Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (17):

PHẦN I: Bà Âu ông Lạc và người Hakka

 

Nguyên Nguyên

Phát hiện về tiếng Hán Việt và phần lớn tiếng Nôm, do chính người có gốc Việt-tộc (Yue zu), từ miền Giang Nam bên Tàu, mang theo khi họ di tản sang xứ Việt cổ hoặc An Nam, có thể gây rất nhiều ngạc nhiên. Nhưng thật ra, đó chỉ là một hệ luận tất yếu của truyền thuyết về 'Âu-Cơ và Lạc-Long-Quân'. Một thứ điều kiện ắt có và đủ, nằm trọn trong 'nguyên-lư chính giữa' của truyền thuyết 'con Rồng cháu Tiên': Điều kiện ắt có và đủ để người Việt có thể tự xưng ḿnh ‘con Rồng cháu Tiên’ là tiếng Việt phải mang dấu vết của các thứ tiếng mẹ đẻ của cả Lạc Long Quân và Âu Cơ. Nói cách khác: ‘Nếu Âu Cơ và Lạc Long Quân có quê quán, tuần tự, ở vùng rừng núi nội địa, và vùng bờ biển sông ng̣i phía Đông, của lục địa Trung Hoa, th́ khi đi định cư ở một vùng đất khác, bà Âu và ông Lạc chắc chắn sẽ mang theo ngôn ngữ các bộ tộc riêng của họ'. Càng hiển nhiên hơn, nếu nh́n bà Âu và ông Lạc như biểu tượng cho hai khối người di tản thuộc tộc Thái-cổ và tộc (Lạc) Việt-cổ. Khi di tản, bắt buộc hai khối người này phải mang theo đầy đủ tiếng nói hay phương ngữ các tộc người của họ.

Nói nôm na theo kiểu khoa học: Một tập hợp A chứa nhiều phần tử mang chung một số N đặc tính giống với nhau. Nếu một phần tử X nào đó được xem như thuộc tập hợp A, phần tử X bắt buộc mang đầy đủ N đặc tính chung đó. Ngôn ngữ là một đặc tính quan trọng vào bậc nhất trong số N đặc tính đó. Như vậy nếu Âu Cơ tiêu biểu cho nhóm người Bách Việt có trọng tâm địa bàn nằm ở khu Đông Đ́nh Hồ của vùng Lĩnh Nam, và Lạc Long Quân đại diện cho các tộc Lạc Việt ở vùng bờ biển phía Đông, dẫn đầu là nhóm Lạc bộ-Trăi 貉 viết y hệt như họ Lạc của Lạc Long Quân, khi hai khối người này đến xứ Việt cổ, chắc chắn họ đă mang theo tiếng nói của các bộ tộc của họ. Rơ ràng và 'chắc nịch' như một với một là hai. Nói một cách khác, một khi ta chú ư và chấp nhận truyền thuyết 'Hùng Vương' theo mô h́nh Âu-Cơ phối hợp với Lạc Long Quân [1], ta không thể nào tiếp tục cho rằng người Việt hiện nay, là hậu duệ của những người Việt cổ sinh sống ở b́nh nguyên sông Hồng từ thời cổ đại, nói sẵn tiếng Nôm địa phương, và về sau chỉ thu nhập thêm tiếng Hán, sửa đổi thanh-âm cho hợp khẩu vị và tinh thần tự chủ của người nước Nam, khi xứ này rơi vào ách thống trị Bắc phương gần một ngh́n năm.

Phối hợp của hai thứ tộc người zi cư, Âu và Lạc, với những tộc người bản địa ở đó từ xưa, như Thái-cổ, Môn-Khmer, và các nhóm hắc nụy, thật ra không mấy khó khăn, nhất là trên vấn đề 'lời ăn tiếng nói'. Bởi Âu chính là tộc Thái cổ, và Môn-Khmer chính là một trong rất nhiều hậu duệ của siêu tộc Địch & Khương. Hồi c̣n ở phía Tây nước Tàu (Tứ Xuyên - Vân Nam), cũng như vùng rừng núi ở Lĩnh Nam, và cho măi đến ngày nay, hai nhóm Thái-cổ (Âu) và Môn-Khmer, thường có địa bàn lân cận và đan xen với nhau. Mặt khác, Âu với Lạc cũng lại gắn bó keo sơn hơn hết, qua nhiều chứng liệu ở cổ thời. Trước hết nước Sở, với thần dân đa số thuộc chủng Thái-cổ nhất là khu sông Hán và vùng Lĩnh Nam (Hồ Nam - Quư Châu), đă thôn tính nước Ngô-Việt (Giang Tô / Chiết Giang), địa bàn tộc Lạc Việt miền biển, vào năm 334 TCN. Nước Sở cũng là nơi chứa chấp đám người zu mụk Bộc Việt (tức Hakka sau này), bộ sách cổ Nhĩ Nhă của các môn đệ Khổng Tử (có dẫn trong [3] & [4]) đă miêu tả bằng chữ Lạc viết với bộ Trăi 貉 , y như họ Lạc của Lạc Long Quân, chạy giặc từ khu vực Sơn Đông, Hà Bắc và Sơn Tây. Theo Nhĩ Nhă, đám Lạc bộ Trăi ngày trước thuộc nhóm Đông Zi, cũng có tục nhuộm răng xâm ḿnh.

Đặc biệt một phát hiện mới nhất của chúng tôi chắc chắn người Hoa cũng không ngờ đến - đă đưa đến một kết luận chung cuộc: Đám rợ có chữ viết Lạc bộ Trăi , người Hoa ngày xưa phát âm theo quan-thoại Mandarin, y hệt như [He]-2 hay [Hao]-2 [14]. [He] hay [Hao] chuyển sang Việt ngữ chính là HẸ (xem [15]). Định nghĩa bên cạnh từ này: 'Một bộ tộc rợ ở miền cực Bắc nước Tàu vào thời xa xưa'. Đặc biệt hơn, không có phiên âm của các phương ngữ khác như Quảng Đông, Mân (Phúc Kiến), và Ngô-Việt (Chiết Giang - Giang Tô), cho chính từ duy nhất miêu tả và mang nghĩa HẸ này. Có nghĩa lúc từ này được xử dụng (khoảng đời Thương và Tây Chu, cách đây 3000 năm), người Yuet ở miệt Hoa Nam, không hề biết đến nhóm người bà con cùng họ Lạc (Hẹ) mang thứ tên này. HẸ trong tiếng Việt, do đó có xuất xứ thẳng từ lối gọi người Hoa Hạ gọi chính người Hẹ vào thời xa xưa đó. Các bậc tiền bối đă phiên thiết ra 'Lạc bộ Trăi , chứ sự thật Hoa tộc từ ngàn xưa đă gọi họ 'là Hẹ. Một điểm hay ho khác: Chỉ có người Việt mới gọi đó là 'Hẹ', chứ tuyệt đại đa số người Hoa ngày nay cũng không biết đến lối gọi ‘Hẹ’ hoặc từ này. Họ gọi đám zu mục đó là [Ke jia] 客 家 (Khách Gia), tức Hakka theo lối đọc người Quảng Đông. Chỉ có dân Việt Nam mới gọi khối dân đó theo đúng tên [Hẹ] người Hoa gọi họ cách đây hơn 3000 năm. Khi họ c̣n là đám Lạc Việt, với bộ Trăi, tức họ Lạc của Lạc Long Quân, mang cuộc sống zu mục nay đây mai đó tại b́nh nguyên sông Hoàng Hà. Như vậy, chỉ có cách một bộ tộc chủ lực người Việt đă tiến hoá từ bộ tộc zu mục phía bắc nước Tàu mang tên 'Hẹ', nên chỉ có người Việt zuy nhất mới biết được tên 'cúng cơm' của bộ tộc đó là HẸ . Trên toàn thế giới, chỉ có người Việt mới gọi đúng tên người Hẹ, đă có cách đây 3000 năm. Tên gọi này, rất có khả năng do chính khối người Lạc (Hẹ & Miêu) (viết với bộ Trăi) đem sang xứ Việt cổ trước, hoặc vào thời nhà Lư cách nay 1000 năm.

Theo thiển ư, những đám Lạc bộ Trăi (Hakka), Lạc bộ Mă (Mân Việt - Ngô Việt), Lạc bộ Chuy (Khương), Lạc thuộc tộc Âu, ngày xưa thật xưa, Hoa tộc đă nhận diện ra họ lần đầu tại các địa bàn sinh sống ở lưu vực sông Lạc (Luo Shui / Lạc Thủy 洛水 ), gần kinh đô Lạc Dương (tỉnh Hà Nam) của nhà Hán. Từ đó mang tên viết với chữ Lạc. Người Hẹ (Hakka) cũng có khuynh hướng sống gần gũi với người Hmong-Mien (tức Miêu-Dao), xưa và nay [5] [15]. Những đợt di tản nhiều thế kỷ sau Công Nguyên của người Hẹ, cuối cùng cũng dẫn đến những chốn định cư thuộc địa bàn của tộc Thái cổ: Quảng Đông, Giang Tây, hay Thái, Khương và Miêu: Tứ Xuyên, Vân Nam, Quư Châu.

Một điểm khá quan trọng cần lưu ư về người Hakka và Miêu-Dao. Cả hai thứ tộc người này đều nổi tiếng tại Trung Quốc, thường so sánh với người Jo-Thái, ở chỗ ngày trước, họ rất ít chịu hoà ḿnh với các tộc người láng giềng khác. Cả hai cũng không biết xuất xứ nguyên thủy từ chốn nào. Bởi họ mang gốc du mục sống nay đây mai đó. Riêng tộc Miêu, có nhiều bộ tộc mang truyền tích tổ tiên họ ở chốn 6 tháng ban ngày 6 tháng ban đêm, rất giống với miền Bắc Cực. Sở dĩ rất nhiều công tŕnh nghiên cứu trước đây đều gạt bỏ người Hakka và Miêu tộc ra khỏi nguồn gốc tộc người Việt Nam, bởi những lư do tuy khá đơn giản nhưng cũng rất dễ vướng phải. Trước hết, nghiên cứu của Tây Phương và chút ít của các vị tiền bối Việt, đặc biệt trước thời đại internet, đều bị trở ngại ngôn ngữ. Đa số cho rằng tiếng Miêu khác xa tiếng Việt, và người Miêu chỉ tới xứ An-Nam vào thời quân Măn Thanh tràn sang chiếm cứ Trung quốc. Người Hẹ lại càng ḱ bí hơn. Ngay ở Trung Hoa, các học giả cũng hăy c̣n mù mờ không biết họ là Việt tộc, hay Thái-tộc, hoặc Hoa tộc nguyên si. B́nh Nguyên Lộc [4] cũng chịu khó học tiếng Hẹ, với những phương tiện hết sức chật hẹp thời đó, để rồi sau cùng cũng lâm vào, với sự kính phục hăy c̣n đó, cảnh 'mê hồn trận' khi cho rằng người Hẹ chính là hậu duệ của đám quân dân đi theo Thục Phán. Tức Hẹ thuộc tộc Thái cổ ở xứ Tây Âu. Lư do khác đă khiến mọi người, dù đă đọc qua bộ sử của Ngô Sĩ Liên [1], không hề nghi ngờ mối dây liên hệ giữa Việt tộc với người Hẹ và người Miêu, là rất ít người biết được Xuy Vưu là ai. Chi tiết về vua Lư Anh Tôn vào năm 1060 cho xây đền thờ thánh Xuy Vưu [5], một thánh tổ của dân Cửu Lê tức Miêu tộc, và của dân tộc Triều Tiên, tại phường Bố-Cái, rất dễ bị lướt nhanh qua, dù dưới những cặp mắt hết sức 'nhà nghề'. Chi tiết này, theo thiển ư, đă xác nhận ḍng họ nhà Lư là một nhánh chủ lực của đám Đông Di hay Cửu Ly với thánh tổ là Xy Vưu.

Không những chỉ riêng Xuy Vưu, cái lối nghiên cứu sử 1-D một chiều, dựa hoàn toàn vào sách Tàu hay sách Tây (của nhiều vị ở trường Viễn Đông Bác Cổ xưa), đă vô t́nh đưa Hiên Viên và Thần Nông ra ngoài tiêu cự kính hiển vi của các sử gia Đông và Tây. Xin nhắc lại, ở thời huyền sử có 3 ông thánh-đế làm xếp 3 thị tộc lớn ở bên Tàu. Hiên Viên Hoàng Đế, trùm tộc Hoa Hạ. Xuy Vưu là đại tù trưởng dân Cửu Lê (tức Miêu-Dao sau này). Viêm đế Thần Nông lănh tụ tộc Thái-cổ, hay Viêm tộc (Việt nhánh Âu), thời đó tập trung tại địa bàn nước Sở (thời Xuân Thu), và về sau có mặt tại các khu Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quư Châu, Vân Nam, Lưỡng Quảng, Giang Tây,... Hiện nay Hoa tộc hăy c̣n thờ Hiên Viên (Xuan Yuan) như một vị thánh tổ. Dân Triều Tiên thờ Xy Vưu. Người Mường và Thái Lan vẫn c̣n thờ Thần Nông. Thần Nông là ông tổ về canh nông trồng lúa, và dược thảo. Tiếng Thái-Lan gọi Thần Nông bằng 'CHANON'. [Chanon] hay [Thần Nông] viết theo sát văn phạm Thái & Việt: 'Thần' đi trước 'Nông', ông Thần về nghề Nông. Bởi người Việt Nam là một hợp chủng 50:50 giữa Âu và Lạc trên tầng lớp bản địa Môn-Khmer, có vẻ như Việt tộc từ lâu vẫn lâm vào cảnh lưỡng lự, phân nửa muốn nh́n Thần Nông, phân nửa lại không. Đây là một điểm khá gút mắt và phức tạp khi muốn truy nguồn dân tộc Việt Nam. Vấn đề có vẻ bị chặn đứng ngay từ khởi điểm: 'Một dân tộc hợp chủng không thể nào có một thánh tổ chung' [6]. Xem qua có vẻ rất tầm thường, nhưng thật sự là cội nguồn bao khó khăn, nếu so với Triều Tiên và Thái Lan.

Chúng ta cũng có thể để ư, trong 3-4 tộc người chủ lực trong ḷng dân Việt Nam, chỉ có tộc gốc bản địa Môn-Khmer không c̣n giữ được tên gọi riêng tộc ḿnh mà thôi. So với hai tộc chủ lực khác là Âu Việt (Thái cổ) và Lạc Việt (Lạc miền biển), bởi hai chữ 'Việt Nam' vẫn c̣n giữ kỹ chữ 'Việt' để chỉ hai nhóm Âu Việt và Lạc Việt với nhau. Ngày trước, tiếng Việt (Nam) c̣n được xếp vào nhóm ngữ 'Môn Khmer', nhưng ngày nay lại đổi tên thành nhóm 'Việt Mường'. Theo thiển ư, tŕnh bày trong bài trước, 'Việt Mường' chỉ là một lối gọi tương đương với 'Âu-Lạc', tên 'nước' dưới thời Thục Phán. Việc đánh mất tên gọi tộc người nguyên thủy, có thể được dùng lư giải t́nh tương thân gắn bó của những hậu duệ tộc người bản địa lâu đời nhất nh́ tại nước Nam.

Dưới một góc nh́n khác, chúng ta cũng có thể thấy thêm một lư do chính đáng khác, ngoài lư do: 'Thần-Nông (Chanon) chỉ là thánh tổ 1 phần tộc người Việt" [8], đă khiến tiền nhân tạo nên thói quen cho rằng người Việt tiến hoá ngay từ bản địa với sự học hỏi thêm tiếng Hán từ những lớp 'Đàm thoại Hán ngữ' do các giáo sư chuyên khoa văn minh Đông phương từ các đại học nổi tiếng ở Lạc Dương, Trường An bay sang đảm trách, chung quanh những phái đoàn quân sự từ thiên triều. Đó là lối nh́n bảo thủ từ quan điểm của hai tộc người Việt lâu đời ở bản địa: Thái-cổ và Môn-Khmer. Hoặc của chính những tộc người di cư v́ không hợp với Hán tộc: người Hẹ (nhà Lư) và người Mân (nhà Trần). Nhất là người Hẹ (Hakka), tức người Bách Bộc hay Bộc Việt năm xưa. Cả 3 tộc người Âu, Môn Khmer, và Lạc, đều đă có đầy đủ 'tự tin' hun đúc từ thành tích lâu đời của tổ tiên họ. Tộc Âu với trống đồng và phát minh 'du kích chiến', cũng như nền văn hoá của các xứ Nam Chiếu, Tây Âu, và nhất là Sở. Tộc Âu cũng là thành phần ṇng cốt xứ Nam Việt của Triệu Đà. Môn-Khmer, hoặc siêu tộc Khương, với thành tích làm cỏ Hạo Kinh, thành đô của nhà Tây Châu (770 TCN), và những kiến trúc vĩ đại của hậu duệ họ ở nhiều nơi miền Đông Nam Á, đặc biệt Đông Dương. Lạc Việt từ miền biển, có: Nhóm Bách Bộc du mục từng có mặt tại nhiều chiến trường thời Đông Châu Liệt Quốc, với nhiều hậu duệ trở thành danh nhân thế kỷ 20. Lạc từ miền biển c̣n có: Việt Vương Câu Tiễn, vua của hai xứ Ngô - Việt, đứng vào danh sách 'Vơ Lâm ngũ bá' thời Xuân Thu Chiến Quốc. Hậu duệ Chu Nguyên Chương (An Huy), Trần Hữu Lượng (Phúc Kiến) lănh đạo các lực lượng kháng chiến chống quân Mông Cổ. Sau cùng Chu Nguyên Chương toàn thắng, thiết lập nên nhà Minh (1368-1644), triều đại phong kiến 'Hán tộc' cuối cùng ở Trung Hoa.

Kiểm nghiệm hệ luận quan trọng: 'Tiếng Hán Việt và phần lớn tiếng Nôm, tại Việt Nam, bắt nguồn từ những phương ngữ Việt tộc ở khu vực Giang Nam, do những người di cư thuộc Yue tộc đă mang sang, khi họ chạy giặc rồi định cư tại xứ Việt cổ', sẽ dễ dàng trang bị cho chúng ta đầy đủ phương tiện để nhận định về một truyền thuyết Hùng Vương khác, do Đại Việt Sử Lược [2] đề ra.

Đại Việt Sử Lược [2], là một bộ sử lưu lạc bên Tàu dưới thời nhà Minh, sau này được một ông quan nhà Thanh t́m được, rồi trao trả lại cho nước Nam. Theo đó, vào thời vua Châu Trang Vương ở bên Tàu (696-682 trước Công Nguyên) 'ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút'.

So với Hùng Vương ở truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, Hùng Vương ở bộ Gia Ninh, theo [2], rất có khả năng không có liên hệ huyết thống với người bản địa. Theo dụng ư tác giả, rất có thể nhà ảo thuật Hùng Vương này là một người rặt tộc Hoa. Và cũng có thể ông đă lập gia đ́nh rồi. Cho dù thuyết 'nhà ảo thuật' mặc nhiên nh́n nhận tộc người Việt Nam đă tiến hoá từ một hợp chủng 'các bộ lạc' nhà ảo thuật quy phục được, thuyết này thật sự rất khó đứng vững ở mặt ngôn ngữ và dân-tộc học. Tuy có vẻ rất hấp dẫn đối với những vị bám sát theo chủ thuyết dân Việt Nam tiến hoá từ các tộc người bản địa.

Ở phương diện ngôn ngữ, nó thua xa truyền thuyết Âu Lạc, ở chỗ 'Âu-Lạc' quy định rơ rệt những tộc người nào, từ những chốn nào, đă di tản sang xứ Việt cổ để rồi qua nhiều năm, nhiều thế kỷ, gầy dựng nên nước đó. Những người di tản thuộc Việt tộc đă mang sang nước Nam cả hai thứ tiếng Hán Việt, và một phần khá lớn tiếng Nôm. Một điểm hết sức hay của truyền thuyết, xưa nay vẫn thường xuyên bị lướt qua, là truyền thuyết đă mặc nhiên minh định, hết sức rơ: 'tiếng Việt là một hỗn hợp các thứ phương ngữ Bách Việt cùng với những thứ tiếng Nôm bản địa như tiếng Thái-cổ và Môn-Khmer'. Ở chỗ nào? Ở chỗ truyền thuyết đă hiệu đính ấn bản nguyên thủy của người Mường, thay đổi đám con, 50 trai - 50 gái của bà Âu ông Lạc, thành 100 người con toàn là trai. Một trăm người con trai của bà Âu ông Lạc có vấn đề ǵ không? Thưa có, đó là vấn đề 'đôi bạn' khi chúng trưởng thành. Bạn gái, rồi vợ của 100 vị hoàng tử mang hai ḍng máu Âu (Thái) và Lạc (Việt) này bắt buộc phải thuộc một tộc người bản địa, đă nói sẵn tiếng Nôm 'bản xứ', pha trộn giữa Môn-Khmer, Thái-cổ, Miêu-Dao và Mê-la-nê. Truyền thuyết Âu-Lạc đă cho một phán quyết 'chắc nịch': Hùng Vương thứ 1 mang hai gịng máu, Âu và Lạc, và bắt buộc ông phải lấy vợ dân bản địa. Do đó, Hùng Vương từ thứ 2 trở đi, mang trong người ít nhất 3 gịng máu. Trong đó gịng máu thứ 3 chính là gịng máu người bản địa. Nói theo kiểu nhiễm thể di truyền DNA, mt-DNA dân Việt dẫn xuất từ bà Âu Cơ vẫn c̣n tồn tại dài dài và bổ xung bằng DNA khác của dân bản địa. Tiếng Việt do đó bắt buộc là một thứ tiếng hỗn hợp của các tộc Âu, tộc Lạc và các tộc người bản địa.

Thuyết 'nhà ảo thuật Hùng Vương' cũng khá lấn cấn về mặt tộc người, dưới góc độ của khoa dân-tộc-học. Thật ra ở tổ chức bộ lạc, tù trưởng rất thường phải mang đúng huyết thống của bộ lạc đó. Bởi tù trưởng thông thường là người dẫn đầu một nhóm người 'trưởng lăo' có uy tín cao, trông coi những việc liên hệ đến tế lễ và pháp lệ. Ngoài ra, chiến tranh giữa các bộ lạc, vẫn thường được xem một điểm khá đặc trưng của đời sống bộ lạc [9]. Một nhà ảo thuật lạ quắc, rất khó thu phục được những bộ lạc xa xôi bởi ông và bà xă không nói được thứ tiếng địa phương và không biết ǵ về các phương thức thờ phụng tế lễ của những bộ lạc đó. Ở đây ta có thể thấy mô h́nh này cũng rặt mùi phong kiến thời Xuân Thu ở miền Hoa Bắc. Nhưng có vẻ nửa mùa. Thư tịch cổ của Tàu ưa ghi, vào đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, vua nhà Châu phong đất này cho ông này, đất kia cho ông nọ, để thành lập các nước chư hầu. Thí dụ, các nước Sở, Tấn, Tề, Lỗ, v.v. đều do các vua nhà Châu phong cho các vị công thần hay hoàng thân quốc thích vào lúc lập nước ban đầu [10]. Có thể chấp nhận luận cứ lập 'nước' theo mô h́nh này, bởi các bộ lạc ngày xưa chỉ có thể nhất thống với nhau, bằng ở một cội nguồn quyền lực hết sức mạnh mẽ dựa trên một số nền tảng lí thuyết hết sức cao siêu, từ bên ngoài áp đặt [11]. Thuyết 'nhà ảo thuật xa lạ' có khác. Thuyết này cho nhà ảo thuật tự tạo dựng lấy đất nước, mà không cần cội nguồn quyền lực thiên triều. Nhưng lại nhấn mạnh ở chỗ ông là một 'người laạ'. Có lẽ mang hàm ư một người thuộc tộc Hoa Hạ. Thuyết này có vẻ rất lấn cấn, dước góc độ khoa dân tộc học [9]. Theo đó, thể hiện quan trọng nhất của 'bộ-lạc-tính' chính là trí hiểu biết hạn hẹp chỉ riêng về tộc người của ḿnh, luôn cho 'tộc-ḿnh-hạng-nhất'. Một 'người lạ' chỉ giỏi về phép ảo thuật, do đó, rất khó được chấp nhận làm 'tù trưởng' cho một vài bộ lạc hoàn toàn khác chủng với ḿnh.

Nh́n kỹ lại việc hiệu đính truyền thuyết Âu-Lạc ấn bản Mường, thay đổi 50 trai / 50 gái, thành ra 100 người con trai, của các tác giả người Việt ở vùng KINH, chúng ta cũng có thể t́m thấy chút ít dấu vết của cuộc di tản xuống xứ Việt-cổ từ miền Hoa Nam, của hai khối người Âu và Lạc. Có vẻ như rằng, chuyện thay đổi đám con nửa trai nửa gái thành một loạt con trai ṛng mang ngụ ư nhấn mạnh, lúc dân di tản định cư tại xứ Việt cổ, chế độ phụ hệ đă hoàn toàn thay thế mẫu hệ. Hay ít lắm, truyền thuyết đă được hiệu đính từ bản Mường, sau khi mẫu hệ đă cáo chung ở khu vực người Kinh trong xứ Việt cổ. Hoặc nói khác đi, sau khi khối người Lạc Việt từ vùng biển Đông đă tràn sang khá đông đảo ở vùng Kinh, với hành trang chứa đầy thể thức chế độ phụ hệ, mang từ Tàu sang. Cũng có thể, chế độ mẫu hệ đă đi vào quên lăng, ngay trên bước đường phiêu lạc di tản đầy gian truân, đ̣i hỏi sức mạnh và lănh đạo của người đàn ông [12].

Tóm tắt: truyền thuyết Âu-Lạc và việc du nhập tiếng Hán Việt và một phần khá lớn tiếng Nôm vào nước Nam, là hai sự việc luôn luôn đi song đôi, và dính liền với nhau. Có cái này tất phải có cái kia. Xin thử kiểm chứng thêm một lần nữa, như sau.

  • ÍT & NHIỀU

Nếu có những từ thường xem 'thuần Nôm', ÍT và NHIỀU phải đứng hàng đầu. Nhưng không, cả ÍT lẫn NHIỀU cũng lại những từ nôm-na có xuất xứ ở miền Hoa Nam.

  • ÍT: tiếng Hoa thường dùng: [thiểu / xiao] 小 hay [thiếu / shao] 少 . Nhưng thật ra 'ít' xuất xứ từ một từ rất ít dùng ngày nay ở Trung Hoa, mang nghĩa 'ít'. Đó là [yi] 一 c̣n mang nghĩa 'số 1'. Quảng Đông gọi [yat] tức [dách]. Hẹ gọi [jit] hay [yít] dễ tiến đến => [ít]. Khi biết âm [y]-dài các tôn sư quốc ngữ dùng y như [i]-ngắn, ta thấy [yít] tiếng Hẹ biến thành => [ít] rất dễ. Ngô-Việt phát âm rất giống [ít] tiếng Việt: [iI?] tức gần giống [Ít] quốc-ngữ, với [?] tắc âm thanh môn, âm phát ra giữa [uh] và [oh] khi đọc nhanh [uh-oh]. [Ít] 一 tiếng Hoa ngày trước cũng mang nghĩa 'ít', nhưng hiện nay thường chỉ mang nghĩa 'Một', số 1.

{Chút} trong {chút ít} cũng y như vậy. Cũng một từ phát âm gốc Giang Nam. {Chút} 逐 mang nghĩa {chút ít} và phát âm y hệt trong tiếng Hẹ [ch'ut], tiếng Quảng [juk], trong khi Quanthoại, hơi khác: [zhu], không âm cuối [k] [13]. [Chút] cũng mang cùng gốc với tiếng Nhật [Chotto]: ‘Chotto bată kudasai’ => ‘Xin chuyền cho tôi một Chút bơ’.

  • NHIỀU: Tiếng Hoa thông dụng nhất, là [đa / duo]: 多 . Nhưng có một từ hết sức cổ, tiếng Hoa, cũng mang nghĩa 'nhiều' và phát âm y hệt 'nhiều' trong phương ngữ Hẹ và Quảng Đông. Hẹ: [nhiau]. Quảng: [yiu]. Phát âm Hán-Việt: [nhiêu]. Quan thoại: [rao] 饒 Ngô-Việt (ChiếtGiang / Thượng Hải) phát âm cũng gần: [nhiơ]. [Nhiều] và [nhiêu] trong tiếng Việt thường dùng như {ph́ nhiêu}, chỉ đất đai màu mỡ. Ở thời chưa có quấc-ngữ, [nhiêu] phát âm lẫn với [nhiều] và mang một nghĩa.

Kiểm chứng về ÍT & NHIỀU ít ra cũng cho ta thấy rất nhiều ngộ nhận về tiếng Việt vẫn thường xuyên xảy ra, bởi nhiều thế hệ người Việt đă đánh mất cái khoen nối quan trọng giữa tiếng Nôm và quốc-ngữ. Ngộ nhận thường gặp nhất là phát âm quốc-ngữ rất giống với phát âm tiếng Nôm. Sự thật, phát âm quốc ngữ không hoàn toàn giống Nôm, và vẫn duy tŕ phát âm của nhiều tộc người đă đóng góp vào chuỗi tŕnh tiến hoá thành người Việt Nam. Và phát âm Nôm rất khác phát âm quốc ngữ, nhất là trên b́nh diện phương ngữ, và tộc người đa số của phương ngữ đó. ‘ÍT & NHIỀU’ đă dễ dàng trốn khỏi mọi nghiên kíu về Việt ngữ, một phần cũng do ở lối học chữ Hán theo kiểu ‘tam thiên tự’: Thiên là Trời. Địa là Đất. Đa là Nhiều. Thiểu là Ít, v.v. Tiền nhân đă quên mất, có những thứ tiếng ‘Hán’ khác đă ghi thật rơ: Nhiêu là Nhiều. Ít là Ít.

Xin tiếp tục kiểm chứng.

2. VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ của Lê Quư Đôn

Lê Quư Đôn (1726-1783), quan Thượng Thư, và cũng là một học giả rất uyên-bác ở thời nhà Lê, đă để lại đời sau rất nhiều bộ sách giá trị. Trong đó có bộ Vân Đài Loại Ngữ [3], chứa nhiều tư liệu thuộc loại Kiến thức Bách Khoa. Chúng ta thử đưa ra vài điểm nhỏ có thể lư giải bằng, hay phù hợp với, lư thuyết ở đây, như sau.

  • THÔI NÔI: Thôi nôi là một thứ tiệc mừng em bé được 1 tuổi đầu trong đời. Trong bữa mừng 'Thôi nôi', phụ huynh bày đặt một mớ cung tên, giấy bút trước mặt bé trai. Hoặc thước kéo, kim chỉ, các thức ăn uống trước bé gái. Thứ đồ vật mà em bé nắm lấy trước tiên sẽ cho biết tính t́nh sau này của em bé khi lớn lên. Theo Lê Quư Đôn đây là một tập tục nhập khẩu từ miền Giang Nam.
  • PHIÊN ÂM NÔM BẰNG HÁN TỰ: Để ư Vân Đài Loại Ngữ cho một số từ dùng Hán tự để phiên âm tiếng Nôm: (i) Tháng => phiên âm bằng [đăng] - tiếng Hán. Nh́n kỹ, [đăng] chính là phiên âm tiếng Thái [Duang] chỉ 'Tháng' hay 'Trăng'. Do đó, giống như giả thiết chúng tôi, tôn sư quốc ngữ đă tạo kư âm 'Tháng' tổng hợp hai âm [duang] và [tlăng] {bài số 15}. (ii) Ngày => phiên âm bằng [ái]. 'Ngày' có xuất xứ từ tiếng Khmer: [th'Ngay]. Để ư, âm [ng] đôi khi bị lột mất giữa các tiểu-chi phương ngữ bên Tàu: 'Ngu Cơ' => 'Ou Cơ' => Âu Cơ; [Ngai] <=> [Ai]: Ai đó? [Ai] hay [Ngai] trong tiếng Hẹ mang nghĩa 'Tôi'. Lâu ngày chuyển sang ngôi thứ 3. Do đó, [ái] dùng phiên âm cho [ngày] chắc chắn sẽ có phương ngữ kẹp [ng] ở đầu. Đó là tiếng Quảng Đông và Hẹ: Họ phát âm hoán chuyển thường xuyên: GIỮA [ai] hay [oi] VÀ [ngai] hay [ngoi]. (iii) Tàu phiên âm 'TRỜI' => bằng [lôi]. Để ư âm Thái-cổ trong tiếng Quảng Đông không có âm [R] => fried rice => fly lice = cơm chiên => con rận bay. Nhưng cũng để ư tiếng Việt-cổ Môn-Khmer có âm [R]: Trêy (trâu), Ruay (ruồi). Bởi âm Thái-cổ và Mường không có [R] nên trước khi có quấc-ngữ, [Trời] phát âm như [BLời] hay [TLời]. Tôn sư quốc ngữ tổng hợp âm [ZH] hay [TCH] của tiếng Hán (ZHong Guo => TRung quốc), với âm [BL] hay [TL] hoặc [KL] bản địa, và dùng chung như [TR]: con Trâu => phát âm Bắc: [Tchâu] theo kiểu âm [TR] Trung Quốc. Do đó, tiếng Hán chỉ có 1 cách phiên âm [Blời] => [Lôi].
  • NÓI LÁI: Đa số người Việt thường lầm chỉ có tiếng Việt mới nói lái. Lê Quư Đôn thuật một chuyện, trích từ sách Tàu, cho biết 'Nói Lái' cũng xuất xứ từ các phương ngữ 'Hán Việt' ở miền Giang Nam. Hồi xưa, thời nhà Đường có người tên Trương Dật nằm mơ thấy 4 chữ: 'Nhiêm Điều Bái Tướng' 任 調 拜 相 (Hakka: Nhim Diau Bai Xiong), tức 'Nhiêm Điều được mời ra làm Tể Tướng'. Trương Dật rất làm lạ nhưng buồn v́ biết trong họ, nội ngoại, không có ai mang tên Nhiêm Điều cả. Tức ḿnh ông đem hỏi một người cháu. Hậu sinh khả úy, người cháu lí giải như sau: Nhiêm Điều 任 調 đọc lái thành Nhiêu Điềm 饒 甜 (Hakka: Nhiau Tiam). Nhiêu nghĩa là Nhiều (cùng âm vị - xem phía trên). Điềm = Ngọt. Nhiêu Điềm = thứ ǵ nhiều chất ngọt. Chắc không ǵ khác hơn 'Cam Thảo' 甘草 . Cam Thảo thường được xem một loại thuốc quư, gọi 'Trân Dược' 珍 药 . 'Trân' là 'quư', 'Dược' là 'thuốc'. 'Trân Dược' nói lái ra 'Trương Dật' 张 逸 . Mừng cho Chú. Về sau, quả Trương Dật được gọi ra làm Tể Tướng.
  • BỒ H̉N = VÔ HOẠN. Dịch giả bộ 'Vân Đài Loại Ngữ' cho biết nhờ Lê Quư Đôn, người Việt được biết cây 'Bồ Ḥn' lư ra phải được gọi cây 'Vô Hoạn' mới đúng tiếng 'Hán Việt'. Thật ra, tiền nhân không bao giờ nhầm lẫn trong lối phát âm tiếng nước Nam. Họ chỉ trung thực với lối phát âm của bộ tộc nguyên thủy của họ cả ngh́n năm trước. Chỉ có những thế hệ sau khi quốc ngữ ra đời, đă đánh mất đi cái khoen nối quan trọng giữa tiếng Nôm và quốc ngữ. Trước hết 'VÔ' tương ứng âm quan-thoại [wu] viết nhiều cách mang nhiều nghĩa. Phát âm phương ngữ mỗi thứ mỗi khác. Thông thường tiếng Hẹ mang khuynh hướng thay [W]-quanthoại bằng [V], trong khi tiếng Quảng Đông (Thái-cổ) vẫn giữ [W]. Đôi khi Hẹ và Quảng thay [W] bằng [M], trong khi Mân (Phúc Kiến) biến [W] ra [B]. Tương ứng biến chuyển [V] <=> [B] hay [By], giữa Bắc và Nam bộ. Thí dụ: [wang] quanthoại mang nghĩa 'vọng' (hy-vọng), Hẹ phát âm khi [vong], khi [mong]. Quảng Đông: [mong]. Trong khi Mân: [bong] => [byọng]-Nam-bộ. [Wu]-quanthoại tùy theo thinh, mang rất nhiều nghĩa. [Wu] = vũ (vũ khí), Hẹ phát âm [vu], Quảng [mou], và Mân [bu], âm [b] giống Nam bộ. [Wu] (cũng phát âm [Mu]) mang nghĩa 'vợ', 'mẹ', Hẹ đọc như 'mu' hay 'vu' (vợ), Quảng [mou] tức 'mẫu', Mân [bo] => 'bố' hay 'bợ'. Do đó phát âm 'Vô' trong 'Vô Hoạn', tương ứng với [wu] trong phát âm Mân sẽ giống như [bo] => 'Bồ'. 'HOẠN' th́ sao? [Hoan] thường tương ứng với [huan] quan-thoại, và [hoan] Mân, [hwan] tiếng Hán-Hàn. Nhưng cũng rất thường mang phát âm [Hon] trong tiếng Hẹ và Quảng Đông. Do đó [Hoạn] => 'Ḥn'. [Vô Hoạn] hoàn toàn rất hợp lư được phát âm như [Bồ Ḥn] [16].

3. Những điểm đáng chú ư

Trên vấn đề gốc gác Giang Nam, có một số chi tiết cần chú ư như sau:

  • Có lẽ dưới sức ép của rất nhiều vấn đề hết sức cấp bách và khó khăn, tiền nhân có vẻ thường có khuynh hướng dấu giếm hậu bối một số sự việc đáng lẽ nên biết - nhất là ở nhiều thế kỷ về sau. Dù rằng rất có thể những sự việc đó nằm trong 'bí mật quốc gia' của một nước mà nền độc lập tự chủ rất mong manh, và thường xuyên bị đe dọa từ bên ngoài. Điển h́nh là tên họ những vị người bản địa, hay có gốc gác từ miền Giang Nam, được Bắc triều bổ nhậm vào những chức vụ quan trọng, như Tiết Độ Sứ, Thứ Sử, v.v. rất thường không 'được' ghi vào sử sách nước Nam [18]. Lê Quư Đôn [3] đưa ra thí dụ, dựa trên bộ 'Thông Giám', về Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ Khúc-Thừa-Dụ vào năm 906, được Chiêu Tuyên Đế nhà Đường gia thăng lên chức Đồng B́nh Chương Sự, tức tương đương với chức Tể Tướng. Lê Quư Đôn, cùng phục vụ triều đại nhà Lê (tộc Thái-cổ) như sử thần Ngô Sĩ Liên, ghi rơ việc này không được chép vào 'chính sử'. Thật vậy kiểm chứng với 'Đại Việt Sử Kư Toàn Thư' của Ngô Sĩ Liên [1] hay 'Đại Việt Sử Lược' [2], ta sẽ thấy hoàn toàn vắng bóng tên họ Tiết Độ Sứ Khúc Thừa Dụ, mà chỉ thấy tên con cháu ông là Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ. Chỉ sau này, sau khi bộ 'Việt Nam Sử Lược' của Lệ Thần Trần Trọng Kim có đề cập đến giai đoạn Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ xứ Tĩnh Hải, người ta mới thấy dịch giả bộ 'Đại Việt Sử Lược' mới chua thêm 'Khúc Thừa Dụ' vào phía dưới đoạn về Khúc Hạo.
  • Ngoài ba nhân vật lịch sử được sử sách cho biết có gốc phương Bắc (có lẽ do lệnh trên): Lư Bí (có thể gốc Mân), Lư Công Uẩn (chắc chắn gốc Lạc miền Sơn Đông - tộc Hẹ-Miêu), Trần Cảnh (cháu Trần Thủ Độ - gốc Mân), rất nhiều nhân vật lịch sử khác mang gốc Bắc phương, nhưng các thế hệ sau ít người biết đến. Thí dụ: Trần Lăm - cha nuôi Đinh Bộ Lĩnh - gốc người Quảng Đông. Nguyễn Siêu một trong 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh, có cha gốc Phúc Kiến, mẹ người bản địa [19]. Nhưng đáng để ư nhất họ người Việt có tương đương họ bên Tàu, nhất là vùng Hoa Nam, dễ dàng lên đến 90% (xem [4] [19]). Đặc biệt để ư họ Nguyễn, hiện lên đến gần 40% [19] là một họ 'bao thầu', gồm rất nhiều họ khác, nhất là Lư và Trịnh.
  • Xin thử xem lại một từ vẫn thường lầm thuần Nôm: SÁCH (quyển sách). Theo Hoa ngữ hiện đại, 'Sách' thường chỉ mang nghĩa 'sách lược', 'chính sách',... Tam Thiên Tự chỉ cho biết 'Thư' là 'Sách'. Cũng quên đi những từ đồng nghĩa trong 'Hán tự' ngày xưa dùng để chỉ 'Sách'. Một trong những từ đồng nghĩa đó là 'Sách'. 'Sách' 策 tiếng Hán xưa chính là 'Sách'. Vân Đài Loại Ngữ có ghi rơ: Giản 簡 mang nghĩa thẻ trát thường làm bằng tre để viết chữ lên đó: thẻ Giản. Thứ dài th́ 2 xích (thước = 0.33 mét tây) , thứ ngắn th́ 1 xích. Thẻ giản chỉ chứa được một hàng chữ. Nhiều thẻ Giản kết liền với nhau gọi 'SÁCH' 策 .. 'Sách' là 'Sách'. 'Thư' cũng là 'Sách'. Nhầm lẫn 'Sách' là tiếng Nôm bắt nguồn từ việc dạy học: 'Thư' mới là 'Sách'. Phát âm 'sách' theo quanthoại là [ce], quảngđông rất giống: [chaak], Hẹ: [tsak], Ngô: [tshâ?] và Mân: [chhek]. Cũng có một từ Hán khác rất phổ biến dùng để chỉ 'quyển sách'. Đó là [juan]-quanthoại 卷 [kian]-Hẹ, [gyun]-quảngđông, và [koan]-Mân. Tất cả các phát âm này đều có thể dẫn đến [quyển] hay [cuốn] trong tiếng Việt. 'Cuốn sách' hay 'quyển sách' cũng không thuần Nôm, như thường nghĩ.

4. Văn Lang theo Lê Quư Đôn

Trong những bài đầu, chúng tôi có vẽ ra mô h́nh của nước Văn Lang theo quan niệm hiện đại, kéo lùi về vài ngàn năm trước và cho thấy với phương tiện truyền thông hạn hẹp (bằng voi hay trâu), thiếu thốn chữ viết và chủ thuyết chính trị / quyền bính, rất khó có một 'nước' Văn Lang rộng trên hai-ba tỉnh hiện nay. Ở bên Tàu cũng y như vậy, triều đại nhà Hạ của kỹ sư Vũ cũng rất khó thống trị được hơn hai ba tỉnh của Trung Hoa ngày nay. Tuy vậy, ở một bài khác chúng tôi cũng xác nhận, nếu nh́n lại quan niệm 'nước nhà' theo lối suy nghĩ của tiền nhân, thời xa xưa, nước Văn Lang hay Xích Quỷ dễ dàng bao gồm một địa bàn rộng lớn, từ miệt Tứ Xuyên, xuyên qua Động Đ́nh Hồ đến biển Đông, và phương Nam kéo tận đến mũi Cà Mau, nếu kể luôn đến tộc người bản địa lâu đời là Môn-Khmer. Quan niệm 'nước' kiểu xưa chính là: Hễ tộc người nước tôi đă từng ở đâu th́ nước tôi đă kéo dài đến đó.

'Vân Đài Loại Ngữ' [3] có ghi chép về 'nước' Văn Lang như sau:

'Phong Châu (xưa là nước Văn Lang) tức quận Thừa Hoá có 5 huyện: 1. Gia Ninh, 2. Thừa Hoá, 3. Tân Xương (chung với đất huyện My Linh), 4. Cao Sơn, 5. Chu Lục.'

Ái Châu (tức quận Cửu Chân) và Hoan Châu (Nhật Nam) hoàn toàn nằm bên ngoài Phong Châu (tức Văn Lang). Phong Châu bao gồm 5 huyện cùng cỡ với My Linh (tức Mê Linh) do đó rất khó rộng hơn 5 tỉnh ngày nay.

Về 15 bộ của nước Văn Lang ghi trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư [1], Lê Quư Đôn [3] đưa ra nhận xét khá tương đồng với lư thuyết chúng tôi:

'Huyện, ấp, hương lư được sắp đặt theo xưa hay đổi mới không thể nào rơ được.

Tôi nhận xét đời Hùng Vương, trên nối theo đời Hồng Bàng, văn tự (chữ viết) không có truyền lại, 15 bộ đặt ra thấy lẫn lộn với những danh hiệu quận huyện mới lập ra vào thời nhà Hán, nhà Ngô đáng nghi là do các nhà Nho đời sau đă lén lấy mượn, thật không phải chép đúng sự thật'.

LẠC LONG QUÂN 貉 龍 君 - Ngài là ai?

Một phát hiện hết sức ngỡ ngàng khi viết bài này chính là họ Lạc ([Luo] quan-thoại) 貉 của thái quốc tổ Lạc Long Quân, rất thường được phát âm như [He] hay [Hao] [20], với thinh thứ 2 quanthoại, giống như giữa thinh-dấu-hỏi và thinh-dấu-nặng tiếng Việt.

Phát âm [He] trong tiếng Hakka là [Ho]-2 với thinh dấu nặng kéo khá dài. Thành ra [Hẹ] trong tiếng Việt chính là [Hẹ] 貉 nguyên thủy trong tiếng Hán, phát âm theo tộc Hán gốc (quanthoại) và theo chính người Hẹ. Theo phiên thiết của các bậc tiền bối, tất cả người Việt, các học giả Âu Mỹ, khi gặp từ 貉 thông thường chỉ phát âm như 'Lạc' kiểu họ của cụ Lạc Long Quân. Không bao giờ ngờ rằng từ 貉 có phát âm thường dùng hơn là [He] mang nghĩa: 'một bộ tộc rợ ở miền Bắc nước Tàu', và người Việt là tộc người duy nhất trên thế giới gọi người Khách-Gia tức Hakka, theo đúng với tên cúng cơm họ là Hẹ.

Thử xem qua 'Tam đoạn luận':

1. Theo [4], bộ Nhĩ Nhă, do các đồ đệ của Khổng Tử soạn [3], có miêu tả nhóm rợ ở miền Bắc nước Tàu, viết theo chữ Lạc 貉 với bộ Trăi 豸 đặt bên trái. Nhóm rợ này đặc biệt nhuộm răng xâm ḿnh. Cũng theo Nhĩ Nhă, nhóm rợ này c̣n mang tên Đông Di (hay Bộc Việt), có địa bàn gần sông Bộc thuộc tỉnh Sơn Đông.

2. Từ điển internet hiện nay đều ghi 貉 mang phát âm như [He] rất giống 'Hẹ' tiếng Việt, mang nghĩa 'nhóm rợ du mục ở phía Bắc nước Tàu'. Người 'Hakka' tức Khách Gia là một nhóm người du mục có xuất xứ từ phía Bắc nước Tàu, có tên gọi tiếng Việt là 'Hẹ'. Chỉ có người Việt mới gọi đó người Hẹ mà thôi.

3. Do đó người Hẹ chính là người Lạc Việt cổ, có xuất xứ từ nhóm Đông Zi với địa bàn quanh khu vực Sơn Đông ngày nay. Hẹ = Lạc = 貉 .

'Hẹ' 貉 ngoài nghĩa 'tên bộ tộc zu mục xưa ở miền Bắc Trung Hoa', c̣n mang nghĩa 'con Chó có mơm nhọn', tiếng Anh: Racoon Dog. Trong nghĩa 'chó mơm nhọn', 'Hẹ' 貉 c̣n được phát âm như [ma]-4 hay [mo]-4, theo quanthoại; [met]-8 theo Hakka, và [maak] theo Quảng-Đông. [Ma] hay [mot] hoặc [maak] chính là âm tương đương các phương ngữ Hoa của âm [maa]-tiếng Thái, và [má]-tiếng Việt. [Má] tiếng Việt và Thái chính là 'má' trong 'Chó Má', một từ đồng nghĩa với 'Chó'.

Xin quan sát thật kỹ về cội nguồn của từ 'Hakka' dùng để chỉ người Hẹ.

Trước hết, theo lối viết chữ Tàu ngày nay, Hakka chính là 'Khách Gia' 客家 - quan-thoại đọc [Ke Jia], mang nghĩa 'người khách đến tạm trú'. Để ư ngay trong chữ 'KHÁCH' 客 đă có chữ Lạc 洛 (phần bên phải từ chỉ sông Lạc) nằm sẵn rồi. Nói cách khác, từ 'Khách' trong 'Khách Gia' (Hakka = Hẹ) bao hàm nghĩa mơ hồ người Khách đó thuộc chủng Lạc hay ít nhất xưa từ sông Lạc (Lạc Thủy) đến.

Các phương ngữ tiếng Hoa khác, phát âm 'Khách' như sau:

- Hẹ: [hak]; - Quảng Đông: [haak]; - QuanThoại: [Ke]-4; - Ngô: [kha?]; - Mân: [kheh]

Do đó, [Khách] tiếng Việt có cùng gốc với phương ngữ Ngô và Mân cộng lại nhau.

Thế tại sao Hakka lại đọc 'Khách' thành [Hak]? Họ không có âm [Kh] hay sao? Ta thấy ngay lư giải được câu hỏi này là mở thêm ch́a khóa về nguồn tộc 1/3 người Việt Nam!

ĐÁP: Người Hẹ tại Trung Quốc, với đồng t́nh của người Quảng Đông, không chịu đổi [Hak] thành [Kha?] hay [Kheh] mà vẫn giữ [Hak] bởi âm [Hak]-8 gần giống với âm-vị tộc người của họ: [Hok]-8, với chữ viết: 貉 . Tiếng Việt chính là 'Hẹ'. Giống như họ Lạc của Lạc Long Quân.

Sự thật, rất thông thường họ chịu hoà ḿnh đưa ra âm [Kh] như nhiều phương ngữ khác. Thí dụ:

'Khạc' (nhổ) hoặc 'Ho': 咯 . Quan-thoại đọc [ka]-4. Mân phát âm [KhehN]. Quảng Đông đọc [kaa], đôi khi [haak]. Nhưng Hakka đưa ra âm có [kh] và rất giống tiếng Việt: [Khak].

Thí dụ khác: Trần truồng, Hán tự viết: 裸 . Quan thoại đọc [luo]-3 đưa đến tiếng Việt: [lơa]. Quảngđông phát âm [lo] cho tiếng Việt: [lồ] => 'lơa lồ'. Tiếng Hẹ ch́a ra âm [kh]: [kwo], đưa đến tiếng Việt: [khỏa] trong [khỏa thân].

Như vậy, lí zo người Hẹ tại Trung Hoa, với sự đồng t́nh người Quảng, tự gọi ḿnh người Hakka hay Haagga, không phải bởi tiếng Hẹ không có âm [Kh] cho: [Ke] hay [Kha?] hay [Kheh] hoặc [Khách], nhưng v́ họ muốn ǵn giữ tên 'cúng cơm' của bộ tộc nguyên thủy của họ 'He = Lạc = 貉 ' lúc c̣n liu lạc bên sông Hoàng Hà cách đây trên 3000 năm. Họ cũng đă hết sức cẩn thận căn dặn hậu duệ của họ là tộc nhà Lí tại xứ An Nam, phải luôn nhớ lấy tên gọi nguyên thủy của bộ tộc Lạc Long Quân là HẸ và chỉ được gọi HẸ mà thôi. Đừng nên bắt chước đám Mân, đám Hán, gọi 'khách gia' hay 'khách trú' ǵ hết.

Trước khi kết thúc bài này, xin thử quan sát thêm về chữ 'Trĩ' 豸 tiếng Tàu đọc [zhi], cùng âm với chim Trĩ 雉 (một loại gà rừng). 'Trĩ' c̣n được các tiền bối đọc 'Trăi'. 'Trĩ' thường mang 2 nghĩa. Nghĩa 1: Con trùng không có chân. Nghĩa 2: Một loài thú hoang đường giống con dê, đầu có một sừng. Người Hoa thời cổ đại có vẻ ỷ họ biết chữ nên ưa dùng các bộ chữ chỉ súc vật để miêu tả các nhóm người (rợ) không thuộc chủng Hoa. Thí dụ: Lạc bộ Mă 駱 dùng con ngựa (Mă) để chỉ đám Lạc Việt ở xứ Mân (Phúc Kiến - Triều Châu). ‘Lạc’ này mang nghĩa: ngựa trắng bờm đen. Lạc bộ Chuy 雒 , mang nghĩa con ngựa đen bờm trắng, dùng để chỉ đám Lạc Khương-Nhung (Môn-Khmer), ... Để ư dụng ư của tiền nhân viết 'Lạc' trong 'Lạc Việt' dùng 'Lạc (Mă)': 駱 . 'Lạc' cho Lạc Hầu, Lạc Tướng xử dụng Lạc (Chuy) 雒 .. Và 'Lạc' trong họ Lạc của Lạc Long Quân dùng Lạc (Trĩ) 貉 của người Hẹ. Cũng một âm vị [Lạc] trong quốc-ngữ, nhưng tiền nhân Hoa-Việt đă dzùng 3-4 thứ Hán từ để viết nên. Có lẽ không ngoài mục đích chỉ cho hậu thế biết rơ rằng có rất nhiều thứ 'Lạc' đă đến xứ Việt cổ cùng với chủng Âu.

Thử nh́n thêm những từ người Hoa yùng để chỉ 'Rợ', theo với 4 hướng: Nam Man, Bắc Địch, Đông Zi và Tây Nhung [20].

- Man (Nam Man): [Man] 蛮 viết theo lối xưa mang nghĩa 'sự hỗn loạn' trên vùng đất đầy

côn trùng và rắn rít.

- Địch (Bắc): [Di] 狄 tượng h́nh 'con Chó với lông màu đỏ'.

- Nhung (phía Tây): [Rong] 戎 với cách viết 'dáo mác dựa trên (áo) giáp'. Có lẽ hơi ngán

lối đánh giặc của rợ Khuyển Nhung, từng làm cỏ Hạo Kinh của nhà Tây Chu.

- Di (Đông Di): [Yi] 夷 tượng h́nh người cầm cung tên săn thú. Đông Di cũng là thứ tên

dùng để chỉ người HẸ, tức đám Lạc bộ Trăi. Chữ 'Yi' cho thấy tổ tiên người Hẹ

chính là người zu mục sinh sống bằng nghề săn bắn. Giống y hệt chữ Việt 越 trong 'Việt Nam', bao gồm chữ 'Tẩu' (đi / chạy) viết chung với cây dáo cái mác, miêu tả một bộ tộc Việt cổ, cũng một nhóm người zu mục sinh sống bằng nghề săn bắn.

Tháng 12, 2005

N.N.

CẢM TẠ: Xin chân thành cám ơn bs Hồ Đắc Duy đă tặng bộ sách 'Vân Đài Loại Ngữ' của Lê Quư Đôn, xử dụng rất nhiều trong bài này..

GHI CHÚ

[1] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[2] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM.

[3] Lê Quư Đôn (1726-1784) Vân Đài Loại Ngữ (1773). Tạ Quang Phát dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin (1995). Trọn bộ 3 tập.

[4] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (tái bản tại Hoa Kỳ)

[5] Nhà Lư do Lư Công Uẩn thiết lập (năm 1010), có hậu thuẫn là nhóm người Bộc Việt (Hakka) và Miêu sống tập trung ở b́nh nguyên sông Hồng. Bởi lí do đó, Lư Thái Tổ lập tức dời đô về thành Đại La (Thăng Long), ra khỏi khu vực chủng Thái cổ là vùng Hoa Lư (tỉnh Ninh B́nh ngày nay). Đặc biệt để ư, vào năm Canh Th́n 1160 vua Lư Anh Tôn cho xây đền thờ Hai Bà và thánh tổ Miêu tộc là Xuy Vưu (Tsiv Yawg) ở phường Bố-Cái. Như lư giải tại [14], Xuy Vưu có thể là lănh tụ chung cho các nhóm rợ Đông Zi (cũng mang tên 'Cửu Lê'), bao gồm 2 tộc chủ lực Hẹ và Miêu. Xuy Vưu cũng chính là một quốc tổ của dân Triều Tiên. Y như Hiên Viên của Hoa tộc, và Thần Nông của Thái-Việt cổ. Về sau, khi Lư Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thuộc tộc Mân Việt (Phúc Kiến - Triều Châu), triều đại nhà Lư cáo chung. Một nhóm hoàng thân quốc thích họ Lư, sợ Trần Thủ Độ truy bắt và tận diệt, lên tàu bôn đào, về hướng Sơn Đông - Triều Tiên, nơi chôn nhau cắt rốn của tổ tiên họ. Ḍng nhà Lư lưu vong đó hăy c̣n sinh tồn cho đến ngày nay. Có vị làm đến chức vụ tổng thống nước Đại Hàn, tức Nam Triều Tiên. Họ Lư cũng là một họ rất phổ biến trong tộc Miêu-Dao. Sau chính biến Lư-Trần, rất nhiều người Việt họ Lư đă đổi sang họ Nguyễn. Họ Nguyễn nhiều nhất ở người Việt cũng từ lư do đó.

[6] Vấn đề Totem cũng y như vậy. Đă và sẽ không bao giờ có chuyện các học giả Việt hay Tây hoặc Tàu, có thể đi đến một kết luận nhất trí về một thứ totem nào đó cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

[7] Phạm Quỳnh (1997) Hành Tŕnh Nhật Kư. Nxb Ư Việt (France) tái bản.

[8] Lư do Thần Nông: Thần Nông chỉ là thánh tổ của một phần ba (1/3) đến phân nửa (1/2) tộc người Việt Nam. Không giống như Xuy Vưu của dân Triều Tiên hay Thần Nông của dân Thái Lan, Lào, Mường.

[9] http://en.wikipedia.org/wiki/Tribalism & http://en.wikipedia.org/wiki/Neo-Tribalism

Ở các nước tiên tiến Tây Phương, một khi người cùng một nước choảng nhau, những bên xung đột mang tộc gốc khác nhau, họ lập tức gợi lên h́nh ảnh xung đột thời bộ lạc. Thí dụ cụ thể nhất là vụ xung đột ấu đả tại khu bờ biển Cronulla ở Sydney (Ôx-trây-lia) giữa hai đám thanh niên thích trượt sóng gốc Li-băng và Úc gốc Ăng-Lê trong hai ngày 11-12 tháng Chạp 2005. Báo Sydney Morning Herald vào sáng ngày 12/12 đă cho một hàng tít trang 1: 'Nasty Reality surfs in - as ugly tribes collide' lôi chữ 'Tribes' mang nghĩa bộ lạc ra xử dụng liền: 'Thực trạng rối rấm trượt sóng vào - trong lúc các bộ lạc xấu xa đụng độ với nhau'.

[10] Sử Tàu có nhiều điểm rất hay về 'nguyên lư cội nguồn quyền lực'. Như nước Tề chẳng hạn. Sử viết đất Tề ở Sơn Đông được phong cho ông Lă Vọng (tức Khương Thượng) sau khi lật đổ được nhà Thương. Ông Lă Vọng thật là một ông già gân, có lẽ rất thích món chả cá. Thời c̣n chổng đi câu cá ở sông Vị, ông cũng đă ngoài 70. Về sau, ông được Châu vương mời về triều làm đại nguyên soái tổng tư lệnh dẫn quân đi đánh nhà Thương. Lúc xong giặc ông cũng phải ngoài 80, đối với người thường chắc đă hết xí quách. Nhưng với ông, ông vẫn c̣n sức để tạo dựng thêm một nước chư hầu mới, thuộc nhà Chu.

[11] Mô h́nh lập quốc thông thường đă được đề cập ở phần đầu của loạt bài này: Quốc gia được thành lập do sự kết hợp nhiều bộ lạc, để chống lại mối đe dọa chung từ phía bên ngoài. So với mô h́nh các nước chư hầu bên Tàu thời xa xưa, đề cập trong bài này: Triều đ́nh nhà Chu ở trung ương phong đất cho các quan lớn hoặc hoàng thân quốc thích, lập nên các nước chư hầu. Đám thần dân tại các xứ chư hầu không nhất thiết thuộc tộc Hoa Hạ, và tại nhiều nơi (như Sở, Tấn, Tề, Lỗ, Trịnh, Vệ,...) bao gồm rất nhiều đám 'man zi'.

[12] Chuyển biến từ mẫu hệ sang phụ hệ tại xứ Việt cổ hoàn toàn là một đề tài rất xa lạ đối với giới nghiên kíu tại Việt Nam. Theo sát mốt người Tàu. Thật ra rất ít tài liệu về vấn đề này ở phía Tàu. Có vẻ như rằng dân miền thành thị bên Tàu theo phụ hệ khá sớm, trong khi dân miền quê hay rừng núi vẫn giữ mẫu hệ. Một vài chỗ vẫn c̣n giữ ngay cho đến thời hiện tại. Tần Thủy Hoàng chúa ghét mẫu hệ. Theo [4], Tần Thủy Hoàng bắt lính và đày ra chiến trường đánh giặc với Hung Nô, những chàng trai đă có vợ và đi 'ở rể'.

[13] Để ư các phương ngữ bên Tàu không phân biệt rơ ràng âm cuối [t], [c], [k], [?] trong các âm vị [chút] hay [ít]: [juk] quảng đông, [ch’ut] kiểu Hẹ, v.v. [Yi] tức [nhất] hay [ít] chuyển sang tiếng Nhật thành [ichi]., mang nghĩa ‘số 1’. Phân biệt âm cuối [t] trong [chút] và [ít] đă dựa vào tiếng Hẹ.

[14] Số 2 viết theo [He]-2 dùng để chỉ thinh thứ 2 trong 4 thinh tiếng quanthoại. Như đă tŕnh bày trong một bài trước, các bộ lạc bên Tàu nhiều khi dùng thinh khác nhau cho cùng một từ, chỉ một nghĩa. Chuyển sang quốc ngữ, các tôn sư quốc ngữ lại có khuynh hướng thống nhất thành 1 thanh điệu duy nhất cho mỗi một từ. Trừ một số trường hợp ‘ngoại lệ’: Đĩnh & Đỉnh. Ngơ & Ngả, v.v. Thật ra âm-vị tiếng Hán [He] dùng để chỉ dân Lạc cách đây trên 3000 năm lại có hai cách phát âm khác mang thinh số 4: [mo]4 và [ma]4. [Mo] và [ma] chính là âm vị tiếng Thái [maa] hay tiếng Việt [má] chỉ con Chó (chó má). Thuở cổ thời hai tộc Hẹ và Miêu ưa sống gần gũi với nhau, người Hoa dùng một từ 貉 gọi họ bằng 'Luo' (Lạc), bằng [He], và Đông Zi. Họ gần nhau đến độ có thể Xuy Vưu là nhà lănh đạo chung cho hai nhóm Hẹ và Miêu, gọi chung là Cửu Ly (Jiu Li). Nhắc lại, Xuy Vưu có choảng với Hiên Viên, đại bại và bị chặt đầu. Cũng ở lí do đó vua Lư Anh Tôn đă cho lập đền thờ Xy Vưu (Chi You - Tsiv Yawg) vào năm 1060 tại phường Bố Cái. Có thể cũng ở lí dzo đó, Việt tộc có vẻ đặc biệt rất 'anti' con cháu của Hiên Viên Hoàng Đế.

[15] Từ điển của Ts Lau Chun-fat & Kai-hui Chang và ê-kíp:

http://chinalanguage.com/cgi-bin/query.php?table=hakka&mode=english&sound=no&beijing=pinyin&canton=jyutpin&hakka=default&fields=pinyin,english&lang=en&show=frequent

[16] Như đă đề cập trong một bài trước, nhiều địa phương tại Việt Nam có khuynh hướng nuốt âm chữ 'a' theo sau 'o' ('oa'), như [hoa] đọc như [ho] {phát âm Ngô-Việt}, [hoàn] đọc như [ḥn] {Hakka}. Thói quen này xuất xứ từ các phương ngữ Hoa Nam. Không có đánh vần kiểu a-b-c quốc ngữ, sẽ không có vấn đề này.

[17] J.B.P. Trương Vĩnh Kư (1924) Petit Dictionnaire Francaise - Annamite. Imp. de l'Union - Nguyễn Văn Của.

[18] Lịch Đạo Nguyên chú, Dương Thủ Kính, Hùng Hội Trinh sớ, Đoàn Hy Trọng điểm hiệu, Trần Kiều Dịch phúc hiệu (1999) Nguyễn Bá Măo dịch (2005). Thủy Kinh Chú Sớ. Nxb Thuận Hoá. Bộ 'THỦY KINH CHÚ' do các học giả người Hoa soạn từ thời Tam Quốc (220-265), cho biết vài vị làm nên chức Thứ Sử tại Giang Nam hay Giao Chỉ có gốc 'Man'.

[19] Lê Trung Hoa (1992) Họ và tên người Việt Nam. Nxb Khoa học Xă hội - Hànội.

[20] Xin xem các từ điển mạng njstar.com và zhongwen.com

[21] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường, Géographie et Sociologie humaine. Institut d'Ethnologie.

[22] Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm & Chu Chính Thư (2002) Mưu Trí thời Xuân Thu. (Ông Văn Tùng & Vũ Ngọc Quỳnh dịch). Nxb Văn Nghệ, TP HCM

[23] Nicola Di Cosmo (2004) Ancient China and its Enemies – The Rise of Nomadic Power in East Asian History. Cambridge University Press.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17