Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

10/19/17 

Sự thành h́nh của Nam Kỳ Lục Tỉnh tức vùng Đồng Nai Cửu Long


Cập nhật lúc 12:54:41 PM - 04/01/2009
Gs. Ts. Nguyễn Thanh Liêm

LTS: Gs. Ts. Nguyễn Thanh Liêm là chủ tịch hội Lăng Ông - Lê Văn Duyệt Foundation. Ông tŕnh bày bài thuyết tŕnh sau đây nhân ngày khai mạc Tuần Lễ Văn Hóa Miền Nam tại Hội Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation vào trưa thứ Bảy, ngày 3 tháng Giêng 2009.

Tuần Lễ Văn Hóa Miền Nam mở cửa trong tuần từ 11 giờ trưa đến 7 giờ chiều, cuối tuần từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều, cho đến ngày 10 tháng Giêng. Chương tŕnh gồm có triển lăm văn hóa, các bài nói chuyện của các diễn giả, và văn nghệ. Trụ sở mới của Hội tọa lạc tại 15361 Brookhurst St #207, Westminster, CA 92683. Điện thoại (714) 721-0878.

Để quư độc giả tiện tham khảo, Nhật báo Viễn Đông đăng tải nguyên văn bài thuyết tŕnh của Gs. Ts. Nguyễn Thanh Liêm
.

***



 

Đồng Nai Cửu Long là tên hai hệ thống sông lớn ở Miền Nam nước Việt. Khi nói vùng Đồng Nai Cửu Long là người ta muốn nói đến tất cả các tỉnh nằm trong vùng đất bao quanh hai hệ thống sông lớn này. Đó là các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam phần, từ B́nh Thuận vào đến Cà Mau. Dưới thời vua Gia Long và phần đầu của thời vua Minh Mạng (1802-1832), cả vùng này được gọi là Trấn Gia Định mà Tả Quân Lê Văn Duyệt là người hai lần được bổ nhiệm làm Tổng Trấn ở đây. Năm 1932, sau khi Lê Văn Duyệt mất, Gia Định Trấn mới bị băi bỏ, Miền Nam được chia thành 6 tỉnh (Gia Định, Biên Ḥa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ đó.

Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp gọi vùng này là Cochinchine hay Nam Kỳ. Đây là vùng thuộc địa của Pháp, và lục tỉnh được chia làm 21 tỉnh (với các chữ đầu là Gia Châu Hà Rạch Trà, Sa Bến Long Tân Sóc, Thủ Tây Biên Mỹ Bà, Chợ Vĩnh G̣ Cần Bạc Cắp). Thời Việt Nam Cộng Ḥa, vùng này là Miền Nam Việt Nam và bao gồm các tỉnh Miền Đông (Tây Ninh, B́nh Long, Phước Long, B́nh Dương, Biên Ḥa, Long Khánh, B́nh Tuy, Phước Tuy, Gia Định), và các tỉnh Miền Tây Nam Phần (Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường, Hậu Nghĩa, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Long An, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh B́nh, Kiến Ḥa, G̣ Công, An Xuyên, Bạc Liêu, Ba Xuyên). Chính phủ hiện thời dùng chữ Nam Bộ thay v́ Nam Phần và cũng phân biệt Miền Đông (hay vùng Đồng Nai với các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An) và Miền Tây (hay đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Cửu Long, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Minh Hải).

Khi Nguyễn Hoàng được cử vào cai quản Thuận Hóa (1558) th́ đất đai của nước Việt về phía Nam chỉ có đến Phú Yên. Từ đó đến B́nh Thuận c̣n là lănh thổ của Chiêm Thành hay Champa. Nhưng từ lúc xứ Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) của Chúa Nguyễn bắt đầu thành h́nh th́ cũng là lúc Chiêm Thành khởi sự suy yếu dần. Xứ Đàng Trong càng lớn mạnh lên bao nhiêu th́ xứ Chiêm Thành càng yếu đi và càng nhỏ lại bấy nhiêu. Cho đến cuối thế kỷ thứ XVII th́ nước Chiêm Thành kể như không c̣n nữa và dân tộc Chăm trở thành người dân thiểu số trong cộng đồng người Việt. Biên giới phía Nam của nước Việt bấy giờ là vùng B́nh Thuận, và nước láng giềng về phía này của Việt Nam là nước Chân Lạp (tức Kampuchea hay Cao Miên) của người Khờ Me (tức người Miên như người trong Nam thường gọi). Vùng Đồng Nai Cửu Long lúc này thuộc về Chân Lạp.

Thật ra đất Đồng Nai Cửu Long chỉ có thuộc về Chân Lạp trên danh nghĩa thôi, trong thực tế người dân Khờ Me không có mặt nhiều trên phần đất này. Người dân Khờ Me chỉ sinh sống ở một vài nơi thưa thớt, rải rác trên vùng đất cao, hoang vu mênh mông ở vùng Hậu Giang của đồng bằng sông Cửu Long. Ở vùng Đồng Nai th́ có các bộ lạc người Mạ và người Xtiêng sinh sống, cũng rải rác, cũng thưa thớt trong vùng đất mênh mông hoang vu vậy. Triều đ́nh Chân Lạp chưa có thiết lập các cơ quan hành chánh cai trị hay những đồn binh quân sự trấn đống để bảo vệ đất đai và dân chúng của họ trên vùng đất này. Đối với người dân Việt, những đất đai mênh mông hoang vu ở đây là đất vô chủ, không ai để ư tới, không ai ḍm ngó, kiểm soát. Vả lại, ranh giới giữa hai nước (Việt - Chân Lạp) không có ǵ rơ ràng, ranh giới giữa các sắc tộc sinh sống rải rác trên vùng đất này (xem như vùng trái độn) lại càng mơ hồ, co giăn, biến thiên hơn. Trong t́nh huống đó, và với bản năng sinh tồn mạnh mẽ, người Việt không ngần ngại ǵ mà không vào vùng đất hoang vu mới mẻ này để phá rừng, dọn đất, trồng trọt, mưu sinh, lập nghiệp. Mô Xoài là nơi mà người Việt đă đến khai phá, định cư sớm nhất. Mô Xoài tức là Bà Rịa bây giờ. Các sách Gia Định Thông Chí của Trịnh Hoài Đức và Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn cho rằng xứ Mô Xoài là vùng địa đầu của Biên Trấn, tức là vùng người lưu dân Việt đầu tiên đặt chân vào để khai phá mở mang Miền Nam nước Việt.

Đây chỉ là những bước đầu lẻ tẻ, chập chững của những người đi tiên phong trong công cuộc mạo hiểm vào vùng đất mới lạ. Phải đợi một cơ hội thuận tiện nào đó để việc mở rộng về phương Nam trở thành phong trào mạnh mẽ, có tính cách quy mô hơn. Cơ hội đó là sự cầu thân của vua Chân Lạp Chey Chetta II với Chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1620. Sử Khờ Me ghi là sau khi lên ngôi vua Chey Chetta II cho xây cung điện nguy nga tại Oudong rồi cử hành lễ cưới long trọng với một nàng công chúa xinh đẹp của Việt Nam. Hoàng hậu Sam Đát (tức công chúa Ngọc Vạn) có đem nhiều đồng hương sang Chân Lạp. Có người làm quan trong triều, có người làm thủ công, có người buôn bán, vận chuyển hàng hóa. Theo hồi kư của giáo sĩ Chistofo Borri, một người Ư đă sống gần Qui Nhơn từ 1618 đến 1622, th́ chúa Nguyễn đă viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại quân Xiêm. Borri cũng tả rơ phái đoàn quan quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn về Oudong như sau: ”Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh Oudong, th́ dân chúng Khờ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa đă tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh.”

Về phương diện xă hội, việc công chúa Ngọc Vạn theo chồng về Miên có thể được xem như là một sự mở đầu cho những bành trướng lănh thổ quy mô về phương Nam của dân tộc Việt. Theo chân Ngọc Vạn công chúa lưu dân người Việt càng ngày càng vào Nam lập nghiệp nhiều hơn. Với chính sách khuyến khích khéo léo của chính quyền, làn sóng vào Nam càng lúc càng bành trướng mạnh mẽ. Về phương diện chính trị ngoại giao, cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chey Chetta II là bước mở đầu cho mối liên hệ ngoại giao giữa hai dân tộc Việt-Khờ Me, một mở đầu hết sức quan trọng đối với triều Nguyễn và người dân Đàng Trong. Từ đây triều Nguyễn luôn luôn sẵn sàng để hoặc giúp đỡ/viện trợ, hoặc can thiệp vào nội t́nh Chân Lạp. Cứ mỗi lần quân chúa Nguyễn tiến lên xứ Miên làm một công ơn ǵ đó đối với Chân Lạp là mỗi lần triều đ́nh Chúa Nguyễn được đền đáp bằng một số đất đai để hợp thức hóa những nơi lưu dân người Việt đă từng vào khai phá. Những sự kiện lịch sử sau đây đánh dấu những bước tiến trong quá tŕnh hoàn thành vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh theo lối “dân đi trước chính quyền đến sau”.

Những giai đoạn Nam tiến kể từ năm 939

- Hai năm sau khi Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu Chân Lạp, năm 1623, chúa Nguyễn sai phái bộ tới Oudong yêu cầu vua Chey Chetta II cho chúa Nguyễn lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài G̣n) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Chân Lạp. Từ khi có các đồn thu thuế của chúa Nguyễn, vùng này đă trở nên vùng thị tứ trên bến dưới thuyền rất là sầm uất.

- Năm 1658 triều đ́nh Chân Lạp có nội biến, thái hậu Ngọc Vạn đă khẩn cầu Chúa Nguyễn là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần giúp quân đánh dẹp Nặc Ông Chân dành lại ngôi báu cho ḍng họ Prea Outey. Chúa Hiền, cháu kêu thái hậu Ngọc Vạn bằng cô ruột, cho quan Khâm Mạng Trấn Biên dinh Phú Yên là Tôn Thất Yến đem 3,000 quân qua giúp bắt được Nặc Ông Chân giải về Quảng B́nh. “Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đ́nh đem nhượng hết cả đất ấy rồi đi lánh chỗ khác, không dám tranh trở chuyện ǵ.” (Gia Định Thông Chí, trung, tr.7). Đất ấy đây là vùng Mô Xoài, chính thức thuộc lănh thổ Việt Nam từ đó.

- Sang năm 1674 Nặc Ông Đài lại liên kết với Xiêm La chống Đại Việt. Chúa Nguyễn là Hiền Vương cử cai cơ Nguyễn Dương Lâm đem quân đánh chiếm Sài G̣n và tiến lên Nam Vang. Chúa Nguyễn làm chủ t́nh thế cả vùng Đồng Nai.

- Năm 1679 trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch cùng với phó tổng binh Hoàng Tiến, và tổng binh các châu Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên cùng phó tổng binh Trần An B́nh đem 3000 quân Trung Hoa (nhà Minh) với 50 chiến thuyền trốn quân Thanh chạy sang Việt Nam xin làm thần dân của Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần dung nạp họ và cho người hướng dẫn họ đến vùng đất mới trong Nam để định cư sinh sống. Nơi đây đă có một số người lưu dân Việt khai phá. Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên vào Biên Ḥa khai khẩn đất đai, thiết lập phố xá bán buôn., phát triển nông nghiệp và thương nghiệp cùng với người lưu dân Việt ở hai nơi này. Cùng lúc đó ở Cà Mau, một cựu thần khác của nhà Minh là Mạc Cửu cũng trốn quân Thanh sang đây khai khẩn lập nghiệp.

- Năm 1698 Minh Vương Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp. Năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh đem binh lên tận Nam Vang để can thiệp và trở về vào khoảng tháng Tư năm sau. Trên đường về ông cho quân sĩ theo ḍng Tiền Giang, trú đóng tại Cái Sao (vùng chợ Thủ của Long Xuyên). Một số quân sĩ bị phát bịnh dịch và chính ông cũng bị nhiễm bịnh và mất hai ngày sau khi quân ông rút khỏi vùng này. Một số binh sĩ hoặc bị bịnh hoặc t́nh nguyện ở lại vùng Cái Sao khai khẩn đất đai sinh sống trước khi vùng này được vua Cao Miên nhường cho Chúa Nguyễn. Họ được gọi là người dân Hai Huyện, trực thuộc phủ Gia Định từ xưa. (Xem Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam của Sơn Nam, tr. 23).

- Năm 1705, Nguyễn Cửu Vân hành quân sang Cao Miên đánh quân Xiêm, trên đường về trú quân ở Vũng Gù (nay là Tân An), khai khẩn đất hoang, cho lập đồn binh và cho đào kinh cho rạch Vũng Gù ăn thông sang rạch Mỹ Tho, nối liền sông Vàm Cỏ Tây qua Tiền Giang.

- Năm 1708 Mạc Cửu dâng cả vùng mới khai khẩn ở Cà Mau xin hàng phục Chúa Nguyễn. Vùng này gồm các ấp vừa lập từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá đến Cà Mau. Hà Tiên trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu làm tổng binh, giữ đất Hà Tiên.

- Năm 1732 lưu dân người Việt bị quân Miên tấn công. Chúa Nguyễn là Ninh Vương cử Trương Phúc Vĩnh đem quân vào dẹp yên. Vua Chân Lạp là Nặc Tha nhường Me Sa (Mỹ Tho) và Long Hồ cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lấy đất Long Hồ lập thành châu Định Viễn (Vĩnh Long) và đặt dinh Long Hồ.

- Năm 1753 Nguyễn Cư Trinh đem quân sang đánh Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua trận bèn dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (G̣ Công và Tân An) để cầu ḥa. Bốn năm sau Nặc Nguyên mất, Chân Lạp có nội biến. Chúa Nguyễn cử Mạc Thiên Tứ đưa em họ của Nặc Nguyên là Nặc Tôn lên ngôi. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (gồm An Giang và một phần Vĩnh Long) để tạ ơn Chúa Nguyễn và năm phủ ở vùng Hà Tiên cho Mạc Thiên Tứ. Năm phủ này được sát nhập vào trấn Hà Tiên.

Đến đây kể như vùng Đồng Nai Cửu Long đă trọn vẹn thuộc về Việt Nam, và thuộc về Đàng Trong của Chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII người Việt Nam mất 150 năm để tiến vào và mở mang vùng đất hoang vu mới mẻ này.

Trước khi người Việt đến vùng Đồng Nai khai khẩn th́ nơi đây c̣n là cả một vùng “toàn rừng rậm mấy ngh́n dặm” theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn. Vùng rừng rậm hoang vu này là vùng cư trú của nhiều nhóm dân tộc thiểu số mà người Việt gọi chung là người “Man” theo tiếng Hán Việt hay nôm na là người “Mọi.” Đó là các dân tộc thiểu số người Mạ, người Xtiêng, người Mnông, Người Cơho, người Churu, v.v.. Trong các nhóm này quan trọng hơn hết là người Mạ ở vùng Mô Xoài Bà Rịa, người Xtiêng ở vùng Biên Ḥa, B́nh Dương và người Khờ Me ở Tây Ninh. Dân tộc Mạ hay Châu Mạ (Châu theo tiếng Mạ có nghĩa là người) nói tiếng nói thuộc nhóm Môn – Khờ Me. Địa bàn sinh sống của Châu Mạ ngày xưa là cả vùng Đồng Nai xuống đến Mỹ Tho (theo B́nh Nguyên Lộc). Dân tộc Mạ mà người Việt thường gọi là Mọi Bà Rịa, thạo nghề dệt vải có hoa văn đẹp, ở nhà sàn dài, có tục cà răng và xâu lỗ tai lớn. Họ rất hiền ḥa, thường bị người Xtiêng và người Miên bắt đem bán làm nô lệ ở các nơi. Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn ghi: “Từ các cửa biển như Cần Giờ, Xoài Rạp . . . đi vào toàn là những đám rừng hoang vu đầy cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng hơn ngh́n dặm. . . Nhà Nguyễn cho dân được tự nhiên chiếm đất. . . Lại cho họ thâu nhận những người Mọi từ trên đầu nguồn xuống để mua làm đầy tớ, đứa ở, sai khiến, hầu hạ. . .”

Dân tộc Mạ hiện có khoảng 20,000 người cư ngụ ở vùng cực Nam Tây Nguyên, phía Nam tỉnh Lâm Đồng, và một số ở Đắc Lắc.

Người Xtiêng cư trú trong vùng các tỉnh Tây Ninh, B́nh Dương, Biên Ḥa. Tiếng nói của họ có nhiều nét gần gũi với tiếng Mnông, Cơho, Mạ, nằm trong nhóm Môn - Khờ Me. Họ để tóc dài, búi đằng sau gáy, đeo bông tai bằng cây hay bằng ngà, xăm mặt, xăm ḿnh, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Địa chí Thủ Dầu Một ấn hành năm 1910 gọi dân tộc Xtiêng là Mọi hoang, Mọi Cà Răng, Mọi Việt hay Mọi Đồng Nai. Dân tộc Xtiêng hiện nay có khoảng 40,000 người quần tụ vùng biên giới Tây Nam, ở các tỉnh Tây Ninh, B́nh Dương, Đồng Nai.

Ở Hậu Giang, vùng Trà Vinh – Sóc Trăng có nhiều người Miên hơn ở Miền Đông Nam Phần. Những sóc người Miên này sống cách biệt với triều đ́nh Kampuchea. Khi người Việt vào khai khẩn vùng Hậu Giang th́ người Việt và người Miên cùng cộng cư, và sau này khi toàn cơi Nam Việt thuộc về Chúa Nguyễn th́ những người Miên này trở thành người dân thiểu số trong cộng đồng người Việt.

Vùng Đồng Nai, vùng cư trú của hai sắc dân Xtiêng và Mạ là vùng đệm giữa hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ XVII, đất đai vùng này quá rộng mà người th́ quá ít cho nên dân cư quá thưa thớt, và phần lớn đất đai là rừng rú hoang vu đầy muôn thú. Khi người Việt bắt đầu vào khai khẩn đất hoang vùng này th́ người Mạ, người Xtiêng và một ít người Khờ Me (ở phí Tây Tây Ninh) từ từ rút lui dần về vùng đất cao ở phí Bắc và phía Tây, nhường đất thấp ở phía Nam cho người lưu dân mới đến khai phá. Người Việt thành thạo hơn trong việc khai khẩn đất đai, trồng lúa nước ở đất thấp (gọi là thảo điền), trong khi người sắc tộc thiểu số th́ thành thạo trong việc săn bắn và làm rẫy trên các ruộng cao hay giồng (sơn điền). Đất rộng mênh mông hoang vu, và lại là đất thấp không mấy thích hợp với thổ dân, là hai điều kiện vô cùng thuận lợi cho người lưu dân Việt vào vùng Đồng Nai khai hoang sinh sống mà không gặp một sự chống đối nào.

Số ít người Việt đầu tiên vào đây khai phá không biết là ai, không biết họ bắt đầu vào làm công việc đó từ lúc nào, không có một ghi chép nào để lại tên họ gốc gác của những người đó. Theo các sách sử sau này th́ chắc chắn họ đă vào vùng Đồng Nai khai khẩn sinh sống rất sớm, ngay từ lúc Nguyễn Hoàng vừa vào trấn thủ Thuận Hóa. Trịnh Hoài Đức cho là từ đời các “tiên hoàng đế” tức là từ thời các chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phước Nguyên.

Những người đầu tiên vào đây là những người tự nguyện chứ không phải là những người được chính quyền đưa đến hay bị lưu đày. Lúc này chính quyền chưa chính thức áp dụng biện pháp di dân vào Nam được. Lưu dân lúc này có thể là những người nghèo khổ, những kẻ bị áp bức, những người chạy trốn chiến tranh loạn lạc, những người không sống được trong xă hội đương thời, phải mạo hiểm t́m đường sinh sống ở vùng đất mới. Họ có thể đến từ Miền Bắc hay Miền Trung. Nhưng phần đông chắc là người Miền Trung, người Đàng Trong nhiều hơn, nhất là những người vùng Thuận Quảng. Sau đợt t́nh nguyện đầu tiên, nhất là sau sự kiện Ngọc Vạn công chúa, chúa Nguyễn bắt đầu áp dụng chính sách đưa dân quân vào Nam mỗi ngày một triệt để hơn. Theo Philippe Papin th́:

Cuộc tranh chấp giữa hai phủ chúa thù nghịch đóng kín ranh giới, cho nên cuộc “Nam tiến” trở thành một hiện tượng của riêng lănh địa nhà Nguyễn ; nước Việt Nam “mới” c̣n đi xa hơn nữa, nhưng từ nay là người miền Trung sẽ tiến vào miền Nam bao la của nước Việt, bắt đầu được khai thác đúng vào lúc nước Việt đứt đoạn... Mong muốn kiểm soát một không gian ngày càng rộng lớn, các chúa Nguyễn bèn áp dụng một chính sách cư dân triệt để: các viên chức được lệnh tập hợp tất cả những người vô gia cư, tất cả những ai không có tên trong sổ bộ làng xă, đưa vào các tỉnh miền Nam mới chiếm được của Kampuchea. . .

Giáo sư Nguyễn Đăng Thục ghi lại lời của Jules Sion trong “L'Asie des Moussons” về cuộc bành trướng của dân Việt về phương Nam như sau:

Cuộc bành trướng của dân Việt là một sự đồng hóa thật sự. Tính chất đó giải thích v́ sao người Việt bành trướng chậm nhưng rất chắc chắn. Cao Miên và Lào quốc đánh nhau chỉ đem quân cướp lấy tù binh đem về làm nô lệ, lại có một giai cấp quí tộc thống trị cho nên có cướp được đất cũng để mất ngay.
Mục đích của người Việt lại khác. Họ không cần bắt nô lệ, họ làm lấy. Đối với họ thắng trận không phải là để có người làm, mà là để có đất cày.

Nhiều khi chiến tranh chỉ là để xác nhận một t́nh thế đă rồi. Dân Việt bành trướng một cách ôn ḥa, sinh cơ lập nghiệp rồi sau binh lính mới tới. Trước khi Việt Nam sáp nhập đất Nam kỳ về ḿnh, người Việt đă lập ở đây những tổ chức, những đám di dân đă xây dựng làng xóm hay là tới ở chung với người Mên, rồi lần lần nắm quyền chính.

Cuộc bành trướng thực hành bằng cách đưa đến những đám người liên tiếp, đủ các hạng: dân cày không có ruộng, tù tội, kẻ chống đối chế độ hay là quân cướp muốn chuộc tội. Cũng có khi chính phủ thu thập những người đó rồi đưa xuống những miền mới chiếm lănh, hay là lập đồn điền nơi biên thùy để pḥng bị lân bang tới đánh. Những người ấy có quan lại cai trị và họ lập thành làng mạc. (Ḍng Việt, số 17, tr.68-69).

Ngoài những người dân Việt từ vùng Thuận Quảng đến c̣n có người Trung Hoa vùng Quảng Đông – Quảng Tây, trốn chạy nhà Thanh, sang đây định cư lập nghiệp. Thành phần cư dân này rất quan trọng v́ họ giúp phát triển mạnh về thương mại và công nghiệp, nhất là thương mại.

Trong số quân binh nhà Nguyễn đi chinh chiến ở Miền Nam hay trên Cao Miên cũng có nhiều người t́nh nguyện hay được chính quyền cho ở lại định cư, làm ăn với dân chúng.

Nói chung th́ phần đông người lưu dân là người Miền Trung thuộc đủ các thành phần xă hội cùng một số đáng kể người Trung Hoa. Họ là những người có công lớn lao trong việc bành trướng lănh thổ, mở mang bờ cơi Việt Nam về phương Nam, biến vùng rừng rú hoang vu đầy muôn thú thành vùng đất đai ph́ nhiêu màu mỡ nuôi sống và làm giàu cho cả nước.

Môi trường sinh sống mới và sự tiếp xúc với những nền văn hóa khác là những điều kiện cần yếu đưa đến những biến đổi. Trước hết là môi trường thiên nhiên vật lư: đất đai, khí hậu, ruộng nương, vườn tược ở đây cùng một loại với đất đai, khí hậu, ruộng nương vườn tược ở Kampuchia, Thái Lan, Mả Lai, thành ra các loại cây trái giống nhau, kỹ thuật làm ruộng, làm vườn, trồng cây trái cũng giống nhau. Cuộc sống vật chất ở nhà quê do đó cũng rất giống nhau. Người lưu dân Việt vào môi trường sinh sống này không thể không linh động thay đổi để thích ứng với môi trường sinh sống mới. Mặt khác ở trong hoàn cảnh sinh sống mới này họ lại gần gũi với những dân tộc khác với nền văn hóa khác mà lâu dần, quen dần, họ không thể không vay mượn một số nét đặc thù nào đó mà họ thấy cần yếu hay thích hợp với họ trong hoàn cảnh sinh sống mới. Thành ra từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa và các chúa Nguyễn nối tiếp, xây dựng nên Đàng Trong th́ bắt đầu có một nhánh văn hóa Việt biến dạng dần dần trở thành một chi nhánh văn hóa (subculture) có phần khác biệt với văn hóa cổ truyền ở miền Bắc. Sự cắt đứt liên hệ chính trị giữa Đàng Trong (Chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (Chúa Trịnh), sự phân tranh Nam Bắc và chia đôi lănh thổ đă là cơ hội để tạo nên một chi nhánh văn hóa mới xa dần văn hóa cổ truyền. Đến thế kỷ XVII khi Họ Nguyễn chiếm hết cả miền Trung và rồi một số người miền Trung vào khai phá miền Nam khẩn hoang lập ấp xây dựng nên miền Nam th́ một chi nhánh văn hóa khác nữa lại thành h́nh. Chi nhánh văn hóa mới này lại càng cách biệt với văn hóa gốc ở miền Bắc để đến gần văn hóa Đông Nam Á hơn (tức cũng có nghĩa xa dần văn hóa Trung Hoa và đến gần văn hóa Ấn Độ hơn).

Miền Nam là cả một vùng đất hoang mênh mông chằng chịt sông rạch với không biết là bao nhiêu cá tôm rau cỏ cây trái. Đất đai lại rất ph́ nhiêu do phù sa mang lại. Khẩn hoang lập nghiệp tuy có cực nhọc nặng nề nhưng kết quả thu lượm dễ dàng và khả quan, đời sống tự nhiên ung dung thoải mái. Điều kiện vật lư đó cũng dễ un đúc nên tính t́nh rộng răi, phóng khoáng, hiếu khách, đối đăi tử tế với người từ xa mới đến của người miền Nam mà nhiều người công nhận.

Vùng mới lập này tuy có ít nhiều liên hệ với Chúa Nguyễn nhưng triều đ́nh ở xa, tổ chức cai trị không chặt chẽ tùy thuộc ở triều đ́nh Huế (chế độ tổng trấn), thêm vào đó c̣n có những biến cố chính trị làm thay ngôi đổi chủ nhiều lần cho nên tương đối có nhiều tự do địa phương và tự do cho cá nhân nữa. Chỗ này ở không được, hoặc bị áp bức th́ nhổ sào, chèo ghe đi chỗ khác làm ăn, không có ǵ ràng buộc họ được. Hoàn cảnh đặc biệt ở đây giúp người ta nuôi dưỡng tinh khí tự do phóng khoáng, không cần phải ép ḿnh, chế ngự cái tôi để phụng sự cho một lư tưởng sách vở ǵ cả. Vả lại nỗ lực chính của những thế hệ đầu tiên vào đây là khai khẩn đất đai, thiết lập đời sống mới nhiều hơn là trau dồi kinh sử để lănh lấy măo áo chức tước của triều đ́nh. Đời sống dễ dăi, tương đối thừa thăi về vật chất và tự do về tinh thần, đă không bắt buộc người dân Việt ở đây phải duy tŕ hay theo đúng những phong tục tập quán đă được mang vào Đàng Trong từ mấy thế kỷ trước. Sự lỏng lẻo của khuông phép từ thế hệ này sang thế hệ khác đă tạo nên một nếp sống mới, một tính t́nh và nhân cách mới, rộng răi và phóng khoáng, với tâm hồn chân thật, chất phác, mở rộng để đón nhận những cái mới lạ hơn là khép kín để duy tŕ những cái đă có.

Ngoài hoàn cảnh địa lư nói trên, trong quá tŕnh mở rộng đất đai về phương Nam chi nhánh văn hóa Đàng Trong đă phải tiếp xúc va chạm với những nền văn hóa khác tạo nên điều kiện rất cần cho sự biến đổi về văn hóa. Có tiếp xúc với văn hóa khác là có cơ hội để nh́n thấy lối sống, cách hoạt động, sự tín ngưỡng, lề lối suy tư của một giống người khác. Từ đó có thể có những thích nghi với nhau hay vay mượn lẫn nhau ít nhiều từ tập quán, kỹ thuật, đến tín ngưỡng và nghệ thuật.

Từ thế kỷ XVII người Đàng Trong đă có cơ hội gần gũi với văn hóa Chiêm Thành, đă nh́n thấy và hiểu biết lối sống của người dân Chăm. Sau đó sang thế kỷ XVIII người Việt khi bành trướng lănh thổ về miền Nam lại có dịp sống bên cạnh người Miên và người Trung Hoa (Minh Hương, Triều Châu). Và gần đây hơn từ thế kỷ XIX người Việt ở đây lại có nhiều dịp để biết đến đạo Thiên Chúa cùng văn minh Tây Phương do người Pháp mang đến. Thí dụ như ở Cà Mau (tỉnh lỵ An Xuyên), vào khoảng thập niên 1960, thống kê cho biết dân số là 270,643 người trong đó có 3,048 người Việt gốc Hoa, và 2,959 người Việt gốc Miên, với 22,000 Tịnh độ cư sĩ, 15,000 Công giáo, 3,700 Thiền Lâm, 3,200 Cao Đài, và 400 Tin Lành. Người Việt gốc Miên ở Trà Vinh, Sóc Trăng rất nhiều và người Triều Châu rất đông ở Bạc Liêu đến đổi người dân Nam phải nói “Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”. Có thể nói miền Nam cũng na ná như xứ Mỹ, nó là một xă hội mới thành h́nh với nhiều chủng tộc sống lẫn lộn trong đó và với một nền văn hóa ít nhiều pha trộn đủ thứ. Nó như cái “melting pot” hay cái “salad bowl” của Việt Nam. Nó mang rất ít tính chất cổ truyền của nền văn hóa gốc.

Thật ra th́ sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa các nền văn hóa mới chỉ là điều kiện cần mà thôi chớ chưa phải là điều kiện đủ để cho sự vay mượn, học hỏi xảy ra. Điều kiện đủ để đưa đến vay mượn và thích nghi văn hóa là sự có mặt của những yếu tố sau đây: (1) tinh thần khai phóng của người vay mượn, (2) sự tự do chấp nhận cái mới lạ của người vay mượn, và (3) sự lợi ích của những ǵ được vay mượn học hỏi. Văn hóa không thay đổi nếu các thành phần trong nền văn hóa đó không có tinh thần cởi mở, không chấp nhận những cái mới lạ của nền văn hóa khác. Mặt khác dù các thành phần chấp nhận những cái mới lạ của văn hóa khác đi nữa nhưng không có tự do để học hỏi, thực hiện th́ văn hóa cũng không có cơ hội thay đổi. Chẳng hạn như nếu luật lệ của quốc gia quá cứng rắn không cho phép người dân chấp nhận hay du nhập những cái mới lạ, hoặc giả nếu như phong tục tập quán trong xă hội quá khắt khe khiến người ta không thể đi ra ngoài những thói quen đă có th́ sự thay đổi về văn hóa tất nhiên sẽ khó xảy ra. Phải có đủ tự do để học hỏi và thực hiện điều ǵ mới lạ trong cuộc sống th́ sự biến đổi về văn hóa mới diễn tiến được. Sau hết người ta chỉ học hỏi vay mượn khi nào điều người ta muốn học hỏi vay mượn đó đáp ứng được nhu cầu sinh sống của con người.

Những điều kiện trên đây cần phải có đủ th́ văn hóa mới có thể thay đổi được. Người Việt Nam trong quá tŕnh bành trướng lănh thổ và định cư vào Phương Nam đă có đủ những điều kiện ghi trên. Họ có tinh thần rộng răi khai phóng, không mù quáng tôn sùng cổ nhân, không khép kín chật hẹp hay bế quan tỏa cảng. Họ có ít nhiều tự do chớ không bị chặt chẽ ràng buộc bởi luật lệ cứng rắn của triều đ́nh hay tập quán khắt khe của xă hội. Khi đă có đủ những điều kiện cần và đủ th́ tất nhiên văn hóa phải thay đổi theo lối sống thay đổi của con người ở vùng đất mới mẻ này. Những khác biệt này là những biến đổi tự nhiên của văn hóa Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ và qua quá tŕnh bành trướng lănh thổ, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác. Biến đổi để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh mới, đó là điều kiện cần yếu để một nền văn hóa sinh tồn và tiến bộ. Khi văn hóa biến đổi nó cũng làm cho con người ít nhiều biến đổi theo. Có sự tương quan khá mật thiết giữa văn hóa và nhân cách của con người. Người ta hay nói đến tính bộc trực, ăn ngay nói thật, tính rộng răi chiều khách, tính anh hùng ngang tàng của người dân miền Nam, kể cả tính bất cần và không thèm kiên nhẫn của người dân vùng này.

Người dân Miền Nam, hay người Nam Kỳ, tuy nói gốc gác phần nhiều là dân Thuận Quảng, nhưng nói chung đều là người từ Miền Bắc vào Miền Trung (Đàng Trong) rồi từ Miền Trung vào Miền Nam (nếu là dân Thuận Quảng), c̣n không th́ có thể từ Bắc, Trung vào Nam. Có người vào Nam trước, có người vào Nam sau. Nhưng trước hay sau, lâu hay mau ǵ th́ cũng được “Nam Kỳ hóa” ít hay nhiều. Bởi cái đặc tính của xứ Nam Kỳ là rất cởi mở, rộng răi, dễ thương, nên dễ dung nạp, dễ cảm hóa người mới đến để họ hội nhập vào đại gia đ́nh Đồng Nai Cửu Long mà nhà văn hóa học có thể xem như một cái tô xà lách (”salad bowl”) của mọi người.

Ảnh minh họa: Vi Lang/Viễn Đông
Vien Dong Daily News

Để hiểu rơ hơn về MIền Nam Lục Tỉnh mời đọc:

 

TẬP SAN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỒNG NAI CỬU LONG

MỤC ĐÍCH: Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa ĐNCL (Đồng Nai Cửu Long) là nhóm anh em thích làm công việc nghiên cứu về các h́nh thức sinh hoạt của số người đến định cư ở vùng đất mới ở Nam Việt Nam quen gọi là đất Nam Kỳ hay Lục Tĩnh (hay Đồng Nai Cửu Long). Nam Kỳ Lục Tỉnh thành h́nh ra sao, vào lúc nào? Những người Nam Kỳ Lục Tỉnh này là những ai, thuộc hạng người nào,và từ đâu đến? Họ mang theo với họ di sản văn hóa ǵ? Họ phải va chạm, thích nghi với những văn hóa khác đă có từ trước trên vùng đất này như thế nào? Và kết quả của những va chạm, pha trộn, thích nghi đó là những ǵ? Văn hóa Việt Nam từ xa xưa đến giờ và từ Bắc vào Nam đă có những biến đổi ǵ? Tại sao có những biến đổi đó? Những biến đổi văn hóa này có những lợi hại ǵ cho quốc gia dân tộc Việt Nam?
 

Chúng tôi chủ trương rằng sự t́m hiểu chu đáo văn hóa của mỗi địa phương là một việc làm quan trọng v́ sự hiểu biết này rất cần cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển văn hóa cũng như tinh thần xây dựng đoàn kết quốc gia.

BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA ĐỒNG NAI CỬU LONG: LĂNG ÔNG

Chúng tôi cũng nghĩ như nhiều người thường nghĩ rằng "Lăng Ông Bà Chiểu " là biểu tượng của văn hóa Miền Nam, tức vùng Đồng Nai Cửu Long hay Gia Định xưa kia (gồm tất cả các tĩnh từ Phan Thiết dến Cà Mau). Lăng Ông Bà Chiểu là Lăng Mộ và đền thờ Đức Thượng Công tức Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở tại chợ Bà Chiểu, Gia Định. Dức Thượng Công, một trong những "đệ nhất công thần" của vua Gia Long, hai lần làm Tổng Trấn Gia Định, đă đem hết tài năng đức độ b́nh trị và phát triển mạnh mẽ vùng này, biến vùng này trở thành vùng đất trù phú nhất của Việt Nam hồi đầu thế kỷ XIX. Công đức của Ngài vô cùng to lớn đối với người dân Miền Nam. Ngài thương dân, lo lắng, bảo vệ cho dân, làm cho dân Đồng Nai Cửu Long có đời sống b́nh yên, hạnh phúc. Sau khi mất đi Ngài trở thành một vị thần hết sức hiển linh đối với dân chúng vùng này. Người ta đến đây để xin xăm, để hái lộc, để cầu xin Ngài phù hộ trong cơn hoạn nạn hay giúp đỡ trong công việc làm ăn cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Vào dịp Tết, hay những ngày lễ trọng đại về tôn giáo, vô số người đến lễ bái tại Lăng Ong. Lăng mộ và đền thờ Đức Thượng Công, ở ngay tại Sài G̣n Gia Định, thủ đô của Miền Nam, được nhiều người biết đến, tôn sùng và kính bái từ cả trăm năm nay. Trải nhiều biến cố, nhiều thăng trầm của lịch sử, nợi tôn nghiêm này vẫn sừng sững với thời gian. Số người đến chiêm bái càng ngày càng đông, đền thờ càng ngày càng được tu bổ cho thêm phần chắc chắn và ít nhiều nguy nga đồ sộ đối với một vùng đất mới như Nam Kỳ Lục Tĩnh.

Nếu Chùa Một Cột là biểu tượng của văn hóa Miền Bắc, Chùa Thiên Mụ là biểu tượng của văn hóa Miền Trung th́ Lăng Ong Bà Chiểu là biểu tượng của văn hóa Miền Nam vậy.

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA

Trong mục đích nghiên cứu, t́m hiểu, cũng như bảo tồn và phát huy văn hóa, chúng tôi không quan niệm rằng những t́m ṭi, khám phá hay ư kiến nêu ra ở đây hay bất cứ ở đâu là có tính cách dứt khoát hay đúng nhất, mà đó chỉ là những gợi ư để mở đường đưa tới những công tŕnh nghiên cứu sâu rộng tiếp theo. Trong hoạt động văn hóa, dù ở đoạn đường nào - nghiên cứu, cổ động, quy hoạch, thực hiện - đối thoại vẫn phải được đặt lên hàng đầu để cho kết quả có được tính cách xây dựng và có ư nghĩa. Mọi tính độc tôn, bất cứ là thứ độc tôn nào cũng đều không có giá trị về văn hóa và không có ích lợi ǵ cho sự tiến bộ cũng như phúc lợi của con người. Ngược lại chủng tộc độc tôn (ethnocentrism), cũng như địa phương độc tôn, tôn giáo độc tôn, tín ngưỡng độc tôn, văn hóa độc tôn, ngôn ngữ độc tôn, vv... đều mang tính tự tôn, phi nhân bản, gây nhiều hậu quả tai hại cho tự do, nhân quyền, b́nh đẳng và công lư, và sự sống chung ḥa b́nh của loài người trên thế gian này.

TINH THẦN NHÂN BẢN, KHAI PHÓNG, VÀ DÂN TỘC

Chúng tôi tin ở giá trị thực có của CON NGƯỜI. Chúng tôi quan niệm rằng mọi người đều có giá trị của CON NGƯỜI và phải được tôn trọng như một CON NGƯỜI. Chúng tôi tin ở tinh thần nhân bản, chúng tôi cổ động cho một nền văn hóa nhân bản. Chúng tôi tin rằng tinh thần khai phóng, với sự mở rộng tâm hồn đón nhận tư tưởng mới, kiến thức mới, tiến bộ, hiện đại, là điều kiện cần thiết cho sự xây dựng văn hóa nhân bản, dù là nhân bản tôn giáo (như nhân bản Nho Giáo, nhân bản Thiên Chúa, nhân bản Phật Giáo, hay nhân bản trong một tôn giáo nào khác) hay nhân bản không tôn giáo (secular humanism). Tuy nhiên sự đón nhận những tư tưởng và kiến thức mới này sẽ không làm mất đi tinh thần VIÊT NAM của dân tộc Việt. Cho nên trong việc xây dựng một nền văn hóa nhân bản, tân tiến, chúng tôi chủ trương phải lấy tinh thần nhân bản, dân tộc, khai phóng làm nền tảng. Chúng tôi tin rằng người dân Đồng Nai Cửu Long đă mang trong người cái mầm của tinh thần nhân bản, dân tộc, và khai phóng đó từ lúc họ bắt đầu cuộc sống ở vùng này.


ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công cuộc nghiên cứu t́m hiểu của nhóm sẽ nhắm vào, nhưng không giới hạn, những đề tài sau đây:

Phần 1: VĂN HÓA TỔNG QUÁT

Sự Biến Đổi và Đề Kháng trong lănh vực văn hóa

Sự Xung Đột và Va Chạm văn hóa

Vấn đề Đồng Hóa và Hội Nhập văn hóa

Vấn Đề Bảo Tồn và Phát Triển Văn Hóa

Vấn đề Văn Hóa Về Nguồn

Vai tṛ quan trọng của văn hóa trong việc hiện đại hóa xă hội

Phần 2: VĂN HỌC ĐỒNG NAI - CỬU LONG

Bước đầu của nền Văn Chương Chữ Quốc Ngữ

Báo Chí - Văn Xuôi - Thi Ca

Văn Học B́nh Dân và Bác Học

Phần 3: NGÔN NGỮ - VĂN TỰ

Chữ Hán - Chữ Nôm - Chữ Quốc Ngữ

Tính Địa Phương : từ ngữ, phát âm, giọng điệu/lời văn

Phần 4: NGHỆ THUẬT PHƯƠNG NAM

Cổ Nhạc Nam Phần - Bài Vọng Cổ

Hát Bộ - Cải Lương

Nhạc Đại Chúng (Nhạc Sến - Nhạc Quê)

Phần 5: LỊCH SỬ - ĐỊA LƯ - PHONG TỤC TẬP QUÁN

Sự Thành H́nh và Phát Triển của Miền Nam

Các Tĩnh/Vùng : Đặc Tính, Đặc Sản, Anh Hùng, Nhân Vật, Thành Tích Sinh Hoạt

Phần 6: TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG - TRIẾT LƯ

Thờ Ông Bà - Thờ Cúng Tổ Tiên

Tam Giáo : Phật - Lăo - Khổng

Cao Đài - Bửu Sơn Kỳ Hương - Ḥa Hảo

Thiên Chúa và Tin Lành

PHẦN THAM LUẬN

Có nên đồng hóa (identify) Việt Nam với một chi nhánh văn hóa (Thăng Long, Phú Xuân, Gia Định) không?

Có nên dùng thước đo văn hóa của ḿnh để đánh giá văn hóa khác không?

Bảo tồn văn hóa có hại hay có lợi cho việc phát triển quốc gia, hiện đại hóa xă hội?

Tinh thần khai phóng và tinh thần dân tộc có mâu thuẫn không?

Và tùy theo nhu cầu cũng như đề nghị của anh em trong nhóm

LỜI KẾT

Chúng tôi mong rằng công việc nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần quan trọng vào công việc nghiên cứu văn hóa chung của dân tộc, và sẽ có ích lợi cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa của mỗi miền cũng như của cả đất nước. Sứ mạng nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa đó sẽ lần lượt được thể hiện trong Tập San NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỒNG NAI CỬU LONG (viết tắt là ĐNCL). Nó cũng là tiếng nói của nhóm.Trong niềm tin tưởng đó chúng tôi xin kính mời quư vị hay những anh em nào thích làm công việc trên đây hoặc thích theo dơi những việc làm hoặc những đặc san của nhóm th́ xin liên lạc với:

Đồng Nai Cửu Long

419 Bali Street

Santa Ana, CA 82704

(714) 775-1522

dongnaicuulong@gmail.com

Liem Thanh Nguyen

P.O. Box 384, Garden Grove, CA 92842

Email: liemthanhnguyen@yahoo.com

Vào  Link Sau đây

Nghiên cứu & Biên khảo - TẬP SAN 1 và cho đến nay (09/2013) đang chuẩn bị cho TẬP SAN 8

 

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17