Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
Thương cho hát bội quê ḿnh

 

Thứ bảy, 12/09/2009 20 giờ 27 GMT+7

 

Hát bội – tiết mục đặc sắc trong ngày lễ hội hàng năm ở Công Thân Miếu, phường 5, thị xă Vĩnh Long.
Ảnh: BẢO TÀNG VĨNH LONG

Hàng năm, cứ vào khoảng tháng ba đến tháng năm âm lịch, hầu hết các đ́nh thần ở Nam bộ đều tổ chức cúng Kỳ yên mong cho mưa thuận gió ḥa, quốc thới dân an. Đây là thời gian các gánh hát bội ở các tỉnh thành lại hoạt động.

Theo các cụ cao niên ở xă Phong Ḥa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, từng hoạt động sân khấu: hát bội có mặt ở Nam bộ cùng thời với việc xây dựng những ngôi đ́nh làng, hoặc muộn lắm th́ cũng khoảng tương đương với giai đoạn thiết lập các đơn vị hành chính cấp phủ, huyện, tổng, trấn, làng.

Trước đây, khi ông cha ta đến định cư một nơi nào trên đất mới, th́ một trong những việc làm đầu tiên là xây dựng ngôi đ́nh làng, trước là thờ một vị thần linh nào đó theo tín ngưỡng, sau là có nơi sinh hoạt văn hóa dân gian. Mỗi năm “đáo lệ Kỳ yên”, sau lễ hội th́ làng tổ chức hát. Hát để “cúng thần”, nhưng chủ yếu là để giải trí cho dân làng. Thời trước, những lưu dân đến định cư ở Nam bộ, có nhiều người biết nhạc lễ và hát bội.

Trong những ngày lễ Tết, hội đ́nh làng, hoặc sau ngày mùa, những người nông dân tụ tập nhau lại thành nhóm từ 15 đến 20 người có cả đàn ông và phụ nữ. Họ dùng cây đàn c̣ tự chế, trống, kèn, sáo tự làm để đệm nhạc, tập dượt và biểu diễn một pho tuồng nào đó theo kiểu “cây nhà lá vườn”. Hết lễ th́ “gánh hát” tự giải thể. Sau mùa hát bội, bầu gánh đem ghe về neo lại bến sông, tất cả các diễn viên từ chánh cho đến phụ rồi lính, hậu cần... trở về theo những nghề khác nhau để mưu sinh. Với nhiều nghề nghiệp, phần nhiều không phải là người khá giả nhưng trong họ có một điểm chung là sự say mê nghệ thuật hát bội. Dù đi đâu hay làm ǵ th́ đến mùa hát bộ họ đều tập hợp lại để đi diễn. Mặc dù không thường xuyên đi hát nhưng khi tập dợt lại th́ lối diễn của họ vẫn c̣n điêu luyện, các làn điệu bi ai vẫn c̣n năo ruột, khán giả vẫn tán thưởng bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Điều này được minh chứng bằng những tiếng trống chầu “tùng, tùng” liên tục của các vị cầm chầu đứng tuổi am hiểu nhiều về nghệ thuật hát bội. ( Người cầm chầu đánh trống “ tùng, tùng” là khen hát hay c̣n gơ bên thành trống “ cắt, cắt” là đang hát dở phải sửa lại).

Trong nghề hát bội có hát chầu và hát cúng. Trong đó hát chầu cúng đ́nh là khó hát nhất. Bởi lẽ, không khí ở khu vực đ́nh làng rất nghiêm trang, nhang đèn sáng rực từ chính điện đến vơ ca. Ngoài sân, người ta c̣n che thêm rạp, xếp bàn ghế có trật tự, những vị chức sắc mặc áo lễ, bịt khăn đóng chỉnh tề. Gánh hát bội nào được mời về “hát chầu” th́ xem đó là một vinh dự lớn. Những diễn viên hát chầu phải là những người có tay nghề cao, kiên nhẫn, chịu đựng trước áp lực nặng nề. Hát cúng đ́nh thường kéo dài đến ba, bốn giờ sáng. Thông thường các vở diễn ở dạng này phải có nhiều dũng, ít có bi và cũng không được đưa hề hát bội ra đùa cợt. Các vở diễn phải kết thúc có hậu.

Ngày xưa, học làm diễn viên hát bội – dù nghiệp dư - cũng rất “lao tâm khổ tứ”, không kém việc học chữ Hán Việt (chữ Nho) của các nho sinh. Mỗi ngày, học viên thường học hai buổi. Sáng, sau khi cúng tổ học ít nhất 5 giờ đến khi mệt th́ nghỉ. Buổi tối cũng học, nhưng tùy vào sức khỏe và giờ rảnh rỗi của thầy dạy. Những người làm thầy chỉ là những người am hiểu nhiều về nghệ thuật hát bội dạy lại cho những người mới. Ngoài ra, khi đoàn diễn ở đâu đến lúc nào, học viên phải thức xem để học hỏi, rút kinh nghiệm. Đến khi hát trả bài, học tṛ phải thực hiện: miệng hát tay giữ nhịp. Nếu nhịp sai, tay bắt trật, thầy dạy bắt tṛ x̣e hai bàn tay ra, đánh rất mạnh bằng một cây thước dẹp. Nhiều lúc, các học tṛ tay tấy đỏ, rát rạt, ứa nước mắt mà không dám khóc. Người thầy c̣n chú ư dạy cả lối sống, đạo đức cho học tṛ. Mặc dù, học không chính quy, không trường lớp, không cấp bằng nhưng sự “đào tạo” rất bài bản, học tṛ tiến bộ rất nhanh.

Tính nghệ thuật của hát bội c̣n được thể hiện ở tuồng tích và bài bản ca. Các kịch bản hát bội được xem là một tác phẩm văn học. Hầu hết các kịch bản đều được chuyển thể từ các tác phẩm văn chương tiêu biểu như các kịch bản nổi tiếng một thời như: San Hậu, Tam nữ đồ vương, Diễn Vơ Đ́nh , Ngoại tổ dâng đầu , Phụng Nghi Đ́nh, Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Hồ Nguyệt Cô... Bài bản ca cho thấy hát bội là nghệ thuật tŕnh diễn ước lệ, văn chương đối đáp thanh tao, nói lối cách điệu, nhiều kiểu, ca hát giàu khúc điệu: Nam xuân, Nam ai, Nam dựng, Nam tẩu, Nam thoàn, Nam biệt và mươi lối “Hát khách” rồi “Thán”, “Bạch”, “Xướng”... để diễn tả mọi t́nh huống của cốt truyện.

Có thể cho rằng hát bội ở Nam bộ do không chuyên nên thường bị thua thiệt nhiều mặt, từ việc thu nhập đến đất diễn. Hát bội chỉ theo mùa rồi chia tay nhau trong suốt nhiều tháng trời nên rất khó cho công tác quản lư cũng như đào tạo. Các nghệ nhân chỉ v́ ḷng say mê nghệ thuật truyền thống mà tự phát tập hợp lại đi diễn nhằm lưu giữ một nét sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của cha ông.

Ngày nay đă có nhiều loại h́nh nghệ thuật xuất hiện thu hút công chúng nên hát bội ít được chú ư – đặc biệt là lớp trẻ. Đáng nói là hát bội đă bị pha tạp nhiều. Nhiều người lớn tuổi đi xem hát bội ở đ́nh làng, thèm những tiếng “ ứ, ứ, ừ, ư..” mà không nghe được. Có những “gánh” hát bội tŕnh diễn cải lương không ra cải lương, hồ quảng không phải hồ quảng.

Hát bội nói chung, hát bội ở Nam bộ nói riêng, là một loại h́nh nghệ thuật gắn bó với sự phát triển của văn hóa dân tộc; văn hóa phương Nam cần được quan tâm bảo tồn như một vốn quư.

LÊ VĂN DŨNG

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17