|
Tản mạn về
năm Mùi (phần 15A)
Nguyễn Cung Thông
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên
gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị …? Phần này đưa ra vài cách nh́n
hầu giải thích phần nào các lư do dẫn đến hiện tượng trên. Ngôn ngữ con
người biến đổi theo thời gian (âm cổ và âm hiện đại) và không gian
(phương ngữ, thổ ngữ, ngữ hệ), thành ra phần này sẽ bàn về các dữ kiện
minh xác kết quả trên. Đây cũng là mục đích chính của loạt bài
“Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp”, phần này tiếp theo bài
“Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Mùi/Vị – *mjei – Dê (phần
15)”.
Các bài viết sau nhưng cùng một chủ đề sẽ đánh số với
mẫu tự A, B, C… Hi vọng loạt bài này gợi ư và tạo thêm động lực cho
người đọc t́m hiểu thêm về tiếng Việt và những liên hệ ngôn ngữ thật thú
vị. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), BK (Bắc Kinh), TVGT
Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường
Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV
(Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự
Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại
Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH
(Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601),
Vận Kinh (VK/1161). Dấu hoa thị * dùng để chỉ âm cổ phục nguyên
(reconstructed sound). Không nên lầm số thứ tự chỉ phụ chú và thanh điệu
sau vần.
Trong Thập Nhị Chi (12 con giáp), chi thứ 8 là chi
Mùi 未,
đáng lẽ phải đọc là Vị theo các cách đọc của vận thư (chính thống hay
“chuẩn”).
- Các cách đọc chữ Vị
未
Chữ mùi/vị
未 (thanh mẫu
minh 明
vận mẫu vi 微
khứ thanh, hợp khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
無沸切,音味 vô
phí thiết, âm vị (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, VH, CV, LTCN
六書正擶, TVi,
CTT, TĐTAT 重訂直音篇)
– TVi ghi ph́ khứ thanh 肥去聲,
CTT ghi vi khứ thanh 微去聲
亡貴切 vong
quư thiết (NT, TTTH)
…v.v…
Giọng BK bây giờ là wèi (viết theo hệ thống pinyin
hiện đại) so với giọng Quảng Đông mei6 và các giọng Mân Nam
客家话:[梅县腔]
wi5 wui5 [沙头角腔]
wui5 [客英字典]
vui5 mui5 [陆丰腔]
mui6 [东莞腔]
mui5 [宝安腔]
mui3 [客语拼音字汇]
vui4 [海陆丰腔]
wui6 [台湾四县腔]
wi5 潮州话:bhi7(bī)
bhuê7(būe) – giọng Mân Nam/Đài Loan là bi7, tiếng Nhật là mi bi và tiếng
Hàn là mi. Tiếng Saek1 cổ là muy4 so với tiếng Saek hiện đại
là mame4 (như tiếng Thái). Tiếng Lào là moth so với tiếng Dioi là fat1,
tiếng Ahom là mut và tiếng Tây Tạng là lug. Một dạng âm cổ phục nguyên
của Mùi là *mwei. Thật ra âm mùi đă hiện diện trong cách đọc
chữ 味
– tiếng Việt đă duy tŕ cách đọc cổ hơn của hai chữ
味 và
未 – đều đọc
là mùi. Cụ Thiều Chửu2 cũng từng ghi rằng Vị ‘thường quen
đọc là chữ Mùi’ (quen đọc ở đây hàm ư là theo thói quen từ xưa đến
nay, hay là một dạng âm cổ hơn).
- Các cách đọc chữ
味
Chữ mùi/vị
味 (thanh mẫu
minh 明
vận mẫu vi 微
khứ thanh, hợp khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
無沸切,音未
vô phí thiết, âm vị (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, CV, LT, TVi)
莫拜切,音韎
mạc bái thiết, âm muội (TV, LT)
武沸切 vũ
phí thiết (NT, TTTH)
莫珮切,音妹
mạc bội thiết, âm muội (KH)
亡曷反,音沫
vong hạt phản, âm mạt (ThVn
釋文)
莫葛切 mạc
cát thiết (LT)
無貴切,音未
vô quư thiết, âm vị (CTT)
…v.v…
Giọng BK bây giờ là wèi so với giọng Quảng Đông mei6
và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔]
mi5 [宝安腔]
mui3 [客英字典]
mui3 mi5 [东莞腔]
mui5 [客语拼音字汇]
mi4 mui4 [海陆丰腔]
mui6 [沙头角腔]
mui5 [台湾四县腔]
mui5 [陆丰腔]
mui6 潮州话:bhi7
– – giọng Mân Nam/Đài Loan là bi7, tiếng Nhật là mi bi và tiếng Hàn là
mi. Ta thấy từ các âm đọc trên, tiếng Việt Mùi là gần với âm giọng Mân
Nam nhất. Liên hệ giữa tiếng Hẹ (Khách Gia Ngữ/Hakka)/Mân
Việt và Lạc Việt theo ḍng thời gian (và suốt
chiều dầy lịch sử dựng nước) rất đáng chú ư, nhưng không nằm trong chủ
đề bài viết này. Ngoài mùi viết bằng bộ khẩu với chữ Vị, các chữ3
妹
昧
眛
沬 … đều đọc là
muội.
Bài viết trước đây về âm Mùi (xem nguồn trích ở mục
4) đă giải thích biến âm m > v, dựa vào các dạng kí âm từ tiếng Phạn như
नमन
nam-ana trở thành Nam Mô hay Nam Vô
南無, Mañjuśrī
অবলোকিতেশ্বর
trở thành Văn Thù Sư Lợi
文殊師利 … Cũng như các tương quan vô
無 mựa (VBL),
vạn 萬
muôn, man (VBL) …v.v… Ngoài ra, các cách đọc phiên thiết bên trên cho
thấy tương quan giữa nguyên âm trước/nhỏ i và nguyên âm sau/lớn ơ/u. Tóm
lại, ta có cơ sở rất vững chắc để kết luận âm Mùi là âm cổ hơn của Vị.
Không những thế, phạm trù nghĩa của Mùi tiếng Việt chỉ giới hạn trong
các ư chỉ 12 con giáp hay hơi ngửi thấy, nhưng không hàm ư chưa như cách
dùng vị lai (chưa đến), vị tường (chưa rơ), vị hôn phu (chồng chưa
cưới), vị thành niên (chưa đến tuổi thành nhân) – không thấy ai dùng
*mùi lai, *mùi tường, *mùi hôn phu, *mùi thành niên … Cách dùng trên
tương ứng với nghĩa cổ nhất của Mùi (chỉ thời gian/Thập Nhị Chi) và Vị
(phó từ, nghĩa là không, chưa).
- Các dạng biến âm và kị
(tị) huư
Thử đặt trường hợp một gia đ́nh có người tên chữ là
Mùi và viết là 未,
các thế hệ sau nếu có dùng chữ này sẽ đọc là Vị chẳng hạn (âm đọc mới
hơn). Mùi và Vị chỉ là hai dạng (biến âm) khác nhau của cùng một gốc hay
cùng ngữ căn, từ đó ta có một khả năng giải thích hiện tượng kỵ huư. Đây
chỉ là ‘quân bằng lại’ cách hiểu tại sao lại có sự khác biệt giữa các
cách đọc khác nhau. Một trường hợp liên hệ là chữ Mậu
戊, âm BK bây
giờ là wù (tương ứng với vụ HV), nhưng các giọng đọc phương Nam TQ và HV
đều vẫn c̣n duy tŕ âm cổ hơn là Mậu. Đến nỗi vua nhà Lương đă ra lệnh
bắt phải đổi Mậu thành Vũ 武
(wǔ BK bây giờ) để tránh phạm huư4 vào năm Khai B́nh nguyên
niên (907, theo Ngũ Đại Sử). Khác với GS Nguyễn Tài Cẩn, và dựa vào các
phương ngữ Nam TQ (Quảng Đông, Đông Hoàn Khang …), người viết cho rằng
âm Mậu đă hiện diện cùng lúc với âm Vũ (âm mới hơn) chứ không phải chờ
đến sắc lệnh của vua nhà Lương! – Xem chi tiết trang
http://www.zdic.net/z/1a/js/620A.htm . Thành ra vấn đề kỵ huư phần
nào chỉ là ‘chính thức hoá’ cách đọc của quần chúng (và địa phương) từ
chính quyền trung ương đương thời mà thôi, phản ánh khuynh hướng ‘ư dân
là ư trời’ (Vox populi, vox dei – tục ngữ La Tinh cổ đại).
Ngoài ra, âm cổ hơn của Vũ là múa vẫn c̣n được bảo lưu trong tiếng Việt.
Một trường hợp kỵ huư khác cũng đáng chú ư là danh
nhân Ngô Th́ Nhậm5 (1746-1803): chữ Hán viết là
吳時壬 hay
吳時任. Ngô Th́
Nhậm có thể đọc là Ngô Thời Nhậm hay Ngô Thời Nhiệm v́ kỵ huư vua Tự Đức
(Nguyễn Phúc Th́, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Từ thời VBL (1651) ta đă có
các âm nhiệm và nhậm, thím (thẩm), tim (tâm), t́m (tầm), kim (châm) … So
với các giọng Quảng Đông đọc Nhậm là jam4, jam6, các giọng Mân Nam jim5
ngim5 rim6 ngim6 … Thành ra, Nhiệm là một dạng âm cổ hơn so với Nhậm –
âm cổ phục nguyên của Nhậm là *njim – xem thêm chi tiết về các cách đọc
của Nhậm trang này chẳng hạn
http://www.zdic.net/z/15/js/4EFB.htm .
Tóm tắt cho phần này, cách gọi Mùi là một dữ kiện
ngôn ngữ quan trọng để t́m lại âm cổ hơn của Vị (cách đọc ‘chuẩn/hàn
lâm’). Đi xa hơn nữa là khả năng nhái lại âm thanh phát ra từ loài thú
này (âm *mwei > me be) hay tượng thanh để cho ra các dạng
Mùi, Vị, bê, dê … Các dạng này vẫn c̣n tồn tại trong các ngôn ngữ dân
tộc ở Nam TQ, âm Hán Việt và tiếng Việt, khiến ta phải đặt lại vấn đề về
nguồn gốc tên gọi 12 con giáp; không phải từ TQ mà ra như nhiều người
lầm tưởng qua bao ngàn năm nay và từ Đông sang Tây! Sự tiến hoá từ nghĩa
cụ thể (tiếng động vật kêu, tên gọi loài vật) cho đến cách ghi thời gian
(năm, tháng, ngày, giờ) và phó từ phủ định (trừu tượng) là một quá tŕnh
rất tự nhiên và dễ hiểu. Những cống hiến âm thầm này vào văn hoá Hán đă
đến lúc cần được đưa ra ánh sáng qua các lăng kính ngôn ngữ, lịch sử và
khoa học khách quan. Một hệ luận từ các dữ kiện ngôn ngữ trong bài này
là hiện tượng kị huư, có thể hiểu được phần nào từ khuynh hướng quân
bằng lại sự biến hoá rất b́nh thường của ngôn ngữ loài người (âm cổ và
âm mới hơn).
- Phụ chú và phê b́nh
thêm
Để cho liên tục, bạn đọc có thể tham khảo loạt bài
“Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp” trên các trang mạng
như
http://newvietart.com/Mui-Vi-1.pdf hay
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2198
…v.v…
Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu
(Bibliography) tham khảo APA hay MLA v́ bao gồm các phê b́nh thêm về đề
tài, tài liệu và tác giả để bạn đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và
chính xác.
1) Tiếng Saek (ngôn ngữ của dân tộc Saek) c̣n lưu lại
trong vài làng ở Đông Bắc Thái Lan. Tiếng Saek thuộc vào họ Tai-Kadai
(mà tiếng Thái được nhiều người biết đến nhiều nhất). Bây giờ th́ dân
tộc Saek hầu như đồng hoá hoàn toàn vào xă hội Thái. Xem thêm bảng từ
vựng tiếng Saek của William J. Gedney: “The Saek Language: Glossary,
Texts and Translations” Michigan Papers on South and Southeast Asia
no. 41 …v.v…
2) Thiều Chửu 1942 “Hán Việt Tự Điển” tái bản nhiều
lần – như từ NXB Đà Nẵng (2005). Tự điển Việt-Hoa-Pháp/Dictionnaire
vietnamien-chinois-francais của LM Gustave Hue (1937) cũng ghi Mùi là
‘… prononciation annamite du caractère Vị …’.
3) Có khoảng 15 chữ Hán – thường là chữ hiếm – dùng
chữ Mùi làm thành phần hài thanh. Có 8 chữ đọc là muội, 3 chữ vừa đọc là
muội vừa đọc là vị, các chữ c̣n lại đọc là Vị.
4) Nguyễn Tài Cẩn 1985 “Một số vấn đề về chữ Nôm” NXB
Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp (Hà Nội, 1985 – trang 22/110). Ảnh
bên dưới chụp một phần từ Tự Vị (1615) cho thấy chữ
戊 đọc là
莫侯切,音茂
mạc hầu thiết âm mậu … Nhưng sau tị (huư) nên đọc thành Vũ …v.v… Thật ra
một dạng âm cổ của Vũ là *mĭu, tiếng Việt vẫn c̣n duy tŕ âm múa; so
sánh với các tương quan Mùi Vị, múa vũ, vu mo (đồng cốt), vụ mù (sương),
vọng mong, vơng mạng …
Truyền thống bảo thủ phong kiến cộng hưởng với khuynh
hướng ‘quân bằng lại’ ngôn ngữ làm phép kị huư trở thành một yếu tố văn
hoá đáng kể.
5) Một số âm Hán Việt cũng cho thấy tương quan của
vần -am và -iêm như chữ hàm
嗛 (hộ giam
thiết 戸監切/ĐV,
乎監切,音銜
hồ giam thiết, âm hàm/TV) c̣n có thể đọc là khiểm (苦蕈切,音歉
khổ khuấn thiết, âm khiểm/QV/TV/CV) … Hay chữ sam
摻 (sở hàm
thiết 所咸切/ĐV,
sư hàm thiết 師咸切/TV/VH)
c̣n có thể đọc là tiêm (tư liêm thiết, âm tiêm
思廉切,音纖/TV/VH/CV)
…
Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com
Post ngày:
10/19/17 |