Một cái nh́n mới về lịch sử Việt Nam
Jul
09, 2003
Trong chương tŕnh phát thanh về Việt Nam hôm 26-6-2003,
đài BBC London đă phỏng vấn giáo sư Keith Weller taylor,
giảng dạy môn lịch sử Việt Nam tại đại học Cornell, Hoa
Kỳ xoay quanh một số quan điểm mới của giới nghiên cứu
nước ngoài nh́n về Việt Nam. Dưới dây là nội dung cuộc
phỏng vấn của đài BBC...
Keith Taylor: Lịch sử chính trị của người Việt từ thế kỷ
15 đến bây giờ chủ yếu là lịch sử đấu tranh giữa những
địa phương. Hiện nay ở Việt Nam chính phủ rất muốn nói
rằng lịch sử Việt Nam là một lịch sử thống nhất và người
Việt Nam là một cộng đồng thống nhất. Nhưng thật ra theo
tôi, về quan điểm lịch sử th́ điều đó không đúng.
BBC: 20 năm trước, ông xuất bản cuốn sách tên “Sự khai
sinh của Việt Nam” nói về sự quan hệ lịch sử giữa tổ
tiên người Việt và Trung quốc. từ đó đến nay quan điểm
nói chung của ông có ǵ thay đổi.
Keith Taylor: Quyển sách của tôi in 20 năm trước rồi.
Trước kia tôi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia, tôi
đă nghĩ rằng không có quan điểm quan trọng ǵ giữa thời
cận đại và thời quá khứ. tôi đă nghĩ rằng chúng ta có
thể nói về người Việt trong những thế kỷ trước kia như
ta nói về người Việt hiện nay. Nhưng bây giờ tôi không
nghĩ như thế nữa.
So sánh với thời cận đại th́ thời quá khứ thật là kỳ lạ.
Người Việt thế kỷ thứ 13, 15, 17 không giống người Việt
thế kỷ thứ 20. Cho nên tôi nghi ngờ về ư kiến phát triển
lịch sử liên tục, một lịch sử thống nhất liên tục, tức
là lịch sử của một nhóm lấy quyền hành chính trị muốn
dùng chuyện lịch sử để giảng dạy và tuyên truyền dân
chúng phải theo chính sách quốc gia của chính phủ. Lịch
sử thống nhất liên tục là lịch sử bị chính trị hóa,
không là lịch sử khoa học.
BBC: V́ sao ông cho rằng không khó khăn để nói nhiều
nhân vật lịch sử như vua Hùng, Lê Lợi, Hai Bà Trưng là
người Việt mà cũng là người Mường?
Keith Taylor: trước thế kỷ 20, những người mà hiện nay
ta gọi là người Kinh hay người Mường đă không bị phân
biệt. Tất cả những người này đă cư trú trong một khư vực
chính trị. Rất nhiều người có vai tṛ quan trọng trong
lịch sử như Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lê Lợi
đă ở những vùng mà hiện nay ta gọi là những địa phương
người Mường.
BBC: Ông có viết là ngày xưa người Mường nhận diện bản
thân họ và các dân tộc khác đưạ trên các địa danh nhưng
ngày nay họ trở thành một sắc dân thiểu số. Ông có giải
thích ư này được không?
Keith Taylor: Năm 1925, tạp chí Nam Phong đă in hai bài
về người Mường. Một là do một người Mường đă viết, bài
này không dùng thuật ngữ Mường mà chỉ nói về văn hoá
tỉnh Ḥa B́nh và nói về những thế hệ lănh đạo gọi Quan
Lang bao gồm Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh
Bộ Lĩnh, Lê Hoàn... Quan Lang là tước hiệu của người
lănh đạo trong những địa phương hiện nay ta gọi vùng
người Mường.
Bài thứ hai do một người Kinh viết, và bài này hoàn toàn
về người Mường - người Mường là thế nào, ư kíên dân tộc
Người Mường trước thời Pháp thuộc thường gọi ḿnh là
người của chỗ này, chỗ kia... không bao giờ gọi ḿnh là
người Mường. Người Pháp đến muốn thống nhất hiểu biết về
mọi loại người để đơn giản hóa hành chính và dễ cai trị.
Và người Kinh đă theo xu hướng này cho nên rất nhiều
loại người ở vùng trung du từ sông Hồng vào miền trung
bị thống nhất dưới tên người Mường.
Chương tŕnh phân loại người ra các dân tộc thiểu số là
phát minh của chính phủ cận đại, chính phủ thuộc địa
Pháp hoặc là chính phủ quốc gia Việt Nam.
BBC: Nhiều người vẫn hay cho rằng Việt Nam có truyền
thống chống ngoại xâm nhưng gần đây một số nhà nghiên
cứu, trong đó có ông cho rằng có nhiều khả năng quy
nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh và khởi nghĩa là
do các xung đột nội bộ trong từng vùng giữa các dân
tộc nói tiếng Việt. Ví dụ ông có nói chiến dịch chống
nhà Minh của Lê Lợi có thể được hiểu là một cuộc chinh
phục của vùng Thanh-Nghệ nghĩa là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, đối với vùng Đông Kinh, tức là đồng bằng sông Hồng.
Ông có giải thích ư này không?
Keith Taylor: Lúc đó phần nhiều người ở các vùng xung
quanh Hà Nội tức là Đông Kinh theo chính trị của người
Minh. Nguyễn Trăi là người Bắc thường, và ông phải chạy
đến thanh Hóạ Hơn 9000 người Đông Kinh đă làm việc cai
trị cho người Minh. Nguyễn Trăi viết thư cố thuyết phục
họ bỏ người Minh theo Lê Lợi. Người Đông Kinh nh́n Lê
Lợi như một kẻ nổi loạn nhà quệ Sau khi Lê Lợi nắm quyền,
những người này bị gọi là ngụy quan và bị phạt nặng.
BBC: Nhưng người ta hay nói mối quan hệ giữa Nguyễn Trăi
và Lê Lợi như một ví dụ cho sự đoàn kết giữa các vùng?
Keith Taylor: Nhà sử muốn nói rằng Việt Nam là một nước
thống nhất, không có Đông Kinh và Thanh Nghệ. Nguyễn
Trăi là người Đông Kinh và Lê Lợi là người Thanh Nghệ,
v́ thế việc hai người này trở nên đoàn kết sẽ chứng minh
cho sự thống nhất của đất nước. Nguyễn Trăi là một nhà
tho tài năng, nhưng vai tṛ của ông về mặt chính trị và
quân đội th́ khá mờ nhạt. Lê Lợi và các tướng lĩnh khác
chỉ muốn dùng tài năng thơ văn của Nguyễn Trăi để tuyên
truyền và vận động dân chúng đứng về phía ḿnh.
BBC: Ông nh́n về cuộc Nam tiến và nhân vật Nguyễn Hoàng
như thế nào?
Keith Taylor: Nam tiến là một thuật ngữ lịch sử cận đại,
là một học thuyết để khẳng định từ Bắc vào Nam chỉ có
một nước và một người. Đây là sự tuyên truyền của chủ
nghĩa quốc gia, muốn phủ nhận những sự khác nhau giữa
miền Nam và miền Bắc và muốn nói rằng văn hóa miền Nam
chỉ có một nguồn. Và nguồn này phải ở miền Bắc, tức là
lư do cho phép miền Bắc đô hộ miền Nam để giảng dạy
người Nam thế nào là một người Việt Nam thật sự.
Nguyễn Hoàng đă bỏ miền Bắc để xây dựng ở biên giới Nam.
Nguyễn Hoàng đă có chính sách mở cửa về buôn bán nước
ngoài, đă dùng người có khả năng. Tôi không có ư định
thần tượng hóa Nguyễn Hoàng của tự do miền Nam. Trong
lịch sử quốc gia Việt Nam hiện nay, Nguyễn Hoàng không
được đánh giá cao bởi v́ vai tṛ lịch sử của ông không
hợp với học thuyết thống nhất quốc gia của chính phủ.
BBC: Ông có cho rằng cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn có
phải là cuộc chiến giữa hai quốc gia hay không?
Keith Taylor: tôi nghĩ rằng trong hai thế kỷ 17 và 18
Đàng Trong và Đàng Ngoài là hai nước. V́ sao Việt Nam
phải là một nước thôi là vấn đề chiến tranh và chính trị,
không là vấn đề lịch sử, xă hội và văn hóa.
BBC: tại sao ông nói cuộc xung đột trong hoàng cung sau
cái chết của vua Tự Đức năm 1883 có thể xem là một cuộc
xung đột giữa thuận Quảng và Thanh Nghệ?
Keith Taylor: Lúc người Pháp nắm quyền ở Huế, phần nhiều
nhà nho trong địa phương Huế đă theo chính sách Pháp
nhưng nhiều người lănh đạo phong trào Cần Vương là người
Thanh Nghệ. Cái này chỉ là tiếp tục của vấn đề tranh
chấp giữa hai vùng này đă có từ lâu rồi trước khi người
Pháp đến.
BBC: theo cách kể của ông, tôi cảm thấy rằng những người
ở vùng Thanh Nghệ luôn có sẵn tinh thần chống ngoại xâm.
tại sao lại như vậy?
Keith Taylor: Người Thanh Nghệ nghèo và khổ sở, cho nên
rất dễ đi lính. Chúa Trịnh đă động viên phần nhiều lính
ở Thanh Nghệ. trong thời Chiến tranh thế giới I, phần
nhiều người Việt t́nh nguyện sang Pháp đi lính hay làm
việc là người Thanh Nghệ. Người Thanh Nghệ cũng rất dễ
nổi loạn. Năm 1957 cũng có nhiều người nổi dậy chống sự
áp bức. Vấn đề này không có quan hệ ǵ đến ḷng yêu nước.
Ư kiến bày tỏ sự không nhứt trí với nhận xét của giáo sư
Keep Taylor về khuynh hướng làm loạn của người vùng
Thanh-Nghệ
Kính gởi
Cô
Phượng Hoàng, Vietnamese Group, đài Phát Thanh SBS,
Melbourn
C/O Anh Xuân Hồng, Đài BBC, Chương Tŕnh Việt Ngữ
Anh Phạm Đ́nh Chiến, nhựt báo Người Việt, California
Vừa mới đây, đài BBC có phỏng vấn Giáo Sư Keep Taylor,
Đại Hoc Cornell, Hoa Kỳ về lịch sử Việt Nam. Với câu trả
lời người Việt ở vùng Thanh Nghệ có khynh hướng “làm
loạn” (chứ không phải có tinh thần Cách Mạng) v́ trong
quá khứ thường có những cuộc nổi dậy chống lại giai cấp
thống trị do dân t́nh nơi nầy nghèo đói mà ra, tôi thấy
không nhứt trí với nhận xét đó.
Lịch sử cho thấy vùng nầy sản sinh nhiều bậc nhân tài,
không phải v́ nghèo đói nổi dậy mà nên, “được làm vua,
thua làm giặc”. Chính trong những lúc đất nước thanh
b́nh, nơi nầy có nhiều lănh tụ tài giỏi. Nói theo câu
thông thường là “Địa linh nhân kiệt”.
Theo Giáo Sư Nguyễn Thiệu Lâu, nguyên giáo sư sử địa
trường Khải Định Huế, ngoài cửa sông Lam, Thanh Hóa, có
hai ḥn cù lao nhỏ mà người ta tưởng tượng như đó là hai
con cá. Cửa sông nầy thường có sóng to gió lớn đánh ch́m
ghe nên có câu ca dao:
Lênh đênh qua của Thần Phù
Khéo tu th́ nổi, vụng tu th́ ch́m
Cửa Thần Phù là nơi Từ Thức đă đến, thấy ngoài biển nổi
lên một ḥn đảo như h́nh hoa sen. Chàng chèo thuyền ra
đảo nên lạc vào Thiên thai, lấy vợ tiên. Sau chàng về
quê cũ, thấy quê cũ đổi khác nên lại t́m đường lên non
Tiên lần nữa, nhưng chẳng thấy non Tiên đâu cả, chàng bỏ
đi mất biệt.
Xét về địa lư phong thủy, ta thấy câu:
Hồng Lĩnh sơn cao
Song ngư hải khoát
Nhược thị minh thời
Nhân tài tú phát
Dịch theo nghĩa đen là:
Núi Hồng Lĩnh cao,
Biên rộng có hai con cá
Gặp thời thanh b́nh thịnh trị
(Nơi nầy) sản sinh nhiều bậc anh tài.
Giải thích:
Hồng Lĩnh sơn cao
Núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn. Có người nói sau khi cáo quan
về hưu, Nguyễn Du đă ngao du khắp hết cả 99 ngọn núi nầy.
Thơ Vơ Liêm Sơn có câu:
Non Hồng chín mươi chín ngọn
Ngọn cao thứ nhứt trước nhà tôi
Năm tuổi tôi đă biết yêu núi
Cách nay năm chục ngoài năm rồi.
.. .. . ...
Bài nầy c̣n dài, không tiện chép vào đây sợ mất th́ giờ
quí vị.
Cụ Vơ Liêm Sơn là một sĩ phu, làm cách mạng bị Pháp đày
đi Côn Đảo, sau được tha, về dạy ở trường Khải Định, Huế,
cùng thời với Tôn Quang Phiệt. Năm 1945, cụ tham gia
Phong Trào Việt Minh ở quê cụ, được một thời gian ngắn
th́ xin nghỉ lấy lư do là tuổi già sức yếu.
Song ngư hải khoát
Có nghĩa là biển rộng và có hai ḥn cù lao như nói ở
trên
Hai câu cuối:
Nhược thị minh thời
Nhân tài tú phát
Ư
nói gặp lúc nước nhà thanh b́nh thịnh trị th́ nơi nầy
sản sinh nhiều bậc anh tài.
Ví dụ nhu ḍng dơi Phan Đ́nh Phùng: Suốt 12 đời nối tiếp
nhau, đời nào cũng có người đổ đại khoa (tiến sĩ). Xóm
nhà ông ở gọi là ỏÔ y hạngơ, tức là ỏNgơ Áo Thâmơ là ngơ
nhà quan, v́ những người trong họ phải mặc chung một màu
áo thâm để phân biệt với hàng dân dă.
Trong bài thơ “Đêm Thu Nghe Quạ Kêu” của Quách Tấn có
câu:
Từ "ô y hạng" rủ rê sang
Bóng lẫn đem thâu tiếng rộn ràng
Là ư nói bầy quạ từ “ngơ nhà quan” bay sang, tiếng chim
quạ gọi nhau rộn ràng; bóng quạ và bóng đêm lẫn nhau
trong đêm thâu.
Thật ra, xứ B́nh Định không có gia đ́nh nào làm quan
nhiều đời như ḍng họ Phan Đ́nh. Theo Quách Tấn kể cho
Thụy Khuê nghe (phát trên đài RFI) th́ khi c̣n trẻ, một
đêm Quách Tấn đi hốt thuốc bắc cho mẹ, về ngang một ngơ
xóm, v́ gây tiếng động nên đàn quạ bay lên và gọi nhau
làm cho ông sợ, về nhà viết thành bài thơ trên. Vốn dĩ
Quách Tấn là người ưa làm thơ cổ, trong khi, thời bấy
giờ, thiên hạn đua nhau làm thơ mới. Ngay chính tập thơ
đầu tay của ông cũng có tên là “Mùa Cổ Điển”. Quách Tấn
hay dùng điển cố. Câu đầu có ba chữ ỏô y hạngơ là một
điển cố vậy.
Nếu nói về nghèo th́ Quảng Trị, quê ngoại tôi là nơi
nghèo nhứt trong các tỉnh miền Trung. Về địa lư h́nh thể,
Quảng Trị là chỗ eo hẹp nhứt trên bản đồ Việt Nam. Kể tử
biên giới Việt-Lào ra tới bờ biển chỉ dài khoảng 50Km.
Bờ biển lại bị cát trắng xâm, người ta phải trồng dương
liễu để giữ không cho cát lấn vào ruộng. Ở những làng
như Cát Sơn, Thủy Bạn, An Mỹ, v.v... người ta có thể
thấy các đỉnh đồi cát di chuyển trong năm. Mùa hè, gió
Lào thổi, đỉnh đồi cát nhỉnh ra phía biển. Mùa gió Bấc,
đỉnh dồi cát lấn vào phía đất liền. Vùng nầy đất hẹp,
ruộng bị xâm thực và nước mặn lấn chiếm, không đủ gạo
cho dân sinh sống. Theo hồi kư của Phạm Duy, trong Kháng
Chiến Chống Pháp, ông đi công tác ở miền Trung (soạn bài
“Về Miền Trung”), khi đi ngang Quảng Trị, ông soạn bài
“Bà Mẹ Gio Linh” và “Quê Nghèo”. Bài “Quê Nghèo” có
những câu tả cảnh nghèo của người dân Quảng Trị như “Có
những ông già rách vai (áo rách vai), cuốc đất bên đàn
trẻ gầy, vui v́ nồi cơn ngô đầy, v.v... (Nồi cơm độn ngô
khoai mà cũng vui được sao!?!!!!)
Mặc dù nghèo, người dân Quảng Trị không “làm loạn” như
người Thanh Nghệ, lại vẫn phải vươn lên để sống, để mong
cầu một đời sống tốt đẹp hơn.
So với dân số th́ Quảng Trị có số người thành công đạt
tỷ lệ cao, trên nhiều lănh vực. Trong lịch sử, Nguyễn
Văn Tường là một nhà ngoại giao lỗi lạc của Việt Nam hồi
thế kỷ 19, Tây cũng phải nể tài và sung sướng khi thấy
ông bị loại ra khỏi việc triều chính. Khi vua Hàm Nghi
xuống chiếu Cần Vương th́ Quảng Trị có hai người tham
gia, nổi tiếng là bậc anh hùng. Đó là các ông Trương
Đ́nh Hội, Nguyễn Tự Như. Qua thế kỷ 20, về mặt tôn giáo
có Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết (Viện Trưởng Viện Tăng
Thống, ngôi vị cao nhứt trong hàng ngũ Phật giáo), Đại
Lăo Ḥa Thượng Thích Đôn Hậu. Về Thiên chúa giáo có Giám
Mục Lê Hữu Từ. Về chính trị có Lê Duẫn, Trần Hữu Dực,
Nguyễn Cao Thăng. Về quân sự có Đoàn Khuê (Đại Tướng),
Lê Trọng Tấn (Thượng Tướng), Lữ Lan (Trung Tướng), Hoàng
Xuân Lăm (Trung Tướng). Về y học và văn chương có bác sĩ
Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy (Một trong những bác sĩ đầu tiên ở
miền Trung. Ông cũng là pḥ mă, cưới công chúa con vua
Thành Thái). Con trai của bác sĩ Phan Văn Hy là Tiến Sĩ
Phan Văn Thính, từng làm Đại Sứ Việt Nam Cọng Ḥa tại
một số nước ở Châu Âu, trong đó có có Cộng Ḥa Lien Bang
Đức. Thi sĩ Chế Lan Viên (tên thực là Phan Ngọc Hoan),
Thái Công Tụng, nhà thổ nhưỡng học, chuyên viên của Liên
Hợp Quốc. Về âm nhạc th́ có Nguyễn Hữu Ba, Hoàng Thi Thơ,
Hoàng Nguyên. Hiện tại có nhà văn Phan Nhật Nam.
Tôi chưa thực hiện cuộc nghiên cứu nào về “địa linh nhân
kiệt” Quảng Trị mà chỉ là những góp nhặt sơ bộ mà thôi./
Bài nầy tôi viết sơ qua để góp ư cho chương tŕnh phát
thanh của đài SBS, Vietnamese Group ở Úc và bày tỏ sự
không nhứt trí với giáo sư Keep Taylor của Đại Học
Cornell. Tôi viết lại theo lời yêu cầu của Anh Phạm Đ́nh
Chiến, Cử Nhân Anh Văn hiện đang làm việc cho tờ Người
Việt ở California
Kính
hoanglonghai/tuechuong
|