Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Câu Ḥ Trên Sông Hương

GS.TS TRẦN VĂN KHÊ


Năm 1941, khi tổ chức chương tŕnh văn nghệ hàng năm của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, tôi có đề nghị đưa lên sân khấu ba điệu hát dan gian, để chứng tỏ rằng dân Việt ba miền Bắc Trung Nam, tuy có giọng nói và nét nhạc dân gian khác nhau, nhưng cùng chung một ngôn ngữ. Sinh viên miền Bắc hát bài c̣ lả, miền Trung ḥ mái nh́ và miền Nam ḥ cấy. Câu ḥ trên sông Hương năm ấy do chị Phùng Thị Cúc, sinh viên nha khoa, ngày nay là chị Điềm Phùng Thị, một nhà điêu khắc Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, biểu diễn trên sân khấu và dạy lại tôi:

Sen xa hồ, sen khô hồ cạn
Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng
Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền
Anh xa bạn cũ biết mấy niên giải sầu!

Năm 1951, tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu để soạn luận án Tiến sĩ về âm nhạc, tôi gặp trong bảo tàng viện Guimet đĩa hát Beka số 20324 ghi lại câu ḥ mái nh́ có hai giọng nữ cho câu kể cau xô, và tiếng đàn nhị mà tôi nhận ra là của giáo sư Nguyễn Hữu Ba. Đĩa hát đó không ghi rơ năm in, nhưng thuộc loại đĩa phát hành lối 1937-40. Trong đó có câu ḥ:

Một vũng nước trong, mười ḍng nước đục,
Một trăm người tục, một chục người thanh.
Biết đâu gan ruột gởi ḿnh,
Mua tơ theo lấy tượng B́nh Nguyên Quân.

Tôi rất thích thú học câu ḥ này, mà lúc ấy tôi c̣n nằm trong bệnh viện chưa đi nước ngoài tŕnh diễn giới thiệu nhạc Việt Nam.

Năm 1954, khi hoàn toàn xuất viện, tôi lại gặp trong Bảo tàng viện Con người, một băng từ ghi âm câu ḥ mái nh́ do chị Châu Loan biểu diễn tại Varsovie (Ba Lan), giọng chị trong mát như suối nước sông Hương, tôi chép lại và học thật kỹ cách luyến láy của chị v́ tôi nói tiếng Việt rặt giọng miền Tiền Giang, bắt chước được giọng Bắc khi học Y khoa tại Hà Nội, mà giọng miền Trung th́ chịu thua. Không nói được tiếng Việt Nam theo giọng Huế, nhưng khi ḥ mái nh́, tôi theo cách buông hơi, luyến láy của chị Châu Loan nên các bạn tôi gốc Huế đều cho là “nghe có hơi Huế lắm”.

Từ đó, khi nói chuyện trên đài BBC (Anh quốc), trong chương tŕnh tiếng Việt, hay có lúc đi giới thiệu nhạc Việt Nam trong 24 tổng nước Thụy Sĩ cho hội “Thanh niên yêu nhạc” và sau này trên 40 nước đă mời tôi thuyết tŕnh về nhạc truyền thống Việt Nam, đi đâu tôi cũng ḥ câu:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh ḷng nước non!..

Tôi đinh ninh đó là câu hát trong dân gian, như những câu ḥ cấy miền Nam, ḥ khoan Quảng Ngăi, ḥ giă gạo miền Trung, không ai biết tên người nào đă sáng tác ra những câu ḥ được truyền tụng như thế.

Măi đến sau, khi gặp hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương, trong một câu chuyện, t́nh cờ Hỷ Khương cho tôi biết rằng câu ḥ đó do cụ Ưng B́nh Thúc Giạ Thi sáng tác, tôi rất xúc động, v́ một nhà thơ sáng tác một câu ḥ hay điệu hát mà dân gian chấp nhận không c̣n nhớ tên người đặt, tức là nội dung câu ḥ điệu hát đó phù hợp với cảm nghĩ, suy tư, hay hoài băo, nguyện vọng của dân chúng, nên đă đi thẳng, đi sâu vào ḷng của dân chúng, lời lẽ b́nh dân, dễ nhớ, dễ truyền, và dân chúng đă chắt chiu ǵn giữ, truyền tụng từ người này đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Ít nhà thơ nào, trừ ra cụ Nguyễn Du với truyện Kiều được dân chúng nhớ lời thơ mà quên tên tác giả như thế.

Đến năm 1992, khi nhận quyển “Thơ ca” tuyển tập của cụ Ưng B́nh Thúc GIạ Thi, đọc trang 314-316, tôi thấy rằng chẳng những câu ḥ “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”, mà câu “Một vũng nước trong, mười ḍng nước đục”, cùng với tám câu ḥ khác, đều do cụ Ưng B́nh sáng tác, cho người chèo thuyền hát trên sông Hương.

Câu ḥ “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” từ mấy chục năm nay đă được nghệ sĩ ca Huế dùng làm câu mở đầu để ca bài ca Nam b́nh. Một mặt v́ thang âm điệu thức của câu ḥ và của bài Nam b́nh giống nhau trong cách dùng mấy chữ xự non, xang già, xê, cống hơi non. Cũng có lễ câu ḥ kết thúc bằng hai chữ “nước non” - “đưa câu mái đẩy chạnh ḷng nước non” để tiếp theo hai chữ đầu trong bài Nam b́nh… “Nước non ngàn dặm ra đi”…

Câu ḥ đó đă gợi hứng cho nhạc sĩ Thúy Hoan sáng tác bài “T́nh ca xứ Huế” được phổ biến rộng răi khắp năm châu, Hải Phượng đă ghi âm cho hăng đĩa OCORA bên Pháp năm 1994.

Trong đĩa hát Echoes of ancestral Voices - Tiếng ngàn xưa số MD 3199 do Lê Tuấn Hùng và Đặng Kim Hiền thực hiện và hăng đĩa Move Records PMI phát hành tại Úc năm 1997, bài thứ 8 là câu ḥ “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” do Kim Hiền ḥ và tự đệm đàn nguyệt, có Lê Tuấn Hùng phụ họa đàn tranh.

Giáo sư John Balaban, người Mỹ trước kia thuộc đại học Massachusset, nay là Giáo sư đại học Miami, khi nghiên cứu về ca dao Việt Nam vào những năm sau 1971-72 có dịch câu ḥ ra tiếng Anh. Thuở ấy, ông chưa biết rằng câu ḥ “Trước bến Văn Lâu” là do cụ Ưng B́nh sáng tác. Sau này tôi có dịp gặp ông mấy lần và nói chuyện với ông về xuất sứ câu ḥ và cách dịch câu ḥ “Trước bến Văn Lâu” ra tiếng Anh mà tôi gặp một khó khăn là khi dịch Chiều chiều (Evening after evening) - ai ngồi (sitting), ai câu (fishing), ai nhớ ai trông (remembering), ai thương ai cảm (loving). Nhưng tôi không t́m ra chữ nào có âm “ing” cho có vần có điệu v́ sầu thảm tôi chỉ biết mấy chữ “sad” hay “sorrowful”. Ông Balaban đề nghị chữ “grieving” tôi sung sướng quá!

Năm 1994, trong tạp chí Asian Arts and Cultures (Nghệ thuật và văn hóa Châu Á) số đặc biệt về Việt Nam vol VII, No 1, winter 1994. (Mùa đông năm 1994), ông Balaban đăng một bài về ca dao Việt Nam. Khi dịch lại câu ḥ Trước bến Văn Lâu, ông có thêm câu thơ ấy do cụ Thúc Giạ Thị (tên thật là Ưng B́nh) đặt ra trong lúc vua Duy Tân bỏ kinh thành, hoạt động bí mật chống Pháp. Câu dịch của ông như sau:

Evening before the King’s Pavilion
People are sitting, fishing, sad and grieving
Loving, in love, remembering, waiting, watching
Whose boats plies the river mists?
offering so many rowing songs
That moves these mountains and rivers, our nation.

Câu dịch rất sát nghĩa, nhưng chưa dịch thoát được chữ “ai” khi ông dũng chữ “people”.

Tưởng nhớ ngày sanh của cụ, nếu căn cứ theo luật vô thường có sanh th́ có tử. Nhưng thi ca của cụ, nhất là câu ḥ bất hủ của cụ sẽ c̣n vang măi trong ḷng người Việt, và chiều chiều các đoàn nghệ thuật ca nhạc Huế, đều dùng câu ḥ “Trước bến Văn Lâu” để chiêu đăi du khách dạo thuyền trên sông Hương ngày nay và măi đến mai sau.

Post ngày: 10/19/17 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17