|
Phụ t́nh th́… thôi!
Kathy Trần
Ngày xưa, ở đâu không biết chứ các ông Việt Nam th́
lịch sự lắm, các ông tâng bốc các bà ra ǵ, gọi các bà bằng “ḿnh” , ra
chuyện “Ḿnh với ta tuy hai mà một” đấy.
Các ông c̣n ngọt ngào phong các bà lên tới chức “nội tướng” to không kém
ǵ chức bộ trưởng bộ nội an hay quốc pḥng rồi c̣n th́ thầm bỏ nhỏ:
“Lệnh ông không bằng cồng bà!”
Nghe oai vô cùng.
Nhưng có đúng vậy không nhỉ?
Cũng các cụ ta có câu “có tiếng nhưng không có miếng” để chỉ hư danh,
nhưng thật ra, các bà không những chỉ có tiếng, không có miếng mà c̣n
phải làm việc không công cả đời nữa cơ.
Hội hè, đ́nh đám, các ông đóng vai quan trọng, diện áo dài, khăn đóng,
lễ lậy xong rồi ra phủi chân leo lên phản, ngồi mâm trên, bàn chuyện
quốc gia đại sự, chuyện làng, chuyện nước, chuyện nguyệt hoa, rượu chè,
chuyện khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên vv… toàn những chuyện quan
trọng cùng các ông khác.
Các bà vui vẻ đóng vai phục vụ, nấu nướng, cơm nước, trầu cau cho tới
khi các ông ăn xong, các bà mới ngồi vào cầm bát ăn và sau đó lại lục
đục dọn dẹp.
Việc làng, việc nước như thế. Con cái học hành, nếu ông có chữ nghiă th́
ông dậy, c̣n không th́ giao tuốt cho “mẹ mày” từ ăn mặc tới học hành,
dậy dỗ nết na.Tiền bạc sao cho đủ sưu, đủ thuế, đủ ăn, cúng quẩy, giỗ
chạp, mọi việc trong nhà cũng bà lo. Thiếu đủ ḿnh bà chịu.
“Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông…”
Dù no, dù đói, dù khổ, dù cực, các bà vẫn phải đóng tṛn vai vợ hiền:
“Nưả đêm ân ái cùng chồng
Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi…”
Nghe tội hết sức đó là chưa kể những ông chồng say sưa, chè chén, đánh
vợ, đợ con để lấy tiền ăn hút!!!
Nhà thơ Hồ Dzếnh cảm động v́ h́nh ảnh người con gái Việt Nam qua h́nh
ảnh mẹ hiền đă phải kêu lên:
“Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng bao khổ cực,
Cho ḷng cô gái Việt Nam tươi…”
Thời các bà chịu thương, chịu khó đóng vai bà Tú Xương lâu lắm rồi và
các bà Tú tưởng như tuyệt chủng như giống khủng long thời tiền sử.
Từ ngày lớn lên, tiểu muội cứ băn khoăn về sự thiệt tḥi cuả người phụ
nữ Việt Nam. Chưa hết, các bà c̣n chịu nhiều cảnh oái ăm khi chồng nhăn
nhó như khỉ ăn gừng mà vẫn phải tươi cười hỏi han:
“Chồng giận th́ vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng “Anh giận ǵ”
Thưa anh, anh giận em chi?
“Muốn lấy vợ bé, em th́ lấy cho!!!”
Th́ ra bà dư biết hết bụng ông, lư do ǵ chàng “mặt ủ, mày chau” nên bà
gọi đích danh cái sự “giận” cuả ông: Ḷng ham vợ bé!
Cười đó, nói đó nhưng chẳng qua chỉ là bề ngoài, trong ḷng bà đau đớn
vô cùng:
“Ăn làm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng ră rời hạt cơm
Ḿnh đành đặng cá quên nơm
Tưởng đâu gắn bó keo sơn để đời?”
Ân tưởng cao, T́nh tưởng nặng mà sao nhẹ hều với người chung gối, cùng
giường:
“Ân t́nh chưa đặng bao lâu
Tằm sao lại bỏ nghĩa dâu hỡi tằm?”
Bà xa xôi trách thầm người phụ kẻ tào khang đi t́m bóng h́nh mới mẻ, trẻ
trung khác:
Bạc t́nh chi lắm hỡi chim
Bỏ nhành lê khô héo đi t́m nhành xanh.
Bạn ham nơi kẻ dỗ người dành
Cho nên bạn lại bỏ đành duyên ta.
Tất cả chỉ tại tính tham mới, chuộng cũ cuả người đàn ông; chỉ tại ḷng
tham vô đáy, luôn muốn t́m thêm những mới mẻ, lạ lùng:
“Anh hít cái bông bưởi anh c̣n hửi cái bông cam
Anh thích nấm tràm, anh lại ham nấm mối!”
V́ chồng ham “ham hửi bông cam”, “ham nấm mối” nên mới dứt áo ra đi, bà
hớt hải chạy theo “chiêu hồi” con người bội bạc:
“Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp, kêu: Bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt?”
Kêu th́ kêu, réo th́ réo nhưng người đă dứt áo ra đi th́ mấy ai nghĩ
chuyện trở về? Bà, đau đớn v́ bị phụ rẫy, trở về nhà, vừa tức vừa hận và
băn khoăn tự hỏi:
“Đêm nằm nghĩ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân kêu lớn: "bớ hỡi trời!
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân t́nh?"
Kià lúc nghèo hèn, bệnh họan có nhau,vợ lo cho chồng từng chén cháo,
muỗng cơm, dỗ dành, nâng đỡ vậy mà bây giờ chồng đành đọan bỏ nghiă tao
khang theo những bóng h́nh khác, thử hỏi, trời cao nào không ngó xuống,
trừng phạt kẻ bạc t́nh:
“Dang tay dưới gió thiếp kể công khó cho chàng nghe:
Từ hồi chàng đau ban cua lưỡi trắng
Cháo đậu xanh chàng c̣n chê đắng
Cháo trắng chàng c̣n chê hôi
Tiếc công thiếp dỗ đứng, bồng ngồi
Bây giờ chàng ở bạc
Ông trời nào để chàng yên?”
Sáng trưa, chiều tối, bà ôm trong ḷng mối hận kẻ bạc t́nh:
“Nắng lên cho héo lá lan
Cho đáng kiếp chàng, phụ rẫy t́nh xưa
Nắng lên cho héo ngọn dừa
Đánh chết chẳng chừa cái thói đổi thay
Nắng lên cho héo nhánh mai
Tui rủa tối ngày kẻ chẳng thủy chung”
Kẻ bạc t́nh ra đi đă đủ đau ḷng mà c̣n để lại gánh nặng gia đ́nh, bỏ
lại mẹ già, con dại! Nỗi đau trong ḷng, nỗi cực phải lo lắng về vật
chất càng làm bà khốn khó trăm chiều:
“Gió đưa bụi chuối sau hè (4)
Anh theo vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẳm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông!”
Dù đau đứt ruột như dao cắt nhưng sánh với nỗi đau v́ bị chồng ruồng bỏ
th́ đă thấm vào đâu?
“Cầm dao cắt đứt ruột ra
Ruột đau cho mấy không bằng xa nghĩa chàng!”
Nhưng mà… đau đớn mấy th́ cũng phải chấp nhận sự thật rằng: T́nh đă
không c̣n, người yêu, người chồng, người nghiă đă v́ tiền mà phụ t́nh,
v́ giầu mà phụ khó th́ đành phải chấp nhận và tự an uỉ ḿnh rằng” Thôi
đừng đau đớn nữa.
“Ruột đau chi nữa mà đau,
Anh đă phụ khó tham giàu th́ thôi!”
Kathy Trần |