Đền thờ Trương
Định toạ lạc tại phường 1, thị xã Gò Công, di tích nằm ngay trung
tâm thị xã Gò Công nên đường đi đến bằng ô tô rất thuận lợi.
Sau khi Trương Định mất ngày 20 tháng 8 năm 1864, Bà Trần Thị Sanh
người vợ thứ của Trương Định đã nhận thi hài của ông mang về an táng
trọng thể tại trung tâm huyện lỵ Tân Hoà nay là phường I, thị xã Gò
Công, tỉnh Tiền Giang.
Mộ Trương Định là di tích lịch sử dân tộc, thuộc loại hình di tích
lịch sử nơi lưu niệm danh nhân lịch sử nước ta trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp giữa những năm 1860 của thế kỷ 19. Ngôi mộ được xây
dựng ngay khi ông mất năm 1864. Tại đây xưa kia là một gò đất cao,
cây cỏ um tùm, chung quanh ao hồ nước đọng vì lúc đó dân Gò Công còn
thưa thớt, về sau họ khai khẩn đất hoang làm đường và xây cất nhà
cửa đông đúc như ngày hôm nay.
Mộ được xây bằng đá ong với hồ ô dước (vôi đường mật và cây ô dước).
Diện tích toàn ngôi mộ là 67,263m2 ,
chiều dài: 9,95m kể cả vòng tường ngoài cùng, ngang: 6,75m, vòng
tường ngoài có 04 trụ cao 1,16m mỗi cạnh 54cm trên 04 trụ bốn góc có
04 hoa sen. Vòng tường nầy cao 70cm xây bằng đá xanh năm 1956. Mộ có
02 bia: 01 phía trước mộ, 01 phía cuối mộ. Mỗi bia đều có mái che
hình thức màu như ngói nhưng bằng vôi, cát.
Tấm bia trước mộ bằng đá cẩm thạch trắng, trang trí chung quanh rèm
bia là hoa văn hoa lá mềm mại và ngay giữa có câu: "Đại Nam, Bình
Tây Đại Tướng Quân Trương Công Định Chi Mộ". giặc pháp thấy vậy
chúng cho băm nát.
- Năm 1945, nhân dân trùng tu và bia được khắc lại "Đại Nam Thần
Dõng, Đại Tướng Quân, Truy Tặng Ngũ Quân, Ngũ Quận Công, Trương Công
Định Chi Mộ" và kế bên là dòng chữ nhỏ "Tốt Ư Giáp Tý, Thất Nguyệt
Thập Bát Nhật" (tức chết ngày 20/8/1864) và một bên đề Trần Thị Sanh
Lập thạch. Bia cuối mộ cũng có mái che trên bia khắc hai chữ "Trung
Nghĩa".
Trước mộ có đôi câu liễng:
"Sơn Hà Thu Chính Khí
Nhật Nguyệt Chiếu Đan Tâm"
(Núi Sông Thu Chính Khí
Nhật Nguyệt Chói Lòng Son)
Ngôi mộ tuy không nguy nga, lộng lẫy vì chính sách phản dân tộc của
kẻ xâm lược và chế độ cũ, nhưng nói lên sự tôn kính và ngưỡng mộ
công dức của nhân dân địa phương đối với người anh hùng.
- Ngày nay trong miếu thờ, ảnh của vị anh hùng dân tộc đặt ngay bàn
thờ chính, hai bên tả, hữu "TẢ VĂN BAN, HỮU VÕ BÁ" và nhiều câu đối
do nhân dân địa phương viết để thờ các vị quan văn và quan võ của
Trương Định.
Di tích được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1984./.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch