|
Lương
duyên thời tục ngữ ca dao |
|
LÊ VĂN
SÂM
|
Tôi cứ phân vân mãi, rằng không hiểu tại sao, bản sắc dân
tộc và tâm hồn Việt vẫn còn đó, "nghệ sĩ của đám đông"
vẫn còn đó, mà tục ngữ ca dao chỉ ra đời nơi thuở xa xưa,
thời nay tuyệt nhiên không thấy xuất hiện. Có chăng chỉ có
một số tiếng lóng ra đời, theo nhịp độ của đời sống mỗi
ngày một mới, đại khái như bỏ quên hẹn ước gọi là “xù”,
gọi tờ 100 USD là “vé”, kiêu căng gọi là “chảnh”, chảnh còn
được nâng cấp bằng tiếng Anh bình dân là”lemon question”, tức
chanh hỏi.
|
"B́m bịp kêu nước lớn anh ơi, buôn bán
không lời chèo chống mơi mê" |
Nói đến chuyện trai gái, lương duyên chồng
vợ là tôi nhớ lại một thời đằm thắm, thâm thúy đi qua tục
ngữ ca dao, nó không bổ bả, trắng trợn như một vài tiếng
lóng đời nay ở trên, Dường như tục ngữ ca dao thủơ trước
còn thấm đẫm những "bài quốc văn giáo khoa thư" dễ thương và
dễ nhớ nằm lòng. Tỉ như gái trai thời mới lớn đã sẵn có
câu "Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là
câu giữ mình". Các tác giả vô danh cũng đã khá tinh túy
trong khoa tâm lý học, "Gái phải lòng trai lăng xăng như bướm,
trai phải lòng gái đượm đượm như dầu", dù đến đời nay,
lương duyên thể hiện nhanh như điện, nhưng tôi vẫn còn nhận ra
phản ứng tâm lý này vẫn còn chính xác, trong đám đông bạn
bè tuổi thanh xuân, cô nào có ý với cậu nào thì cứ linh
họat hẵn lên; ngược lại, các cậu khi đã có ý thì cứ im
ỉm trầm trầm.
Tục ngữ ca dao cũng nói lên thân phận đàn bà con gái
thời còn phong kiến sau lũy tre xanh:"Thân em như tấm lụa đào,
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" hay "áo mặc sao qua khỏi đầu",
"Thầy với mẹ thương anh, em phải thương theo, giả như chiếc
tàu buồm đang chạy, thả neo phải dừng". Nhưng cũng đã có
nhiều thế hệ hầu như luân phiên là nạn nhân, rồi lại trở
thành tác nhân với cảnh mẹ chồng hiếp đáp các nàng dâu,
nên mới có câu ví von cay đắng. "Tai em nghe thầy mẹ anh hiền,
cắn cơm không bể, cắn tiền đồng bể tư".
Trong “thương thảo hợp đồng” chồng vợ, có những mở đầu mộc
mạc hồn nhiên như “Ngó lên mây trắng, trời xanh, thương đâu
cũng vậy, thương anh cho rồi”, nhưng phía đối tác gái ra ngay
điều kiện “Có thương thì thương cho chắc, có trục trặc thì
trục trặc cho luôn, đừng làm như con thỏ nọ đứng ở đầu
truông, khi vui giởn bóng khi buồn giởn trăng”. Có những lời
cảnh giác vì ”Dò sông dò biển dễ dò, ai mà lấy thước đi
đo lòng người”. Cảnh giác vì “Ra đi mẹ có dặn lòng, cam
chua mua lấy, ngọt bòng chớ tham”. Bòng là một loại quả
làm cảnh, đẹp vỏ bề ngoài nhưng ruột th́ nhỏ lại rất chua,
ý là đừng nghe theo lời khuyến dụ mỹ miều, ngọt bùi dụ dỗ
của những người không chân thật.
Khi đã có thể tiến hành hôn lễ, tuy vẫn theo thủ tục gia
phong, nhưng lại phải “tùy tiền mải lễ”, vì “không ai chê
đám cưới, không ai cười đám ma”. Đám cưới dù giản đơn đến
đâu cũng còn giữ thủ tục lễ bái, ”một bái trời đất, hai
bái gia tiên cha mẹ, ba phu thê giao bái”, tục phu thê giao bái
là rất có ý nghĩa tốt đẹp, giao hứa với nhau la “ Vợ
chồng tương kính như tân”, để rồi trong đêm tân hôn động phòng
hoa chúc, có mâm cúng TƠ HỒNG. Cúng xong thì tân lang và giai
nhân cùng nâng dĩa lễ vật mà ăn “Tay bưng dĩa muối chắm
gừng, gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau”. Một dự báo,
một hẹn ước rằng, đời sống vợ chồng sau này khó tránh
khỏi cảnh ”Cơm không lành, canh không ngọt”, được hạnh phúc
ngọt ngào thì tốt, nhưng cơ bản có thể lâm vào cảnh cay
đắng, thì cũng gắng giữ nghĩa keo sơn. Bởi vì trong cái
khung lạc hậu bất bình đẳng gái trai, ”Làm trai năm thê bảy
thiếp, phận gái chí quyết một bề nuôi con”, theo đạo tam
tòng”Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.
Gông xiếng bất bình đẳng này ngày nay đă không c̣n giá trị độc
tôn như ngày xưa, nhưng vẫn c̣n ảnh hưởng trong suy nghĩ của những
người già.
Dù bị đối xử bất công như vậy, nhưng phận gái vẫn một
lòng “Đi mô cho thiếp đi cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng
thiếp theo. Theo nhau cho trọn đạo trời, dẫu mà không chiếu
trải tơi mà nằm”. Nhưng phía đàn ông do có những đặc quyền
phi lý, nên dễ sinh thói hư tật xấu gây khổ lụy cho gia đình
“Đêm năm canh anh mê tam túc yêu lượng (một cách đánh bạc lú)
ngày sáu khắc anh theo tướng sĩ tượng với pháo xe (đánh
bài tứ sắc hay chơi cờ tướng) cơi chi thiếp nói chàng nghe,
đến nỗi mô nay chừ chừ, tay bưng nón gạo, tay xách bó củi
nè, ngó đã thảm chưa”. Gạo đựng trong nón là gạo xin hay
mua thiếu, củi nè là loại mót hàng rào. Gia đình có thể
sụp đổ chia tay.
T́nh duyên lứa đôi cũng có khi có duyên mà không có nợ. Nhưng
đến nay, tôi vẫn còn mũi lòng, mỗi khi nhớ đến câu dặn dò:
"Một mai mận có xa đào, th́ xin mận giữ tiếng chào năm xưa"
L.V.S
|