Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Măo/Mẹo/mèo

Tác giả: Nguyễn Cung Thông

Khi so sánh các con vật biểu tượng cho 12 con giáp, điểm khác biệt rơ nét nhất là người Việt Nam ta dùng con mèo1 cho chi Măo/Mẹo nhưng người Thái, Lào, Khme, Nhật, Hàn, Trung Quốc/TQ... đều dùng con thỏ. Đây là một cánh cửa hé mở khiến ta phải đặt lại vấn đề nguồn gốc tên gọi 12 con giáp, v́ nếu chúng từ TQ th́ khi nhập vào các nước hay dân tộc nào đó th́ theo thói thường hệ thống ‘12 con giáp nguyên thuỷ’ vẫn được duy tŕ - như thỏ biểu tượng cho chi Măo chẳng hạn - và nếu có thay đổi th́ không có là bao nhiêu như gà so với gà trống, dê so với cừu/trừu, heo/lợn so với heo rừng, v.v...

Giả sử chữ Măo 卯 có nguồn gốc tượng h́nh con mèo như chữ thố/thỏ 兔chẳng hạn, th́ không ai chất vấn nguồn gốc tên gọi 12 con giáp (động vật) và thập nhị chi làm ǵ. Khi truy nguyên giáp văn, kim văn và triện văn của chữ Măo th́ thấy h́nh dạng của h́nh cửa mở hay hai mặt trăng đối nhau (?) - xem thêm chi tiết trang này (2003, cập nhật 2008, 2010 – tác giả Richard Sears) http://www.chineseetymology.org/CharacterA...tton1=Etymology - nguồn gốc chữ Măo chẳng dính líu ǵ đến một loài vật nào, như thỏ chẳng hạn. Chúng ta hăy nh́n lại vấn đề từ các góc độ khác nhau ngơ hầu có thể nhận ra được phần nào nguồn gốc chính xác và hợp lư hơn của Măo/Mẹo. Người viết sẽ tránh dùng thuật ngữ Ngôn Ngữ Học để bài viết dễ đọc hơn. Một điểm đáng ghi nhận ở đây là các thông tin trao đổi trên mạng/Internet và bloggers cũng đáng chú ư: như có khá nhiều trao đổi về chủ đề 12 con giáp và loài vật tượng trưng cho chi Măo là thỏ và mèo, bằng tiếng Anh, Việt, Pháp, Trung (Quốc) ..

Tuy rằng các dữ kiện trên mạng cũng cần phải được kiểm chứng một cách nghiêm túc, người viết sẽ ghi lại các nguồn để độc giả có cơ hội tra cứu thêm. Mạng lưới (toàn cầu) càng ngày càng phổ biến và trở thành một môi trường giáo dục quan trọng, cũng như giải quyết một số vấn đề mà trước đây tốn rất nhiều công sức. Cách đây gần 6 thập niên, học giả Phan Khôi từng nhận xét '... Người Việt Nam chúng ta về sau phải sang TQ ở lâu mà nghiên cứu, may ra t́m được các dấu vết tương quan của dân tộc ta với dân tộc TQ từ đời thượng cổ ...' - trang 34, 'Việt Ngữ nghiên cứu' (NXB Đà Nẵng, 1997). T́nh h́nh bây giờ khác nhiều so với thời đại của cụ Phan Khôi.

1. Loài mèo được thuần hoá sớm hơn loài thỏ
Các xương mèo và người khai quật ở đảo Cyprus cho ta kết luận loài mèo đă sống chung với loài người và có khả năng được thuần hoá cách đây khoảng 9500 năm; So với loài thỏ th́ thời kỳ thuần hoá (domestication) không rơ rệt, nhưng ước đoán cách đây khoảng 3000 năm mà thôi. Điều này cũng phù hợp với di chỉ t́m thấy ở Điền Viên Động2 (Tianyuan cave 田园洞, gần Bắc Kinh) gồm có xương người, sơn dương, khỉ, nhím và mèo hoang (civet cat). Ngoài ra, bản tin từ Tân Hoa Xă (Xinhua News Agency, ngày 22 tháng Tám, 2006) trên mạng cho ta biết về các xương thú t́m thấy sau khi bị chôn sống cách đây khoảng 1700 năm. Các xương thú vật t́m thấy gồm có mèo, chó, heo, dê, trâu và trừu… Mèo c̣n rất thích hợp với xă hội nông nghiệp v́ là loài động vật ăn thịt (carnivore): nhà nông thường phải chứa (tồn kho) các sản phẩm v́ thời tiết thay đổi bất thường, sau đó các kho hàng hoá này hấp dẫn các loài chuột, sâu bọ và ngay cả chim chóc cũng đến t́m lương thực và quấy phá ... Đến nỗi nhà nông chúng ta phải ra lời ta thán
Cái c̣ các vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi c̣ (ca dao)
 
Mèo đă đến như vị cứu tinh để giải quyết vấn nạn trên; Khác hẳn với loài thỏ chỉ ăn rau cải (herbivore) và phá hoại mùa màng – như hiện nay, chính phủ Úc phải t́m các phương pháp hoá học (như dùng thuốc độc) hay sinh học (như cấy vi trùng bệnh) để kiểm soát dân số loài thỏ - thay v́ săn bắn chúng một cách dă man. Loài thỏ thuần hoá không thể tồn tại khi nhiệt độ môi trường chung quanh lên trên 32oC, so với loài mèo có thể sống sót với môi trường ở nhiệt độ 52oC; Thân nhiệt (body temperature) của mèo th́ từ 38oC đến 39oC (so với con người vào khoảng 37.5oC) tương thích với một xă hội nông nghiệp với khí hậu ôn hoà, c̣n thỏ lại là nguồn thực phẩm có lượng prôtêin cao cho xă hội du mục và săn bắn.
 
2. Tư duy nông nghiệp tổng hợp và cụ thể qua ngôn ngữ
 
Liên hệ Măo Mẹo và mèo rất dễ hiểu: các âm này đều thuộc thanh vực trầm3 (trọc) và nguyên âm e (của Mẹo mèo) là dạng cổ hơn của nguyên âm a (của Măo) như hè hạ (Hán Việt), xe xa, keo giao, vẽ hoạ, mè (vừng) ma, chè trà, beo báo ...v.v... Tương quan tự nhiên c̣n thể hiện qua cách dùng ḷng (bụng dạ) - bộ phận thấp nhất trong cơ thể con người - thay v́ tim hay năo bộ (óc): ḷng tốt hay tốt bụng (hảo tâm HV), buộc ḷng, mất ḷng ... Khi nhập vào tiếng Hán, ḷng trở thành đảm 膽: theo GS Axel Schuessler4 th́ đảm 膽 có gốc phương Nam (Nam Á, Austroasiatic) và một dạng âm cổ phục nguyên là *tlam?. Schuessler ghi nhận âm cổ Bahna Bắc/ProtoNorthBahnar là *klàm (gan/liver), tiền Việt-Mường/Proto Viet-Muong *lɔ:m, Katuic *luam hay dạng khác hơn với phụ âm đầu t- như tiền Palaunic/proto Palaunic *kơntɔ:m (gan). Tra thêm các ngôn ngữ láng giềng ta thấy klơm (gan, tiếng Kơho), tho-lom (gan, tiếng Khme) so với L̉NG tiếng Việt gồm các bộ phận như ruột, gan ... ‘Phật Thuyết Đại Báo Ân Trọng Kinh’ c̣n dùng 'ḷng gan đều nát' (ḷng chữ Nôm thường dùng lộng 弄, làơ theo Việt Bồ La 1651) phản ánh tương quan can đảm (Hán) và ḷng gan/ruột gan (Việt); Ngoài ra cách dùng lơm súng (ḷng súng, ṇng súng), lơm chuối, lơm cây (ḷng cây)... cho thấy liên hệ trực tiếp giữa dạng L̉NG - LƠM, thật ra khi phát âm L̉NG bây giờ - tiếng Việt luôn đóng môi lại (môi hoá, như L̉NG) chứ không để môi mở như các dạng LONG của tiếng Anh, Pháp … Tiếng Mường (Bi) c̣n dùng ‘ḷm’ là gan: ‘ho ưa ăn ḷm củi’ (tôi thích ăn gan heo). klơm là gan (tiếng Biat), k'lơm (gan, tiếng Boloven) ...v.v...
Tóm lại, ta có cơ sở đề nghị cấu trúc dạng cổ phục nguyên *tlam? hay *klam? đă nhập vào tiếng Hán cho ra dạng đảm 膽. Trường hợp âm cổ phương Nam *tlam?/klam? (ḷng, một ḷng) trở thành đảm (can đảm, đảm lược ...) khi nhập vào tiếng Hán không phải là hiếm, ta c̣n có những trường hợp như *krong (sông) khi nhập vào tiếng Hán trở thành *kong hay jiāng BK (giang HV), ...v.v... Nh́n rộng ra hơn, tên 12 con giáp Tư Sửu Dần ... Măo ... Tuất Hợi khi nhập vào tiếng Hán đă mất đi phần nào ư nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi các loài động vật rất gần gũi với nhà nông. Không những thế, chúng c̣n được tô son điểm phấn (Hán hoá) và rất khó nhận ra các liên hệ cụ thể nguyên thuỷ: chúng trở thành những khái niệm trừu tượng (được ‘nâng cấp’) trong bói toán và cách ghi ngày tháng (kết hợp với Thập Can); Đây cũng là một lợi thế của nhóm thống trị có chữ viết sẵn (chữ Hán) và khả năng tổ chức. Lợi thế của một hệ thống chữ viết có sẵn như chữ ô vuông (chữ Hán) có thể là chỉ thêm một dấu phẩy nhỏ mà nghĩa lại đổi hẳn đi. Thí dụ như chữ quốc5 chẳng hạn, một dạng chữ quốc 囯 cổ đại viết bằng bộ vi 囗 hợp với chữ vương 王 hàm ư lănh thổ có giới hạn/biên giới và có vua đứng đầu, tuy nhiên khi thêm một dấu phẩy nhỏ vào bên phải chữ vương th́ vương 王 lại trở thành ngọc 玉. Chữ quốc cổ đại 囯 với chữ vương - phản ánh chế độ vua chúa phong kiến - nay đă thay bằng chữ quốc với chữ ngọc 国 hàm ư lănh thổ (bộ vi) chứa những tài sản quư báu (như dân chúng, ngọc ngà châu báu/đất đai ...). Chữ quốc với chữ ngọc 国 cũng là loại chữ giản thể rất thông dụng hiện nay. Hiện tượng 'thay đổi chữ viết' một cách thâm thuư6 trên có thể giải thích được chữ thố/thỏ 兔 đă dùng thay cho chữ miễn/*măn/ văn 免 - âm *măn đă từng có nghĩa là mèo trong tiếng Việt7. Sự lẫn lộn8 giữa mèo và thỏ c̣n thấy trong cách dùng dă miêu 野猫 để chỉ loài thỏ hoang (wild rabbit)9 và mèo hoang trong văn hoá TQ và đáng được đào sâu hơn.
 
3. Lẫn lộn giữa các loài mèo và thỏ … trong văn hoá TQ
 
Thố tôn 兔猻 (thỏ tôn) là loài mèo hoang đang từ từ biến mất: loài thú này ở Trung Á, Tây Bá Lợi Á, Kashmir, Nepal, Thanh Hải , Nội Mông Cổ , Hà Bắc , Tứ Xuyên , Tây Tạng , Tân Cương ... Thố tôn hay Xá Lị tôn 猞 猁 孫 : tiếng Anh c̣n dùng cụm từ Steppe cat và chúng hay sống trong các khu sa mạc. Khi người Hán tràn xuống phía Nam và Tây, ta thấy hiện tượng lẫn lộn ‘trông/nh́n mèo ra thỏ’ (trông gà hoá cuốc) như cách gọi Thố tôn này: các lẫn lộn trên giải thích được phần nào tại sao chi thứ tư Măo Mẹo liên hệ đến mèo chứ không phải là thỏ từ nguyên thuỷ. H́nh sau trích từ trang mạng Bách Khoa TQ http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%85%94%E7%8C%BB hay xem thêm http://baike.baidu.com/view/39824.htm
 
Thố tôn 兔狲
 
Thỏ và mèo
 
Thố tôn c̣n được gọi là dương xá lị 洋猞猁, ô luân 烏倫, mă năo 瑪瑙, mă năo tặc 瑪瑙勒 ... Xá lị 猞猁 là loài mèo hoang (lynx).
 
Miêu là từ HV nghĩa là mèo, nhưng nghĩa Hán cổ đại của miêu là loài hổ ít lông chứ không phải là mèo; Dữ kiện này hỗ trợ cho khả năng Măo 卯 chỉ là một cách kư âm của một tiếng nước ngoài (tiếng Việt cổ) nhập vào tiếng Hán. Đây là định nghĩa của miêu
 
【 爾雅 • 釋獸】 虎竊毛, 謂之虦貓
【Nhĩ Nhă•Thích Thú】 hổ thiết mao,vị chi sạn miêu
 
 
Sạn/sàn 虦 theo Ngọc Thiên cũng là mèo. Sạn/sàn虦 c̣n viết là 虥 (chữ hiếm - tần số dùng là 11 trên 237243358) chỉ loài mèo hoang có vằn.
 
Thố/thỏ 鵵 hay 𨿮 nghĩa cổ là một loài chim
Văn hay *măn 梚 (chữ hiếm) chỉ một loài cây theo cổ thư TQ; Nhưng giọng Hẹ lại đọc là t'u2 (như âm thổ) - so với hai âm măn (mèo) và thố/thỏ.
 
4. Các cách giải thích khác nhau
 
Để hiểu tại sao người Việt lại dùng mèo cho chi Măo 卯, một cách giải thích thường gặp10 trong tài liệu TQ là âm Măo khi nhập vào tiếng Việt đọc giống như mèo hay miêu HV nên người Việt dùng mèo làm biểu tượng thay v́ thỏ. Điều này không hợp lư v́ các lư do sau
 
3.1 Mèo là แมว maew (tiếng Thái), maaw (Lào) ... nhưng thỏ lại là loài vật biểu tượng cho chi Măo ở Thái, Lào! Điều lầm lẫn giữa Măo và mèo lại càng rất khó xẩy ra khi đất Giao Chỉ có những liên hệ rất gần với các triều đại phương Bắc (Hán ... Đường) so với các dân tộc khác ở phía tây Giao Chỉ.
 
3.2 Nếu mèo đọc gần như Măo và được dùng làm loài vật tượng trưng cho chi thứ tư này, rất khó giải thích tại sao nga (ngỗng trời ... c̣ biển) gần gũi với dân ta (đánh cá, gần biển ...), đọc gần giống âm cổ *ngwa của Ngọ 午, lại không là loài vật biểu tượng cho chi Ngọ? C̣n âm cổ Mùi (Vị) 未 của chi thứ tám đọc gần với âm muỗi, tại sao người Việt lại dùng dê chứ không là muỗi ... và c̣n nhiều các âm giống khác nữa ....v.v... Ngoài ra, tuy chữ Nôm c̣n quá ‘trẻ’ để phân tích liên hệ ngữ âm của tên gọi 12 con giáp, nhưng cũng có vài điểm đáng chú ư là mèo (cũng như meo) thường dùng chữ miêu 貓 HV như
 
'Lẻo lẻo doành xanh con mắt mèo' (Bạch Vân Thi Tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1585)
 
Nhưng méo th́ chữ Nôm dùng Măo 卯 (có khi cộng thêm dấy nháy)
 
'Tṛn tṛn méo méo in đ̣i thuở’ (Hồng Đức Quốc âm Thi Tập, soạn bởi quần thần và Lê Thánh Tông 1442-1497).
 
Do đó, hai âm Măo và mèo đă có sự phân biệt ít nhất từ thời nhà Lê, và xác suất nhầm lẫn giữa Măo11 (âm Hán trung cổ, nhập ngược vào VN khoảng từ thời Đường Tống) và mèo (âm thượng cổ) trong tiếng Việt rất nhỏ!
 
3.3 Khuynh hướng tổng quát và tự nhiên của chữ viết loài người tiến hoá từ cụ thể và đơn giản đến trừu tượng12. Thí dụ như tên gọi các loài vật được dùng với nghĩa mở rộng hơn, trừu tượng hơn như mặt chuột (so với mặt rồng), thân trâu ngựa, ăn như mèo ngửi, tính t́nh như rắn rít ... Thành ra, suy luận từ âm Măo cho ra mèo th́ không phù hợp với khuynh hướng tự nhiên; Đáng lẽ là từ mèo (loài vật, cụ thể) cho ra âm Măo (hệ thống ghi thời gian, trừu tượng, bói toán/số mệnh) mới hợp lư hơn. Hệ thống gọi tên các con vật cụ thể (đơn giản) và rất gần gũi với nhà nông khi nhập vào văn hoá Hán đă trở thành hệ thống ghi nhận thời gian, bói toán (trừu tượng, phức tạp); Hệ thống 12 con giáp này cùng khởi sắc khi văn hoá Hán phát triển cực mạnh (Tần, Hán ... Đường, Tống ...) và ảnh hưởng đến các khu vực chung quanh, đây lại là hiện tượng nhập ngược mà ít người ư thức được trong trường hợp Việt Nam.
 
3.4 Có những cách giải thích không có cơ sở khoa học, đầy cảm tính như sự thay đổi giữa mèo và thỏ là sự xuyên tạc sự thật13 , hoặc dựa vào những ‘huyền thoại’ không thể kiểm chứng khách quan được: người viết chỉ ghi nhận vắn tắt ở đây mà thôi.
 
Từ những góc độ nh́n khác nhau như trên, ta thấy khả năng nguồn gốc tên gọi 12 con giáp có thể đến từ tiếng Việt cổ. Thật ra th́ người Việt chúng ta không cần phải lư giải tương quan rất tự nhiên giữa Măo Mẹo và mèo, cũng như Tư chút *chuốt chuột, Ngọ ngựa, Hợi *Gỏi cúi (heo), Sửu *tlu trâu ... Người Việt không phải dùng các từ ghép so với văn hoá TQ như Măo Thố 卯兔 , Tư Thử 子鼠, Sửu Ngưu 丑 牛để giúp ta nhớ đến tương quan Măo mèo, Tư chuột, Sửu tlu/trâu ..... Chính các ngôn ngữ hay dân tộc nào dùng thỏ thay v́ mèo cho chi Măo/ Mẹo mới cần phải giải thích sự khác biệt này: đây là sự vay mượn hay cố t́nh thay đổi? …. Không phải là hoàn toàn nghịch lư khi tổ tiên c̣n dặn ḍ con cháu rằng
 
Trăm năm bia đá th́ ṃn
Ngàn năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ
 
5. Phụ chú và phê b́nh thêm
 
Để cho liên tục, người đọc có thể xem thêm các bài viết về chi Măo (hai bài trước số thứ tự là phần 4, 4A) chủ đề "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp" trên trang mạng khoahoc.net, dunglac.com ... của cùng một tác giả (Nguyễn Cung Thông), hay lên google và đánh tên nguyencungthong th́ sẽ có loạt bài liên hệ đă đăng ớ các địa chỉ/website khác nhau. Ngoài hiện tượng đổi chữ (dùng dấu phẩy chẳng hạn), lẫn lộn (mèo thành thỏ), chúng ta cũng nên để ư đến hiện tượng nhập ngược (Măo nhập ngược vào ngôn ngữ Việt với dạng cổ mèo đă hiện diện). Hiện tượng nhập ngược lại (back-loan) trong quá tŕnh giao lưu văn hoá như Bụt-Phật, tên 12 con giáp (gốc Việt cổ) trong tiếng Việt không phải là hiếm - nhất là khi các dân tộc sống gần nhau qua một thời gian rất dài; Một thí dụ gần đây hơn và thường được nhắc đến đă xẩy ra vào thế kỷ 20 khi Nhật Bản du nhập văn minh Tây phương và dùng một số từ gốc Hán, sau đó các từ này nhập ngược lại tiếng Hán và sau đó nhập vào tiếng Việt
 
 
 
Xí nghiệp (HV) 企業 qi4 ye4 (Bắc Kinh) kigyō (Nhật)
 
Điện tử 電子 dian4 zi3 denshi
 
Nguyên tử 原子 yuan2 zi3 genshi
 
Thị trường 市場 shi4 chang3 shijō
 
Khoa học 科學 ke1 xue2 kagaku
 
Hàng Không Mẫu Hạm 航空母艦 hang2 kong1 mu3 jian4 kookuubokan
 
...v.v...
 
 
1) nhưng theo học giả Lê Quư Đôn (1726-1784) trong ‘Vân Đài Loại Ngữ’, và Jean Bonet trong ‘Dictionnaire annamite-francais’ (1899) th́ thỏ là con vật biểu tượng cho chi Măo: điều này cho thấy ảnh hưởng không nhỏ và có khi méo mó của chữ và văn hoá Hán, nhất là khi dùng tài liệu TQ. Văn hoá dân gian ta vẫn duy tŕ cách dùng con mèo (không phải thỏ) như trong tự điển Việt Bồ La (1651) – xem phần giải thích về giờ.
 
 
3) thí dụ như thanh điệu trong từ láy bốn chữ nũng nà (na) nũng nịu ... đều cùng âm vực trầm (trọc)
 
4) xem thêm chi tiết trong cuốn "ABC Etymological Dictionary of Old Chinese" của GS Axel Schuessler, NXB University of Hawai'i Press (Honolulu, 2007) trang 91 mục 8.2.1
 
5) danh từ nước (tiếng Việt) có khả năng là một dạng ngạc cứng hoá của vực 域 (vực > *nhược > nước tiếng Việt) so với dạng quốc (vực > *kwuc > quốc tiếng Hán Việt), nhưng ảnh hưởng của đạo Phật đă đưa nước (quốc gia có biên giới rơ ràng, xem lịch sử h́nh thành chữ quốc國 tiếng Hán bên dưới) đến với nước (chất lỏng, không phân định ranh giới rơ ràng, tuỳ thuộc h́nh thể/địa chất) trong vốn từ của toàn dân; Đây là sự thể hiện qua ngôn ngữ của giáo lư PG vô thường và mầu nhiệm. Các dữ kiện này cho thấy tư tưởng PG và văn hoá dân gian VN, qua tư duy nông nghiệp/tổng hợp và cụ thể, đă hoà lẫn với nhau từ thuở xa xưa để h́nh thành những nét văn hoá ngôn ngữ đặc thù của dân tộc, một đề tài lớn rộng đáng được nghiên cứu rất chi tiết để hiểu rơ hơn lịch sử và bản sắc văn hoá tộc Việt cho đến ngày nay.
 
 
6) từ khi dùng bút lông để viết chữ Hán, dấu chấm (nguyên thủy) trở thành dấu phẩy cho hợp với thế viết. Dấu phẩy bên phải của chữ ngọc được thêm về sau này - giáp văn, kim văn, triện văn không có dấu phẩy - chữ vương 王 và ngọc 玉 bắt đầu giống nhau từ thời kim văn
 
 
Chữ miễn/*măn/văn免và chữ thố兔thời Xuân Thu có thể hoán chuyển cho nhau như trong đề từ khắc hoạ ở đền thờ Vũ Lương, bia khắc thời Hán ... Ngoài ra, các cách khắc/viết của miễn/*măn/văn và thố/thỏ cũng có lúc giống nhau trong triện văn
 
 
 
Xem 13 cách viết khác nhau của chữ thố/thỏ 兔ta thấy có hai trường hợp không có dấu phẩy bên phải (tượng h́nh, chỉ đuôi thỏ) - trích từ trang http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra00276.htm
 
 
Có những trường hợp chữ Hán không thay đổi nghĩa khi thêm (hay bớt) dấu phẩy ở trên hay dưới
 
 
 
Triện văn Tư HV (nghĩ, tư duy)
 
 
7) 'con măn tam thể': chat à trois couleurs (mèo tam thể, mèo có ba màu) theo Gustave Hue trong cuốn 'Dictionnaire vietnamien-chinois-francais' (Imprimerie Trung Hoà, 1937). Thuyết Văn Giải Tự/TVGT c̣n ghi chữ 獌 man, mán, mạn (màn mán wàn - giọng Bắc Kinh/BK) là chữ hiếm với tần số dùng là 9 trên 171894734 như sau
 
獌,[舞販切 ],狼屬。從犬曼聲。《爾雅》曰:“貙獌,似貍。”
mạn ,[ vũ phiến thiết ] , lang thuộc . Ṭng khuyển mạn thanh . " Nhĩ Nhă " viết : " sâu mạn , tự li . "
 
Để ư TVGT cũng ghi miêu là loài li 貓,貍屬 (miêu, li thuộc). Người Mèo 苗族 (Miêu tộc) c̣n được gọi là người Man, Mán 蠻 蛮
 
8) hiện tượng lẫn lộn giữa loài thỏ và mèo (khi nh́n từ xa khá giống nhau) c̣n thể hiện qua các phương ngữ ở TQ thời cổ đại, phản ánh giao lưu văn hoá ngôn ngữ của các dân tộc đă từng hiện diện ở khu vực Trường Giang và phía nam TQ. Thí dụ như chữ nậu 䨲 (Unicode 4A32), nóu BK neu2 wan5 giọng Hẹ ... Chữ này rất hiếm từng chỉ thỏ con, nhưng lại có thể đọc là *man (so với măn là con mèo tiếng Việt), trích tự điển Khang Hy
 
 
《集韻》江東呼兔子爲䨲 ... 《廣韻》《集韻》無販切,音萬
"Tập Vận" Giang Đông hô thỏ tử vi nậu ... Quảng Vận, Tập Vận : vô phiến thiết, âm vạn
 
 
(nậu HV)
 
9) Dă miêu 野猫 có các nghĩa là (a) mèo hoang (dă) hay mèo đồng, (thỏ hoang, và nghĩa mở rộng (tỷ dụ/metaphor) là © người lỗ măng ...
 
10) xem thêm chi tiết các trao đổi, như Măo Niên (năm Măo) 卯年trở thành Miêu Niên (năm mèo) 貓年cho nên mèo là biểu tượng cho chi Măo, trang http://www.chinahistoryforum.com/index.php...t=#entry4988244 hayhttp://en.wikipedia.org/wiki/Rabbit_(zodiac) hay http://www.museumstuff.com/learn/topics/Rabbit_(zodiac) , và ‘ …v́ trạng người Việt gầy nhỏ, không cao nên dùng mèo thay v́ thỏ…’ trang này http://www.gxtour.cn/view_news.asp?keyno=8030&lei=900 hay đọc Măo thành mèo (cũng như con mèo) nên người Việt đổi (lầm) thỏ thành mèo, xem trang này http://chinablog.cc/2009/01/why-no-year-of-the-cat/ hay ‘huyền thoại’ về mèo ngũ trễ nên không đến mục tiêu kịp; Một ‘huyền thoại’ khác lại nói rằng mèo bị loại ra trong 12 con giáp v́ nó đă bắt con chuột thiêng của Maya (mẹ của đức Phật Tổ) ...v.v...
 
11) cách đọc Măo rất phù hợp với cách phiên thiết theo Đường Vận/Tập Vận: 莫飽切, 音昴 mạc băo thiết, âm măo. Cũng như đa số các âm Hán Việt khác tương thích với âm Hán trung cổ, phản ánh khả năng nhập vào tiếng Việt vào khoảng thời Đường Tống ... Điều này cho thấy cách đọc HV Tư Sửu Dần ... Tuất Hợi cũng nhập vào tiếng Việt khoảng đời Đường hay sau này. Âm thượng cổ của Măo là *meu - theo tự điển phổ thông trên mạng http://tool.httpcn.com/Html/zi/22/PWCQKOUYRNUYKOTBF.shtml
 
 
 
[ 上古音 ]:幽部明母,meu - so với dạng mèo tiếng Việt
[ 广 韵 ]:莫飽切,上31巧,mǎo,效開二上肴明
[ 平水韵 ]:上声十八巧
[ 国 语 ]:mǎo
[ 粤 语 ]:maau5
[ 闽南语 ]:bau2
 
Các dữ kiện về âm thượng cổ *meu (mèo) của tự điển TQ trên c̣n chứng minh rằng dạng mèo thượng cổ đă cho ra dạng Măo/mǎo trung cổ, và đă ‘hoá thạch’ hay trở nên bất tử trong tiếng Việt.
 
 
 
 
 
Có người (chiêm tinh gia TQ) lư luận là loài mèo quen thuộc đối với người Việt nên thỏ mới trở thành mèo - xem chi tiết trang http://www.astrologizeme.com/repon-16.shtml .
Lại nữa, một đề nghị cho rằng ở miền bắc TQ hiếm mèo nên đổi mèo thành thỏ - xem chi tiết trang http://www.asiafinest.com/forum/lofiversio...179029-100.html ; Tuy nhiên, một ư kiến khác ngược lại nói rằng ở Việt Nam hiếm thỏ nên đổi thỏ thành mèo!
 

Post ngày: 10/19/17 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17