Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Người đẹp và Ca dao   

 

Từ thuở hồng hoang lịch sử tới nay dù cho sự tiến hóa của con người đă từng bước tiến theo sự chinh phục không gian, xâm chiếm tới cả Cung Quảng, sự tôn thờ nhan sắc người phụ nữ vẫn là câu chuyện hàng đầu được đề cập tới.

 

     Điều này được biểu hiện rơ rệt trong văn chương b́nh dân. Và thực thế nếu thi ca vắng thiếu h́nh tượng này cũng khó khơi gợi con người, tất nhiên không thể đề cập tới loại thơ mang tính cách lư tưởng khác. Trong thi ca người ta thường gặp bóng dáng của giai nhân khi ẩn khi hiện diễn biến dưới mọi tâm trạng của con người muôn thuở đem lại cho họ những bóng mát của tâm hồn. Người ta cho dù được vuốt ve mơn trớn hay bị phũ phàng xô đảy, trong chiến tranh hay thanh b́nh, sắc đẹp của người đàn bà thường có sức mạnh chi phối. Nhưng thế nào là một phụ nữ đẹp, điều này thiết nghĩ khó mà đưa ra một mẫu số chung của tiêu chuẩn, bởi thẩm mỹ quan mỗi người một khác nhau, vả chăng vẫn một mẫu người đó, xét ra có những điểm cần bổ khuyết, nhưng bởi lui tới nhau thường xuyên mà những dạng h́nh nó đă biến đổi khác. Hơn nữa mỗi thời đại người ta nhận định khác nhau về định mức sắc đẹp, đó chưa nói tới bàn tay phẫu thuật của các nhà thẩm mỹ học tạo dựng nên. Nhưng dù xưa hay nay quan niệm người đàn bà đẹp, đương nhiên cả tinh thần lẫn thể xác, người ta dường như vẫn không sai khác quan niệm mấy:

 

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết c̣n hơn đẹp người.

 

     Tất nhiên xấu đây chỉ có tính cách tương đối thôi, không thể là những Chung Vô Diệm, nhưng người ta vẫn cho rằng người đẹp số kiếp thường gian truân, mong manh, và để an ủi những ai chẳng may rơi vào t́nh trạng hẩm hiu đó mà Đặng Trần Côn (1710 – 1750) đă viết trong Chinh Phụ Ngâm:

 

Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân

 

     Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) đă chuyển nôm tuyệt diệu tài t́nh, tưởng như nguyên tác không phải do chuyển ngữ nữa, và đă có dư luận lập luận không phải công của Đoàn Thị Điểm:

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

 

     Nguyễn Du (1766 – 1820) trong Đoạn Trường Tân Thanh sáng tác sau khi đi sứ Trung Hoa trở về, chủ trương thuyết tài mệnh tương đố cũng cho rằng người đàn bà đẹp thường bị khổ đau bởi định mệnh:

 

Lạ ǵ bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

 

     Người đàn bà nếu đă có nhan sắc mà lại tài giỏi th́ khó tránh khỏi bất hạnh mặt này mặt nọ, điển h́nh trường hợp Thúy Kiều tài hoa đủ nghề thi nhạc mà cuộc đời đă chuốc nhiều nỗi u sầu:

 

Anh hoa phát tiết ra ngoài
Ngh́n thu bạc mệnh một đời tài hoa

 

     Nhưng dù bạc mệnh ra sao vẫn không một ai có thể phủ nhận tài hoa của Nguyễn Du khi diễn tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, không những người xưa mà cho tới đời nay khi mường tưởng tới vẫn không thoát khỏi bâng khuâng, xao xuyến trong một phút giây nào đó:

 

Một hai nghiêng nươc nghiêng thành
Sắc đành ḥa một, tài đành ḥa hai

 

     Lối diễn tả có tính cách ước lệ này văn chương Trung Hoa đă có những h́nh ảnh tương tự như: Nhất cố khuynh nhân thành – Tài cố khuynh nhân quốc, được phiên dịch là: đẹp nghiêng nước nghiêng thành vậy.

     Người đàn bà xưa lịch sử nhắc nhở tới nhiều nhưng đặc tính của mỗi người đến nay người ta chỉ nghe nói tới nhưng không có một kiểm chứng nào đích xác, Trụ Vương bị Đắc Kỷ mê hoặc, Đổng Trác và Lữ Bố đâm chém nhau bởi Điêu Thuyền, Chiêu Quân đẹp nghiêng nước nghiêng thành sang cống Hồ, tương tự Huyền Trân công chúa hy sinh thân ḿnh lấy Chiêm vương đem về cho đất nước hai châu Ô, châu Rí, không kể những Mỵ Châu, Tiên Dung, Ngọc Hân...đến bây giờ người ta c̣n thấy đề cập tới nhưng không có mảy may một ư niệm. Bởi vậy ngươi đời sau qua văn chương Trung Hoa không khỏi bị mê mẩn tâm hồn trước nhan sắc của những Tây Thi, Bao Tự, trong đó Dương Quư Phi đă được Lư Bạch mô tả bằng những lời óng chuốt:

 

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nung
Nhược phi Quần Ngọc son đầu kiến
Hội hướng Giao Đài nguyệt hạ phùng.

 

     Tạm dịch:

 

Mây tưởng xiêm y hoa tưởng người
Gió xuân phân phất hạt sương rơi
Nếu không gặp gỡ nơi Quần Ngọc
Chắc cũng Giao Đài bóng nguyệt soi

 

     Trong văn chương b́nh dân, h́nh ảnh người con gái có nhan sắc đă được người ta diễn tả bằng những câu đơn sơ nhưng thắm đượm ư t́nh, khơi gợi nơi mỗi con người những ư niệm ngút ngàn lan tỏa:

 

Cô kia má đỏ hông hồng
Cô chửa lây chồng c̣n đợi chờ ai

 

     Bài Mười Thương trong ca dao đă phác họa cho ngươi ta thấy quan niệm về nhan sắc của người đàn bà xưa thế nào, ít ra đă ấn dấu được thẩm mỹ quan của một thời đại lịch sử ra sao, phơi bày một sắc đẹp có tính cách mộc mạc, hiền hậu, không chinh phục con người bằng những ǵ là khêu gợi, kích thích nhiều như bây giờ:

 

 

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương miệng nói lại càng thêm xinh
Chín thương cô ở một nơi
Mười thương con mắt hữu t́nh với ai

 

     Xem như vậy tóc dài mới thật đẹp, nên dù có tốn công đi hái lá chanh, lá bưởi, đi chợ mua bồ kếp về nấu nước gội đầu cho thơm mùi chanh, mùi bưởi cũng không ai nỡ cắt tóc cho ngắn. Phải nuôi tóc sao cho dài, quấn quanh đầu trong mảnh khăn nhung hay nhiễu tam giang vẫn c̣n ló ra ngoài một đoạn gọi là tóc bỏ đuôi gà, cho đúng thời và hợp ư thích của các chàng trai thời bấy giờ. Nhưng nhiều khi tóc để đuôi gà lại bị người ta trêu ghẹo:

 

Chị kia tóc bỏ đuôi gà
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu.

 

     Nhan sắc của người thiếu nữ đẹp lộng lẫy, kiêu sa bao nhiêu, bản thân họ đă tự cảm nhận thấy, bởi vậy họ không dễ ǵ chấp nhận ở đối tượng mọi sự dễ dàng, họ đă có điều kiện rơ rệt:

 

Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bơ công trang điểm má hồng răng đen

 

     Ngày xưa họ thường ruộm răng đen, một phong tục cổ mà ngày nay không ai c̣n áp dụng, có dư luận cho rằng họ làm thế để phân biệt người bị trị với người đô hộ tức người Trung Hoa đem binh hùng tướng mạnh sang đây xâm chiếm, đô hộ, tránh họa đồng hóa diệt vong. Nếu thế th́ v́ cớ chi người đàn ông không nhuộm răng đen, bởi vậy lại có dư luận lập luận rằng người ta ăn trầu cho chắc răng bởi trầu được têm với vôi, và muốn tránh răng bị vàng họ đă cho ruộm đen:

 

Ḿnh về ḿnh nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng ḿnh cười
Trăm quan mua lấy miệng cười
Mươi quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

 

     Tuy nhiên họ phải kín đáo, giữ được sự đoan trang những khi ăn nói, không cười toe toét, hô hố, dễ bị người ta chê cười không được cha mẹ giáo dục nghiêm khắc, đến nơi đến chốn nơi khuê pḥng:

 

Vô duyên chưa nói đă cười
Có duyên hỏi chín hỏi mười chưa thưa

 

     Nói đến thân h́nh người đàn bà không phải xưa kia người ta không biết tới vẻ thanh tú, duyên dáng, trái với bây giờ người ta thường mơ tưởng tới tính cách bốc lửa, quyến rũ, những đường cong nét nổi sao cho quyến rũ , không thể dùng những bộ y phục dài che kín hết những nét đẹp của thân h́nh, trái lại phải làm sao thể hiện trên lớp vải mỏng manh của y phục kia những kích thước đúng tầm cỡ của những cô người mẫu:

 

Những người béo trục béo tṛn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày

 

     Xem vậy mới biết cổ nhân đă đánh giá con người không những về thể h́nh mà c̣n nhận chân thấy ảnh hưởng của nó tới tính t́nh nữa. Những chỗ trọng yếu của nét đẹp thể h́nh họ đă có con mắt quan sát tinh vi:

 

Đàn ông không râu bất ngh́
Đàn bà không vú lấy ǵ nuôi con

 

     Một giai nhân được đánh giá không chỉ bởi những tiêu chuẩn thể h́nh, người ta c̣n đ̣i hỏi nơi họ những đức tính hội đủ cần thiết, quan niệm vẻ đẹp tinh thần nhiều hơn tức là hạnh kiểm. Người ta chê trách loại người ngồi lê đôi mách, ăn quà như mỏ khoét, nằm vật vă ngả nghiêng, chây lười lao động, láu ta láu táu:

 

Hồ la hồ lẩy
Con gái bảy nghề
Ngồi lê là một
Dựa cột là ai
Mê trai là ba
Ăn quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy

 

     Thực sự khi phê phán những thói hư tật xấu nọ, cổ nhân không nhằm mục đích công kích một ai mà chỉ đưa ra những mẫu người điển h́nh xem ra không tốt đối với gia đ́nh và xă hội, ngơ hầu khuyên răn con cái nên tránh, không để bị ảnh hưởng. Vậy thế nào là cái nết đẹp:

 

Gái th́ giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa.

 

     Đây là trách nhiệm của người đàn bà được quy định một cách khắc khe trong phạm vi của tứ đức tam ṭng, phu xướng phụ tùy mà sau này Nhất Linh trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn đă khởi xướng một phong trào giải phóng cho họ thoát khỏi mọi thứ lễ giáo ràng buộc khắc nghiệt, giam cấm họ hầu như trong bóng đêm của đời người. Tuy nhiên người phụ nữ xưa hay nay th́ họ vẫn có những nét hay tật dở tương tự nhau, có khác chăng chẳng qua là do quan niệm xă hội đă thay đổi, dành cho họ sự tự do phóng khoáng hơn, không c̣n giam lỏng, khe khắt như xưa. Bất cứ xă hội nào th́ vẫn cổ vũ cái đẹp và đào thải cái xấu. Nét đẹp tinh thần bây giớ phải chăng bởi con người được hấp thụ nhiều tự do cá nhân, ảnh hưởng đời sống vật chất đi vượt mức quá xa nên đă có đôi phần kém xưa nhưng nét đẹp vật chất, nét đẹp bề ngoài vẫn được ưa chuộng và không mấy thay đổi, tóc óng mượt, mắt sáng trong, mũi dọc dừa, môi chúm chím...có phần c̣n tiến xa hơn, đẹp hơn nhờ được can dự bởi khoa học giải học giải phẫu thẩm mỹ. Dù sao chăng nữa cũng phải công nhận người xưa không phải không có con mắt tinh đời và sành sỏi, biết thế nào để đi tới sắc đẹp của một giai nhân mà chinh phục.

 

NHẬT THỊNH


 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17