy ở phía Bắc trước thế kỷ 18-19. Chỉ trừ 50% chữ V thay thế cho W - đă hoàn toàn bị quên lăng. Bởi phiá Nam đọc V như B, tuốt luôn cho W và B.

Thế tại sao người nước Nam lại dễ dàng chấp nhận quốc ngữ mang nhiều biến đổi so với chữ Nôm? Trả lời câu hỏi, xin mạn phép đem so sánh việc học chữ của người nước Nam trong ba thế kỉ 17-19 với việc trẻ em học nói và học viết. Bởi người nước Nam trước đó đại đa số mù chữ nên việc được chính thức học đọc và học viết, uốn nắn theo Thầy dạy rất dễ. Kiểu phía Nam lẫn phía Bắc. Họ không có óc so sánh, nghi vấn và chọn lựa. Tiếng Nôm bị biến thể trong cách phát âm rất dễ khi người mù chữ học được chữ lần đầu trong đời - như trẻ em cỡ hai-ba tuổi. Nhiều thế hệ sau cũng không có ư đặt câu hỏi, hay nghi vấn bởi chung quanh ḿnh ai cũng phát âm như vậy. Thành ra phát âm nguyên thủy của tiền nhân đă bị mất mát, biến thể cho tốt đẹp hơn, biến chuyển theo giọng lớ của các Thầy, vân vân và vân vân, mà rất, rất ít ai để ư đến. Kể cả những nhà ngôn ngữ học được huấn luyện tại Tây Phương.

Câu hỏi mấu chốt nhất để kết thúc bài này là: Nguyên nhân nào đă tạo ra hai trường phái, đặc biệt hiện tượng V, và nó được h́nh thành trong khoảng thời gian nào?

Tiếc rằng bài đă khá dài, vượt ra ngoài khuôn khổ dự định ban đầu (10 trang cho chữ V thôi), tài liệu và th́ giờ lại hạn hẹp, cũng như sức người . . . có hạn. Xin được phép trốn tránh giải đáp hay giải thuyết cho câu hỏi khá hóc buá này.

Chỉ xin mạn phép ghi lại những điểm sau:

Sự h́nh thành hai trường phái đă diễn ra trước hay sau khi Pháp thiết lập đô hộ xứ An Nam? Phải chăng, bắt đầu vào thời đại Nguyễn Du hay Nguyễn Công Trứ (trong khoảng vua Thánh Tổ Minh Mạng - 1820-1840) và phát triển nhanh chóng trong suốt thời Pháp thuộc, với sự đồng t́nh của nhà nước bảo hộ?

Nghiên cứu tổng thể dựa trên chữ Nôm chắc phải tập trung vào các lối đánh vần chữ Nôm trong các tác phẩm điển h́nh xuyên qua các thời đại như của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đ́nh Chiểu (Đồ Chiểu), cho suốt đến những vị làm thơ chữ Nôm trong thế kỷ 20 như Phan Sào Nam. Ta sẽ có dịp xem chữ V nó biến dạng từ W hoặc B sang V ra sao. Nhưng phải để ư thường thường biến đổi nhà Nho theo trào lưu mới chậm hơn dân gian cũng năm mười năm. Thí dụ có thể ở phía Bắc người ta nói Byào như Vào - một vài năm rồi nhà Nho mới bắt đầu đổi cách viết chữ Nôm thay âm B bằng âm V.

Trong khoảng thời gian trước đô hộ Pháp, theo thiển ư, những sự kiện quan trọng sau đây đáng được để ư:

(i) Những giáo sĩ thuở ban đầu sắp xếp kư âm theo mẫu tự Latinh để chuyển ngữ tiếng Nôm ra quốc ngữ, đa số là người Bồ Đào Nha, chứ không phải Pháp. Sau đó, các giáo sĩ Pháp mới hoàn hảo và biến đổi thêm theo "khẩu vị" và tiếng mẹ đẻ của họ mà thôi. Tiếp đó là buổi giao thời đô hộ, sự phát triển quốc ngữ có "cộng tác" của những học giả uyên bác của Pháp. Rồi có tiếp tay của trí thức Việt Nam - kể cả những thầy và linh mục - theo Nho và tân học.

(ii) Quyển sử của Trần Trọng Kim có ghi các giáo sĩ Bồ Đào Nha bắt đầu đến nước Nam vào cuối đời Hậu Lê. Họ đặt ra chữ quốc ngữ để dễ liên lạc với dân bản địa.

Vào năm 1596 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng có giáo sĩ người Tây Ban Nha

Diego Adverte vào Đàng Trong giảng đạo.

Năm 1615 dưới thời Chúa Săi, có giáo sĩ P. Busomi

Năm 1624 có Jean Rhodes tức Alexandre de Rhodes sang giảng đạo và lập giáo đường ở Phú Xuân. Mấy năm sau Jean Rhodes có ra Đàng Ngoài và gặp Chúa Trịnh, tặng Chúa Trịnh một chiếc đồng hồ quả lắc. Sau đó Chúa có cho phép giảng đạo ngoài đó. Sau khi Alexandre de Rhodes trở về nước, ông viết quyển tự điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (từ điển An-Nam-Bồ Đào Nha-Latinh) xuất bản năm 1651. Để ư quyển tự điển này không phải tự điển quốc ngữ An-Nam sang tiếng Pháp - mà sang tiếng Bồ Đào Nha. Đó có thể cũng một trong những lư do ít người nghiên cứu kỹ những ǵ có trong tự điển này.

Giáo sĩ Girolamo Majorica - người Bồ Đào Nha - đến Aùo Môn năm 1623 rồi vào Đàng Trong. Majorica học chữ quốc ngữ, Nôm và Hán. Năm 1629, bị chuá Nguyễn trục xuất rồi bị cầm tù ở Chiêm Thành. Sau quân được Bồ Đào Nha cứu - rồi ra Đàng Ngoài làm Bề Trên của ḍng Tên. Majorica là tác giả của 48 tác phẩm chữ Nôm.

Giám mục Pierre Pigneaux de Béhaine tức Bá Đa Lộc, người giúp chuá Nguyễn liên lạc với nước Pháp để xin cầu viện cũng là một học giả chữ Nôm và có cho ra đời một quyển tự điển An-Nam & Pháp.

Có hai vị linh mục người Việt, Hồ Văn Nghi và Phan Văn Minh, đă đóng vai chủ chốt trong việc soạn hai quyển tự điển mang tên của Pigneaux de Béhaine và Taberd26.

Trong buổi "tân trào" Pháp thuộc, có bác sĩ Abel des Michels (1833-1910) đến Việt Nam. Ông này chán nghề thầy thuốc, bỏ th́ giờ học tiếng Việt, Hán và Nôm. Ông trở thành giáo sư tại trường sinh ngữ Đông Phương từ 1872-1892, và dịch các quyển Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên ra tiếng Tây, cũng như xuất bản quyển tự điển An-Nam: Dictionnaire Annamite năm 1877.

(iii) Vào năm 1611, ranh giới nước An-Nam chỉ mới đến Tuy Hoà. Chưa có nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hà-Tiên và CàMau chỉ hoàn toàn thuộc về nước Nam vào năm 1789 tức khoảng cuối thế kỷ 18.

(iv) Năm 1698 chúa Nguyễn chiêu mộ dân từ Quảng B́nh trở vào di dân về miền Nam, lập thôn xă và khai khẩn ruộng đất, tại những vùng đất mới ở Trấn Biên (Biên Hoà) và Phan Trấn (Gia Định).

(v) Chỉ trừ thời đại Tây Sơn (1788-1802) và Gia Long (1802-1819) việc cấm đạo hơi lơ là bởi nội / ngoại chiến diễn ra khốc liệt, và do ở Gia Long mang ơn Pháp viện trong công cuộc thống nhất núi-sông. Từ hồi Đàng Trong-Đàng Ngoài Trịnh Nguyễn phân tranh, cho đến các thời Minh Mạng tới Tự Đức việc cấm chỉ và truy diệt giảng đạo gần như là một . . . quốc sách. Việc dạy chữ quốc ngữ trở nên rất khẩn trương dưới sức ép khủng bố của quân lính triều đ́nh. Các cuộc giảng đạo, dạy học nhiều khi phải được thực hiện ở dưới các hầm hố, ở trong rừng sâu. Chữ quốc ngữ được giảng dạy do đó mang tính cách . . . cấp tốc, nhất là ở các khu đông dân như Bắc Hà và phần đất của Đàng Trong chung quanh Phú Xuân. Trong t́nh trạng dạy học cấp bách, chắc các Thầy không có th́ giờ để điều chỉnh lại lớ giọng - nhất là các âm V, Dz và S hay X - cho giống phát âm của người bản xứ.

(vi) Đến thời Pháp sắp sửa tấn công 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường, quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ghi lại rằng có đề nghị Pháp nên đánh Bắc Kỳ trước bởi ở đó có trên 400000 người đă theo đạo Ki-Tô - có thể làm hậu thuẫn cho cuộc xâm lăng.

(vii) Cũng để ư hơi vui vui, như trong ghi chú 11 về tên của Hồ Văn Vui - nhạc phụ của vua Minh Mạng. Có chỗ ghi là Hồ Văn Bôi. Vui và Bôi có nhiều cách viết giống nhau trong chữ Nôm. Đối với một đại thần như Hồ Văn Vui, tên ông ấy chưa được đọc theo quấc ngữ nên có lẫn lộn khi chuyển ngữ sau này, giữa Bôi và Vui. (Bôi Bui - âm chính của Vui - đọc như nhau trong tiếng Nôm, như TuiTôi).

4. Trong khoảng thời gian sau khi người Pháp thiết lập nền đô hộ ở Việt Nam, để ư:

(i) Phát triển chữ quốc ngữ được sự hợp tác của rất nhiều học giả Việt tinh thông Hán học lẫn quốc ngữ và tiếng Tây. Đáng kể nhất, Petrus Trương Vĩnh Kư và Phạm Quỳnh. Bởi hai ông này, kẻ Nam người Bắc đều có dịp chu du từ Nam ra Bắc, và từ Bắc vô Nam. Và cả hai đều viết hồi kư về các chuyến du hành đó.

Đọc kỹ các hai quyển hồi kư đó ta có thể t́m ra một hai nhận xét về cách phát âm của hai trường phái hay không? Tiếc chưa được dịp đọc hồi kư Petrus Kư. Riêng trong hồi kư Phạm Quỳnh viết năm 1917, có thể để ư: thứ nhất, giọng văn c̣n nhiều đặc ngữ Nam Bộ (tức Bắc cổ) và chưa ‘thiệt’ xa mấy với lối văn Nam Bộ của Sơn Nam hay Vương Hồng Sển sau này, và thứ hai, tác giả nhận xét ngay tại giữa miệt vườn phía Nam đàn bà con gái thường biết đọc biết viết (chữ quốc ngữ) cả. ... Lại lạ nhất là tuy giọng Nam giọng Bắc có hơi khác một đôi chút mà nghe ít lâu thật không lấy ǵ làm khó cả, các cụ nói ǵ tôi cũng hiểu mà tôi nói ǵ các cụ cũng nghe được, dù nói những sự cao xa cũng vậy (trang 155). Cũng đáng để ư Phạm Quỳnh dùng nhiều từ ngày nay đă thay đổi hoàn toàn: sất-phu thay v́ thất phu / yêm bác (tiếng Tàu yan bo) thay v́ uyên bác.

(ii) Cũng trong thời buổi giao thời đó, rất nhiều truyện Tàu như Tam Quốc Chí, Tiết Đinh San, Tây Du Kư, . . đều có các bản dịch của hai phiá. Đem những bản đó ra so sánh ta có thể theo dơi được ít nhiều về h́nh thành của 2 trường phái.

(iii) Ngoài ra việc thu thập tên họ của tất cả các vị ân sư quốc ngữ từ thời thế kỷ 17, thời của các Cố đạo từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đến các linh mục bề trên từ Pháp - luôn cho đến các nhà học giả uyên bác Tây Phương và các nhà trí thức Việt ở buổi giao thời đến đầu thế kỉ 20. Cùng những địa điểm họ có công tác, cho đến những trứ tác của họ. Chắc chắn một bản danh sách như vậy theo tiến tŕnh thời gian sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc t́m hiểu nguyên ủy của hai trường phái quốc ngữ kể trên.

Bài đă quá dài, xin phép dừng bút.

Lễ Phục Sinh 2003
Nguyên Nguyên

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17