Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (12):

Lạc Việt từ xứ Mân

Nguyên Nguyên

E-Mail: nguyennguyen@khoahoc.net

06 tháng 10 năm 2005

 

Trong một bài trước, chúng ta đă thử xem lại ảnh hưởng rất quan trọng của các thứ tiền đề trên mọi nghiên cứu và viết lách về những vấn đề liên hệ đến cổ sử, văn minh và văn hoá. Đặc biệt để ư đến lối suy nghĩ của nhiều người Việt, đặc biệt giới ê-lít nói chung, từ xưa đến nay thường dễ vướng phải sức nặng của hai khối tiền đề to tát của người Tây Phương và Trung Hoa, và cách thức làm việc vẫn chưa đạt được mức đ̣i hỏi thông thường của khoa học là thỉnh thoảng cần phải đánh giá lại tính xác thực của các thứ tiền đề đó.

 Chỉ ở nhận xét có vẻ khá thường t́nh này thôi, chúng ta có thể dựa vào đó để giải thích được rất nhiều hiện tượng lịch sử nước Nam, và chúng tôi đă mạo muội thử bắt đầu bằng việc xem lại và giải mă truyền thuyết Âu-Lạc, từ ngàn xưa vẫn gây nhiều ngộ nhận.

 Trong bài này, chúng ta thử xem xét một sự khác biệt lớn giữa tư dzuy cơ bản của người Hoa và Việt, mà tiền nhân từ xưa v́ không để ư đến tiền đề, và có thể không được trang bị đầy đủ lối suy nghĩ độc lập, nên đă nhập khẩu mô h́nh của Hoa tộc, đem gán vào hoàn cảnh khác biệt của nước Nam. Cũng có khả năng, lối suy nghĩ thiếu thốn tính cách độc lập đă do chính người Hoa, hoặc người Ấn, áp đặt hoặc gây ảnh hưởng sâu đậm lên rất nhiều tộc người ở khu Đông Nam Á, từ Myanmar đến Việt Nam, Mă Lai Á, v.v., qua hằng ngàn năm đối tác chính trị và chịu ảnh hưởng văn minh với nhau.

 Sự khác biệt lớn đó nằm chính giữa 'truyền thuyết Âu Lạc giải mă' ở đây. Khác biệt đó chính là khác biệt về phân biệt giữa Hoa tộc với người dân tộc ở bên Tàu, với phân biệt giữa người Kinh và các loại người dân tộc ở Việt Nam, hay ở Myanmar, ở Thái-Lan, v.v. Nói nôm na theo kiểu toán học, nếu dùng X để chỉ thước đo phân biệt giữa Hoa chủng và một nhóm người dân tộc nào đó ở bên Tàu, như người Hmong, người Choang chẳng hạn. Và gọi Y, thước đo khoảng cách giữa người Kinh và một nhóm người dân tộc nào đó tại Việt Nam (thí dụ: người Mường, Tày, Bahnar, Mạ, v.v.). Theo lối hoàn toàn dựa vào mô h́nh của Trung Hoa, từ xưa đến nay, ta có:

 X = Y

Có nghĩa nếu rập khuôn theo sát mô h́nh Tàu, khác biệt giữa Hoa chủng và các thứ người dân tộc bên Tàu, sẽ y như khác biệt giữa người Kinh và các dân tộc ít người tại Việt Nam.

 Nhưng nếu dựa vào 'truyền thuyết giải mă', hoặc xem lại tiền đề, ta sẽ thấy rất rơ:

 X khác Y. Đặc biệt:  X > Y

 tức X khác với Y, rất nhiều, và luôn luôn X lớn hơn Y. Có nghĩa: khác biệt về giên, hay tộc chủng, giữa Hoa chủng thuần túy tập trung ở vùng Hoa Bắc với các nhóm dân tộc miệt Hoa Nam, lớn hơn khác biệt tương tự, giữa người Kinh và Dân tộc ở nước Nam.

Tại sao vậy? Bởi người dân tộc khắp nơi ở nước Tàu, đặc biệt Hoa Nam, từ ngàn xưa đă mang giên khác với Hoa chủng. Những người lên núi rừng mà sống, tạo nên người dân tộc ngày nay, chính là người bản địa Hoa Nam ngày xưa, luôn từ chối hoà ḿnh hoà hợp với Hoa tộc 'mới' và cũ, sinh sống ở vùng đồng bằng thành thị. Trong khi tại Việt Nam, người Kinh có trong người ít nhiều huyết quản và giên của những nhóm người dân tộc, bởi tuyệt đại đa số người Kinh thuộc vào ba bốn chủng chính, bao gồm: Âu tức Thái cổ, Lạc tức Việt cổ, và vài nhóm bản địa như Môn, Khmer, và Thái cổ. Những chủng này đều là những chi chủng tiền bối, đă truyền 'giên' lại cho những nhóm người dân tộc. Những nhóm người ban đầu từ chối việc hoà ḿnh với thế lực phong kiến Bắc phương. Qua tiến tŕnh lịch sử họ giữ lại lối sống thời bộ tộc xa xưa, để rồi sau hằng trăm hằng ngàn năm, xă hội và nếp sống của họ trở nên khác biệt với người Kinh. Đọc lại lịch sử nước Nam trong suốt thời Bắc thuộc, chúng ta thấy rất nhiều cuộc nổi loạn do người Việt ở vùng rừng núi khởi xướng, chống với thế lực đô hộ Bắc phương. Quan đô hộ Bắc phương thường gọi người nổi loạn, người Man, bởi đối với họ bất kỳ đám rợ nào không phải Hoa chủng, ở miền Hoa Nam và sâu xuống, nhất là ở miền rừng núi, họ đều gọi Man. Người ở vùng kinh đô thành thị, dưới quyền cai trị trực tiếp của đám Bắc phương, do đó dễ có khuynh hướng bắt chước gọi theo các quan phương Bắc, và gọi Mán.

Nhưng lộn xộn có lẽ thật sự bắt đầu với những cuộc di dân xảy ra vào những thời sau những đợt di dân ban đầu thời tiền sử. Sau nhiều thế kỷ. Những đợt di dân thời sau, cũng do ở giặc giă loạn lạc bên Tàu, xảy ra sau khi nước Nam đă tạo dựng được một xă hội 'nước nhà', khoảng cuối đời nhà Đường bên Tàu, và chuyển tiếp giữa Tiền Lê qua nhà Lư tại xứ Việt. Khối người di tản đến sau đó, trừ các thành phần ê-lít và thương gia, tiêu biểu qua thị tộc nhà Lư và nhà Trần, đều có khuynh hướng lên thẳng miền rừng núi để định cư. Bởi chỉ có nơi đó mới c̣n đất trống, và phù hợp với nếp sống cũ của họ thời c̣n ở pên Tàu. Mặc dù huyết tộc của họ rất có khả năng cùng thứ với nhiều người Kinh. Cộng với biến đổi xă hội và nếp sống, cũng như khuynh hướng người Nê-gri-tô và người-đa-đảo thích sống chung với người miền rừng núi hơn vùng Kinh, lâu ngày có sự phân cực Kinh và Thượng, hoặc Kinh và Mán. Nhưng sự phân cực Kinh - Dântộc, nếu nh́n kỹ, khác rất nhiều với 'khoảng cách' giữa Hoa chủng và các cộng đồng dân tộc tại Trung Hoa.

Việc phân biệt khá tế nhị này thật ra sẽ đưa đến một chiếc ch́a khoá giúp mở được nhiều cánh cửa hết sức gút mắt trong nhiều trang sử sách của vùng Đông Nam Á. Trong đó có luôn cả vấn đề tiếng Việt, tiếng Hán, và tiếng Nôm.

 

Tại Việt Nam, số người dân tộc chiếm khoảng 13% (mười ba phần trăm) tổng dân số. Trong khi tại Vân Nam và  Myanmar, tỉ  số  này lên đến 33%, tức 1/3 (một phần ba), và  tại Thái Lan, 1/4 (25%). Tại Quí Châu, khoảng 1/3, đa số: Hmong, Buyi và Dong. Trong khi ở Quảng Tây: 2/5 (40%), đa số người Choang, xưa bà con gần với người Nùng ở Việt Nam, thuộc chủng Thái-cổ. Theo [2] phân biệt giữa người Kinh và các dân tộc ít người, sinh sống ở miền rừng núi khác nhau tùy theo từng quốc gia. Người Trung Quốc gọi họ 'người dân tộc' và luôn khuyến khích họ ǵn giữ tập tục và văn hoá cổ truyền. Bởi thật ra Hoa chủng thuần túy khác xa với người dân tộc ở miệt Hoa Nam. Người Thái Lan gọi họ 'những bộ lạc miền đồi núi' và có chính sách bao hàm lối sống của họ vào lối sống của người Thái. Chính quyền Myanmar lại khác, họ gọi dân ít người, 'quân phiến loạn', và đối xử với họ y hệt như đối xử với quân phiến loạn thực thụ. Mô h́nh dân tộc ít người ở Myanmar và Thái Lan, thật ra, giống mô h́nh Việt Nam hơn mô h́nh Tàu. Tức khi xưa dân Kinh và Thượng tại các nước này rất có khả năng, có bà con họ hàng với nhau.

 Mô h́nh người dân tộc theo luận thuyết ở đây thật ra chỉ phản ánh, một trăm phần trăm, truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, theo hai bản Mường-Việt tổng hợp. Nhóm người dân tộc nguyên thủy ban đầu chính là đám con đi theo bà Âu Cơ, lên rừng núi sinh sống sau khi chia tay với cụ Lạc Long Quân. Hoặc nếu theo cổ sử, người dân tộc ban đầu có một phần là đám dân quân đi theo Thục Phán. Theo thiển ư, từ xưa đến nay rất nhiều người Việt thường lướt qua điểm căn bản này trong truyền thuyết Âu Cơ, do ở những nguyên nhân chính như sau:

 (i)                  Không để ư đến sự khác nhau trong bản chất của mô h́nh dân tộc Tàu và Việt;

(ii)                Đối với thế lực đô hộ của người Hoa, họ chỉ truyền bá có một mô h́nh, của riêng họ mà thôi. Người bản địa ưa dễ dăi áp dụng mô h́nh của quan thầy Bắc phương;  

(iii)               Người Âu Mỹ, qua giới học giả, thông thường cũng thích chấp nhận mô h́nh của Tàu hơn bất cứ mô h́nh nào khác. Bởi mô h́nh của Tàu rất giống với mô h́nh thực dân Âu Châu, đi chiếm đất khắp nơi trên thế giới làm thuộc địa, rồi đẩy người dân bản địa lên vùng rừng núi xa xăm, trở thành dân tộc ít người. Đó là trường hợp các xứ như Tân Tây Lan, Ca-na-đa, Ô-xtrây-ria (Úc), Hoa Kỳ, v.v. Ở các quốc gia này, giên người dân tộc hoàn toàn khác với giên thực dân hồi xưa, và khối dân đa số làm chủ, ngày nay.

 Thật ra, theo thiển ư, rất ít học giả Đông Nam Á để ư đến vấn đề này, bởi tuyệt đại đa số theo Tây học nên dễ tiêm nhiễm mô h́nh của Âu Tây. Điểm chính giữa của mô h́nh này là người thành thị và người dân tộc có 'giên' hoàn toàn khác nhau. Rất đúng với Canada, Úc, Tân Tây Lan, và ngay cả Tàu Hoa Bắc. Nhưng rất khó chính xác đối với đa số các nước ở Đông Nam Á.

Phân biệt được điểm hết sức cơ bản này, sẽ giúp ta thấy rơ vấn đề lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá, tập tục, v.v. của rất nhiều dân tộc khắp miền Đông Nam Á. Trong đó có Việt Nam. Cũng từ phân biệt khá tế nhị này, chúng ta cũng có thể t́m được câu trả lời thỏa đáng cho nhiều vụ tranh căi, từng kéo dài triền miên, lâu lắc. Xin đơn cử một vài thí dụ.

 Trước hết, vấn đề vật tổ 'totem' của dân Việt Nam. Có người cho rằng đó là con rồng. B́nh Nguyên Lộc [3] dựa theo các truyền thuyết người Mường (theo thiển ư, gốc 'Âu Việt'), cho rằng 'con nai' mới là totem. Trần Quốc Vượng (dẫn trong [4]) cho đó là con chim, v.v.. Nhưng nếu theo mô h́nh hợp chủng ở đây, sát với truyền thuyết Âu Cơ, ta sẽ thấy bởi là dân hợp chủng, người Việt cổ, cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, đă không hề nhất thống được thứ nào là 'totem' chung của dân tộc hết. Bởi thật ra khi dân tộc Việt Nam được h́nh thành, vấn đề 'totem' đă quá 'đát', quá ngày 'use by', và trở nên không cần thiết so với nhiều vấn đề khác cấp bách hơn.

 Thí dụ khác, về 'xuất xứ'. Nhiều dân tộc trên thế giới rất thích cho rằng dân ḿnh đặc biệt, do Thượng Đế gởi xuống trái đất để làm rạng danh nhân loại. Từ đó dẫn đến ư niệm thuần chủng, từ thời tạo dựng quốc gia, hay ngay cả tạo thiên lập địa. Phối hợp với một tiền đề quan trọng của Tây Phương, tự nhiên dính liền với 'nguồn gốc' của rất nhiều dân tộc. Đó là tiền đề tất cả loài người xuất phát từ một chỗ, từ khuôn viên địa đàng của ông Adam và bà Eve, theo truyền thống Juthái-Kitô. Từ đó, chúng ta thấy rất nhiều khảo cứu ưa truy về điểm xuất xứ của dân tộc. Ưa xây dựng lí thuyết trên mô h́nh liên tục. Liên tục giữa tác giả của những nền văn minh khai quật được (thí dụ: Ngưỡng Thiều, Lương Chúc, Long Sơn, v.v.) với khối dân của quốc gia hiện có lănh thổ bao gồm các địa điểm di chỉ đó. Từ điểm xuất xứ hoặc di chỉ, học giả phương Tây thường có khuynh hướng ấn định phương hướng di chuyển của cả một tộc người, giống như chuyện thánh Moses dẫn dân Jo-Thái ra khỏi xứ Ai Cập. Từ Tây sang Đông, hay ngược lại. Bắc xuống Nam, hay Nam lên Bắc. Thí dụ cụ thể nhất là thuyết Mă Lai. Theo đó chỉ có 2 đợt người di tản cùng một chủng xảy ra, đợt trước - đợt sau, cách nhau 2500 năm. Họ dừng chỗ này thành dân tộc này, dừng chỗ kia thành dân tộc kia, rồi sau cùng đóng lều cắm trại tại hai xứ Inđô-nêxia và Mă Lai, rồi tạo dựng nên hai nước này. Lư thuyết giải mă ở đây đưa đến một góc nh́n mới. Theo cơ sở lí luận ẩn chứa trong ‘truyền thuyết giải mă’ ở đây, đa số các dân tộc ở Đông Nam Á đều là kết quả của hợp chủng. Nếu có một số từ vựng hoặc ngữ pháp, hoặc điểm đặc trưng văn hoá, giống y hệt nhau giữa dân tộc A và B, ta chỉ nên khảo sát giả thuyết có vẻ hợp lư nhất là hai dân tộc A và B đều chia sẻ hay có chung, ở thời xa xưa, một tộc người nào đó, tạm gọi X, như thành tố của hợp chủng. Thành tố chung cho hai hợp chủng A và B, tại hai quốc gia khác nhau. Tộc X đă có số từ vựng hoặc các điểm đặc trưng văn hoá đó. Phản ánh đến ngày nay, qua hai dân tộc A và B. Thí dụ:

(a)    Dân Mă Lai, người Hakka (Hẹ), và người Việt nói 'chết' hay 'qua đời' bằng, tuần tự, [mati], [mok] và [mất]. Theo khuynh hướng của các lí thuyết thông thường, người ta đặt ngay giả thuyết dân Mă Lai là thủy tổ dân Việt, người Hẹ, hoặc dân Việt là nguồn gốc dân Mă Lai. Nhưng theo góc nh́n mới kiểu ‘truyền thuyết giải mă’, ta có thể đặt câu hỏi khác đi: ‘Phải chăng đă có một tộc người nào đó nằm trong 3 tộc người ngày nay khác nhau: Hakka, Việt Nam và Mă Lai, hồi thời xa xưa ưa dùng một từ có âm giống như [mất] để tả ‘sự chết’.

(b)   Cả dân Mă Lai và Việt Nam, đều có ngạn ngữ y như nhau: 'Chuột sa hũ nếp', ngụ ư 'người nghèo sung sướng v́ t́m được tiền bạc của cải dễ dàng'. Theo thuyết xưa, người ta nghĩ đến hoặc Mă Lai hoặc Viêt Nam, chủng này đă là gốc gác của chủng kia. Nhưng theo thuyết ở đây, câu hỏi sẽ là ‘Phải chăng có một tộc nào đó, xưa đă đóng góp, cùng nhiều chủng khác và ảnh hưởng các văn minh khác, tiến tạo nên hai tộc khác nhau Mă Lai và Việt Nam. Tộc ‘đóng góp’ này trước đó, đă có thói quen ví người nghèo t́m gặp của cải, với chuyện 'chuột sa hũ nếp'.

(c)    Tại Việt Nam đôi khi người ta có thói quen gọi ‘Vợ tôi’ (hay ‘Chồng tôi’) bằng ‘Nhà tôi’. Tại xứ In-đô-nê-xia, ‘nhà tôi’ họ gọi: ‘Rumah Saya’. ‘Vợ tôi’ gọi bằng ‘Istri Saya’. Rất nhiều khi tại Inđônêxia, người ta cũng hay dùng ‘Rumah Saya’ (=nhà tôi) để chỉ ‘bà boss’ tức ‘Vợ tôi’. Khảo cứu nguồn gốc dân tộc theo kiểu ở đây sẽ bắt đầu phân tích trên căn bản rằng hai tộc Inđônêxia và Việtnam, thời xưa có chia sẻ chung một 'thành phần tộc người' nào đó, mang thói quen xem vợ như ‘bà chủ của tổ ấm trong nhà’, tức ‘chủ nhà’. Rồi dẫn đến việc dùng 'nhà tôi' hay 'rumah saya', như ở Inđônêxia, để chỉ 'vợ tôi' [5].

(d)   Dân Phi-líp-Pin, dân Thái Lan, Lào, Việt có món hột vịt lộn. Ngày trước, ít người để ư bởi không có giả thuyết nào nói dân này là nguồn gốc dân kia. Nhưng với 'truyền thuyết giải mă' nhấn mạnh ở chuyện hợp chủng, ta có thể đặt ra một giả thuyết: ‘Phải chăng, trong ba bốn dân tộc thích chơi món 'balut' (trứng vịt lộn) đó, có một thành phần tộc người nào đó đă phát minh ra cái món này, ở thời xa xưa, trước khi họ di tản đến mấy cái xứ đó. Thành phần tộc người này đều hiện diện trong ḷng dân tộc các xứ ưa ăn món 'hột vịt lộn' đó.’

(e)    Phân tích về ngôn ngữ cũng có thể dựa vào lư thuyết này, và tiền đề ẩn tàng chính là: Ngôn ngữ A của dân tộc A ngày nay là một hỗn hợp của ba bốn thứ tiếng nói của các thị tộc hay chi tộc người, ngày xưa đă góp phần chủ lực trong việc tiến tạo dân tộc A ngày nay.  

A = X + Y + Z

Thí dụ: A = tiếng Việt ngày nay; X = tiếng Môn-Khmer cổ; Y = tiếng Thái cổ;

Z = tiếng Lạc Việt cổ, bao gồm tiếng Bộc (Hẹ cổ), tiếng Ngô-Việt (GiangTô / ChiếtGiang), tiếng Mân Việt (PhúcKiến / TriềuChâu), v.v.

Tức chúng ta có thể suy luận về cấu tạo nguyên thủy của ngôn ngữ qua lí thuyết mới, và ngược lại dùng phân tích đóng góp từ vựng hay cú pháp, thanh âm của từng nhóm chi tộc, vào ngôn ngữ, để kiểm chứng lại lí thuyết hợp chủng đó.

 Những điểm đặc trưng về văn hoá và từ vựng, cú pháp cũng giống như chất phẩm màu dùng trong thí nghiệm để theo dơi di động của một chất lỏng trong cơ thể con người, hoặc thẩm thấu xuống đất di chuyển đến một nơi khác. Cũng giống như câu chuyện đăng trên nhiều báo dạo trước kể một kỹ sư Việt đi công tác tại miền quê đâu đó ở Phi Châu, tự nhiên nghe một thanh niên bản xứ cất giọng ca 6 câu vọng cổ mùi tận ruột. Hỏi ra, mới biết thanh niên này có nửa gịng máu Việt. Hay ở vào thế kỉ 21 này, nếu đi ngang một khu hoàn toàn chỉ có người Mỹ da trắng, tại một thành phố nào đó ở Hoa Kỳ, ta thấy phảng phất mùi Phở đâu đấy. Nh́n quanh để t́m điểm xuất xứ mùi Phở, nếu thấy từ nơi xuất phát hương vị phở ḅ, có một thanh niên trông như dân Mỹ chuyên nghiệp, nhưng nhân dạng, nhất là tóc đen, cho thấy anh ta có vẻ Âu lai Á, ta có thể đoán được rằng hoặc Cha hay Mẹ thanh niên này, là một người Việt Nam.

 Thử quan sát trở lại đẳng thức về hợp tộc của người Việt Nam:

Việt Nam = Âu Việt + Lạc Việt // Môn-Khmer + Đa đảo + Nêgritô

 Trong đó, Âu Việt chính là chủng Thái, thời cổ đại, có địa bàn rất rộng từ Ngũ Lĩnh xuống tận biên giới Việt Hoa. Phía Tây, từ khu vực Tứ Xuyên, cho đến đất Đông Việt, tức Giang Tây ngày nay. Tộc Âu Việt cũng chứa hằng trăm chi tộc lớn nhỏ khác nhau.

 Lạc Việt, bao gồm những thứ Việt xưa sinh sống ở vùng ven biển phía Đông. Từ trên xuống dưới, gồm có:

-         Nhóm Bách Bộc, hay Bộc Việt, xưa có địa bàn vùng sông Bộc thuộc tỉnh Hà Nam - Sơn Đông ngày nay. Sông Bộc chảy qua thành phố Bộc Dương (Puyang), thủ phủ tỉnh Hà Nam, kinh đô nước Vệ thời Xuân Thu Chiến quốc, và cái nôi của nền văn minh Hán tộc ngày xưa. Nhóm Bộc Việt này là một nhóm du mục lâu đời nhất nh́ của Trung quốc. Trong 3 bài liên tiếp chúng tôi đă minh giải hậu duệ của họ chính là người Hakka, tức Hẹ, ngày nay. Và triều đại nhà Lư ở nước Nam, đă xuất thân từ nhóm Bách Bộc này. Điểm đặc trưng của nhóm Yue này chính ở chỗ họ là nhóm Yue sống gần gũi với Hoa tộc nhất, ở miệt Hoa Bắc, ngay từ thời xa xưa. Họ cũng sống rất gần và mang nhiều ảnh hưởng qua lại với nhóm Hmong-Mien tức Miêu-Dao, từ xưa đến nay. Nhóm Hmong-Mien ngày nay tập trung đông nhất (khoảng 8 triệu) tại tỉnh Quí Châu, gần Hồ Nam. Xưa, Quí Châu chính là xứ Dạ Lang. Và ở khu vực nội địa, nhóm Hmong-Mien sống gần gũi với nhiều nhóm người hậu duệ của tộc Thái-cổ.

-         Nhóm Ngô Việt, tập trung tại hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ngày nay. Sử cổ nổi tiếng về Ngô Việt chính là chuyện Việt Vương Câu Tiễn chịu nằm gai nếm mật suốt 10 năm để đánh bại vua Ngô là Phù Sai. Những nhân vật sử Việt có gốc gác miền Ngô Việt phải kể đến: Hồ Quư Ly (nhà Hồ) và Quang Trung Nguyễn Huệ (Tây Sơn). Tuy nhiên, nếu so sánh với thời nhà Lư, gốc Bộc Việt, và nhà Trần, gốc Mân Việt, nhà Hồ và Tây Sơn khá ngắn ngủi, và thiết lập măi về sau. Do đó ảnh hưởng của phương ngữ Ngô trên tiếng Việt, không lớn lao bằng ảnh hưởng của hai nhóm kia, Bộc và Mân.

-         Nhóm Mân Việt, từ tỉnh Phúc Kiến ngày nay. Đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á, tộc Mân ngày nay bao gồm hai chi lớn: Triều Châu và Phúc Kiến. Riêng tiếng Phúc Kiến, cũng có đến cả chục thứ phương ngữ khác nhau. Đất Mân chính là quê hương của triều đại nhà Trần ở nước Nam, có công lớn trong việc đánh bại quân Nguyên. 

 Cả hai nhóm Âu và Lạc hợp chủng với nhau trên nền tảng dân bản địa sẵn có, bao gồm: Môn-Khmer, tộc Thái cổ có mặt từ ngàn xưa [6], và các giống Đa đảo da đen (Melanesian) cũng như Nêgritô, thấp người tóc xoăn, người Tàu thường gọi 'hắc nụy'. Cả hai nhóm Đa đảo và Hắc nụy cũng có mặt ở bên Tàu vào thời cổ đại.

Trong một bài trước, chúng ta đă khảo sát khá kỹ về đóng góp của tiếng Hakka (Hẹ) trong tiếng Việt. Trong bài này, và một bài sau, chúng ta hăy xem qua góp phần của tiếng Ngô & Việt, người Tàu thường gọi phương ngữ Wu (), và góp phần của tiếng Mân Việt tức phương ngữ Min {}, hoặc Phúc Kiến-Triều Châu, vào tiếng Việt của người nước Nam. Trung tâm của phương ngữ Wu (Ngô), hiện nay có lẽ là thành phố Thượng Hải. Trung tâm tiếng Mân chính là Phúc Châu, tỉnh lỵ của Phúc Kiến. Cả hai phương ngữ Ngô và Mân, mỗi thứ đều có hằng chục tiểu chi phương ngữ khác nhau.

 Theo kết quả của ngành khảo cổ, tóm tắt trong [7], dân cư tại xứ Mân ngày trước không chuyên nghiệp với ngành trồng lúa. Họ sống bằng nghề đánh cá, bắt tôm. Người họ mắt to, mũi thấp và có tục xâm ḿnh. Mân Việt có lẽ được Hoa chủng ở Bắc phương biết đến nhiều sau khi nước Ư Việt, của Câu Tiễn năm xưa, bị nước Sở đánh bại và sát nhập vào năm 333 TCN. Hoàng thân quốc thích và dân chúng nước Việt di tản về, và xin nhập cư, tại xứ Mân. Mân Việt sau đó duy tŕ địa vị như một vương quốc, cho đến khi bị nhà Tần ra lệnh hủy bỏ. Sau đó đến khi Hán Sở tranh hùng, lănh tụ Wuzhu của xứ Mân gởi quân hỗ trợ cho phe Hán, nên khi Liu Bang b́nh định được nước non, ông bèn trả ơn bằng cách cho Mân nâng cấp trở lại như một tiểu quốc chư hầu Hán triều.

 Về sau, khi Wuzhu đă qua đời, xứ Mân vẫn giữ truyền thống gây hấn quân sự với các nước láng giềng, đặc biệt xứ Đông Âu (Đông Việt), cho đến khi triều đ́nh nhà Hán thấy đó là một mối nguy cơ cần phải dẹp sớm, nên ra lệnh cho Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức đem một đoàn quân xuống dứt điểm Mân Việt, và Nam Việt, vào năm 111 TCN.

 Sau thời đại nhà Hán, dân di cư rầm rộ từ phía Bắc tràn xuống phía Nam sông Dương Tử, chia làm hai đợt: Đợt thứ nhất, liền sau khi nhà Hán tan ră. Khu vực xứ Mân chính là nước Ngô của Tôn Quyền, thời Tam Quốc, thay thế nhà Đông Hán cai trị Nam Việt (bao gồm xứ Việt cổ), và đă tách Nam Việt xưa thành hai phần: Quảng Châu (Lưỡng Quảng) và Giao Châu (Bắc Việt). Đợt thứ hai, khi nhà Đường bước vào giai đoạn cáo chung. Tiếp đó là thời Ngũ Đại - Thập Quốc vào đầu thế kỷ thứ 10. Tàu bị loạn lạc tơi bời. Nhất là ở phía Bắc bị đám Ngũ Hồ xâm lấn. Di dân ào ạt tràn xuống miền Hoa Nam.

Đó là sử phía bên Tàu. Luôn luôn có thói quen không ghi chép, dân địa phương như người Mân, có chạy đi ra ngoài hay không, khi xứ sở họ bị nạn binh lửa, hay tràn ngập những người di cư từ các nơi khác đến. Cũng không bao giờ ghi chép những vụ di tản trước đó, trước khi Hoa tộc từ Hoa Bắc tràn xuống chiếm đóng và làm chủ Hoa Nam. Theo thiển ư: Có, dân chúng miền Hoa Nam chắc chắn đă di tản trốn khỏi xứ Tàu loạn lạc đó, trước, đang khi, và sau khi Hoa tộc tiến đánh, chiếm cứ miền Hoa Nam. Và những nơi người Mân Việt, hay người Ư Việt, đă chạy đến chính là xứ Việt cổ và nhiều nơi khác khắp miền Đông Nam Á. Bằng đường biển lẫn đường bộ. Lư do đơn giản: Ngay từ thời xa xưa, trước cả thời Xuân Thu Chiến Quốc, đă có dấu vết một số bộ tộc thuộc khối Bách Việt sinh sống ở đó rồi. Nhất là người Bách Việt thuộc tộc Thái cổ và Môn Khmer.

 

Sau đây chúng ta hăy thử kiểm chứng đóng góp của tiếng Mân và Ngô (bài sau) vào Việt ngữ qua một số điểm đặc trưng tiêu biểu.

 MÂN VIỆT

 Trước hết để ư, tiếng Mân, gọi nôm na vắn tắt là tiếng Phúc Kiến - Triều Châu, bao gồm rất nhiều phương ngữ khác nhau. Đại khái người ta thường chia hai khối: Bắc Mân và Nam Mân. Nhưng phức tạp hơn, họ lập ra 5 phân loại: Bắc Mân, Trung Mân, Đông Mân, Xinghua, và Nam Mân (Min-nan). Trong đó khối lớn nhất là Nam Mân, thường bao gồm thứ tiếng Phúc Kiến xử dụng ở Taiwan, Hạ Môn (Amoy), Hải Nam, Triều Châu, và cộng đồng Hoa kiều tại nhiều nơi ở Đông Nam Á. Mỗi một phân loại của tiếng Mân thường có đến cả chục tiểu chi (phương ngữ) nữa. Thứ này khác với thứ kia một ít.

Tiếng Mân, có 7 thanh âm khác nhau, so với quan thoại: 4, tiếng Việt: 6, Quảng Đông: 9, Thái/Mường: 5. Thanh âm, c̣n gọi: thinh, được thể hiện qua âm điệu trầm bổng lên xuống khác nhau, tùy theo 'dấu' như kiểu: không sắc hỏi ngă nặng huyền, của quốc ngữ. Đặc biệt, tiếng Triều Châu (Tiều), một phân chi của Mân, có đến 8.

Những tử âm đầu quen thuộc của tiếng Mân, chi Triều Châu, gồm có: B, Bh, C (ts), D, G, Gh, H, K, L, M, N, NG, P, R, S (tức X - Việt), T, Z (Tch).

 Tử âm cuối, cũng giống nhiều phương ngữ miền Hoa Nam, và khác với quan thoại (chỉ có N và NG), bao gồm rất nhiều thứ: {p  t  k  m  n  ng}. Đặc biệt, rất nhiều phân chi tiếng Mân, có âm cuối [nh] y như tiếng Việt: nhanh, lạnh, linh tinh, ... Thí dụ:

* XuaNH (Pk)= Shan (qt)= Sơn= Núi.

* TsêNH (Pk)= Lu (qt)= Luk (qđ)= Lục= Xanh (màu Xanh lục, green). 'Xanh' tiếng Việt (Nôm), như vậy rất có thể, xuất xứ từ tiếng Mân Việt: Tsênh hay Xênh.

Các âm cuối thông thường {p  t  k  m  n  ng} xin tóm tắt như sau:

âm cuối

Việt

Hẹ

QuảngĐông

Quanthoại

Mân (PK)

Ghi Chú

p

thiếp

ziap

tsip

gie

chhiap

qt không p

p

thập (10)

zap

xaap

Shi

jap

p => p

t

luật

lut

leot

Lu

lut

qt không t

t

vượt

jet

yut

yue

oat

t=> t (Mân)

k

lạc (mất)

lak

lok

Luo

lak

lac => lak

k

ngọc

ngiuk

yuk

Yu

gek

k <=> k

k

túc (chân)

zuk

zeok

Zu

chiok

qt không k

k

mực

met

mak

Mo

bak

mực= mặc

m

ch́m

chim

zam (zhầm)

zhen

sim

qt không m

m

diêm (muối)

jam

jim

yan

iam

giam (Tiều)

n

kiến (gặp)

kian

jin

jian

hian

qt có 'n'

ng

hướng

hiong

hoeng

xiang

hiong

qt có  'ng'

 

Đặc biệt, tiếng Triều Châu:

NG => BhuaNG (Biạn (Nam bộ)= Màn(Qđ)= Wan (Qt)= Vạn (Bắc bộ)= 10000). 

 Bây giờ xin thử khảo sát những âm đầu quen thuộc:

* [SH]: Âm [SH] như trong 'so sánh' cũng không có trong tiếng Mân. Giống như tiếng Quảng Đông, tiếng Mường, tiếng Thái Lan, Mân chỉ có âm [X], hoặc gần nhất, âm [TS], như [tsênh]= màu Xanh lục. Âm [SH] nói chung có vẻ rất 'hiếm' trong các phương ngữ ở Hoa Nam, dưới ảnh hưởng chủng Thái cổ, chỉ có âm [X]. Du nhập của âm [SH] vào tiếng Việt do đó, rất có khả năng, qua 'đường dây' nhóm Bách Bộc, hoặc Hakka (Hẹ), khi xưa sinh sống tại các địa bàn cực Bắc, gần gũi với Hoa tộc nguyên thủy.

 * [K]: Âm 'K' là một thứ tử âm đặc thù của tiếng Mân. Trong quan thoại kí âm pinyin dùng 'K' như: [keyi] (khả dĩ), [Kaifeng] (Khai phong), [kan] (khám), [kao] (khảo), [kun] (khốn), v.v. rất thường là một thứ âm '[K]-hơi-thở'. Giống như [K] trong tiếng Anh: Kennedy, Kenneth, carry, v.v. lúc phát âm luôn có âm [h] nho nhỏ theo sát với [K]. Do đó khi chuyển sang tiếng Việt, ta để ư, [K] quan-thoại, biến thành [Kh] trong tiếng Việt, như tŕnh bày phía trên. Đặc biệt, âm [K]-trơn, không hơi thở, giống âm tiếng Anh [k] trong: 'Skill' (kỹ năng), Skewer (cây xiên nướng thịt), school (trường học), skip (nhảy bỏ),

thường tương đương với kí âm [J] của quan thoại: [jian] (kiến), [jie] (kiệt), [jin] (cận), v.v. Sang tiếng Việt, âm [J] đầu từ của quan thoại, đôi lúc mang khuynh hướng biến thành âm [K] trong tiếng Việt. Tra cứu tiếng Mân cho thấy biến đổi từ âm [K]-quan-thoại, sang [KH] tiếng Việt, thường chia sẻ chung với tiếng Mân. Tương tự, âm [J]-quan-thoại, nếu biến sang [K] tiếng Việt, cũng biến y hệt qua âm tiếng Mân, tức Phúc Kiến. Tức tiếng Mân và tiếng Việt có một số 'biến đổi chia sẻ chung với nhau' nếu so sánh với quan thoại. Tuy vậy, cũng nên ghi nhận ở đây cả hai âm [K] và [KH] đều hiện diện trong các tiếng  Myanmar, Khmer, và Thái-Lan ngày nay, tức đă có sẵn trong các thứ tiếng bản địa xa xưa: Môn-Khmer và Thái cổ.

 Bảng đối chiếu sau đây cho thấy âm [K] và [Kh] tiếng Việt và Mân, thường giống nhau.

Việt

Mân (PK)

Hẹ

Quảng Đông

Quan thoại

Ngô

Ghi Chú

khán (xem)

khan

kan

hon

kan

khO

kh: không hoàn toàn [KH]

khoa (học)

kho

ko

fo

ke

kh U

kh: âm K-hơi-thở

kim (vàng)

kim

gim

gam

jin

txing

âm [g] giống [k] & [c]

khoái (lẹ)

khoai

kwai

faai

kuai

khua

[k] quanthoại: âm hơi thở

kim (cận/gần)

kin

kiun

gan/kan

jin

txing

Việt giống Mân và Q. Đ.

cầu (kiều)

kiau

kiau

kiu

jiao

txiO

Biến thái âm [âu]<=> [iu]

kẻ (gả)

ga

ke

găa

jia

ka

gả:=Hẹ / QĐ. Kẻ:= Mân

kinh (đô)

keng

gin

ging

jing

txing

âm cuối [nh]<=> [ng] / [n]

cố (cựu / cũ)

kou

gu

gu

gu

ku

Ngô=Hẹ=Mân=QĐ=QT

số 9 (cửu)

kau

giu

gau

jiu

txiw

biến đổi [au] <=> [iu]

cậu (uncle)

kiu

kau

kiu

jiu

txiw

so với số 9: [au] <=> [iu]

khổ (đắng)

khou

ku

fu

ku

khu

khổ qua = mướp đắng

cương (cứng)

kiong

giong

goeng

jiang

jiang

'giong' đọc giống 'GHiong'

khẩu (miệng)

khau

keu

hau

kou

khaw

Mân y hệt Việt

 * [H] là một thứ âm, cũng rất đặc trưng trong phương ngữ Mân. Để ư, hai chữ Phúc-Kiến dưới hệ thống kí âm Wade Giles thời tiền chiến được ghi: Hokkien. Đến thời phiên âm pinyin ra đời, người ta đổi thành: Fujian, theo sát phát âm quan thoại ở phía Bắc. Như vậy, mô thức biến chuyển âm xảy ra như sau:

- Âm [K] Phúc Kiến và Việt ngữ => âm [J] quan thoại, như bàn phía trên. Thông thường, xin nhấn mạnh âm [J] quanthoại sang tiếng Việt, thành [Gi]: Jiang => Giang; Shi-jie=> Thế giới; jiao => giao, v.v. Nhưng khi [J] => [K] phúckiến, cũng => [K] tiếng Việt. Đặc biệt xem qua ‘Gả’ (= Kẻ), mang nghĩa 'gả con gái' (marry off) hay ‘người ấy’. ‘Gả’ tương ứng quanthoại ‘Jia’. Chuyển sang tiếng Hẹ, y hệt: [Ga]. Sang tiếng Mân: [Ke], y hệt như tiếng Việt: Kẻ (ấy), cũng giống tiếng Môn-Khmer: [Ke] hay [Qe]. [Ke] tiếng Mân, mang nghĩa 'gả - lấy chồng' có âm rất gần với [cưới] (cưới vợ gả chồng) trong tiếng Việt.

- Âm [H] Phúc Kiến => âm [F] tiếng Nhật: Fujiyama / Fujisan (Phú Sĩ Sơn). Viết theo mẫu tự latinh là /F/ nhưng phát âm giống như chụm môi thổi thức ăn nóng, bắn ra âm chữ /H/ rất mạnh. Rất gần với âm [pH] trong 'pHú Sĩ' (núi Phú Sĩ) [8].

- Âm [H] Phúc Kiến <=> tương đương với [F] quan thoại, và [PH] Việt ngữ. Thí dụ:

feiji => huigki => phi cơ;

gongfen => konghun => công phân (phân tây, cm);

fengsu => hongsiok => phong tục;

zhengfu => tsiéng-hú => chánh phủ

fa-lu => huat-lut => pháp luật

Tuy nhiên, giống như cặp [K] và [Kh] ở trên, cả hai âm [P] và [Ph] đều hiện diện đầy đủ ở các tiếng Myanmar, Khmer và Thái Lan (xem [9][10]).

* [W] và [Y]: Tiếng Mân không có âm chữ [V] như kiểu tiếng Ngô và Hẹ, nhưng có âm [W] giống như Quảng Đông và quan thoại, hay chính xác hơn, một thứ âm gần giống [W] là [U]. Riêng âm [Y] của tiếng Mân, theo thiển ư, chính là đầu giây mối nhợ gây ra phát âm của 'bán-mẫu-âm' [Y] (đầu từ) trong tiếng Việt, trở nên gần giống với âm [I], hơn là âm [Y] quốc tế (IPA viết [j]). Thí dụ: [Y] nhiều tiếng khác: Yamamoto, FujiYama, Yang Gui Fei (Dương Quí Phi), Yellow, Yell, Yul Brynner, ... có phát âm [yờ] hoặc [dờ] theo kiểu Nam bộ.

Nhưng một số từ bắt đầu bằng âm [Y]-quanthoại chuyển sang Phúc Kiến hay sang Việt ngữ, nếu giữ nguyên âm đầu bằng [Y], rất thường sẽ chuyển qua cách phát âm HOẶC gần gũi âm [I] hơn, HOẶC của một nguyên âm khác, lột mất [Y]. Thí dụ:

- yaoqiu (quanthoại) => yiukauh (qđ) => iâu-kiu (Phúckiến) => yêu cầu (Việt: đọc 'iêu')

- dayue (quanthoại) => joyau (quảngđông) => dai-'iohk (phúckiến) => đại-ước (đại khái)

- yinwei (qt) => yanwaih (qđ) => 'In'uih (pk) => nhân-v́ (bởi v́). Để ư: v́ => uih (pk)

- yiyi (qt:= ư nghĩa) => yisih (qđ) => 'i-suh (pk: ư tứ) => ư-tứ (= í-tứ)

- yinyue (qt) => yam-ngohk (qđ) => im-gak (pk) => âm-nhạc (âm = 'im, bị lột [y])

- ying (qt) => yehng (qđ) => 'ianh (pk) => ăn (thắng cuộc)

Trở lại âm đầu [W] trong tiếng Phúc Kiến (Mân). Quan sát biến chuyển qua lại với âm [W] của quan thoại, hoặc quảng đông, chúng ta thấy, khác với tiếng Hẹ (Hakka) và Sơn Đông - trong đó [W] thường biến thái thành [V] - một số từ 'quan thoại' bắt đầu bằng [W] khi chuyển sang tiếng Mân biến đổi ra nhiều âm khác, trong đó có âm [u], [w], [b] và [m]. Riêng trong tiếng Mân, [b] và [m] thường phát âm lẫn lộn với nhau. Y hệt như trường hợp "[l] và [n]" trong nhiều phương ngữ Hoa Nam và Việt ngữ: Anh nàm (làm) ǵ thế? Bởi ở ní do, trong môi trường thuần Hán và Nôm, không biết ǵ đến thứ mẫu tự A-B-C do mấy ông Tây bày ra, cặp '[l] và [n]' đều là âm nứu, [b] và [m] âm môi-môi, nhất là [p] và [b] trong tiếng Tàu cũng môi-môi và một thứ tắc âm với nhau, tuy một tỏ, một điếc. Lúc phát âm các từ dùng đến âm vị của những cặp như vậy, động tác môi lưỡi đều không thể phân biệt, trong môi trường không biết ǵ đến A-B-C. Thí dụ về biến thái một số từ 'quanthoại' (hay quảngđông) bắt đầu bằng [W] sang Phúc-Kiến, hoặc biến đổi qua lại giữa [m] và [b]:

- wu (qt) = yeh (qđ) = mih' (pk) = vật (Để ư: w => m, và m có thể => b)

- wazi (qt) = maht (qđ) = be' (pk). Be' (pk) có thể chuyển: bí-tất + vớ (byớ, Nam bộ)

- yundong (qt) = wan-duhng (qđ) = 'Uhn-dong (pk) = vận động

- man (qt) = măahn (qđ) = ban (pk) = mạn (= chậm)

- wen (qt) = mahn (qđ) = mng / buhn (pk) = vấn (= hỏi).

- xi-wang (qt) = hei-mong (qđ) = 'ing-bong = hy vọng. Để ư: vọng <=> bong

- mạỉ (qt) = mảaih (qđ) = buáe (pk) => mua (b <=> m)

- mái (qt) = maaih (qđ) = buae (pk) => bán (m <=> b)

 * Sau đây xin thử quan sát những cặp tối đa giữa tiếng Mân và tiếng Việt:

 Bảng đối chiếu vài từ Mân xâm nhập vào tiếng Việt, xưa và nay:

 Tiếng Việt

Phúc Kiến

Quan thoại

                  Ghi Chú

bay

b-pe

fei

fei => phi. bpe => bay. b-p = âm giữa /b/ và /p/. [Bpe] rất giống [Bay]

béo (mập)

Bui

fei

Mă Lai: mập => leMak. béo = bự => besar

bị (bịch)

Biek

dai hoặc bao

biek => bịch.

chống

Kiong

fan dui

Việt thu nhập 2 từ: chống & phản đối

đương nhiên

diah nhioun

dang ran

'Đang' thường hoán chuyển với 'đương' 

đũa

Duu

kuaizi

tiếng Mă Lai giống Phúc Kiến: Duu

âm nhạc

Iam nyak

yin yue

/Iam nyak/ Phúc Kiến rất giống tiếng Việt

hoan hỉ

huan hi

gao xing

gao xing = cao hứng; hỉ hoan (QT)= xi huan, mang nghĩa khác => 'thích'

hành lư

hieng li

xing li

Quan thoại có khuynh hường: X => H

không khí

kong kih

kongqi

âm /k/ trong tiếng Tàu bao gồm /kh/

kén (chọn)

GKieng

xuan

/gK/ phát âm giữa /g/ và /K/

nguyệt (tháng)

Guet

yue

Quảng Đông: yuht

Ô (dù)

hOh-san

Yu-san

hOh = Yu = yũ = mưa. 'san' có nghĩa 'che'. 'Ô' bắt chước 'hOh' (PK), 'Dù' = Yu (QT)

học đường

houh dang

xue xiao

xue xiao= học hiệu

quê (làng)

Gkue

cunzi

cunzi= thôn tử= chyun (QĐ). gKue => Kẻ =>quê=> Kuel (Mường). Mă Lai => T'lang

quảng (rộng)

kuah'

Kuo de

từ ‘Hán Việt’ ‘quảng’ thật ra gốc ‘Mân’

sau (về sau)

i'au

yi hou

yi hou = dĩ hậu. ‘I’au’ có âm giống ‘sau’

sợ hăi (kinh)

g-kianh

hai pa

gkianh = kinh sợ. /gk/ phát âm giữa /g/ & /k/

tranh (họa)

Tsiong

huar

QĐ => wa. Tiếng Mường: Wă => Wẽ: Vẽ

trạm cảnh sát

gkieng-chat-gkiek

Jing cha ju

cảnh sát cục = cảnh sát cuộc

quần

Gkun

qunzi

QĐ: qwahn => quần; PK: gKun => củn

mắt kính

bahk-gKianh

yen jing

QĐ: ngahn geng. Âm /bahk/ giống /mahk/

vải vóc

Boh

bu

boh => biok (vóc), đọc theo Nam bộ

khoẻ (dũng)

'Iong

xiong

xiong=> hùng. 'iong => dũng. Yũng => iong

chân (cẳng)

ka-tui

zu

zu => túc. Ka => cẳng. Tui => túc

Từ bảng đối chiếu ‘Mân-Việt’, có thể ghi lại một số nhận xét sau:

(a)    Một số từ Phúc Kiến, rất giống tiếng Việt. Ta để ư, khi th́ tiếng Việt giống Hẹ, khi giống Quảng Đông, khi giống Phúc Kiến. Nhưng lúc từ nào đó giống Phúc Kiến chẳng hạn, rất ít khi lại giống luôn cả Hẹ, hoặc Quảng Đông, Thượng Hải (Ngô), hay Quan thoại. Đôi khi, một dạng giống Hẹ, dạng khác giống Phúckiến: Gả => Ga (Hẹ) => Kẻ (Việt) => [Ke] (Phúckiến). Nhưng [gả] = [kẻ], khác [jia] qt.

(b)   Có nhiều từ xưa cũ tiếng Việt, rất giống tiếng Phúc Kiến. Đó là: làng (kẻ), béo (bui), quần (củn, gKun), chim (chiau), cũ (Ku), tôi (wa => 'wa' tiếng Mường, 'qua' Nam bộ, watashi tiếng Nhật), sợ (kinh), v.v. Đặc biệt để ư đến KẺ. Nhiều học giả Việt đă để ư đến từ này, nhưng có thói quen quan sát qua từ 'Hán Việt' tương đương 'Cổ': Cổ Nhuế, Cổ Chiên. Nếu quan sát 'Kẻ' trực tiếp, người ta ưa nhắc đến 'Kẻ Chợ' tức thành Thăng Long. Quan sát của chúng tôi, xuyên qua các phương ngữ các tộc Việt cổ ở pên Tàu cho biết một sự việc khá bất ngờ: 'Kẻ' đọc theo tiếng Mường là 'Kuel', và tiếng Mân: 'gKue'. Âm [gK] giống [g] và [K], nhưng cũng rất giống [Q]. Như vậy 'Kẻ' chính là ‘gKue’ hay 'Quê'. ‘Kẻ’ và ‘Quê’ là hai từ mang cùng gốc. Tương đương: 'T'lang' tiếng Mă Lai. Kẻ= gKue= Quê= Làng= T'lang.

(c)    Những từ xuất hiện khi bắt đầu có tí văn minh: tháng (nguyệt= guet), học đường, chọn (kén), đũa (đuu)… cũng đều có chung gốc với tiếng Phúc Kiến.

(d)   Những từ liên hệ với nền văn minh trong vài thế kỷ qua: hộ chiếu, thêu, mắt kiếng, không khí, bị (bịch), cảnh sát cuộc, v.v. cũng tương ứng với những âm giống giống của Phúc Kiến.

(e)    Đặc biệt, tiếng Mân cho thấy khuynh hướng mô thức chuyển biến giữa cặp âm [m] và [b], cặp [d] và [t] (tắc âm nứu). Một chuyện ắt có, đối với các thứ tiếng không dùng kiểu ráp mẫu tự như quốc ngữ, với a-b-c. Thí dụ về biến thái giữa [d] và [t]: Phiên âm Wade Giles dựa trên phát âm Hokkien: Mao Tse Tung, Teng Hsiao Ping; khác với phiên âm pinyin ngày nay: Mao Ze Dong, Deng Xiao Ping. [T] => [D]

(f)     Đổi mới chia sẻ chung giữa tiếng Mân và Việt, rơ rệt nhất, mà các tôn sư đă kí âm ngay vào quốc ngữ, chính là âm đầu từ của chữ Y-dài: Yao (qt) => iau (pk) => Yêu (Việt), đọc lột luôn âm [yờ] ở đầu, thành ra => iêu. Yũ (mưa, yusan: cây dù, ô) => Ô-san (pk) => Ô. ‘Ô’ chính là [yô] trại từ [yu], bị lột mất âm [yờ]: [yô] biến thành => Ô. Thật ra cả hai ‘yu & ô’, chỉ mang nghĩa ‘mưa’. ‘San mới chính là ‘dụng cụ’ để che mưa, viết chữ Tàu rất giống cái ‘ô‘ (dù): .

(g)    Đổi mới chia sẻ, cũng khá đặc trưng, chính là biến đổi âm [F] quanthoại sang [H]-phúckiến, [F]-Nhật, và [PH] trong tiếng Việt. Gong fen (công PHân, cm) => gKong Hun (pk). Yuan fen (duyên phận) => wan Hun (TC). Zheng Fu (chính phủ)=> tsieng Hu.

(h)    Một đổi mới nữa, cũng chỉ chia sẻ giữa PhúcKiến và Việtngữ: [J] quanthoại => [K] phúckiến và Việtngữ. Thông thường, [J]-quanthoại=> [GI] Việt: jiang: giang. Nhưng một khi [J] quanthoại tương ứng [K] phúckiến, nó cũng ưa chuyển thành [K] tiếng Việt: jing=> keng (pk)=> kinh (đô). Jiao (cầu)=> kiau (pk)=> kiều (cầu).

(i)      Quan trọng nhất, chúng ta đă và sẽ thấy, rất nhiều từ, xưa nay thường xem thuần Nôm hay Hán-Việt, thật ra không thuần Nôm, hay gần Hán, tí nào hết. Đó chính là những từ thuần Việt, của các tộc thuộc khối Bách Việt xa xưa. Thí dụ: Fei (qt)= Phi (Bay, V)= B-pe (TC & PK): B-p đọc giữa B và p. ‘Phi’, Phúc Kiến đọc giống như ‘Bay’. BAY: một từ tưởng ‘thuần Nôm’, nhưng không Nôm, thật ra chỉ là biến dạng âm-vị của ‘Fei’ hay ‘Phi’, hoặc ‘Bpe’. Thí dụ khác: ‘quần’ phát âm có vẻ y hệt ‘gKun’ Phúckiến, tương đương: [qun zi] quanthoại. ‘Quần’ cũng không Nôm.

Có một phát hiện khác hết sức gay cấn đă tŕnh bày trong loạt bài ‘Từ chữ Nôm…’ cho thấy một từ tiếng Việt có phát âm kiểu phía Bắc chỉ giống phát âm Phúckiến-Triềuchâu và của Hẹ mà thôi. Chứ không giống quanthoại, HảiNam, Quảng Đông hoặc Chiếtgiang ǵ hết. Đó là DUY, phát âm đúng nhất: ‘Dzuy’. ‘Dzuy’ mang nghĩa: ‘nối liền’ (duy tŕ), hoặc: ‘chỉ có’, ‘thiên về’, ‘duy nhất’: hay như trong: Duy Vật, Duy Tâm, … Quan thoại đọc [Wei], chứ không phải [Yei] hay [Yui]. Quảng Đông cũng [Wei]. Hải Nam: [Uy]. Thượng Hải-Chiết Giang: [Uw]. Hakka (Hẹ) miệt Meixian thuộc tỉnh Quảng Đông: [Vui]. Thật lạ, các tôn sư quốc ngữ hoặc tiền nhân đă chôm âm DUY từ ở đâu - khiến DUY có vẻ không đồng thuận với các âm Hán chung quanh? Đây cũng một thắc mắc khá nhức đầu. Tự nhiên có một từ ngoại lệ không theo quy luật nào cả. Và rất có thể DUY xuất hiện từ lâu, ngay từ thời mấy ông thánh hiền Tàu cho tung ra bao nhiêu triết thuyết, lời dạy khuôn vàng thước ngọc lưu lại muôn đời.

 Hay không bằng hên, qua một người bạn Triều Châu chính gốc chúng tôi biết được: DUY được phát âm ‘Jzueetrong tiếng Triều Châu – Phúc Kiến. Chỉ có người Triều Châu - Phước Kiến và người Hẹ ở Taiwan (mang ảnh hưởng dân Mân) mới đọc Dzuy như kiểu Việt. Hẹ (Taiwan) đọc DUY như [zu’iux] theo một từ điển trên mạng. Những phương ngữ khác của tiếng Hoa đọc theo âm chữ /W/: [Wei] hay [Wui]. Thật ra ‘DUY’ là một từ thật hiếm gốc ‘Hán Mân’ hay ‘Hán Hẹ’ chúng tôi đă xác định được mang phát âm ‘Dz’ của người Việt cổ, do ảnh hưởng Phúc Kiến-Triều Châu. Những từ khác ở tiếng Việt mang âm chữ ‘D’ ở đầu rất khó khẳng định ngày trước phát âm theo ‘Dz’ hay ‘Y’. Thông thường 50:50 theo kiểu người Hakka và Hải Nam (xin xem các bài trước), y như phân cực Bắc Bộ (Dz) và Nam Bộ (Y) ngày nay.

 Như vậy tiếng của người nước Nam từ ngàn xưa đă có mối liên hệ thật chặt chẽ với Hoa ngữ, đặc biệt thứ Hoa ngữ xuất phát từ xứ Mân Việt cũ, tức Phúc Kiến - Triều Châu ngày nay. Mối liên hệ này thật sâu sắc. Bởi hơn cả tiếng Quảng Đông, dù gần gũi ở mặt địa lư, và quan thoại, qua quan hệ chánh trị, liên hệ Phúc Kiến (Mân Việt) đi sâu đến lời ăn tiếng nói của người nước Nam, từ thời cổ đại cho đến thế kỷ 19. Riêng trong khối Lạc Việt, tức không kể đến Âu Việt (Thái cổ), ảnh hưởng tiếng Mân trên tiếng Việt có lẽ, nếu thua, chỉ thua nhóm Bách Bộc tức Hakka hay Hẹ mà thôi.

Kết

Lạc Việt từ xứ Mân thời xa xưa được viết theo dạng Lạc bộ Mă: thường xuất hiện trong các từ như: Lạc Việt. Trái lại 'Lạc Long Quân' có chữ Lạc viết theo bộ Trăi , tức đám Lạc ở miệt Sơn Đông, thường gọi Bách Bộc hay Đông Di, tức người Hakka cổ. Lạc Hầu - Lạc Tướng lại viết theo Lạc bộ Chuy {} chỉ chung nhóm Môn-Khmer, cùng với nhóm Âu Việt, chính là người bản địa nguyên thủy tại xứ Việt cổ.

 Qua bài này chúng ta đă có dịp quan sát đóng góp của tiếng Mân vào tiếng Việt, như một thành tố của tiếng nói và của dân tộc Việt Nam. Nhiều kết quả và lư giải tŕnh bày phía trên cho ta thấy khá rơ điểm chính của 'truyền thuyết Hùng Vương - giải mă' nằm ở chỗ: Âu Cơ và Lạc Long Quân, nếu có, là hai người thuộc hai chủng tộc khác nhau, di cư đến một vùng đất có sẵn dân bản địa, đa số, thuộc một hai chủng khác nữa. Chi tiết cực ḱ quan trọng này, rất tiếc, từ trước đến giờ thường bị bỏ sót, hoặc vô t́nh lướt qua. Theo thiển ư, t́nh trạng này liên tục xảy ra, do ở sức nặng của hai khối tiền đề Âu Mỹ và Trung Hoa, ngay từ thời xưa, giới học giả và nghiên cứu Việt Nam vẫn thường xuyên dựa vào.

 Quan trọng nhất của tiền đề Trung Hoa, đă dẫn đến lạc hướng bên phía Việt Nam và Tây phương, chính ở điểm: 'Các phương ngữ Trung Hoa, như: Hakka, Quảng Đông, Thượng Hải, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, v.v. đều là những thứ biến chuyển cách phát âm của tiếng Tàu nguyên thủy, tức lối phát âm miền Hoa Bắc, ngày nay đă biến chế thành quan thoại'. Tiền đề đó chính là thứ tiền đề gộp các phương ngữ đó vào nhóm 'Hán Tạng', được đầy đủ chuẩn nhận của học giả Tây phương. Sự thật tất cả các phương ngữ Hoa Nam, trong thuở ban đầu, có thể đến thời Tam Quốc, rất ít dính dáng đến tiếng Tàu, mà lại liên hệ nhiều đến các thứ tiếng ngày nay được gộp vào nhóm 'Nam Á', trong đó có tiếng Việt. Nói một cách nôm-na, các vị tiền bối đă trân trọng theo sát thư tịch của Tàu, và luôn luôn chỉ đối chiếu tiếng Việt với tiếng Tàu ở Bắc phương, mà không ngờ rằng tiếng Việt và người Việt xuất phát từ khối đông người, đông chủng tộc ở miền Hoa Nam. Rất may, tiếng Tàu cực Bắc mang nhiều giao lưu với tiếng của nhóm Yue tộc du mục, ngày nay thường gọi người Hẹ, tức Khách Gia. Rất tiếc, các thứ tiếng 'Tàu' ở Hoa Nam, như Phúc Kiến, Hải Nam, Thượng Hải, Quảng Đông, v.v. không bao giờ được liu tâm đến do ở quan niệm sai lầm, do các sư phụ Tàu dẫn dắt, rằng những phương ngữ này chỉ là tiếng Tàu gốc, phát âm sai lệch đi thôi. T́nh trạng này cho đến ngày nay hăy c̣n khó được cải tiến, bởi lí do, ngay cả những giáo sư Tây phương cũng vẫn vô t́nh bước vào con đường, cố ư làm cho sai lệch, do các lăo sư Tàu đă bày sẵn.

 'Truyền thuyết giải mă' tŕnh bày ở đây bắt đầu bằng cách liên kết những hiện tượng văn hoá, nét nhân chủng (dân tộc), sự kiện lịch sử, những tập tục cố hữu,... có chung, giữa các khối dân tộc mang tên khác nhau từ Hoa Nam xuống Đông Nam Á. Rồi truy về một tộc nào đó ở Hoa Nam, tạm gọi X, hăy c̣n mang một thứ tên dân tộc riêng (thí dụ: Mân, Hẹ, v.v.). Từ đó ta đi đến một kết luận sơ khởi rằng tộc X đó, có mặt trong ḷng khối dân tộc của quốc gia A và B, hay X là một thành tố ban đầu của dân hai nước A và B. Sau đó, trong phương tiện hạn hẹp của khoa học ngày nay, ta kiểm chứng với ngôn ngữ, đặc biệt 'biến đổi có chia sẻ', hoặc với di truyền tố DNA khi có khả năng, v.v. Thí dụ: Đối với người Môn-Khmer và Thái cổ, hai chủng được xem như thủy tổ của dân Việt, chúng ta thấy những từ gần gũi với đầu ḿnh tứ chi, hệ thống số đếm đều mang gốc Môn Khmer. Đối với Thái cổ, có rất nhiều bằng chứng, nhất là hiện diện của trên 1 triệu người Mường, một tộc người tôn thờ chỉ tổ mẫu là Ngu-Cơ (Âu Cơ) mà thôi. Tiêu biểu về 'chia sẻ ngôn ngữ' có thể dựa vào một từ khá cơ bản, người Thái Lan hăy c̣n xử dụng cho đến nay: [Kow] mang phát âm nằm giữa [gạo] và [cơm], tiếng Việt. Trong tiếng TháiLan, [Kow] cũng mang một lượt 2 nghĩa, như tiếng Việt: gạo (cơm) và bữa ăn (anh ăn cơm chưa?).

Qua bài này, chúng ta thấy tiếng Mân (Việt) cũng đóng góp rất nhiều vào tiếng Việt, từ thời xa xưa cho đến những đợt di tản sau cùng vào thời Măn Thanh, và sau đó ít lâu. Cũng giống như tiếng nói của người Hakka (Hẹ) cổ, tức nhóm Bộc Việt. Rất nhiều từ, xưa nay vẫn lầm là thuần Nôm, hay Hán Việt, thật ra chỉ là Mân Việt, hay như trong 3 bài trước: Bộc Việt - tức Hẹ. Theo quan sát của chúng tôi, hy vọng sẽ tŕnh bày trong các bài tới, tiếng Việt, cũng như tộc Việt (Nam), là một tổng hợp rất có bài bản giữa các thành tố chính yếu sau đây:

Thời tiền sử: Môn-Khmer + Thái-cổ + Đa đảo + Nêgritô

Thời lập quốc đến thế kỷ 15: Thái cổ (Âu) + Việt cổ (Lạc) {= Hakka+ Ngô + Mân} [11]

(Ngoài ra c̣n một tộc người ẩn kín lâu năm: Hmong-Mien, tức Miêu-Dao) 

Đại biểu sáng giá nhất của nhóm Bộc Việt (Hẹ / Hakka): Nhà Lư (năm 1010-1225)

Đại biểu nổi bật nhất của nhóm Mân Việt (PhúcKiến-TriềuChâu): Nhà Trần (1225-1400) 

Theo sát với nguyên lư cơ bản của di tản: Con người luôn luôn có khuynh hướng đi di tản xuôi về cùng một hướng đường tổ tiên hay thân nhân của họ đă di tản từ trước, hoặc ngay từ thời xa xưa.  

Trong kiểm chứng của bài này, nhiều từ xưa nay vẫn xem thuần Nôm, thật ra chỉ thuần Hẹ hay thuần Mân hoặc thuần Ngô, hay Âu. Những thứ từ thường gọi Hán Việt cũng tương tự như vậy. Thật ra, chỉ có cách người Việt lúc c̣n ở bên Tàu đă có lối phát âm 'Hán Việt' như vậy, th́ những từ đó mới được xử dụng nhuần nhuyễn tại nước Nam. Chứ nếu chỉ do ở thế lực đô hộ, tiếng Việt có đến 60 phần trăm từ gốc Bắc phương (thường gọi lầm là Hán), thật là một chuyện rất khó khả năng. Thí dụ: 

* Những từ tưởng thuần Nôm, nhưng thật ra là tiếng Việt ở bên Tàu:

- gả (marry) => ga (Hẹ) => ke (Mân). Gả = kẻ (người ấy) => ga (Hẹ) => ke (Mân)

- nghèo (poor) => ngion (Hẹ) => jyun (QĐ) & ruan (quanthoại) => cùng (bần cùng) 

* Từ thuần Hán, đọc trại thành tiếng Hán Việt, thật ra lối đọc xưa người Việt ở Tàu:

- bần (nghèo) => pin (Hẹ) / pan (QĐ) / pin (qt) / ping (Ngô) / pin (Mân)

- duy (duy nhất) => vui (Hẹ - Meixian) / zu'iux (Hẹ - Taiwan) / jzuee (Triều Châu), trong

khi quanthoại và quảngđông phát âm như [wei]. 

Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào một zịp khác. 

Ghi Chú 

[1] www.culturalprofiles.org.uk/Viet_Nam/Directories/Vi_ACYAIw-7879_ADs-t_Nam_Cultural_Profile/-3590.html

[2] http://berclo.net/page00/00en-sea-people.html

[3] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu, tái bản tại Hoa Kỳ.

[4] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật  hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[5] Để ư điểm khác biệt văn hoá: Người Anh-Mỹ ưa gọi 'nhà tôi', tức 'vợ tôi' bằng 'my other half' hoặc 'my better half', mang nghĩa 'phần nửa kia tốt hơn tôi'. Có thể có liên hệ đến câu chuyện Chúa Trời tạo dựng nên Adam và Eve, theo thánh kinh Cựu Ước.

[6] Để ư tiếng Chăm, có thể gọi hậu duệ của Môn Khmer, chỉ có 4 thanh âm (dấu); tiếng Khmer hiện nay không có phân biệt thinh; tiếng Quảng Đông, Thái, Mường có 5 thanh âm. So với 6 thanh trong tiếng Việt. Thiếu thốn phân biệt hỏi (?) ngă (~) trong giọng nói của người Trung và Nam bộ, theo thiển ư, là một chuyện khá hiển nhiên.

[7] http://www.economicexpert.com/a/Fujian.htm

[8] Thời tiền chiến, tại Việt Nam phát âm [ph] hăy c̣n khác với phát âm [f] như ngày nay. Âm [PH] thật ra là âm [P]-kéotheo-hơithở-[H]. Rất gần giống tiếng Anh: pen, poor, possible,... Trong khi âm [P] trơn, tiếng 'Việt quốc ngữ' không có. [P]-trơn trong tiếng Anh không mang hơi thở, như: spear, spit, span, ... Trong băng video 'Vân Sơn in Bangkok', người ta thấy ở phần cuối, trong phóng sự những người Việt chạy giặc thời xưa sang định cư ở Thái, một ông cụ phát âm [ph] rất chuẩn theo kiểu [P]-hơithở, trong những từ như: phương pháp, phong phú, v.v.

[9] David Bradley, Jason Roberts, Joe Cummings, Anita Ramly, Paul Woods, Kristina Sarwao Rini, Jonh U Wolff and Nguyen Xuan Thu (1997) Southeast Asia Phrasebook. Lonely Planet Publications Pty Ltd

[10] Vicky Bowman (2001) Burmese Phrasebook. (3rd Ed). Lonely Planet Publications Pty Ltd

[11] Những đợt di dân sau thế kỉ 15, tức sau thời nhà Minh bên Tàu và nhà Hậu Lê tại nước Nam, có thể được sắp xếp vào phần ngoại kiều. Bởi vào lúc đó dân tộc Việt (Nam), có thể nói, đă hoàn toàn h́nh thành.

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17