Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

Thái Hậu Dương Vân Nga (Dương Hậu)

vợ Vua Đinh Tiên Hoàng, húy là Dương Vân Nga, không rõ năm sinh năm mất.

Vốn là con ông Dương Thị Hiển quê ở vùng Như Quan, Ninh B́nh (có tài liệu nói bà tên là Dương Thị Ngọc Vân, con gái Dương Tam Kha. Cũng có sách chép là Dương Thị Lập. ) rồi trở thành vợ Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng Đế, Dưong Vân Nga đă phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức ḿnh. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ to nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nh́n xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận rơ chỉ có Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết t́nh h́nh nghiêm trọng ấy. 

Khi đề cao vơ công văn trí của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không kể đến sự cống hiến của Dương Vân Nga đối với đất nước. Có thể xem Dương Vân Nga là cái đầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho công cuộc thống nhất đất nước do Đinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đă không được sử liệu chú ư đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. 

Bà vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ, sau đó đưa người con gái riêng của bà (tức em Ngô Nhật Khánh) làm vợ Đinh Liễn.

Khi nghe tin Đinh Tiên Hoàng đă mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang cướp nước ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đồng lòng với Phạm Cự Lượng truất phế Đinh Tuệ, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính bà đă tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông làm nên việc lớn.

Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của ḍng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của ḿnh, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ v́ Dương Vân Nga đă lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đă xoá sạch công lao của bà. Ngược lại cách nh́n nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn. Vùng Hoa Lư c̣n lưu truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà.

Ngày sinh: 10-08-941, ngày sinh Lê Đại Hành. 19-04-1005 Lê Đại Hành, tên thật là Lê Hoàn, Hoàng đế nhà Tiền Lê, sinh ngày 10-8-941. Quê làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm nay là làng Ninh Thái, tỉnh Nam Hà (có tài liệu cho rằng ông sinh tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa).

Ông theo Đinh Bộ Lĩnh, làm đến chức Thập đạo tướng quân. Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và thái tử Đinh Liễn bị ám sát, con nhỏ là Đinh Toàn lên nối ngôi mới được 6 tuổi. Lê Hoàn làm nhiếp chính, lấn át quyền hành. Trung thần nhà Đinh là Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Đinh Điền nổi lên chống lại đều bị ông giết chết.

Năm 980, nhà Tống sai quân sang đánh nước ta. Lê Hoàn cùng Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần bàn việc chống giữ, phong Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân.

Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân suy tôn Lê Hoàn làm thiên tử. Thái hậu khoác áo long cổn cho Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Lê Hoàn lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, giáng vua là Đinh Toàn làm Vệ Vương.

Trong năm 981 ông lãnh đạo quân sĩ phá tan quân Tống tại Bạch Đằng và vùng biên giới phía Bắc. Năm sau, 982, ông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, chiếm giữ kinh đô, tàn sát, mang nhiều vàng bạc về nước. Mất ngày 19-04-1005.

Người đời sau, nhất là các sử gia soạn “Đại Việt Sử kí toàn thư” rất chỉ trích ông về việc lấy Thái hậu Dương Vân Nga làm vợ, tôn phong làm Hoàng hậu. Sách còn viết trước đó ông đã thông dâm với bà ta. Việc này không được chính sử hiện nay nhắc đến.

Nhiều nhà sử học khác ca ngợi Dương Vân Nga đã biết hy sinh quyền lợi của cá nhân và dòng họ cho việc lớn, khi đất nước đứng trước họa xâm lăng.
 

Pho tượng độc đáo tại đền thờ Vua Lê Đại Hành

Đó là pho tượng Thái hậu Dương Vân Nga. Đây là một pho tượng nữ đẹp với khuôn mặt bầu, nước da hồng, đôi mắt bồ câu. Tuy khuôn mặt có tính ước lệ của những khuôn mặt Phật, nhưng vẫn có nét sinh động của người phụ nữ thanh tú.

Dương Vân Nga lấy Đinh Bộ Lĩnh lúc c̣n trẻ. Khi Đinh Bộ LĩnhtuongduongvanNga.gif (23487 bytes) lên ngôi hoàng đế, đă phong bà làm chính cung hoàng hậu, gánh vác việc nội trợ của cả triều đ́nh. 

Khi Đinh Tiên Hoàng mất, con của ông và bà  Dương Vân Nga là Đinh Toàn mới có sáu tuổi lên ngôi vua hoàng đế. Nhân cơ hội đó, giặc tống lăm le xâm lược nước ta. Đất nước lúc đó ở trong t́nh trạng " ngh́n cân treo sợi tóc". Trước nguyện vọng của dân quân đội, thái hậu Dương Vân Nga đă hy sinh quyền lợi của con ḿnh, lấy áo long cổn của vua Đinh trao cho Lê Hoàn lên ngôi hoàng để tổ chức cuộc chống Tống. Sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàng lập Dương Vân Nga làm Đại Thắng Minh hoàng hậu, gánh vác việc nội trợ của triều đ́nh nhà Lê.

Chính v́ có công "gánh vác cả đôi sơn hà", nên sau khi mất bà Dương Vân Nga được nhân dân tạc tượng để thờ. Tương truyền xưa kia tượng bà Dương Vân Nga được thờ ở đền vua Đinh. Đến thời hậu lê, viên quan cho rằng "xuất giá ṭng phu", nên mới rước bà sang đền vua Lê rồi, người vẫn để bà quay mặt về phía đền vua Đinh với ư nghĩa là bà vẫn có t́nh nghĩa với nhà Đinh.

Có một điều rất độc đáo là bức tượng bà Dương Vân Nga có chiều sâu nội tâm thay đổi theo 3 góc nh́n khác nhau. Nếu nh́n chính diện, ta thấy bà hiện lên như một bậc mẫu nghi thiên hạ, đoan trang, phúc hậu, hơi có vẻ nghiêm nghị, lạnh lùng. Nếu nh́n nghiêng theo bên phải (từ trong ra) bà hiện ra với khuôn mặt buồn bă, tựa như khi chứng kiến cảnh đất nước trước nguy cơ "ngh́n cân treo sợi tóc". C̣n nh́n nghiêng theo bên trái (từ ngoài vào) ta lại thấy khuôn mặt ấy đă thay đổi: gương mặt bà thanh thoát, tươi tắn hơn với nụ cười mỉm. Cái tài hoa của người tạc bức tượng là ở chỗ: vẫn là một con người nhưng nh́n từ những góc độ riêng ta sẽ thấy hiện lên ba gương mặt, ba tâm trạng khác nhau.

Viên ngọc quư lưu lạc giữa nhân gian

Văn bản Nôm "Hoàn Vương ca tích"

Bản trường ca cổ quư giá “Hoàn Vương ca tích” là sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ nhân dân Hà Nam. Không rơ đă mấy trăm năm rồi, dẫu không được in ấn, xuất bản, nó vẫn âm thầm sống trong ḷng yêu quư nâng niu của dân vùng văn hóa Liễu Đôi.

 

Lấy cuộc đời Lê Hoàn làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt để phản ánh t́nh h́nh đất nước ta suốt thế kỷ thứ 10, Hoàn Vương ca tích là bản trường ca lịch sử nửa huyền sử đồ sộ (trên dưới 9.000 câu thơ lục bát).

 

Một bức tranh sinh động, dồn dập những sự kiện khốc liệt và những chiến công vang dội với những nhân vật lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn, Thiên Cang, Minh Quang, Nhữ Nương, Phạm Lạng (Phạm Cự Lạng), Từ Mục, Dương Thiệu Nga (Dương Vân Nga), Đinh Tuệ, Lê Long Đĩnh v.v. những con người có tên và không tên khác, đă có mặt thời ấy, làm nên kỳ tích thời ấy đă được vẽ nên trong bản trường ca này.

 

Tác phẩm cung cấp cho ta nhiều điều ta chưa từng biết, chưa từng nghe, kiến giải sáng tỏ nhiều điều mà ngàn năm vẫn là những điều lờ mờ trong lịch sử.

 

Trong bài báo này, chúng tôi chỉ xin mời bạn đọc lướt qua vài chi tiết, vài nét chấm phá về đất nước, con người qua mấy đoạn thơ đặc sắc.

 

Lối thơ thoải mái, đầy h́nh tượng, giản dị mà sâu sắc, dân gian  mà cũng bác học.

 

Tả Dương Thiệu Nga (vợ Đinh Bộ Lĩnh) t́nh ư với Lê Hoàn, phải nói là hay, là lạ:

 

... Vừa qua giờ ngọ thảnh thơi
Hoàn Vương thái hậu mày vơi mắt đầy
Mây th́ trải, gió th́ bay
Trời xoay th́ đất cũng xoay ṿng tṛn
Láng lai nước đổ chân cồn...

 

Cái đắm say, chan chứa của t́nh yêu quả đă lên đến đỉnh điểm. Nàng Thiệu Nga - người đẹp lừng danh kim cổ - rừng rực tuổi thanh xuân:

 

Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đă trắng lại tṛn hân hân...

 

Lúc nàng dạo quanh cung phủ. Cả một vùng thiên nhiên như được tắm trong một nguồn sinh lực thanh xuân:

 

Đồi đông điểm ngọc, đồi tây  mây vàng.
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây.
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày,
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...

 

Hoàn Vương ca tích đưa ta về với đất nước Đại Việt thuở trước, với cái đẹp mênh mang đầy bí ẩn mà rất nên thơ. Ng̣i bút đầy chất sử học và thi ca, thấm đậm chất dân gian đưa ta đến "những vùng sự kiện" khác biệt, không hề sơ lược, cẩu thả.

 

Đây, một thoáng kinh thành Hoa Lư thuở yên b́nh ngàn năm trước:

 

... Này th́ rừng thở nguyệt xanh
Lụa là thêu dệt trải quanh chân trời
Sấu lên băi cạn nằm dài
Hổ leo đồi nọ, trăn choài đồi kia
Đêm thâu trăng gác ngoài hè
Rồng vàng ngũ sắc, mây che giữa trời...

 

... Núi Phi Vân đứng giữa trời
Nh́n xa tưởng cái khiên  người bỏ quên
Nhất đẹp là núi Mă Yên
Ngựa nằm đội án dâng lên cửu trùng.
Mây xô cho núi lượn ṿng
Nhấp nhô nước bạc ṛng ṛng suối khe...

 

... Cung đ́nh  mây tỏ trăng soi,
Vạc dầu lửa cháy hổ ngồi xem trăng.
Hỏa hiệu giăng khắp mặt thành,
Ḱ bay cho núi giăng mành về tây.
Trống canh điểm, mơ nện ngày,
Gác lâu binh đứng thành dày trượng ba...

 

Và vùng Bạch Đằng - Hàm Long (c̣n gọi là Bái Tử Long - Hạ Long) là nơi diễn ra trận thủy chiến khốc liệt giữa quân ta và quân nước ngoài. Cảnh trí hăi hùng rợn ngợp trước mắt đội thủy binh nước ngoài:

 

... Băi hà sa sú h́nh ngơi
Ngập quá đầu người cú rúc như chuông
Mây thả cho nhũ đá buông
Một con nước cường núi lặn như nghê
Đá ngầm tựa lũ ngạc kề
Con nước đi về chẳng biết về đâu!...

 

Và ngược lên vùng chiến địa Khâu Ôn (xứ Lạng) cảnh núi non hùng vĩ, đẹp mà cũng rất đáng sợ:

 

... Thung Hồn cây mọc như trà
C̣n như Thung Hú cảnh đà lạ thay
Tựa như một cái chảo mây,
Bập bùng mờ tỏ gió cây mây chiều.
Cỏ cao ngập ánh trăng soi
Bôn bên đá trắng cùng đ̣i lên mây
Ma thiêng động đám cỏ dày
Hổ chưa quen lối, chim bay nhầm đường

 

Hoàn Vương ca tích dài mà không ḷng tḥng, trừ một số chỗ do tam sao thất bản, c̣n nữa rất nghiêm ngặt, chặt chẽ. Nhiều đoạn, nhiều chỗ đạt đến uyên bác thâm trầm, dồn đọng ư tứ và h́nh ảnh đến tuyệt bút.

 

Chỉ hiềm một nỗi tác phẩm th́ lớn nhưng hiện được bảo quản trong mấy gian nhà thấp, ẩm luôn bị mối, chuột đe dọa... Đem tác phẩm đến với các nhà xuất bản th́ bao giờ cũng được gợi ư: tác giả góp vốn (?). Mong các cơ quan văn hóa quan tâm ǵn giữ và phát huy giá trị tác phẩm quư này.

Theo Nhân dân

Đỗ Thích đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm vua, bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm, Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung, bèn lén vào sát hại, rồi t́m giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần t́m bắt được Đỗ Thích, đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua. Như vậy, Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Một vài đại thần thấy vua c̣n nhỏ, quyền bính nằm cả trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, lại nghi Lê Hoàn  tư thông với Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga), nên cử binh mă đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết sạch. Giữa lúc ấy, nhà Tống nghe tin Tiên Hoàng mất, các đại thần nước Việt th́ phân liệt, tranh chấp gay gắt, có nguy cơ nội chiến, muốn thừa thế sang lấy nước Việt, mới hội đạo binh ở gần biên giới. Lê Hoàn sai Phạm Cự Lượng làm đại tướng đem binh đi chống giữ. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lượng họp cả quân sĩ lại ở trong điện nói rằng:

- Bây giờ  quân địch sắp vào cơi mà vua th́ c̣n bé, lấy ai mà thưởng phạt cho chúng ta. Dẫu chúng ta có hết sức lập được chút công nào, th́ rồi ai biết cho? Chẳng bằng nay ta tôn Thập đạo tướng quân lên làm vua, rồi ta đánh cũng chưa muộn.

Quân sĩ nghe nói đều hô vạn tuế. Dương Vân Nga thay con cầm quyền trị nước cũng thấy rơ chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng gỡ rối được t́nh h́nh nghiêm trọng cần kíp lúc này. Huống chi ư chí quân đội cũng muốn tôn người chỉ huy của họ lên tối thượng, thay cho vị vua 6 tuổi là con của Dương Vân Nga. Bởi vậy, Dương Vân Nga đă lấy chiếc áo long bào choàng lên vai Lê Hoàn trong tiếng ḥ reo dậy trời của quân sĩ. Sự tỏ ư nhường ngôi của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy đă biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người thức thời, có tầm nh́n xa trông rộng, xứng đáng được coi là anh hùng. Đinh Toàn chỉ làm vua được 8 tháng, sử gọi là Phế Đế, rồi tồn tại với tước vương (Vệ vương). Như vậy triều Đinh làm vua được 2 đời, cả thảy 14 năm. Lê Hoàn lên thay và Dương Vân Nga trở thành Hoàng hậu.

Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa trong một gia đ́nh nghèo khổ “bố dỡ đó, mẹ xó chùa”. Cha họ Lê, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn c̣n nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn. Dù chỉ là lính thường, nhưng trí  dũng khác thường, tính t́nh phóng khoáng, nên được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rơ là người có tài, nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) của triều đ́nh Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn vừa  tṛn 30 tuổi. Cha con Đinh Tiên Hoàng mất, Lê Hoàn nhiếp chính, trong một t́nh thế đầy khó khăn. Mấy đại thần nổi loạn, nhưng đă bị Lê Hoàn dẹp tan; Ngô Nhật Khánh-pḥ mă nhà Đinh, bỏ trốn vào Nam, rước vua Champa cùng hơn ngh́n chiếc thuyền toan cướp kinh đô Hoa Lư, bị băo đắm hết; ngay năm sau Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, th́ đại quân Tống theo đường thủy bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu, vừa sai sứ đưa thư cầu ḥa. Vua Tống đ̣i Dương Vân Nga và con Đinh Toàn sang chầu. T́nh thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đă tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân. Đại thắng năm Tân Tỵ (981) đă mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc. Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài, ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17