Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

Thần Trụ Trời

Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật. Trời đất chí là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần dùng đầu đội trời lên cao Rồi thần đắp đất đá thành một cải cột đế chống trời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu th́ bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần h́ hục đào đắp để nâng ṿm trời lên măi lên măi...

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời tṛn như chiếc bát úp (. Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.Khi trời đất đă ổn định, rạch ṛi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. V́ thế, cột trụ trời bây giờ
không c̣n nửa, nhưng vết tích của cột vẫn c̣n ở núi Yên Phụ, Hải Hưng (2). C̣n những nơi đất đá văng đến, th́ thành núi đồi, g̣ đống; những chỗ bị đào th́ thành biển sâu hồ rộng.

Sau khi thần trụ trời chia ra trời đất, một số thần khác nối tiếp công việc của thần xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển...

Dân gian đă ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác:

Ông đếm cát.
Ông tát bể.
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng cây
Ông xây rú (3)
Ông trụ trời (4)

Chú thích:
( Mâm vuông bát úp: Người xưa quan niệm trời tṛn, đất vuông
(2) Núi Yên Phụ:  Theo truyền thuyết dân gian Hải Hưng Núi Yên Phụ là núi cha, Yên Tử là núi con.
(3) Rú: Núi rừng
(4) Có nơi c̣n kể tiếp: ...Ông cời cua, Ông lùa chim, Ông t́m sâu, Ông xâu cá

(Dựa theo LƯỢC KHẢO VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM của Nguyễn Đổng Chi)

Thần Sét

Thần Sét có biệt danh là Thiên Lôi, cũng có tên là ông Sấm. Thần có bộ mặt dữ tợn, dáng vẻ oai phong. tiếng quát vang động bốn phương Thần được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ thi hành luật pháp ở trần gian. V́ c̣ng việc nặng nề, thần được nghỉ ngơi suốt cả mùa đông và cho măi đến tháng hai, tháng ba mới dậy làm việc.

Tính Thần Sét rất nóng náy, lại hay quên. Mỗi khi Ngọc hoàng sai phái, thần tức tốc đi ngay: nhưng khi xuống trần lại thường nhầm lẫn. Nhiều người, nhiều vật bị chết oan là v́ thế. Thần được ban cho nhột lưỡi búa đá để bứa lên đầu tội nhân, vậy mà nhiều lúc thần đánh xong, chỉ về thượng giới với tay không.

Một hôm, Thần Sét đánh nhầm một người lương thiện. Người này lên tận Thiên đ́nh kêu oan. Ngọc Hoàng trị tội Thần Sét bằng cách bắt nằm im, không cử động ở một đám rừng hoang, rồi cho một con gà thần thỉnh thoảng đến mỗ một cái vào thân thể của thần. Thần đau nhói mà không dám đụng đến con gà. Từ đó, Thần Sét đâm ra rất sợ loài gà, nhất là gà trống to, con người khi biết được nhược điểm này của thần, nên hễ thấy chớp rạch trời, đoán chắc thế nào Thấn Sét cũng đến, nếu thấy sợ, người ta cất tiếng gọi gà đề dọa thần.
(TRIỀU NGUYÊN kể)

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17