|
Chân dung "trang chủ" Hà Phương Hoài
|
Vẫn là ca dao tục
ngữ Việt Nam nhưng xuất hiện trong một h́nh thức mới: 1
trang web. Trang web với cái tên vừa truyền thống vừa
hiện đại: e-cadao lại do chính tay 1 nhà văn hiện đang
sống trên đất Mỹ cặm cụi thực hiện - "Trang chủ" Hà
Phương Hoài.
Ông là người chịu trách
nhiệm chính trong việc sưu tầm tài liệu và web design.
Bắt đầu cặm cụi sưu tầm từ năm 1982, nhiều lần nản chí
ông tính bỏ dở nửa chừng. Nhưng nhờ có sự động viên của
bạn bè, măi đến năm 2002 trang web e-cadao mới ra mắt.
Những cố gắng của một nhà văn yêu ca dao tục ngữ Việt
Nam đă được ông kể rất thật (http://www.e-cadao.com/tientrinhthuchien.htm).
Chủ tâm vào e-cadao, người đọc có thể t́m thấy cả một bộ
“từ điển điện toán ca dao” từ ca dao, chợ quê, đến những
lễ hội, phong tục tập quán,...
Thay v́ gặp đôi chút ngại ngần, phóng viên Người Viễn Xứ
đă nhận được các cuộc trao đổi khá thân t́nh với nhà văn
Hà Phương Hoài. Như trong lá thư đầu tiên, nhà văn Hà
Phương Hoài đă cho biết "điều tôi mong mỏi từ lâu là
được liên lạc với người trong nước để t́m thêm nguồn tài
liệu cũng như những người có thể tiếp tay để phát triển
trang e-cadao mỗi ngày một tốt đẹp hơn,...". Thân
mời bạn đọc cùng gặp nhà văn Hà Phương Hoài qua cuộc tṛ
chuyện cùng phóng viên Người Viễn Xứ để hiểu rơ hơn về
những tâm t́nh đằng sau một trang web e-cadao.
PV: Kính chào
nhà văn Hà Phương Hoài. Là một nhà văn sao ông không
nghĩ đến việc tạo một trang web văn học (như một cách để
quảng bá tác phẩm của ḿnh) mà lại là một trang chuyên
về ca dao tục ngữ?
Nhà văn Hà Phương Hoài: Thưa cô, cô gọi
tôi là nhà văn thật ra tôi rất hổ thẹn v́ ḿnh có tài
cán ǵ mà được gọi là nhà văn dù rằng tôi có viết lách
chút đỉnh, và đă xuất bản vài ba cuốn sách vừa thơ,
truyện dài và sưu tập. Tất cả đă đưa lên web của riêng
tôi coi như là kho lưu trữ khi cần dùng th́ lấy ra. Con
số người thăm th́ rất nhỏ chỉ vào khoảng 50.000 luợt.
Trong ba năm nay tôi chỉ chú tâm đến trang Ca dao và Tục
ngữ cho nên trang Hà Phương Hoài bị dột nát lung tung,
và chẳng viết được bài ǵ mới.
|
Trang e-cadao |
PV: Tôi đă đọc
bài trả lời phỏng vấn của nhà văn với cô Hoàng Lan Chi.
Cô ấy hỏi rất tự nhiên và cách trả lời của nhà văn cũng
thật dí dỏm. Không chỉ yêu ca dao tục ngữ, ông c̣n cho
người đọc thấy được sự lo lắng của ông về những xa rời "truyền
thống" Việt của giới trẻ VN tại hải ngoại. Ông có thể
chia sẻ thực tế về những lo lắng ấy chăng?
NV HPH: Xă hội Mỹ là một xă hội của
“nhu cầu”. Con người luôn luôn phải vật lộn với nó. Muốn
được đầy đủ, người ta buộc phải đầu tắt mặt tối để kiếm
tiền. Ngày xưa khi c̣n ở quê nhà, người đàn ông là cột
trụ của gia đ́nh, đi làm để nuôi vợ con. Người đàn bà có
bổn phận lo quán xuyến việc nhà và lo dạy dỗ con cái.
Cho nên trẻ lớn lên được thấm nhuần căn bản văn hóa Việt
sau đó tới trường là để trau dồi thêm kiến thức của cha
mẹ dạy. Trong khi sống ở nước ngoài cả cha lẫn mẹ phải
đi làm mới đủ sống, đủ để thỏa măn những nhu cầu tối
thiểu như ăn uống, nhà ở, áo quần, phương tiện thêm vào
đó là có tiền để tiếp trợ cho thân nhân cật ruột bên quê
nhà. Nhu cầu càng nhiều, càng lớn th́ người cha, người
mẹ phải làm nhiều giờ hơn, bận bịu hơn và dĩ nhiên ít có
th́ giờ với con cái ở nhà. Trẻ đi học phải dùng ngôn ngữ
của bản địa khi về nhà, vắng cha thiếu mẹ, không có th́
giờ hàn huyên bằng tiếng Việt. Hơn nữa sau giờ làm bài
vở th́ xem TV cho tới khi đi ngủ. Với một góc đời như
vậy trẻ chỉ biết nói tiếng Anh, Pháp hay v.v… Đó là
nguyên nhân tại sao trẻ di dân không nói được tiếng mẹ
đẻ. Ngay cả những trẻ c̣n nói được th́ cũng ngô ngọng.
Con cái của chúng tôi dù nói được tiếng Việt, nhưng các
cháu nội ngoại lại chỉ hiểu đôi chút tiếng Việt và lại
không nói được hoặc nói rất ít. Cộng đồng người Việt hải
ngoại cũng đă có trường dạy Việt ngữ nhưng làm sao đầy
đủ như chúng sống trong ḷng dân tộc. Hơn nữa việc đưa
đón chúng đi học tiếng Việt cũng là một vấn đề phức tạp.
Nhà thờ và chùa luôn luôn tích cực trong vấn đề nầy song
điều kiện vật chất eo hẹp cho nên cũng chưa thỏa đáng
được nhu cầu.
PV: Theo ông, một
trang web e-cadao đă đủ chưa (khi thế hệ kiều bào trẻ
nhiều khi nói tiếng Việt c̣n không rành)?
NV HPH: Vấn nạn trẻ Việt ở hải ngoại
không nói được tiếng mẹ đẻ khổng thể giải quyết được với
trang web E-cadao, v́ các em chẳng thể trực tiếp sử dụng.
Hơn nữa nhiều câu ca dao mang tích cách ẩn dụ hay dùng
điển tích hoặc chữ Hán th́ chưa chắc chúng ta đă hiểu
thấu đáo th́ các em làm sao mà hiểu được. Trang web E-cadao
chỉ là một phương tiện nhỏ giúp cho các bậc phụ huynh
trong nỗ lực đưa con cháu về với cội nguồn. Ngoài ra
trang web c̣n là nguồn tài liệu cho các vị hằng tâm tham
khảo để viết bài dạy con em ở các trường Tiếng Việt Cộng
Đồng.
Từ khi trang web được đưa vào Việt Nam th́ các em học
sinh đă sử dụng cho các bài tập của trường. Các em đă
hỏi nhờ chúng tôi giúp mà chúng tôi biết được trang ca
dao c̣n thiếu nhiều lắm nhất là Ca Dao Tục Ngữ có tính
cách địa phương – Ca dao của các tỉnh. – Ca dao của Sắc
tộc.
PV: Ông có
biết được số lượng người truy cập chủ yếu của trang web
e-cadao thuộc nước - khu vực nào không?
NV HPH: Con số người thăm trang Ca Dao
và Tục Ngữ hiện nay, trung b́nh mỗi ngày không quá 300
lượt. Tôi không thường xem thống kê cho nên cũng không
rơ lắm tuy nhiên cuối năm 2004 tôi có được thống kê như
sau:
Month |
Daily Avg |
Monthly Totals |
Hits |
Files |
Pages |
Visits |
Sites |
KBytes |
Visits |
Pages |
Files |
Hits |
Dec 2004 |
6153 |
4173 |
1627 |
353 |
6117 |
4626131 |
10966 |
50467 |
129389 |
190743 |
Nov 2004 |
6489 |
4601 |
2118 |
350 |
5504 |
12906714 |
10523 |
63548 |
138046 |
194681 |
Oct 2004 |
5302 |
3803 |
1710 |
272 |
4541 |
7875038 |
8458 |
53024 |
117909 |
164386 |
Tháng trước chúng tôi phải đổi web hosting v́ hăng cũ
chỉ cho 1 gigabytes và hăng mới cho 10Gigs sức chứa.
Trong thời gian chuyển tiếp trang web bị gián đọan nhiều
ngày, và sau khi e-cadao qua nhà mới (ngày 15 tháng 3
năm 2006) th́ ngày 16 chúng tôi có được thống kê trong
hai ngày như sau:
Summary by Month |
Month |
Daily Avg |
Monthly Totals |
Hits |
Files |
Pages |
Visits |
Sites |
KBytes |
Visits |
Pages |
Files |
Hits |
Mar 2006 |
1363 |
166 |
713 |
354 |
1593 |
27038 |
2125 |
4280 |
1000 |
8183 |
PV: Người nước ngoài có quan tâm đến e-cadao
không hay đối tượng người Việt vẫn là chính?
NV HPH: Con số khách ghé thăm e-cadao
hiện thời có lẽ phần đông là từ Việt Nam.
PV: Xin ông
vui ḷng cho biết "gia tài" ca dao - tục ngữ của website
hiện nay được góp đến đâu rồi ạ?
NV HPH: Nếu nói con số chính xác th́
chúng tôi đă đưa lên net khoảng 21.000 câu và khoảng
3.000 câu đang lựa lọc chưa đưa lên net. Muốn được bấy
nhiêu câu chắc cũng phải đánh máy khoảng 70.000 câu
trước khi lựa lọc. Sở dĩ có con số đánh máy nhiều hơn
con số đưa lên net là v́ có câu chỉ khác vài ba chữ thôi
thí dụ như chữ đang - đương, tánh – tính, hoàng – huỳnh,
tam cương – tam cang, biển – bể v.v… đây chỉ là những
chữ ta thường thấy. Có nhiều chữ rất là địa phương cho
nên câu ca dao cũng khác đi, v́ ca dao và tục ngữ biến
dạng qua không gian và thời gian thí dụ câu:
|
Có thể chọn xem ca dao - tục ngữ
theo từng mẫu tự chữ cái |
Ra đường
(đàng) thấy nhánh hoa rơi,
Lấy chân (chơn) đạp xuống chẳng chơi hoa thừa.
Ra đường (đàng) thấy nhánh hoa (bông) rơi,
Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta.
Hoặc có thể thay đổi ít nhiều như câu:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Đă biến thành mười mấy câu khác nhau
Hỡi cô thắt lưng bao xanh (11)
Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai?
Trước đường xe ngựa bời bời
Bụi hồng mờ mịt ai người mắt xanh?
(Câu số 3192 )
Hỡi cô thắt lưng bao xanh (12)
Có cho anh gửi một cành kim thoa!
Nàng về hỏi mẹ cùng cha
Có cho anh gửi kim thoa hay đừng?
(Câu số 3193 )
Hỡi cô thắt lưng bao xanh (2)
Có về An Phú với anh th́ về!
An Phú có ruộng tứ bề
Có ao tắm mát có nghề kẹo nhạ
(Câu số 3194 )
……………
V́ lẽ đó việc lựa lọc không đơn giản như ta tưởng. Công
việc sưu tầm nầy chắc chắn c̣n dài. Hiện thời như cô
thấy trang ca dao vẫn c̣n thiếu ca dao của các tỉnh nhất
là ca dao sắc tộc v́ chưa t́m ra nguồn tài liệu. Phần
nhạc Dân tộc cũng c̣n thiếu quá nhiều. Chúng tôi mong
c̣n sức khỏe để tiếp tục cho đến khi tạm gọi là đủ. Chắc
chắn một ngày nào đó khi chúng tôi không c̣n sức cáng
đáng sẽ phải tặng cho một thực thể hay cơ quan văn hóa,
để họ tiếp tục nuôi dưỡng.
PV: Chi phí
để thực hiện trang web chỉ có một ḿnh ông gánh? Có thể
biết cụ thể mức chi phí ra sao không, thưa ông?
NV HPH: Chi phí hàng tháng
cũng khá nặng cho một người già như chúng tôi (nhất là
phải xin vợ). Ngoài tiền bao thuê cable gần US$50 chúng
tôi c̣n phải trả tiền bao thuê cho 5 domain names cho
http://e-cadao.com, http://cadao.org,
http://cadaotucngu.com, http://cadaotucngu.org,
http://cadaotucngu.net hết US$50 nữa coi như chi phí
hàng tháng hơn US$100 nếu kể cả sách báo liên quan đến
Ca Dao và Tục Ngữ.
|
Trang web E-cadao chỉ là một phương
tiện nhỏ giúp cho các bậc phụ huynh trong nỗ
lực đưa con cháu về với cội nguồn |
PV: Được biết
trang web e-cadao ngoài những lời khen c̣n "nhận" cả
những lời chê. Là người chịu trách nhiệm thực hiện
chính, trước khi trang web hoàn thành, ông đă có chuẩn
bị trước cho ḿnh suy nghĩ sẽ bị chê không? Suy nghĩ,
thái độ của ông đối với những ư kiến "chê" ấy ra sao ạ?
Khó khăn hiện nay của e-cadao là ǵ thưa ông?
NV HPH: Khi đă va chạm với đời th́ phải
chấp nhận lời chê tiếng khen. Chính nhờ những lời phê
b́nh nặng nề mà chúng tôi biết được những sơ hở, vụng về
mà sửa đổi. Chúng tôi luôn luôn biết ơn những vị đó. Như
đă tŕnh bày trong bài “Tiến tŕnh thực hiện” chúng tôi
đă gặp phải nhiều trở ngại về kỹ thuật, v́ vậy chúng tôi
phải t́m người để nhờ cậy. Thật ra những vị đă giúp
chúng tôi ở nhiều nơi trên thế giới, chúng tôi chưa hề
biết những vị đó, và cho tới nay cũng chưa gặp mặt hầu
hết mấy vị đó.
Dù trang web đă thành h́nh khá lớn nhưng mục tiêu của
chúng tôi vẫn chưa đạt được v́ những lư do sau đây:
1. V́ chỉ một ḿnh chúng tôi phải cáng đáng mọi công
việc từ A tới Z
2. Khả năng hiểu biết cũng hạn hẹp v́ vậy chúng tôi cần
giúp đỡ vào những việc như sau: (dù đă làm một phần
nhỏ).
• Phân loại ca dao tục ngữ.
• Phân loại địa phương.
• Cung cấp tên chợ quê tương ứng với danh sách chợ quê
hiện có.
• Giải thích ca dao.
• Đưa ca dao mới vào thư khố (Database).
• Cung cấp tài liệu ca dao của các tỉnh hoặc miền.
• Lựa lọc và hiệu đính ca dao.
• Tuyển chọn nhạc dân ca và đưa lên mạng.
• Nối kết các câu ca dao với các bài tiểu luận hoặc liên
hệ.
• Giúp sưu tầm những bài viết mà e-cadao.com cần có theo
chuyên mục.
• Với các tác giả có bài trích đăng trong e-cadao, xin
cho vài ḍng cho phép
• Hiện giờ, v́ tài chánh eo hẹp cho nên chỉ thuê web
hosting nhỏ, mong được một web hosting bảo trợ cho dùng
miễn phí dịch vụ.
• V.v...
Xin liên lạc
với tôi theo địa chỉ E-mail: haphuonghoai@gmail.com
PV: Trong số
các ư kiến gửi về, có ư kiến nào làm ông đặc biệt quan
tâm không thưa nhà văn HPH?
NV HPH: Đa số các ư kiến gửi về đều
khuyến khích chúng tôi cố gắng duy tŕ và cho rằng trang
rất bổ ích cho họ thí dụ một bạn ở Việt Nam viết: “Kính
gửi học giả và Trang chủ Ca Dao: Kính xin gửi dến quư
ông ḷng cảm phục và ghi ơn đă bỏ rất nhiều công sức,
thu thập, duy tŕ và phát triển văn hóa nước ta. Rất
mừng cho Mẹ VN vẫn c̣n những người con yêu dấu như quư
ông. Hôm nay là lần đầu tiên tôi khám phá ra trang Ca
Dao. Thật đáng quư. Tôi thích thú, không sao tả được sự
sung sướng và hy vọng cho dân tộc VN chúng ḿnh. Xin
trân trọng chúc mừng Tác giả và Trang Chủ Ca Dao”.
PV: Xin cám
ơn ông và mong rằng website e-cadao (http://www.e-cadao.com)
ngày càng nhận được nhiều sự đồng cảm, sự đóng góp để
kho tàng của website ngày thêm phong phú!
M.A
|