Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (4): Nước Văn Lang

 

Nguyên Nguyên

 

Trong bài thứ 3 của loạt bài Hùng Vương, chúng ta đă quan sát ư nghĩa của tên Xích Quỷ thường viết trong các sách giáo khoa, quốc hiệu đầu tiên của nước Việt. Cũng đồng thời xác định lại thời điểm xảy ra câu chuyện con rồng cháu tiên chỉ trong ṿng thiên niên kỷ đầu trước Công Nguyên. Địa điểm lúc bắt đầu câu chuyện xoay quanh địa bàn nước Sở của thời Xuân Thu Chiến quốc, đặc biệt tại địa bàn của chủng Thái-cổ với sự hội nhập của chủng Việt-cổ.

Từ đó, sau khi kiểm chứng với lịch sử, đặc biệt với sự kiện thật rơ: miền Hoa Nam cho đến khi nhà Hán tiến quân thôn tính, chưa hề có một nước nào lớn rộng và nhất thống như cái nước Xích Quỷ trong truyện cổ tích đời xưa của người Mường, chúng ta có thể thấy Xích Quỷ chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, của truyện tích. Sự thật miền Hoa Nam của nước Tàu ở thời xa xưa, bao gồm rất nhiều chủng tộc khác nhau. Với ngôn ngữ, huyết thống và phong tục tập quán khác nhau. Nội ở khu vực Quảng Đông Quảng Tây, mặc dù chủng lớn ở đó vẫn là chủng Âu khi xưa, nay đă được (hay bị) đồng hoá thành 'Hán' tộc, người ta vẫn thấy có rất nhiều chủng khác lớn nhỏ đủ thứ vẫn góp mặt như một nhóm người dân tộc hay một khu vực tự trị. Điển h́nh là người Choang, rất có khả năng chính là hậu duệ của người Tây Âu năm xưa, ngày nay vẫn c̣n trên dưới 10 bộ tộc khác nhau tuy đồng chủng, với dân số lên đến gần 20 triệu, bằng nước Úc.

Trong bài này chúng ta sẽ quan sát tiếp ư nghĩa của tên nước Văn Lang cũng như thử xem lại những chứng tích hoặc dấu ấn, nếu có, và đặc biệt biên giới của Văn Lang.

Trước hết xin tóm tắt một vài điểm quan trọng đă được tŕnh bày trong những bài trước:

(i) Trước tiên, chúng ta đă xem lại con số 18 được dùng để chỉ 18 đời vua Hùng, và 'phát hiện' được rằng trong nền văn minh Hoa Hạ, số 18 được dùng như một ư niệm liên tục để chỉ một tập hợp có thể trống không, hay chi tiết hăy c̣n ẩn số, không biết rơ. Số 18 cũng rất phổ thông ngày xa xưa, rất có thể do ở hệ thống đếm của văn minh Hoa Hạ trong thời huyền sử đă xử dụng con số 9 làm cơ bản, hệ đếm số 9. Trong hệ đếm số 9, số 18 coi như 2 lần số hệ 9 (= 2 chín), tương đương với 20 trong hệ đếm số 10 (Xem: [1]). Chúng ta cũng đă ghi nhận con số 9, số lớn nhất của hệ đếm theo 9, thường dùng để chỉ vua chúa, tột đỉnh của quyền lực xă hội.

(ii) Truyền thuyết 'con rồng cháu tiên' được giải mă dưới một góc độ khá mới của thế kỷ 21. Trong đó chúng ta đă xử dụng đến những ư niệm 'đương đại', như 'nhảy vọt theo trọn đơn vị' (kiểu thuyết quantum của Max Planck) hoặc 'quay băng video nhanh', và xem xét kỹ tất cả các nhân danh và địa danh của truyền thuyết. Từ đó chúng ta đă xác định được, thời gian xảy ra câu chuyện của truyền thuyết được giới hạn trong ṿng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên (0-1000 TCN), và ở tại địa bàn nước Sở.

(iii) Để giải mă truyền thuyết, lần đầu tiên chúng ta bắt buộc phải phân biệt từng chủng một trong khối Bách Việt cũng như địa bàn sinh sống của họ. Có hai chi lớn thuộc chủng Việt nổi bật: Âu (Thái) và Lạc (Việt). Chúng ta cũng phải xem những nhân vật của câu chuyện như biểu tượng cho một nhóm người, một bộ tộc, v.v.

(iv) Từ đó t́nh duyên giữa Âu Cơ với Lạc Long Quân được xem như một cuộc hợp chủng để gây sức mạnh chống cản đàn áp và sức tiến của chủng Hoa. Những vụ 'tuần thú' của mấy ông 'vua' tưởng tượng thuộc địa bàn nước Sở được xem như những cuộc di tản hằng khối của các nhóm Bách Việt xuôi về hướng Nam. Đặc biệt để ư đến hai chủng chủ lực là Thái và Việt cổ.

(v) T́nh vợ chồng giữa bà Âu và ông Lạc cuối cùng phải kết thúc, bởi lư do chính, như đă ghi rơ: dị chủng. Theo bản Mường, vào lúc chia tay, cả hai nhóm vẫn c̣n theo mẫu hệ, và dưới chế độ bộ lạc. Cả hai nhóm đều có các con nắm giữ vai tṛ lănh đạo của các bộ lạc riêng biệt thuộc chủng của ḿnh. Chưa hề tiến đến h́nh thái của chế độ nhà nước hay quốc gia. Cuộc chia tay đó ăn khớp với việc chia cắt nước Nam Việt thành hai phần: phần Quảng Châu phía trên thuộc chủng Thái (cổ) và phần Giao Châu phía dưới có chủng Việt đa số. Nó cũng đại diện cho việc một số người địa phương - đa số thuộc chủng Thái cổ (Âu) với địa bàn gốc là khu rừng núi - đă không thể sống chung với thế lực đô hộ Bắc phương, bỏ miền đồng bằng kéo lên rừng lên núi mà sống. Ở đó họ hội nhập với các sắc dân bản địa như Negrito (thấp, tóc xoăn), và Melanesian (đen ở hải đảo), rồi lâu ngày trở thành người Mường, người Tày, người Kha,…. Những người ở lại thành người Kinh.

Về sự chia ly giữa bà Âu và ông Lạc, Việt Nam Sử Lược [2] có chép:

'Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là ḍng dơi Long-quân, nhà ngươi ḍng dơi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con th́ nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, c̣n 50 ta đem xuống bể Nam Hải.’ Truyền thuyết đă nói quá rơ: Âu Cơ và Lạc Long Quân, mỗi người thuộc một chủng khác nhau.

Sau đó vẫn theo truyền thuyết, Lạc Long quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Truyền được 18 đời th́ bị mất nước về tay Thục Phán. Thục Phán mang 'quốc tịch' cũ của nước Thục, đă bị nước Tần dứt điểm vào năm 316 TCN. Theo rất nhiều sử sách dân Thục thuộc chủng Thái-cổ.

Theo phần ghi chú của dịch giả bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [3], 'những truyện Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương được chép lần đầu tiên ở sách 'Lĩnh Nam trích quái', Ngô Sĩ Liên bắt đầu đem vào quốc sử.' Tức, những nhân danh như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và ngay cả Hùng Vương đều được chép vào Đại Việt Sử Kư Toàn Thư [3] từ một số chuyện u linh hoang đường được đầu tiên giới thiệu với người nước Nam, qua bộ truyện 'Lĩnh Nam Trích Quái', xuất bản vào khoảng thế kỷ 14.

Riêng sử thần Ngô Sĩ Liên đă bàn ở cuối chương về Hùng Vương [3]: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế? V́ là mẹ làm quân trưởng, các con đều làm chủ một phương. Cứ xem như tù trưởng Man ngày nay, xưng là nam phụ đạo, nữ phụ đạo (hiện nay đổi chữ phụ đạo 辅 导 làm phụ đạo 父 道 có lẽ như thế [8]). C̣n như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh th́ rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hăy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.'

Có thể nói một trong những cảm hứng dẫn đến việc truy tầm sách vở để viết nên loạt bài này bắt nguồn từ dặn ḍ của Ngô Sĩ Liên: 'tin sách chẳng bằng không có sách, hăy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.'

Văn Lang, con ngựa và chữ viết

Khởi điểm của loạt bài này nằm ở chỗ xem xét trở lại toàn bộ các thứ từ dùng chữ Hán ṛng, để mô tả t́nh h́nh sử địa và nhân sự trong truyền thuyết Hùng Vương. Cách xử dụng những từ Hán ṛng này, như Kinh Dương Vương, Hùng Vương, Xích Quỷ, Văn Lang, v.v. cho thấy ngay tính cách vô lư, và mâu thuẫn với rất nhiều sự kiện lịch sử cực kỳ quan trọng:

  • Hoa chủng cho tới khoảng nhà Châu lên tiếp nối với nhà Thương (tức khoảng 1120 TCN) thật sự chỉ làm chủ được một vùng đất rộng bằng hai ba tỉnh, ở miệt Hoa Bắc bên sông Hoàng Hà.
  • Hầu hết những cuộc chiến tranh, hoặc tranh chấp lănh thổ trong thời Đông Châu liệt quốc, biết được qua sử sách, đều giới hạn trong vùng đất ở miền Hoa Bắc, phía Bắc sông Dương Tử. Chỉ có một hai ngoại lệ, như nước Việt của Câu Tiễn, nằm ở khu Chiết Giang - Thượng Hải ngày nay, hoặc miền Nam của nước Sở (Hồ Nam), là thuộc miền Hoa Nam. Đặc biệt cả hai nước Sở và Việt đều có cư dân đa số thuộc chủng Yueh (Việt), bao gồm phần chính: Thái và Việt.
  • Ở đầu thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, miền Hoa Bắc có đến hơn 1000 nước lớn nhỏ khác nhau [17]. Tương tự, miền Hoa Nam cũng y như vậy. Bởi mỗi chủng lớn cũng có đến hằng chục thứ chi chủng khác nhau. Thí dụ: người Hmong (Miêu) cũng có đến khoảng 5 chi lớn. Người Thái (chủng Âu) cũng vậy, đủ thứ Thái: Thái nước Thục, Sở, Điền Việt, Tây Âu, Dạ Lang (Quí Châu), v.v. Mỗi chi như vậy có thể có đến cả chục tiểu chi khác nhau. Đối với người dân tộc ở Trung Hoa và ở Việt Nam, thí dụ người Choang, và Mường theo tuần tự, t́nh trạng này hăy c̣n tồn tại đến ngày nay. Lư do chính: trai gái thường thường chỉ lập gia đ́nh với nhau lẩn quẩn ở trong làng (Xem [4]).
  • T́nh trạng ư niệm và tổ chức nhà nước, hay nước nhà đối với người dân tộc ngày nay ra sao th́ ngày xưa cũng y hệt như vậy, và có thể tệ hơn rất nhiều. Bởi thiếu thốn các định chế hoặc cơ viện của ngày nay, như: tiền tệ, tổ chức tiện nghi vật chất, hành chánh, và quan trọng nhất, chữ viết và các phương tiện truyền thông. Tức, từ xưa đến nay, tổ chức nhà nước hoàn toàn không phải là một thực thể đơn giản chủng nào cũng có thể đạt đến được. Nói một cách khác, quốc gia hay 'nước', không phải là chuyện đương nhiên chủng nào cũng có được. T́nh h́nh miền Hoa Nam trước khi Hoa chủng tràn xuống gây chiến tranh 'xâm lược', rất có khả năng, chỉ gồm một số rất nhiều các bộ lạc, hay cùng lắm liên minh một vài bộ lạc cùng chi chủng với nhau. Sẽ bàn tiếp phía dưới.
  • Vấn đề ngôn ngữ cũng khó khăn tương tự. Ngay ở miền Hoa Bắc nơi xảy ra chiến tranh qua lại của hằng trăm hằng ngàn nước lớn nhỏ khác nhau, không phải dân nước nào cũng 'piết’ tiếng ...Tàu. Rất nhiều nước, nhiều bộ tộc vẫn xử dụng tiếng của chủng họ qua hàng trăm hàng ngàn năm, và thông thường vẫn c̣n giữ giọng nói cho măi đến ngày nay. Tại nhiều nước lớn như Sở, Tề, Lỗ, Tấn, Ngô, Việt. và gần như toàn thể miền Hoa Nam trước khi nhà Tần và nhà Hán xua quân xâm chiếm, đa số dân chúng có tiếng nói khác với chủng Hoa. Thường thường tiếng Thái cổ và Việt cổ. Tuy vậy t́nh h́nh ngôn ngữ ở Hoa Nam và phía Lĩnh Nam nói chung, vẫn thua xa Hoa Bắc, ở chỗ Hoa Bắc có chữ viết và ngôn ngữ là tiếng Hoa, thường xuyên xử dụng tại các nước lớn mạnh, và được các nước chư hầu bắt chước noi theo.
  • Đặc biệt có thể khẳng định vùng đất thuộc Bắc Bộ ngày nay, cho đến lúc nhà Hán thôn tính nước Nam Việt, vào năm 111 TCN, dân chúng ở đó, đa số thuộc chủng Âu, Lạc, và Môn-Khmer, đều không biết ǵ về chữ Hán và tiếng Tàu.
  • Quan trọng nhất và cũng là một điểm hầu như những nhà khoa học đủ mọi ngành, kể cả những khoa học gia Âu Mỹ, thường lướt qua, không để ư đến: ‘Văn minh’ nhất là ở khía cạnh kỹ thuật chiến tranh và truyền thông, được xử dụng trong việc quản lư hành chánh của một ‘tổ chức quốc gia’, nhất là ở vào thời xa xưa, rất thường sẽ xác định được nước đó bé nhỏ hay rộng lớn đến cỡ nào. Nói nôm na, cương giới hoặc diện tích của lănh thổ của một nước, nhất là ở vào những thời đại xa xưa, hoàn toàn mang tỷ lệ thuận với tŕnh độ kỹ thuật hay văn minh, nhất là về chiến tranh và truyền thông, của dân chúng ở xứ đó. Hai thành tố, theo thiển ư, đă đưa chủng Hoa nhanh chóng tiến lên xă hội theo h́nh thái quốc gia rồi đế quốc, chính là: con ngựa và chữ viết. Hai thành tố này góp phần song song và hỗ tương lẫn nhau. Thành tố 'tổ chức hành chánh' qua dạng triều đ́nh, chỉ là một hệ luận đương nhiên của hai thành tố chính yếu kể trên.
  • Thành tố thứ nhất: Con Ngựa. Con ngựa theo nhiều sách vở, có thể truy cập ở mạng internet, xuất hiện theo thuyết tiến hoá vào khoảng năm 3000 TCN, tại miền Trung-Á, khu vực người Turkestan (Tokharians hay Nhục Chi), cũng như người Hung Nô, Mông Cổ. Con ngựa thật sự chỉ được con người luyện cho thuần thục và xử dụng khoảng 1000 năm sau đó, tức năm 2000 TCN. Chuyện Đế Minh đi tuần thú bằng xe ‘lô ca chân’, vào khoảng năm 2879 TCN, xuống miền Hoa Nam do đó hoàn toàn là một chuyện, đúng như tựa sách, u linh và ‘chích quái’. Bởi ông ta chỉ có thể đi bằng voi, hoặc bằng trâu (như Tôn Tẫn), hay đi bộ. Rất chậm chạp, lâu lắc. Vào thời Đế Minh, ngựa hăy chưa trở thành phương tiện di chuyển. Như vậy, nếu dùng ngựa, thật ra Đế Minh phải chờ khoảng 1000 năm nữa, ngựa mới thuần thục và xử dụng được. Chuyện Đế Minh đi tuần thú cũng giống y như ta nói Elvis Presley sau khi đă thành danh mua cho bạn bè mỗi người một chiếc xe Lexus và một dàn máy Tivi và DVD kiểu màn h́nh plasma. Hoặc Tư Mă Thiên đă cho in bộ Sử Kư của ông được 4000 ấn bản tại Nam Hoa Thư Xă, sau đó có bản in dịch ra tiếng La-tinh gửi bằng FedEx. tặng cho Hoàng Đế La Mă. Hay Charles Darwin lần đầu tiên cho xuất bản thuyết tiến hoá của ông qua mạng internet với sự giúp đỡ của Bill Gates.
  • Thành tố thứ hai chính là Chữ Viết. Có chữ viết mới có hệ thống nhà nước, có trên có dưới, có chức này chức nọ, có thưởng có phạt. Mới có được một hệ thống đầu năo, quản lư cho những sinh hoạt chung của nước nhà. Quản lư đi đôi với luật pháp, dù ở bất cứ dạng đơn sơ nào. Quan trọng nhất là thông tin, liên lạc. Không có chữ viết chỉ có thể có được một hai chức vụ trong một xă hội nhỏ mà thôi. Thí dụ: tù trưởng và gia đ́nh tù trưởng. Hay Thổ Lang và Quan Lang trong xă hội Mường. Hoặc Lạc Hầu và Lạc Tướng theo với các truyền thuyết về 'xă hội Văn Lang'. Xă hội nhỏ đó rất khó vượt ra khỏi h́nh thức bộ lạc hay liên minh vài ba bộ lạc gần gũi với nhau. Hai thành tố: con ngựa và chữ viết, là hai thành tố cơ bản cho kỹ thuật chiến tranh, truyền thông và hành chánh. Theo thiển ư, hai thành tố cơ bản này, vào ngày xưa, là 'điều kiện đủ' khiến quốc gia mới h́nh thành được, trên một lănh thổ rộng hơn hai-ba tỉnh ngày nay của Việt Nam. Và chính hai thành tố này đă giúp cho chủng Hoa tiến nhanh tiến mạnh lên h́nh thái nhà nước, rồi nhất thống được nước nhà. Y hệt như mô h́nh đế quốc do đại đế Alexander tạo dựng tại bán đảo Hy Lạp cổ vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Trước hết, nhờ ở ngựa và chữ viết, Hoa chủng đă nhất thống được tất cả các nước ở miền Hoa Bắc. Xong rồi nhanh chóng tiến lên cấp đế quốc, thôn tính được tất cả các nhóm rợ phía Nam. Chúng ta cũng có thể dùng nhận xét sau đây để hỗ trợ cho luận cứ này. Chỉ riêng việc nhất thống miền Hoa Bắc, nhà Châu rồi nhà Tần phải tốn gần 800 năm. Bởi các 'nước' ở Hoa Bắc đều biết xử dụng ngựa và chữ viết. Chiến tranh ở Hoa Nam chỉ tốn tổng cộng trước sau, trên dưới 8 năm là xong. Bởi Hoa Nam ít có ngựa và không có một hệ thống chữ viết hoàn hảo như Hoa Bắc. Các bộ tộc ở Hoa Nam cũng chưa có hệ thống nhà nước chặt chẽ và chu đáo như Hoa Bắc.

Từ những nhận xét khái quát phía trên, chúng ta sẽ thấy bất cứ quyển sử nào nếu đề cập một 'nước' nào đó ở miền Hoa NAM trong ṿng 1000 năm trước Công Nguyên, có được một lănh thổ lớn hơn một tỉnh ngày nay của nước Tàu, th́ đó hoàn toàn chỉ là một chuyện cổ tích mang tính u linh hoang đường, hay ‘chích quái’. Nói cách khác, một khi kiểm chứng được thời điểm câu chuyện, một nước như Xích Quỷ [1] hay Văn Lang, theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư [3], với một địa bàn rộng lớn chiếm hết miền Hoa Nam và kéo đến tận 'nước' Hồ Tôn [5], chắc chắn chỉ là một chuyện hết sức 'u linh'. Với trực giác đơn sơ nhất, ai cũng có thể thấy, một cái nước nhất thống được hàng ngàn các bộ lạc khác nhau, với các chủng dị biệt trên một địa bàn bao la như vậy, chắc chắn phải có tổ chức nhà nước rất cao siêu. Ít lắm cũng bằng miền Hoa Bắc, với di sản một đống sách vở thánh hiền rất đồ sộ, và hàng chục các thứ lí thuyết về chính trị hoặc đạo lư, hay kỹ thuật chiến tranh. Nhất là một chủ thuyết chính trị tạo thành xương sống cho riềng mối nước nhà. Tệ lắm cũng phải có một hệ thống chữ nghĩa thật đàng hoàng, và một phương tiện chiến tranh, truyền thông, truyền lệnh (con ngựa, xe ngựa hay chiến xa) mới có thể quản trị hành chánh được một lănh thổ bao la như vậy.

Như vậy, chuyện kể trong [3]:

'Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là nước Văn Lang (nước ấy phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến hồ Động Đ́nh, phía Nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam,...'

đề cập đến một 'đế quốc' Văn Lang rộng lớn như vậy chắc chắn chỉ là một chuyện mơ tiên, 'u linh chích quái'.

Theo Đại Việt Sử Lược [7], tức quyển sách khuyết danh thất lạc về sau t́m ra được tại một thư khố nhà Thanh bên Tàu, vào thời vua Châu Trang Vương ở bên Tàu (696-682 trước Công Nguyên) 'ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút'.

Như vậy, chuyện cái nước Văn Lang có ‘phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút’ đă cho thấy dân nước Văn Lang chưa có chữ viết, rất khó có thể có một cương giới rộng lớn hơn hai ba tỉnh nước Nam, theo lối sắp xếp ngày nay. Cho dù có chữ viết, câu hỏi kế tiếp sau đây sẽ lập tức đưa 'nước' Văn Lang đến chỗ trống không: Chữ viết đó thuộc chủng nào? Nếu nhớ địa bàn Bắc Việt vào thuở sơ khai chắc chắn bao gồm rất nhiều chủng tộc và bộ tộc khác nhau: Thái cổ, Tày cổ (cũng một chi của Thái), Môn, Khmer, Việt cổ, Negrito, Melanesian, ... Và mỗi một chủng có rất nhiều chi chủng nhỏ khác nhau, với tiếng nói hơi khác với nhau. Chỉ riêng trong chủng đó mà thôi. Sự kiện này ngày nay vẫn c̣n tiếp diễn dài dài tại các làng bản của dân tộc ít người ở miền Hoa Nam và tại Việt Nam. Đặc biệt có thể để ư, muốn một chủng nổi bật lên và dùng ngôn ngữ của ḿnh lấn áp hết ngôn ngữ các chủng khác, để tiến đến nhất thống tạo thành một ‘nước’ lớn hơn 2-3 tỉnh, chủng đó phải có một nền văn minh hay văn hoá và kỹ thuật ‘hoàn toàn trên cơ’ các chủng kia. Như trường hợp tiếng Hoa tại Hoa Bắc ở thời Đông Châu Liệt quốc, và tiếng Anh tiếng Mỹ vào vài thế kỷ gần đây. Sử sách hoàn toàn không hề ghi nhận t́nh h́nh vượt trội như vậy đối với bất kỳ chủng nào trong khối Bách Việt tại vùng Lĩnh Nam.

Phần ghi chú phía dưới trang 66 của Đại Việt Sử Kư Toàn Thư [3] cho biết về 'kinh đô' của Văn Lang:

'Cương giới của nước Văn Lang chép ở đây là tương đương với miền mà sách Trung quốc xưa gọi là đất Bách Việt. Sách 'Thái b́nh hoàn vũ' chép thành Văn Lang ở huyện Tân Xương đời Đường, huyện Tân Xương thuộc Châu Phong. Sách 'Đại Nam nhất thống chí' đặt thành ấy ở khoảng đền Hùng Vương, xă Hy Cương huyện Lâm Thao tỉnh Vĩnh Phú.'

Do đó, đối với kinh đô của nước Văn Lang, trong chiều hướng 'cóp' lại các mô h́nh của các nước phía Bắc sông Dương Tử thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta cũng đă thấy có nhiều điểm khá lổng chổng. Một kinh đô - hai ba địa điểm khác nhau. Tên kinh đô, tên nước và địa điểm địa lư toàn bằng tiếng Tàu, đối với một khối dân gồm hằng trăm chi chủng khác nhau, không piết tiếng Tàu và sống rất xa Tàu, chứ không phải như dân nước Sở. Vô lư hơn nữa, không có một tư liệu nào cho biết các chủng đó đă có một dạng chữ viết nào hay chưa, để quản trị hành chánh số người khổng lồ (ở thời đó) trên một lănh thổ hết sức bao la. Ngoài ra, ta có thể đặt luôn câu hỏi: Đối với hàng chục chi chủng khác nhau như vậy, chủng nào là chủng chủ lực nắm hết các cơ viện nhà nước ở trong tay? Và h́nh thù các cơ viện nhà nước đó ra sao?

Tóm tắt, vấn đề nước Văn Lang của Hùng Vương đă gặp lấn cấn ngay khi người ta đọc đoạn mô tả nước đó trong quyển sử của Ngô Sĩ Liên [3]. Như đoạn ghi chú phía trên đă cho biết, có hai thứ cương giới của nước Văn Lang: (i) Một thứ thật rộng bao gồm Hoa Nam và Bắc bộ cộng với bắc Trung bộ của nước Việt ngày nay; và (ii) Một thứ nhỏ hơn, chỉ gồm khu Bắc bộ mà thôi. Lănh thổ nhỏ của Văn Lang thông thường có thể suy đoán qua một trang sử kế tiếp, viết về việc Triệu Đà sát nhập xứ Âu Lạc vào Nam Việt. Âu Lạc chính là ‘tên nước’ theo ngay sau Văn Lang.

Theo với luận cứ ‘con ngựa và chữ viết’, chúng ta có thể loại bỏ thứ lănh thổ bao la của Văn Lang. Thứ lănh thổ Văn Lang nhỏ hơn, và giới hạn trong ṿng Bắc bộ sẽ được quan sát tỉ mỉ hơn ở đoạn sau. Bây giờ xin thử quan sát tên nước Văn Lang của người nước Nam, đă được viết bằng tiếng Tàu ṛng.

Văn Lang và tiếng Tàu

Tên nước đầu tiên của người Việt chắc chắn không phải là tên bằng tiếng Tàu ṛng. Một lần nữa ta thấy truyền thuyết đă ẩn chứa một đoạn Fast Forward (quay băng video nhanh) rất quan trọng. Nều thời kỳ dựng nước xảy ra vào khoảng năm 2800 TCN, xứ Văn Lang chưa có ngựa và không biết được tới một chữ Tàu nữa chứ đừng nói tới việc đặt tên vua, tên nước thế này thế nọ, viết bằng tiếng Tàu.

Theo [10], thư tịch cổ của Tàu hoàn toàn không có ghi nước nào mang tên Văn Lang hết. Tên Văn Lang lần đầu tiên xuất hiện [11] trong sử sách Việt qua quyển Đại Việt Sử Lược [7] vào khoảng thế kỷ 14, có lẽ lại 'cóp' theo thư tịch của Tàu vào thời nhà Đường [11], năm 618-907 sau Công Nguyên. Tức tên Văn Lang chỉ được ghi chính thức vào sách vở ít lắm 800 năm sau khi nước đó bị 'biến mất', ít nhất trên danh hiệu. Và lại một thứ tên hiệu bằng tiếng Hán ṛng trên một khối dân tộc, vào lúc 'nước' Văn Lang c̣n tồn tại, không biết một chút ǵ về chữ Hán.

Thấy rơ điểm mâu thuẫn rất lớn từ chỗ tiếng Hán ṛng cho một nơi mà hằng trăm hằng ngàn năm trước người Hán chưa hề đặt chân đến, rất nhiều vị tiền bối đă ra sức biện giải cho những khía cạnh 'nôm na' của tên nước Văn Lang.

Trước hết, theo rất nhiều giả thuyết quen thuộc 'Văn Lang' mang nghĩa 'đàn ông có xâm ḿnh' - một đặc tính của hầu như toàn thể các giống dân thuộc khối Bách Việt ở thời cổ đại xa xưa. Khối Bách Việt lại chính là tiền thân của một số đông các dân tộc ngày nay ở miền Đông Nam Á. 'Xâm ḿnh' tiếng Hán quốc ngữ gọi 'văn thân'. 'Đàn ông' gọi 'lang'. 'Văn Lang' do đó mang nghĩa: đàn ông xâm ḿnh. Bởi 'văn lang' mang vẻ thuần Hán nên đă có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng t́m ṭi những giả thuyết khác, giải thích 'Văn Lang' cho có vẻ đượm nhiều sắc nôm-na dân tộc Việt hơn.

Hoàng Thị Châu [12] đưa ra giả thuyết dựa trên tài liệu ngôn ngữ. Theo đó, tiếng gọi 'người' của các dân tộc khối Nam Á (Austro-asiatic) thường liên hệ đến tiếng Mă Lai 'ORANG'. Orang = người. Orang kampung = người dân làng. Âm /O/ có thể biến chuyển qua lại với âm /ou/ ở thời cổ đại, chưa có chữ viết theo a-b-c. /Ou/ có thể biến âm qua lại với /U/ hoặc /wu/. Và cũng có thể /wu/ sinh ra, hoặc do người Tàu phát âm thành /wen/, tức /văn/ theo kiểu quốc ngữ. /Rang/ có âm /r/ thông thường biến chuyển qua lại với âm /l/. /Rang/ => /Lang/. Từ 'lang' du nhập đến Trung Hoa và thường mang nghĩa 'đàn ông'. Do đó /O-Rang/ biến dạng thành /Văn Lang/ qua lối phát âm của người Hoa. Đơn thuần, 'văn lang', xuất phát từ 'orang' chỉ mang nghĩa 'nơi hoặc xứ sở của người'.

Quyển 'Thời Đại Hùng Vương' [13] có ghi tóm tắt: 'Vậy có thể cho rằng: Những tộc danh Lang, Văn Lang, Dạ Lang... đă bắt nguồn từ một danh từ chung, có nghĩa là "đàn ông", "người", với những h́nh thái biến đổi khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Phụ âm đầu trong những tộc danh như Văn Lang, Việt Lang nếu đọc theo cách phát âm của tiếng Việt cổ và trong tiếng Hán cổ th́ đó là âm w, một phụ âm môi-môi có bộ vị cấu âm rất gần với các nguyên âm tṛn môi như ô, u đến nỗi người ta c̣n gọi phụ âm này là bán nguyên âm u. Do đó, những âm trên hoàn toàn có khả năng biến đổi từ trạng thái nọ sang trạng thái kia.

Trong phương pháp so sánh của ngôn ngữ học lịch sử, những từ như Văn Lang, Việt Lang với urang, ôrang, cũng như Dạ-lang với Đrang trong từ đranglô đều có thể xem là những từ giống nhau, nhưng nếu chỉ căn cứ vào h́nh thức bên ngoài th́ không sao nhận ra được.'

B́nh Nguyên Lộc [10] dựa vào việc đồng âm dị nghĩa của tiếng Hán đưa ra giả thuyết rằng 'Văn Lang' là một từ Hán dùng để chỉ một thứ cau, gọi là cau sọc. Cau sọc tức một thứ cau có sọc trắng trên nền xanh của trái cau. Bởi theo tiếng Hán, cây cau hoặc trái cau được gọi ‘tân lang’. Tiếng Mă Lai có từ dùng để chỉ ‘cau’ là ‘Pin nang’, cũng gồm 2 âm, rất dễ đọc trại ra thành ‘Tân Lang’ theo kiểu người Tàu. Bởi ở pên Tàu nhất là miền Hoa Bắc, ngày xưa không có ‘cau’ nên có lẽ họ phải vay mượn từ ‘pin-nang’ để gọi cau, rồi biến ra thành ‘tân-lang’. Và 'Văn Lang' chính là tiếng Hán dùng để chỉ thứ ‘cau sọc’. Tức 'Văn Lang', theo [10], có thể chỉ là từ Hán dùng để phiên dịch từ tiếng dân bản địa, chỉ ... 'nước cau sọc'. Đối với các h́nh người trên trống đồng có đội mũ lông chim thật to, B́nh Nguyên Lộc đặt ra nghi vấn: phải chăng đó là ‘tàu cau’ chứ không phải lông chim. Cũng theo B́nh Nguyên Lộc, vào cổ thời dân Việt rất trọng cây cau, và xem cau như một vật tổ quan trọng, với dẫn chứng, rất nhiều địa điểm thiêng liêng ở Việt Nam đều có vết tích cây cau. Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư, Chùa Thiên Phúc ở Sơn Tây, Tháp B́nh Sơn ở Vĩnh Yên, chùa Thiên Phúc ở Bắc Ninh, Chùa Keo ở Thái B́nh, chùa Một Cột tại Hà-nội, tất cả đều có cây cau.

Thuyết 'nước cau sọc' sẽ có thêm cơ sở, nếu biết nước Chăm (Chiêm Thành, Champa, Chàm) vào thời cổ đại có phân chia thành hai bộ tộc Bắc và Nam, vẫn thường 'choảng' với nhau. Phiá Bắc có vật tổ là 'Cau', mang hiệu 'nước Cau' hay 'bộ tộc Cau' (Kramuka Vamsa) và phía Nam, vật tổ 'Dừa', 'bộ tộc Dừa' (Narikela Vamsa) (xem [6]). Dân các bộ lạc Dừa chính là hậu duệ, hoặc bà con rất gần với dân Phù Nam [14]. Dân các bộ lạc Cau ở phía Bắc chính là dân Lạc Lê [10] có chủng bà con với dân Hải Nam nguyên thủy [15]. Bộ lạc Cau phía Bắc giáp giới với nước Văn Lang xa xưa. Nước cau sọc (Văn Lang) có biên giới phía Nam giáp với một 'nước Cau' khác, nên việc tự xưng 'nước Cau Sọc' có thể cũng là một chuyện không nằm ngoài lư lẽ thông thường.

Taylor [11] trích dẫn Trần Quốc Vượng và Henri Maspero về những thuyết khác biện giải cho tên Văn Lang. Theo Trần Quốc Vượng, Văn Lang chính là tên một thứ chim thần linh totem của bộ tộc các vua Hùng. Lư giải này cũng không giải tỏa được những lấn cấn về chữ Hán ṛng, dù rằng dành cho tên...con chim. Maspero đưa ra biện giải rất có thể Văn Lang là một phát âm đọc sai từ Dạ Lang (Yạ Lang), một xứ khi xưa nằm tại tỉnh Quí Châu ngày nay. Chúng ta đă thấy theo trích dẫn ở trên [13], Yạ Lang và Yiệt Lang là hai âm rất gần nhau. Nhưng từ Yạ Lang chuyển sang Wăn Lang, con đường biến âm bắt đầu dựa trên một số quy luật khác (xem [20]), như biến âm giữa /W/ và /Y/ (Yun-nan và Wân-nam (Vân Nam), Wang Yũ => Vương Vũ), vẫn có thể chấp nhận được. Tuy vậy, Yạ Lang hay Wăn Lang cũng không giải tỏa được sự thiếu thốn tính cách nôm-na trong tên Văn Lang.

Vấn đề có thể được minh giải sáng sủa hơn, đơn giản hơn nếu chúng ta dựa vào mô h́nh của nước Xích Quỷ như đă đề ra trong một bài trước. Theo đó các tác giả truyền thuyết có lẽ đă dựa vào một khu vực được người Tàu, ở thời bắt đầu xâm lấn xuống Hoa Nam, gọi tên là Yạ Lang, rồi biến đổi chút ít thành ra Văn Lang, cũng dùng để ám chỉ việc xâm ḿnh, tức 'Văn thân' của người bản địa. Y hệt như họ đặt tên nước tưởng tượng Xích Quỷ dựa vào lối gọi một thứ rợ có da màu thổ chu của người Hoa: Xích Địch. Ở một trường hợp khác, nếu tên Văn Lang được quần chúng biết đến sau đời nhà Đường (618-907), chuyện 'Văn Lang' xuất hiện trong các truyện cổ tích rồi về sau, 'Đại Việt Sử Lược', cũng chỉ là chuyện người nước Nam thấy các sư phụ Tàu gọi tên 'nước' ḿnh hồi xưa ra sao, th́ bắt chước gọi y như vậy. Và nếu Văn Lang do các sư phụ Tàu sáng tác, rất có khả năng, Văn Lang bắt nguồn từ ư nghĩa hay âm vận của: Orang (Hoàng Thị Châu), Yạ Lang (một địa bàn của tộc Thái & Miêu ở Quư Châu), Cau Sọc (B́nh Nguyên Lộc), Dân Xâm ḿnh (tiếng Hán ṛng).

Các ư niệm chung quanh nước Văn Lang

Muốn minh định rơ hơn sự việc nước Văn Lang có thật hay không, chúng ta hăy thử xem lại những ư niệm về quốc gia, về nước nhà.

Trước hết xin để ư đến những điểm chính sau đây:

  • Ư niệm về quốc gia mới xem có vẻ rất đơn giản, nhưng thật ra vô cùng phức tạp, bởi nó luôn biến chuyển theo từng thời đại, từng khối hoặc nhóm chủng tộc khác nhau, và trào lưu chính trị. Thí dụ vào thời xa xưa, thông thường không có đ̣i hỏi giới cầm quyền phải cùng một thứ chủng tộc với dân tộc đa số trong nước đó. Thí dụ nước Sở, nước Tấn, nước Tề,... ở thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu có những người cầm quyền là Tàu, hoặc lai Tàu, hoặc đa số thuộc chủng Tàu, trong khi khối lê dân thuộc vào một khối các chủng khác với giới cầm quyền. Thí dụ khác, nước Trung Hoa nhất thống dưới thời Nguyên, thời Thanh có khối dân to tát không mang cùng một thứ chủng như giới cai trị, nắm chính quyền.
  • Ngày nay đa số thảo luận của giới khoa bảng về ư niệm quốc gia thường kèm theo đ̣i hỏi rất 'thời thượng': Nước đó, nếu được gọi 'nước', phải đạt được 'độc lập' và 'tự chủ'.
  • Dưới khía cạnh chủng tộc, lại cũng có rất nhiều mô h́nh khác nhau. Có nước gần như thuần chủng, như nước Nhật, hay một vài nước ở Bắc Âu, các hải đảo Thái B́nh Dương, nhiều quốc gia ở Phi Châu, ... Có nước bao gồm hai ba chủng lớn chung sống với nhau, như Canada với chủng Anh và Pháp. Có nước hoàn toàn một thứ hợp chủng, rất thành công. Một nước tương đối mới: HOA Kỳ. Một nước hợp chủng từ ngàn xưa: Trung HOA. Và gần như ở mọi nước trên thế giới, nước nào cũng có thổ dân, với những dấu tích 'văn minh' rất xưa cũ. Thí dụ: Thổ dân Úc (Aborigine) vẫn thường tự hào đă biết vẽ h́nh trên động đá cách đây 40000 năm.
  • Đặc biệt đối với người Hoa, chúng ta cần lưu tâm đến một vấn đề mấu chốt liên hệ đến việc minh xác địa bàn nước Văn Lang ở đây. Đó là thật sự cái ư niệm về 'Quốc gia' của người Hoa vào thuở cổ thời ra sao? Đối với họ, khi nào họ gọi một vùng đất có một khối người sinh sống ở đó là 'nước'. Đại khái, có thể nói họ đă phân biệt khá rơ, nhưng thường chỉ riêng cho những 'xứ' thuộc ṿng bang giao hay chiến tranh với họ mà thôi. Nghĩa là trong ṿng 'hiểu biết' của các 'nước' chư hầu hoặc thiên triều của chủng Hoa (nhà Châu). Chỉ có nước minh chủ, như nhà Châu, mới có Hoàng đế hay Thiên tử. Đế ở trên hết. Tiếp theo, Vua một xứ láng giềng có bang giao hữu nghị hoặc chiến tranh với họ, hoặc thường hơn, chư hầu, họ gọi 'Vương'. Vua hay 'tù trưởng' một xứ xa xa mà họ biết đến rất ít, họ gọi: 'Quân'. Thí dụ: Tây Âu Quân, vua xứ Tây Âu. Lănh tụ một xứ xa thật xa, thỉnh thoảng đem lễ vật đến tặng, cầu cạnh sống chung hoà b́nh, hay trao đổi hàng hoá, họ gọi là: 'Chúa' [10]. Thông thường họ gọi một 'nước' mà họ biết rất ít bằng một thứ từ liên hệ đến chủng tộc hay bộ tộc: Thị. Thí dụ: Việt Thường Thị, tức một bộ tộc nào đó tự xưng hoặc được gọi Việt Thường, đă cử đại diện đem con chim Trĩ đến tặng vua Châu Thành Vương (khoảng 1123 TCN) để làm quen [7] [18].Thí dụ khác, xứ Dạ Lang, người Tàu thường gọi Dạ Lang Thị, theo sử sách cổ của Tàu trích dẫn trong [10].
  • Tóm lại, 'nước' đối với người Tàu ở thời cổ đại, nhất là đối với khối Bách Việt, là một ư niệm hết sức lỏng lẻo. Dùng cách nào cũng rất thuận lợi cho đoàn quân chiến thắng của chủng Hoa. Nếu họ dùng từ 'nước', như nước Tây Âu, nước Thục, nước Dạ Lang, nước Mân Việt, ... họ dùng cho nó oai v́ họ đă thắng và thôn tính được một 'nước' chứ không phải một bộ lạc nhỏ xoàng xĩnh. Nếu họ dùng 'Thị' hay 'bộ tộc' họ xác nhận được danh chính ngôn thuận ngay tại chỗ, theo chủ thuyết terra nullius, đất trống không có loài người văn minh. Y như thực dân hàng chục thế kỷ sau. Cũng là cái lư do chính đáng để họ ở lại đó luôn. Bởi xứ đó hăy c̣n man rợ, cần họ giúp đỡ quản lí hành chánh và chỉ dẫn ánh sáng của văn minh. Tóm lại, đối với người Tàu, phân biệt 'nước' hay 'Thị', đường nào cũng có lợi cho họ hết. Họ không hề quan tâm. Đặc biệt chúng ta có thể để ư, theo sát và dính liền với ư niệm quốc gia họ tặng cho 'nước' mà họ thôn tính được, chính là những tên huyện quận và cả tên nước đều dùng tiếng Hán ṛng. Luôn luôn họ nhấn mạnh, các tên tiếng Hán này đă có từ xưa. Với hàm ư: nước đó thời cổ đại người Hoa cũng đă biết đến rồi và đă đặt tên cho các phân bộ hành chánh từ khuya [19]. Tiền nhân tại nước Việt gần như không có sự chọn lựa nào hết, nhưng thường thích quan niệm tổ chức nước nhà và nhà nước đă có sẵn, trước khi Hán tộc đến thôn tính. Bởi trên quan điểm đó mới có thể dẫn đến những cuộc chiến giành độc lập, và cuối cùng nền độc lập và tự chủ. Tuy vậy tiền nhân ở nước Việt rất thường dễ dăi với ư niệm rất sâu sắc (‘xấu’) đă kèm sát theo ư niệm 'nước' người Hoa đă tặng cho: tên nước, tên quận huyện toàn bằng tiếng Hoa, và đă có từ xưa, trước khi có chiến tranh thôn tính. Tức một khi người ta chấp nhận tên nước, tên bộ phủ bằng tiếng Hán ṛng, ta đă ngầm chấp nhận luôn chủ nhân các vùng đất ấy từ ngàn xưa cũng là người Hoa, bởi họ dùng tiếng Hoa để đặt tên cho những khu vực đó. Nhiều khi chỉ ở việc dễ dăi nhận các tên quận huyện bằng tiếng Hán này, rồi nói chính ‘vua Hùng Vương’ đă phân chia bộ và đặt tên, đă gây một vết lem nho nhỏ cho nền độc lập nguyên thủy của nước Nam.

Bây giờ chúng ta thử quan sát thêm một số ư niệm về quốc gia, về nước nhà và nhà nước.

Ư niệm 'b́nh dân' nhất thường cho rằng một nước phải có đủ 3 thành tố: lănh thổ, dân tộc và chính quyền. Nhưng chúng ta sẽ thấy 3 thành tố đó chỉ tạo nên điều kiện cần, chứ không phải luôn cho điều kiện đủ, cho một quốc gia ở thời cổ đại.

Lịch sử thế giới chỉ nội trong thế kỷ 20 vừa qua đă cho thấy lănh thổ có thể co giăn, thu hẹp lại, hoặc bành trướng, hay bị cắt đôi chia ba. Thí dụ: Ấn Độ sinh ra thêm Pakít-tăn rồi tách ra Bangla-Đesh. Nước Do Thái được thiết lập trở lại. Trung quốc nuốt luôn Tây Tạng. Nhiều nước bị chia đôi xẻ ba. Thí dụ: Triều Tiên, Liên Xô (cũ),...

Dân tộc lại càng phức tạp hơn. Ư niệm dân tộc cũng lại mơ hồ. Rất nhiều nước có rất nhiều chủng. Nhất là các quốc gia mới thành lập trong ṿng vài trăm năm qua, như Mỹ, Úc, Canada, ... Rồi vấn đề di tản tị nạn được quốc tế nh́n nhận đưa đến ư niệm 'xin chọn nơi khác làm quê hương' mỗi khi con người thấy bị kỳ thị áp bức do ở quan điểm chính trị, tôn giáo hay chủng tộc. Việc di tản thường xảy ra mỗi khi có chiến tranh binh lửa khốc liệt. Và người di tản xin tị nạn ở nước khác, an b́nh hơn, có khả năng hoặc nhu cầu kinh tế khá cao, để có thể thu nhận họ. Ngoài ra c̣n việc di dân đối với những người có ngành nghề thuộc nhu cầu tại các nước tiên tiến khác. Đó là việc 'chảy năo'. Vài năm sau khi định cư, người di tản hoặc di dân được mang quốc tịch mới, và gia nhập vào khối 'dân tộc' của nước mới. Kết quả: ư niệm 'dân tộc' càng ngày càng trở nên sinh động bởi luôn luôn thay đổi, mặc dù rất chậm. Nhưng cũng sinh động hơn ngày xưa.

Chính quyền, tuy là một trong ba thành tố, nhưng thường rất quen thuộc và nổi bật nhất trong vấn đề ‘quốc gia’. Bởi chính quyền thông thường vừa là một ư niệm, cũng vừa là một thực thể. Mặc dù dân tộc và lănh thổ là thành phần ṇng cốt, nhưng nước nào cuối cùng phải được biểu hiện và đại diện bằng chính quyền. Chính quyền cũng là một thực thể, bao gồm một nhóm người trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh, cơm ăn áo mặc, cho dân chúng và bảo toàn lănh thổ quốc gia. Nhưng ta cũng để ư, hầu hết và gần như đến 99% các quốc gia ngày nay đều có vài ba dạng thức chính quyền giống giống với nhau. Tức bao gồm 3 thành phần: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một nguyên thủ, như quốc trưởng, hay tổng thống, nữ hoàng, hoặc Vua, hoặc chủ tịch, kiêm luôn hay cộng với một chức vụ (như thủ tướng) cầm đầu nội các. Nước nào cũng giông giống như vậy. Đặc điểm của nội các là phân chia 'chuyên ngành'. Nội các nước nào cũng có những Bộ chính như: giáo dục, tài chánh, quốc pḥng, ngoại giao, kinh tế, v.v...

Đối với các nước ở miền Hoa Bắc (phía Bắc sông Dương Tử) ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta thấy họ hội khá đầy đủ 3 thành tố kể trên của một quốc gia, theo với khung đối chiếu của thời đó. Mặc dù biên giới từng nước chưa được xác định rơ, nhưng sau một cuộc chiến tranh một sống một c̣n, người ta có thể thẩm định được biên giới của nước đă bị tiêu diệt, ngày trước đă rộng đến đâu. Thành tố dân tộc cũng không thua hay hơn thời bây giờ bao nhiêu. Các chủng cứ sống chung nhau trong cùng một lănh thổ trước đă, rồi sau vài mươi năm, vài trăm năm - dưới sự điều động và tác động của chính quyền (trung ương), hoặc do ở sinh hoạt chung với nhau - sẽ tạo được thành một dân tộc đặc thù cho nước đó. Chính quyền của các nước ở Hoa Bắc cũng được thể hiện rất rơ nét. Đặc biệt họ đă tiến đến những thể chế chính trị rất siêu đẳng vào thời đó. Bởi họ có đầy đủ chính quyền trung ương, cầm đầu tất cả chính quyền địa phương. Có ‘nội các’, có một số ‘hiến pháp’ không thành văn quy định các chức vụ trong triều, phân chia giai cấp thứ bực, luật pháp, quyền đại diện (như quan lớn có công trạng được quyền tiền trảm hậu tấu), và trên một hai địa hạt đă đi trước văn minh Tây Phương cả ngàn năm. Điển h́nh nhất là cái chức ‘Quân Sư’ của những tay như Thúc Nha, Quản Trọng, Tôn Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử… Thời bây giờ thường gọi: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia.

Miền Hoa Nam hay ‘Lĩnh Nam’, so với Hoa Bắc th́ sao? Buồn năm phút: Thua xa. Lănh thổ và dân tộc: Có vẻ như hăy c̣n trong t́nh trạng các bộ lạc sống gần gũi với nhau, rất nhiều khi khác nhau qua chi chủng, hay hoàn toàn khác chủng với nhau. Chính quyền: Không có chính quyền thực thụ ở trung ương theo như mô h́nh của các nước ở miền Hoa Bắc. Lư do chính:

  • Hoa Nam không bị sức ép của thiếu thốn thực phẩm như phía Tây Bắc nước Tàu (rợ Nhục Chi, Hung Nô). Để ư, rất ăn khớp với thuyết Ngũ Hành: Tây khắc Đông. Chu diệt Thương. Tần diệt Chu – sau khi Chu dời đô về Đông. Sở thôn tính nước U Việt ở phía Đông. Tần diệt Sở rồi gồm thâu lục quốc, phần nhiều ở hướng Đông.Tây khắc được Đông nhờ ở thế 'thượng phong' của con ngựa và chữ viết, đều xuất hiện trước tiên ở phía Tây.
  • Hoa Nam - mặc dù có thể có 3 điều kiện cần cho h́nh thái ‘nước nhà’ kể trên, trong dạng thô sơ nhất – nhưng lúc nào cũng thiếu 2 điều kiện đủ kia: ‘con ngựa’ và ‘chữ viết’. Có con ngựa mới có phương tiện mạnh mẽ hỗ trợ cho chiến tranh, và truyền thông từ trung ương và tạo dựng đời sống cộng đồng quốc gia. Có chữ viết mới có người viết, mới sinh ra chủ thuyết hỗ trợ cho nhà nước quân chủ, hay các lí thuyết về việc an dân trị nước. Mới có được sinh hoạt quốc gia: như trồng trọt canh nông, làm lụng tập thể, sáng tạo nghệ thuật, thi văn, ca hát (thí dụ: Sở Từ), xâm lăng hay pḥng thủ, bang giao với các xứ lân cận, v.v.. Mới có được những cơ viện trung ương, như Triều Đ́nh, trung tâm quyền lực nhà nước. Mới có được pháp lệnh, thưởng phạt đối với từng cá nhân trong xă hội. Duy tŕ an ninh trật tự.

Đến đây chúng ta có thể đi đến một kết luận sơ khởi: Nước Văn Lang, có vẻ là một nước không thể có thật. Dù ở dạng với biên giới thu hẹp trong vùng đất Bắc Bộ ngày nay. Nếu có thật chăng nữa, ư niệm về ‘nước’ của các chủng ở khu Lĩnh nam (Hoa Nam) đă có nhiều điểm khác biệt với các nước ở Hoa Bắc thời Đông Châu liệt quốc. Nói nôm na hơn, nước Văn Lang không thể nằm ngoài h́nh thái của tất cả các nước khác của nhóm Bách Việt ở Hoa Nam. Tức bao gồm một số bộ lạc đông dân gần gũi với nhau, thường hợp sức hợp quần với nhau khi có đe dọa từ bên ngoài, tứ một chủng khác dữ dằn hơn và đầy đủ phương tiện văn minh hơn.

 

TÓM TẮT

Trong bài này, chúng ta đă thử quan sát một vài sự kiện thực tế để t́m giải đáp cho câu hỏi: 'Nước Văn Lang có thật hay không? Nếu có, lănh thổ Văn Lang đă rộng đến đâu?'

Tiện dịp chúng ta đă tóm tắt ghi lại những lư giải có vẻ có chất lượng nhất cho một cái tên nước toàn dùng tiếng Tàu ṛng trên một vùng đất trước đó, những người sinh sống không hề biết đến một chữ Tàu. Và cũng thuộc nhiều chủng khác nhau. Những ư niệm về nước nhà và nhà nước cũng được xem qua, và chúng ta đă phát hiện thêm hai thành tố quan trọng đă tạo nên toàn bộ năm (5) điều kiện cần và đủ để một thực thể có thể xem đă tiến tới h́nh thái quốc gia và nhà nước, nhất là vào thuở cổ thời. Đó là: Con ngựa và chữ viết. Năm thành tố, tạo nên một tập hợp các điều kiện cần và đủ cho h́nh thành của 'nước', là: (1) Lănh thổ; (2) Dân tộc, (3) Chính quyền (triều đ́nh), (4) Con ngựa, và (5) Chữ viết. Hai thành tố sau (4) và (5) phải có mới có thể quản lư sinh hoạt và điều động được tổ chức quốc gia. Cũng chính nhờ hai thành tố này, chủng Hoa đă tiến nhanh tiến mạnh đến việc h́nh thành nước nhà và nhà nước, để rồi sau khoảng 800 năm nhất thống được cả lục địa phía Bắc sông Dương Tử. Sau khi nhất thống, nhà Tần, tiếp theo bằng nhà Hán đă tiến chiếm trọn miền Hoa Nam (Lĩnh Nam), rất thần tốc như thế chẻ tre. Nguyên do chính: Khối Bách Việt ở Hoa Nam vào thời đó c̣n rất nhiều lủng củng trong cách thức tổ chức xă hội. Nhất là 5 thành tố cần và đủ kể trên vẫn chưa đạt được đến một góc, một phần nhỏ của h́nh thái ở miền Hoa Bắc. Khối Bách Việt cũng không có kinh nghiệm xương máu của chính trị, chiến tranh và hoà b́nh, như Hoa Bắc trong suốt hằng trăm năm Xuân Thu Chiến Quốc.

Trong bài tới, chúng ta sẽ thử vạch ra một mô h́nh để nhận diện lại ư niệm về nước trong khối Bách Việt. Đặc biệt sẽ thử xem nước Văn Lang, nếu có, đă có thể rộng đến đâu.

Ghi Chú

[1] Nguyên Nguyên (2005) 18 đời vua Hùng Vương: Một ư niệm về liên tục. Xem khoahoc.net, aihưucongchanh.com, honque.net. v.v.

[2] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.

[3] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[4] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie Humaine et Sociologie. Institut d’Ethnographie. Paris

[5] Đọc sử 'nước' Chăm (thí dụ [6]) chúng ta thấy cho đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, 'nước' Chăm hăy c̣n bao gồm rất nhiều tiểu vương quốc trong một dải đất rất hẹp. Đừng nói chi đến nước Hồ Tôn ở thời huyền sử.

[6] Ngô Văn Doanh (2003) Văn hoá cổ Champa. Nxb Văn Hoá Dân Tộc.

[7] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM.

[8] Phụ đạo viết theo 辅 导 mang nghĩa người Thầy dạy học, có thể Thầy dạy kèm con vua. Viết như 父 道 nghĩa: con đường của Cha, ‘đạo’ làm Cha, hoặc vai tṛ Cha Chú..

[9] http://www.bsos.umd.edu/CSS97/papers/competin.html

http://www.slovak.sk/magazin_slovakia/496_Slovakia/history/history1.htm

http://repositories.cdlib.org/csd/03-09/

http://college.hmco.com/history/west/mosaic/chapter13/source388.html

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_date_of_nationhood

[10] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản.

[11] Keith Weller Taylor (1983) The Birth of Vietnam. University of California Press.

[12] Hoàng Thị Châu (1969) Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ. Nghiên cứu lịch sử 120. pp.37-48.

[13] Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi và Hoàng Hưng (1973) Thời đại Hùng Vương. Nxb Khoa Học Xă Hội.

[15] Chuyện cổ tích của miền Nam Cam-Bốt, tức địa bàn xứ Phù Nam xa xưa, vẫn đề cập đến Bà Chúa Lá Dừa.

[16] Quyển 'Mă Lai' của B́nh Nguyên Lộc có dẫn chứng lịch sử cho rằng mỗi khi có biến loạn tại nước Chăm, người hoặc binh lính Chăm ưa chạy về đảo Hải Nam để tị nạn. Người Chăm và Hải Nam ở thời cổ đại có lẽ có bà con hay ít lắm hiểu được tiếng nói của nhau.

[17] Nguyễn Hiến Lê (1997) Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá

[18] Đây cũng là một điểm sử sách Việt dễ bị lộn xộn nhầm lẫn. Theo với những luận cứ của loạt bài này, bộ lạc Việt Thường chỉ có thể là đám rợ chủng Yueh ở lưu vực sông Hoàng Hà gần miền Sơn Đông (rợ Đông Yi). Rợ Đông Yi tại Sơn Đông cũng có nhuộm răng, xâm ḿnh y hệt như dân Lạc Việt. Chỉ có đám rợ này mới có thể đi đến Kiểu Kinh, kinh đô Tây Châu nằm trong tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Không có cách ǵ bộ tộc Việt Thường nằm ở Hoa Nam hay khu vực Bắc Việt được bởi ở lí do đường xá xa xôi và phải xuyên qua hàng ngàn bộ lạc rợ khác ở miền Hoa Nam. Và chuyến đi giao hảo xa xôi như vậy hoàn toàn không cần thiết. Theo thiển ư, chính ở chỗ có một bộ tộc Việt nào đó muốn tặng vua nhà Châu con chim Trĩ, nên từ đó người Hoa gọi thứ chủng Lạc đă tính tặng họ con chim Trĩ đó là chủng Lạc viết theo bộ Trĩ (c̣n gọi Trăi): Lạc bộ Trăi ở miền Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang ngày nay: 貉 phân biệt [10] với Lạc bộ Chuy chỉ dân Môn và Miến Điện 雒 , Lạc bộ Mă 駱 chỉ dân Mân Việt ở Phúc Kiến, và Lạc bộ Khương 羌各 tiền thân của dân Khmer. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác.

[19] Rất nhiều quyển sách sử Việt Nam (xem [2], [3], [7]) đều trích một đoạn, chắc chắn do những quan từ Bắc Phương soạn giúp: Ở thời cổ đại xa xưa, vua Tàu có biết đến một xứ Giao Chỉ hay Việt Thường nào đó, và họ chia sẵn xứ đó ra thành 15 Bộ. Bí quá họ viết tiếp thêm tên 15 bộ bằng tiếng Hán ṛng, dựa trên tên các quận huyện ở đời sau, tức những tên họ đặt ra cả trăm năm sau khi thiết lập được thể chế đô hộ lên xứ sở của người nước Nam. Các vị sử gia Việt vội vă ‘Việt Nam hoá’ cho rằng chính Hùng Vương đă phân chia ‘nước’ ra 15 bộ rồi đặt tên toàn bằng chữ Hán ṛng, cho 15 bộ đó.

[20] Nguyên Nguyên (2004) Từ chữ Nôm đến quốc ngữ. Toàn bộ 8 bài. Có trên các web: Khoahoc.net, Aihưucongchanh.com, Honque.net.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17