Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Đôi Điều Về Chữ Nôm và Giọng Quảng Nam

Nguyễn Cung Thông

Nguyễn Cung Thông* (Melbourne, Úc), Vân Hạc** (Hà Nội, Việt Nam)

Chữ Hán dịch ra chữ Nôm

Vừa nghe lại các bài ca Mưa Chiều Kỷ Niệm, Nỗi Buồn Hoa Phượng, T́nh Bơ Vơ ... bằng giọng Quảng (Nam), xem trang YouTube này [www.youtube.com] hay http://www.youtube.com/watch?v=IM6dzrmTx8w  ... càng nghe càng thấy thấm thía, nhân đây cũng ghi lại vài nhận xét và các dữ kiện liên hệ.

 

1. Tại sao đọc là Nôm thay v́ Nam

 Nhắc đến giọng Quảng (Nam) chúng tôi lại nghĩ đến (cách đọc) chữ Nôm 字喃 - tại sao lại đọc là Nôm từ Nam ra Bắc, từ Thừa Thiên đến Rạch Giá .... Đây cũng là giọng Quảng khi phát âm làm thành lồm, Nam thành Nôm ... Không những thế, thời vua Trần Nhân Tôn (khi chữ Nôm khởi sắc như qua Cư Trần Lạc Đạo phú ...) được Chế Mân nhượng cho Châu Ô và Châu Rí thuộc địa bàn Quảng Nam: cũng là khi người Việt định cư ở các khu này (trong tiến tŕnh Nam Tiến). Do đó, cách đọc chữ Nôm (thay v́ chữ Nam) là một dấu ấn thời-không-gian (time-space impression) của ngôn ngữ: thời gian là khi chữ Nôm khởi sắc và cho ra các tác phẩm giá trị (cần thiết cho văn học độc lập cũng như truyền thông ở biên giới phía Nam) hay là vào khoảng thế kỷ XII, XIII ; không gian là địa bàn tỉnh Quảng Nam nơi mà phương ngữ vẫn c̣n đọc Nam là Nôm.

                   
Xem bản đồ Nam Tiến của dân tộc Việt   (trích từ trang [vi.wikipedia.org] )

 http://www.vanchuongviet.org/data/images/201301/hinhanh/27155847_chu%20nom%201.png

 

 Khi c̣n nhỏ, lớn lên trong một gia đ́nh di cư từ Bắc vào Sài G̣n – chúng tôi nghe giọng Quảng (Nam) thấy rất lạ và thường nhái theo ... Nhưng sau này, học hỏi và t́m ṭi thêm, ḿnh mới nhận ra các giọng 'quê mùa ấy' lại bảo quản một số âm cổ (Việt) và có nhiều dữ kiện rất quư báu cho sự hiểu về quá tŕnh h́nh thành tiếng Việt1 . Cũng đáng nhắc ở đây là Nồm (gió Nồm) chữ Nôm đều dùng chữ Nam hay chữ Nam hợp với bộ vũ (tự điển Taberd)  𩄑  . Cái nơm (đơm2  bắt cá) chữ Nôm cũng dùng chữ Nam hợp với bộ trúc    . Nom (chăm nom, nom dơi) có một dạng ngạc cứng hóa (palatalised) là nḥm (ống nḥm, ống ḍm) và một dạng chữ Nôm là  𥈶 ...v.v...

    bạc nơm

   thuyên nơm (Ngũ Thiên Tự - trang 80, 82, 90)

...

   thuyên nơm (Tam Thiên Tự - trang 16)

 Thả thả chăn chăn ít lại nom 𥈶   (Hồng Đức quốc âm thi tập)

Gă mục dè châm đă tới nom 𥈶   (Hồng Đức quốc âm thi tập)

 Phần sau sẽ đi sâu hơn vào vốn từ Hán cổ cho thấy các dạng nơm/nôm và núm/nắm đă từng được các tài liệu Trung Quốc xưa ghi nhận. 

2. Nơm/ nôm và nắm/núm

2.1 Nơm, có nơi ghi là nôm3 , là dụng cụ bắt cá từ phương Nam, Nơm c̣n có thể viết bằng bộ vơng hợp với chữ Nam hiện diện trong vốn từ Hán cổ từ thời Ngọc Thiên 玉篇 (năm 543 SCN) đọc là nữ cảm thiết/năi cảm thiết/nô cảm thiết hay *nơm/nam; cho đến thời Quảng Vận lại đọc là lỗ cảm thiết  魯敢切 (lăm, lẫn lộn n/l khi đọc *nam thành *lam) và trở thành cách đọc chuẩn! 

nom1.jpg

http://www.vanchuongviet.org/data/images/201301/hinhanh/27155938_chu%20nom%202.png

 

 H́nh ảnh xưa đi ‘nơm’ ở Đông Kinh (Tonkin)  - trích từ chùm ảnh xưa về các nghề mưu sinh ở Đông Dương  http://www.indochine-souvenir.com/metiers/

 http://www.vanchuongviet.org/data/images/201301/hinhanh/27155955_chu%20nom%203.png

 < Xách nơm qua đoạn nước sâu. - hiện nay ở Quảng Nam vẫn c̣n ‘đi nơm;


"Nghề" nơm không phân biệt già trẻ, nam nữ. - trích từ bài báo (22/8/2012)  

http://dulich.blognhanh.com/2012/08/nom-ca-mua-he.html hay bài báo (11/12/2012) viết về cả làng đi nơm cá ở Quảng Nam http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/24/24/219860/Default.aspx ...v.v...

2.2 Nắm/núm/nuốm: cũng từ cách dùng chữ nam để kư âm như trên mà ta có thể thấy cấu trúc chữ hiếm *nớm/nắm - hiện diện ít nhất vào thời Ngọc Thiên với các dữ kiện sau (xem h́nh chụp bên dưới)

 奴感切 nô cảm thiết 搦也 nạch dă

Chữ đọc là *nớm/nắm nghĩa là nắm lấy (tiếng Việt c̣n dùng dạng cổ hơn là núm lấy) - một dạng ngạc cứng hóa là nhắm (Việt Bồ La/1651). Các dạng nắm núm nuốm - lúm (má lúm đồng tiền)  và nhóm (nhúm), tóm (túm) so với cḥm (chùm, xóm - cḥm c̣n là một đơn vị mường nhỏ), lờm (lùm) cho thấy khả năng nguồn gốc phương Nam (tiếng Việt cổ) của nắm/núm. Do đó chữ có thể là kư âm của *nớm (núm)/nắm của tiếng Việt nhập vào và làm vốn từ Hán (cổ) trở nên rất phong phú, cùng với chữ *nơm

  nom2.jpg

 

 

Các dữ kiện trên khiến ta phải suy nghĩ lại về giai đoạn h́nh thành chữ Nôm4 (hay đóng góp của Quốc Âm vào vốn từ Hán): có thể trước đời Đường (618-907) phù hợp với đề nghị của Phạm Huy Hổ (chữ Nôm có từ thời Hùng Vương)  hay Văn Đa Cư Sĩ Nguyễn Văn San (chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp). Đây là một đề tài rất thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài này.



*Nguyễn Cung Thông: Công Ty Cố Vấn Giáo Dục (Education Consultant)  - email address

 nguyencungthong@yahoo.com

**Vân Hạc: nhà văn, tác giả - email address vanhac.yenbai@gmail.com

  

3. Phụ chú và phê b́nh thêm

 

3.1 Phụ chú


Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA v́ bao gồm các phê b́nh thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác.

 

1)  ngoài tương quan Nôm Nam như trên, một số biến âm (địa phương) đă thành chuẩn như con *hàm (chữ Nôm 𤞻 : bộ khuyển + chữ hàm ) bây giờ ai cũng đọc là hùm (hồm - thời tự điển Việt Bồ La/1651). Tương tự ta có cách đọc ḥm so với hàm … Một chữ trong truyện Kiều mà chúng tôi rất thích đọc và t́m hiểu thêm là



Một vùng cỏ áy bóng tà (câu 97) - áy viết (chữ Nôm) là ái (từ Hán Việt là yêu, mến ...) - theo thiển ư nên đọc là úa (một đặc tính của giọng Quảng - quê chua/choa ...) .

 

Ăn chữ Nôm là với thanh phù là an , tuy nhiên c̣n có thể đọc là yên (so với giọng Quảng Nam en); yên (ngựa) với cách đọc yên đă trở thành chuẩn (không nghe ai đọc là *an ngựa). Khuynh hướng chuyển nguyên âm về phía trước (a thành e, front vowel) là một đặc tính khác của giọng Quảng Nam mà yên là một dạng gần với âm en hơn so với âm an; các trường hợp tương tự  là từ Hán Việt yến (yên) én, yêu eo ...v.v...

 

Không nên xem các giọng địa phương như giọng Quảng Nam, Nghệ An ... là sai chính tả - như hàm ư của một bài báo mới đây của đài VOV trang này   http://vov.vn/Van-hoa/Ngo-ngang-nghe-Anh-Tuyet-hat-giong-Quang-Nam/225996.vov     ... Những giọng địa phương (quê mùa) nhiều khi c̣n mang 'nhiều chất Việt' hơn nơi nào hết! Xem thêm chi tiết về album mới ra của Ánh Tuyết http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130114/anh-tuyet-ra-mat-album-bang-giong-quang-nam.aspx

 

2) *nởm tiếng Hán là 弱竹 nhược trúc (tre non) , không liên hệ ǵ đến nơm (dụng cụ bắt cá làm bằng tre) tiếng Việt; thành ra chữ Nôm nơm có khả năng rất lớn là loại chữ tự tạo:

nom3.jpg

nom4.jpg

  Chánh Tự Thông 正字通  

3) nơm ghi là nôm như trong bài viết về các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời - xem trang này  http://www.phatgiaodaichung.com/Bai2011_04/NPTnongcuvn.pdf

 4) cần phân biệt các giai đoạn h́nh thành chữ Nôm so với giai đoạn chữ Nôm cực thịnh (phản ánh qua các tác phẩm văn chương và thi phú).

 3.2 Phê b́nh thêm

 3.2.1  Từ năm 1932, học giả Phan Khôi (gốc Quảng Nam) đă đề nghị tương quan Nôm và nam cũng như (gió) Nồm - trích trang này  http://lainguyenan.free.fr/pk1932/TenGio.html

 

‘TÊN GIÓ BỐN HƯỚNG

 Gần đây tôi có được thơ một vị độc giả hỏi một điều hơi cắc cớ mà cũng có ư vị. Vậy sau khi trả lời bằng thơ riêng cho người hỏi, tôi đăng luôn cả cuộc vấn đáp lên báo, v́ tưởng là không đến nỗi vô ích vậy.

 

Bức thơ hỏi như vầy:

 « Bạc Liêu, le 8 Novembre 1932

 Ông Phan Khôi,

 Kính ông,

 Từ ngày báo Phụ nữ tân văn thêm mục Hán văn độc tu, th́ mỗi tuần tôi đều đọc kỹ. Nhờ vậy học thêm nhiều tiếng, phân biệt được nhiều nghĩa rơ ràng, nên tôi cảm bội vô cùng.

 Bấy lâu nay chưa được nghe ai cắt nghĩa chuyện nầy, tuy là không ăn nhập vào những bài dạy của ông, nhưng nhờ ông là người đa văn quảng kiến, xin chỉ giùm câu chuyện sau đây, mà tôi đem hỏi ông, v́ có thấy trong báo Phụ nữ số 175 ngày 3.11.1932, bốn chữ đông, tây, nam, bắc.

 Tại sao gió hướng tây thổi đến, người ta lại gọi là gió nam? C̣n gió hướng nam lại gọi là gió nồm?

 Gió chướng bên phía đông thổi qua là tiếng đă thường nghe. Duy có hai tên gió nói trên đây không trùng với tên hướng, bởi vậy mỗi khi nghĩ đến mà cắt nghĩa không xuôi th́ trí chẳng toại chút nào.

 Muốn hiểu nghĩa cho cùng, vậy xin ông vui ḷng giải giùm minh bạch, đặng giúp kiến văn cho người ít học...

 Trần Văn T́a

 Conseiller provincial

 Canton de Thạnh Hưng Bạc Liêu"

 Bức thơ trả lời: 

Saigon, le 11 Novembre 1932

 Ông Trần Văn T́a,

 Tiếp được thơ ông hỏi tôi về mấy điều, vậy tôi xin trả lời cho ông như sau đây. Điều tôi nói đây chẳng do sách vở nào hết, chỉ đoán phỏng mà nói. Vậy xin ông coi như là một lời giảng giải chưa định, chớ khá tin trọn ở đó mà có khi sai chăng.

 Ông hỏi tại sao gió hướng tây thổi đến lại gọi là gió nam, c̣n gió hướng nam lại gọi là gió nồm?

 Xứ ta (nhứt là Trung kỳ) kêu bằng gió nam đó không phải là gió hướng tây như ông nói đâu, mà thật ra là gió tây nam. Từ tây nam sang cho nên nó đem hơi nóng sang, thành ra gió nam xứ ta th́ nóng. Phía tây nam của xứ ta là một giải lục địa lớn (un grand continent), trong đó có mấy cái sa mạc (désert), cho nên gió đem khí nóng sang là phải; sách địa dư cũng nói gió lục địa là gió nóng. Tây nam mà tục ta lại quen kêu là gió nam, có lẽ là tại lúc đầu người ḿnh không biện biệt phương hướng cho thật rơ, tưởng là gió chánh nam cho nên nói nam mà bỏ tây đi đó thôi.

 C̣n gió nồm là từ đông nam thổi sang chớ không phải chánh nam như ông nói. Đông nam của xứ ta là biển. Gió biển cho nên hễ nồm th́ mát. Kêu bằng "nồm", có lẽ chữ "nồm" ấy do chữ "nam" mà ra. Gió nồm tức là gió nam vậy.

 Chữ "nồm" do chữ "nam" ra, tôi lấy chứng cớ ở đây, có điều cái chứng cớ nầy hơi mong manh một chút:

 "Tiếng Nam" hay là "chữ Nam", nghĩa là tiếng hoặc chữ của nước Nam, th́ tục ta quen kêu bằng "tiếng nôm" hay "chữ nôm". Do chữ "nôm" ấy mà chuyển ra "nồm". Gió hướng nam th́ gọi là "gió nồm".

 Ai hiểu cái luật "chuyển âm" trong tiếng ta th́ có thể tin cái thuyết ấy của tôi được một vài phần. Tiếng ta có nhiều tiếng chuyển như vậy. Như "miệng" (A) là cái miệng th́ chuyển ra "miếng", nghĩa là vật ǵ vừa một miếng bỏ vô miệng. Lại như "mang" vật ǵ là verbe neutre, chuyển ra "máng" là verbe actif, nghĩa là bắt cái ǵ mang vật ǵ, như máng ách cho ḅ, máng áo trên móc, v.v... C̣n nhiều chữ như vậy không kể hết.

 Vậy th́ "nam" chuyển ra "nôm", chuyển một lần nữa ra "nồm", cũng có lẽ lắm, mà đều nghĩa là cái ǵ thuộc về phương nam cả.

Gió "chướng" tức là gió đông, song tại sao lại kêu bằng "chướng"? Là v́ mỗi khi gió ấy thổi tới (gió nầy từ Trung Bắc kỳ nhằm vào mùa mưa lụt), làm cho nước các sông bị cản lại, bị chướng tắc (nghĩa là ngăn lấp) lại, mà lâu rót ra biển (tục gọi là hàn cửa biển), nên gọi là gió chướng.

Lại gió bắc th́ gọi là gió bấc, gió tây th́ gọi là gió may, cũng có gọi là gió tây may. Bấc hẳn bởi chữ "bắc" mà ra. C̣n tây sao gọi là may th́ tôi chưa hiểu. Trong Truyện Kiều có câu "mưa vạy gió may" tức là gió tây.

 Tôi nhớ như có người đă dùng chữ "gió vàng" để chỉ gió tây. Ấy là dịch chữ  (kim phong) ra. Theo thuyết ngũ hành, phương tây thuộc "kim", cho nên gọi  西 (tây phong) là  (kim phong). Chữ     (kim) nầy là métal chớ không phải or, thế mà người ta cũng nói bướng là "vàng" đi để cho đẹp lời.

 Có mấy điều sau ông không hỏi, song tôi cũng nói luôn thể.

 PHAN KHÔI

 Phụ nữ tân văn, Sài G̣n, s. 178 (24. 11. 1932)’  hết trích.

 (A) lời chú thêm (Nguyễn Cung Thông): để ư miệng và miếng đều có một dạng chữ Nôm là mănh , mănh là âm Hán Việt (母梗切,音猛 mẫu ngạnh thiết, âm mănh - Tập Vận) so với âm Hán cổ là *miêng (武永切 vũ vĩnh thiết - Đường Vận). Tiếng Mường (Bi) c̣n dùng đác mẽnh (nước miếng, đác là nác/nước, mẽnh là miệng) so với các ngôn ngữ khác như Nyah Kur (Chao Bon, liên hệ đến Môn) ta thấy cách dùng dáak páang (nước miếng, dáak là nước, páang là miệng); tiếng Khme có tức mót (nước miếng, tức là nước, mót là miệng); tiếng Chăm c̣n dùng ia pabah (nước miếng, ia là nước pabah là miệng) ...v.v... Các dữ kiện này cho ta cơ sỡ vững chắc để liên hệ miếng và miệng.

 3.2.2  Một bài viết quan trọng và liên hệ trực tiếp đến đề tài bài viết này là "Một giả thuyết về từ nguyên của từ 'Nôm' " của Trần Xuân Ngọc Lan/TXNL đăng trong Tạp Chí Hán Nôm số 1 trang 95-98 (1988). Cho rằng Nôm là âm Nam không đủ thuyết phục, TXNL đề nghị (âm) Nôm có nguồn gốc từ đôm/dom (nghĩa là nói) gần như chung cho các ngôn ngữ Môn Khmer và Mă Lai đa đảo lục địa. Tương quan đôm-nôm có thể giải thích khi so sánh các tiếng Mường và Việt như đak-nác (nước)… Dựa vào giai đoạn xuất hiện của phụ âm mũi đầu lưỡi tắc n trong tiếng Việt (và dựa theo H. Maspéro/1912), TXNL đề nghị từ ‘Nôm’ phải xuất hiện từ giai đoạn Tiền Việt sang giai đoạn Việt Cổ hay vào thế kỷ X. 

3.2.3  Vấn đề trở nên thú vị khi ta ngẫm nghĩ thêm về nguồn gốc giọng Quảng Nam. Trích từ Chương Dẫn Nhập của cuốn "Có 500 năm như thế" tác giả Hồ Trung Tú/HTT (Nhà Sách Phương Nam, 2011)

 '... Nhiều người không hiểu cái giọng nói của người Quảng Nam nó xuất phát từ đâu trong khi tất cả các gia phả của các ḍng họ đều ghi rơ rằng thủy tổ của họ là người Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương... vào đây. Giáo Sư Trần Quốc Vượng bảo: “Th́ các cụ vào đây đâu có đem vợ con đi được nên lấy vợ Chàm rồi sinh con đẻ cái là cái chuyện hết sức b́nh thường. Vấn đề là các bà mẹ Chàm nói tiếng Việt ấy đă truyền lại cho con cái ḿnh cái giọng của người Chàm nói tiếng Việt. Cái giọng đó chính là giọng Quảng Nôm nhà cậu” ...' (hết trích). Tác giả HTT c̣n đề nghị là '... người Quảng Nam nói tiếng Việt bằng giọng Chăm ...'. Đây không nằm trong phạm vi bài viết nhỏ này nhưng cần được khai triển trong tương lai, để cho thấy những đóng góp không nhỏ của phương ngữ trong quá tŕnh h́nh thành tiếng Việt. 

3.2.4  Thêm vài chi tiết về âm Hán cổ của Nam là nôm. Nam giọng Bắc Kinh (theo pinyin) bây giờ đọc là nán, so với nam4 (giọng Quảng Đông) hay nam2 hay lam2 (giọng Triều Châu).

 Phục nguyên âm thượng cổ của chữ Nam theo:


Karlgren: nu ̆m
Lí Phương Quế: nəm
Vương Lực: niuəm
Baxter: nom
Trịnh Trương Thượng Phương: nuum
Phan Ngộ Vân: noom

Âm cổ của nam theo Axel Schuessler là *nôm (chúng tôi đă ghi gần đúng theo cách đọc tiếng Việt thay v́ theo IPA) trang 396, trong cuốn "ABC Etymological Dictionary of Old Chinese" NXB University of Hawai'i Press (Honolulu, 2007). Học giả Lê Ngọc Trụ cũng liên hệ Nôm, Nồm đến Nam - trang 356 trong cuốn "Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam" (NXB Thành Phố HCM, 1993). Học giả Paul Schneider cũng ghi Nôm là âm cổ của Nam trong cuốn Dictionnaire Historique Des Idéogrammes Vietnamiens / (licencié en droit Nice, France : Université de Nice-Sophia Antipolis, R.I.A.S.E.M.) - trang 553; Học giả Bernhard Karlgren trong cuốn "Grammata serica recensa" (số thứ tự là GSR 650a, 1957, Stockholm) cũng ghi quá tŕnh biến âm của là nôm > nậm > nán (theo pinyin, nán là âm Bắc Kinh hiện đại, để ư phụ âm cuối -m trở thành -n). Học giả E. G. Pulleyblank cũng ghi nhận dạng nôm là âm cổ của nam trong cuốn "Lexicon of reconstructed pronunciation in Early Middle Chinese, Late MC and Early Mandarin" (1991, Vancouver B. C.) trang 221.

Đây là vài dữ kiện từ một từ điển trên mạng Trung Quốc về âm cổ của - xem trang này [ytenx.org]

Lại một mạng tự điển Trung Quốc cũng cho thấy dạng âm cổ của Nam là nơm - trích lại từ trang này [tool.httpcn.com]

[ 上古音 ]:侵部泥母,n?m
[ 广 韵 ]:那含切,下平22,nán,咸開一平覃泥
[ 平水韵 ]:下平十三覃
[ 唐 音 ]*nom
[ 国  ]nán,nā
[ 粤  ]naam4
[ 闽南语 ]lam5

Post ngày: 10/19/17 

Post ngày: 10/19/17 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17